Top 10 # Tiêm Phòng Khi Mang Thai Lần 2 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Tiêm Phòng Gì Trước Khi Mang Thai Lần Đầu, Lần 2, 3?

Phụ nữ trước khi mang thai cần tiêm ngừa rubella, sởi, thủy đậu, cúm… để tránh được các bệnh: sởi, thủy đậu, cảm cúm hoặc có thể ngăn ngừa dị tật thai nhi, sẩy thai, sinh non. Ngoài việc dinh dưỡng đầy đủ, việc tiêm ngừa trước khi mang thai là cần thiết. Các loại bệnh cần tiêm ngừa là: Sởi, quai bị và rubella: Thuốc tiêm là MMR (3 loại bệnh trong 1 mũi tiêm)….

Phụ nữ trước khi mang thai cần tiêm ngừa rubella, sởi, thủy đậu, cúm… để tránh được các bệnh: sởi, thủy đậu, cảm cúm hoặc có thể ngăn ngừa dị tật thai nhi, sẩy thai, sinh non.

Ngoài việc dinh dưỡng đầy đủ, việc tiêm ngừa trước khi mang thai là cần thiết. Các loại bệnh cần tiêm ngừa là: Sởi, quai bị và rubella: Thuốc tiêm là MMR (3 loại bệnh trong 1 mũi tiêm). Không cần xét nghiệm trước tiêm. Có thể tiêm tại trung tâm y tế dự phòng quận, Viện Pasteur. BV Từ Dũ tiêm thuốc này cho trẻ em. Giá 1 mũi tiêm này khoảng < 150.000đ. Sau khi tiêm 3 tháng hãy để có thai, tối thiểu cũng là 1 tháng, không nên mang thai liền ngày sau tiêm. Thông thường chỉ cần tiêm ngừa cho vợ, còn nếu tiêm luôn cho cả chồng cũng tốt.

Viêm gan siêu vi B: xét nghiệm trước, nếu có kháng thể thì không cần tiêm.

Tại sao phụ nữ cần tiêm ngừa trước khi mang thai?

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Nguy cơ nhiễm bệnh của bạn cũng vì vậy mà tăng lên. Một số bệnh chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu thông thường. Tuy nhiên, số khác lại có thể gây những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bạn và bé cưng trong bụng.

Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi những nguy hiểm không đáng có này. Ngoài ra, một số loại vắc-xin còn có khả năng giúp bé con tăng sức đề kháng ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ họ khỏi những nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Thông thường, các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm phòng văcxin phòng rubella, sởi, thủy đậu, cúm, viêm gan A, B,… Dưới đây là 5 mũi tiêm phòng trước khi mang thai mà các mẹ cần nhớ:

Tiêm phòng Sởi, Quai bị, Rubella cho phụ nữ trước khi mang thai

Thời điểm tiêm ngừa: Trước khi mang thai 3 tháng.

Những nguy hiểm khi không tiêm ngừa: Sởi, quai bị và Rubella (bệnh sởi Đức) đều là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Nếu người mẹ bị mắc các bệnh này trong quá trình mang thai thì nguy cơ thai nhi bị dị tật, chết lưu, sinh non,… rất cao. Hiện nay, phụ nữ có thể tiêm ngừa trước khi mang thai bằng mũi MMR – vaccine phối hợp sởi, quai bị và Rubella.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vaccine MMR:

+ Thường gặp:

Đỏ, sưng đau tại nơi tiêm.

Đau đầu, chóng mặt.

Sốt nhẹ.

Buồn nôn, tiêu chảy.

Đau bắp thịt hoặc đau khớp.

Tiêm phòng Thủy đậu trước khi mang thai

Thời điểm tiêm ngừa: Trước khi mang thai ít nhất 1 tháng

Những nguy hiểm khi không tiêm ngừa: Vaccine phòng bệnh thủy đậu cũng là một loại vaccine nên tiêm trước khi mang thai. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lây lan cao, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Phụ nữ mang thai mắc thủy đậu trong năm tháng đầu của thai kỳ có thể gây dị tật hình thể, liệt tay chân cho bé. Ngoài ra, các bà mẹ mắc bệnh thủy đậu khi gần sinh còn có thể lây truyền virus thủy đậu sang cho trẻ khi sinh nở.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vaccine thủy đậu:

Vị trí tiêm có thể bị sưng đỏ, đau kèm sốt nhẹ.

Một số trường hợp bị phát ban nhẹ khoảng 5 – 10 ngày.

Tiêm phòng Cúm cho phụ nữ trước khi mang thai

Thời điểm tiêm ngừa:Trước hoặc trong thai kỳ vì vắc xin cúm chỉ có hiệu lực trong vòng 1 năm

Những nguy hiểm khi không tiêm ngừa: Bà bầu khi mắc bệnh cúm trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể khiến thai nhi bị các dị tật như hở hàm ếch và sứt môi. Vì thế, việc tiêm vắc xin cúm trước khi mang thai rất cần thiết. Vắc xin cúm có 2 loại, vắc xin sống giảm độc lực và vắc xin cúm bất hoạt. Loại vắc xin cúm đang được sử dụng tại Việt Nam là loại vắc xin bất hoạt. Ở Việt Nam, tốt nhất nên tiêm vắc xin cúm vào khoảng tháng 10 và 11 hàng năm. Tuy nhiên, vắc xin cúm vẫn có thể tiêm vào bất cứ lúc nào trong mùa cúm thông thường từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vaccine cúm:

Sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, sốt nhẹ và mệt mỏi.

Đau dây thần kinh, rối loạn cảm giác, co giật, giảm tiểu cầu thoáng qua.

Tiêm mạch máu, ảnh hưởng đến thận (rất hiếm gặp).

Tiêm phòng Viêm gan siêu vi B trước khi mang thai

Thời điểm tiêm ngừa: Trước thai kỳ, nhưng mẹ vẫn có thể tiếp tục tiêm các mũi còn lại trong thai kỳ

Những nguy hiểm khi không tiêm ngừa: Viêm gan B là một căn bệnh về gan do virus HBV gây ra. Nếu mẹ bị nhiễm trong 3 tháng giữa thai kỳ, nguy cơ lây truyền cho trẻ là 10-20%, 3 tháng cuối thai kỳ là 90%. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp và phá hủy nặng nề đến gan, về lâu dài gây xơ gan, ung thư gan.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vaccine viêm gan siêu vi B:

Đau nhức, sưng, đỏ vị trí vừa tiêm.

Sốt nhẹ nhưng sẽ tự hết trong 1 – 3 ngày.

Tiêm phòng Vaccine bạch hầu – ho gà – uốn ván

Thời điểm tiêm ngừa: Có thể tiêm trước khi mang thai hoặc tốt nhất trong thời gian mang thai từ 27 đến 36 tuần.

Những nguy hiểm khi không tiêm ngừa: Ngày nay, việc tiêm trước khi mang thai vaccin uốn ván – bạch hầu và ho gà vô cùng cần thiết. Đây đều là những bệnh dễ gặp và vô cùng nguy hiểm với thai nhi.

Tiêm phòng trước khi mang thai lần 2 có giống lần 1 không?

Cũng giống như lần đầu, trước khi mang thai lần 2 chị em cũng nên chủng ngừa để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Tuy nhiên, các loại vaccine cần tiêm ngừa phụ thuộc vào trước đây đã tiêm hay chưa, thời gian tiêm gần nhất cách mấy năm, kháng thể còn cao hay không. Vì vậy, bạn cần xét nghiệm kháng thể để xác định có nên tiêm lại hay không nếu đã từng tiêm hoặc không nhớ. Bạn nên gặp Bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn về việc nên tiêm ngừa loại nào.

Tiêm phòng trước khi mang thai bao nhiêu tiền?

Bảng giá tham khảo của các mũi tiêm phòng trước khi mang thai:

Tiêm phòng cho phụ nữ trước khi mang thai ở đâu?

Các mẹ có thể đến những địa điểm sau đây để tiêm phòng:

Tại thành phố Hồ Chí Minh

Viện Pasteur, 167 Pasteur, Q.3. ĐT: (08) 8320352 – 8202835

Bệnh viện Từ Dũ, 284 Cống Quỳnh, Q.1. ĐT: (08) 5404 2829

Bệnh viện Đại học Y Dược, 221B Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận. ĐT (08) 3844 2756

Tại Hà Nội

Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội số 70-72 Nguyễn Chí Thanh.

Trung tâm Y tế dự phòng, 50C Hàng Bài.

Phòng tiêm chủng quốc tế, số 3 Ông Bích Khiêm.

Trung tâm tiêm phòng, số 35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy (Đối diện Viện 198).

Phòng tiêm chủng SAFPO, 135 Lò Đúc.

Các mẹ ở tỉnh:

Mẹ có thể đến tiêm phòng tại trạm y tế hoặc trung tâm y tế dự phòng ở nơi mà mẹ đang cư trú.

Họ sẽ quản lý các mũi tiêm của phụ nữ mang thai cũng như quá trình tiêm chủng cho em bé của mẹ sau khi sinh.

Tiêm ngừa trước khi mang thai cần lưu ý gì?

Xét nghiệm kháng thể trước khi chích ngừa hay không tùy trường hợp. Tiêm chủng đúng theo lịch tiêm phòng của bác sĩ tư vấn đưa ra trong mỗi lần thăm khám.

Trong thời gian chủng ngừa các loại vaccine, nên sử dụng các biện pháp tránh thai ít nhất 1 tháng nếu là vaccine sống. Nếu không may, mang thai trong thời gian đó, cần báo ngay bác sĩ, tham khảo ý kiến và theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Không nên tiêm phòng khi cơ thể có các triệu chứng như sốt, cảm cúm, đang mắc các bệnh về xương khớp, thận…

Sau khi tiêm phòng, cần theo dõi cơ thể từ 24 – 48 giờ để phòng các phản ứng phụ, sốc thuốc có thể xảy ra. Khi có các biểu hiện như co giật, ngất xỉu, choáng váng chóng mặt bạn nên đưa bệnh nhân đến trung tâm cấp cứu gần nhất.

Mang Thai Lần 2 Cần Tiêm Phòng Gì

Các mẹ bầu cần có kế hoạch dự phòng bệnh cho thai nhi khi mang thai lần 2. Không nên chủ quan vì đã mang thai lần đầu mà lơ là trong việc tiêm phòng khi mang thai lần 2. Vậy, thai phụ mang thai lần 2 cần tiêm phòng gì?

Tại sao mang mang lần 2 vẫn phải tiêm phòng?

Mang thai lần 2 cần tiêm phòng gì hay có bầu lần 2 cần tiêm phòng gì phụ thuộc rất nhiều vào thời gian hiệu lực của vắc xin những lần mẹ bầu đã tiêm trước đó và những loại vắc xin mà mẹ bầu đã từng tiêm. Việc xem xét này nhằm đảm bảo cho việc các mẹ bầu đã tiêm đủ loại vắc xin phòng bệnh hay chưa cũng như nồng độ vắc xin mà các mẹ bầu đã tiêm có còn hiệu lực phòng bệnh nữa hay không.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu lần 2 khác gì so với lần đầu?

Trong lần đầu mang thai, các chị em nữ giới sẽ được bác sĩ chuyên khoa đề nghị tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng các bệnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong quá trình mang thai như cúm, thủy đậu, sởi – quai bị – rubella, viêm gan B, uốn ván, …

Tuy nhiên, trong lần mang thai thứ 2, các chị em không phải tiêm phòng lại tất cả các loại vắc xin này. Vì một số vắc xin đã tiêm phòng lần mang thai đầu có thời gian hiệu lực kéo dài như sởi – quai bị – rubella, thủy đậu. Cách phòng bệnh tốt nhất là mẹ bầu nên kiểm tra lại nồng độ vắc xin trong cơ thể của mình bằng việc thực hiện các xét nghiệm kiểm tra kháng thể để chắc chắn những vắc xin đã tiêm trong lần đầu mang thai vẫn còn hiệu lực.

Vắc xin cúm có rất nhiều chủng loại và thời gian hiệu lực của loại vắc xin này không cao nên được tiêm phòng trước khi tất cả các lần mang thai để dự phòng bệnh một cách hiệu quả nhất.

Mang thai lần 2 cần tiêm phòng gì? Lịch tiêm phòng lần 2 như thế nào?

Các mẹ bầu nên lưu ý một số loại vắc xin phòng bệnh có thời gian hiệu lực ngắn mà mẹ bầu đã tiêm trong lần mang thai đầu tiên. Để biết mang thai lần 2 cần tiêm phòng gì thì mẹ bầu nên làm các xét nghiệm kiểm tra kháng thể với các vắc xin phòng bệnh rubella, viêm gan B… để đảm bảo lượng kháng thể vẫn nằm trong ngưỡng bảo vệ hoặc đã xuống dưới mức có tác dụng giúp phòng bệnh. Đối với vắc xin cúm, các bác sĩ chuyên khoa khuyên mẹ bầu nên tiêm hàng năm để dự phòng bệnh một cách hiệu quả nhất. Vắc xin phòng uốn ván cũng không thể thiếu trong danh sách mang thai lần 2 cần tiêm phòng gì, cụ thể:

Nếu các chị em nữ giới mang thai lần 2 mà trong vòng 5 năm chưa tiêm nhắc vắc xin uốn ván thì lúc này các chị em cần tiêm một mũi vào 3 tháng giữa thai kỳ.

Nếu các mẹ bầu đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, uốn ván, ho gà từ nhỏ thì mang thai lần 2 tiêm phòng uốn ván 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.

Nếu các chị em mang thai đã được tiêm phòng 3 – 4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm uốn ván cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm nhắc lại thêm một mũi khi mang thai lần 2 để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.

​​​​​​​ Nếu các mẹ bầu đã tiêm đầy đủ 5 mũi uốn ván thì không cần phải tiếp tục tiêm bổ sung khi mang thai lần sau. Vì sau 5 mũi tiêm uốn ván thì khả năng bảo vệ là trên 95%. Nhưng nếu mũi tiêm uốn ván thứ 5 đã tiêm trên 10 năm thì các mẹ bầu nên tiêm nhắc lại 1 mũi.

Mang thai lần 2 có gì khác so với lần đầu?

Khi mang thai lần 2 sẽ có những khác biệt so với lần đầu mang thai. Một số khác biệt dễ nhận thấy có thể kể đến là:

Mẹ có kinh nghiệm và tự tin hơn

Khi mẹ bầu đã có kinh nghiệm qua lần đầu mang thai, các mẹ bầu sẽ không còn sợ những gì mình sẽ phải trải qua nữa. Lúc này, các mẹ bầu đã biết những khó khăn trong những tháng đầu thai kỳ cho đến lúc chuyển dạ sinh nở. Đối với những vấn đề nhỏ, mẹ bầu cũng ít cần sự hướng dẫn và tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa sản.

Mẹ tăng cân nhanh và biết cách ăn uống

Trên thực thế, mỗi lần chị em nữ giới mang thai là một trải nghiệm khác nhau, nhưng có thể khẳng định việc tăng cân trong lần mang thai thứ hai sẽ có nhiều thay đổi. Cân nặng của chị em sẽ tăng nhanh hơn và dấu hiệu tăng cân sẽ đến sớm hơn so với lần đầu mang thai.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng biết cách ăn uống để giúp cho thai nhi và cả mẹ khỏe mạnh. Ngoài ra, mẹ sẽ mất nhiều thời gian hơn để lấy lại vóc dáng sau khi sinh lần hai.

Vòng bụng lớn hơn và bụng bầu thấp hơn

Kích thước vòng bụng của mẹ bầu khi mang thai lần 2 sẽ to sớm hơn khoảng một tháng so với lần mang thai đầu tiên. Nguyên nhân là do ở lần đầu sinh nở, tử cung không co lại hoàn toàn về trạng thái ban đầu khiến kích thước bụng phát triển nhanh hơn.

Cử động của thai nhi sẽ sớm hơn

Thông thường ở lần mang thai đầu tiên, mẹ thường cảm nhận thai nhi máy và đạp vào khoảng tuần thứ 19 – 20 của thai kỳ. Nhưng ở lần mang thai lần 2, vì đã biết được hiện tượng thai nhi máy và đạp nên các mẹ bầu sẽ cảm nhận được những cử động của thai nhi vào khoảng tuần lễ thứ 16 – 17.

Quá trình chuyển dạ nhanh hơn

Đây là một ưu điểm của mẹ bầu khi chuyển dạ lần thứ 2. Lần đầu sinh con, thời gian chuyển dạ sinh của mẹ bầu khá lâu, thời gian đau đẻ nhiều và kéo dài. Quá trình chuyển dạ lần hai thường ngắn hơn, chỉ bằng một nửa thời gian lần đầu tiên. Lý do là mẹ bầu đã trải qua toàn bộ quá trình sinh nở một lần nên cổ tử cung của người mẹ không còn quá khít và sẽ mở dễ dàng hơn rất nhiều so với lần đầu.

Mẹ biết cách cho con bú và vận động sau sinh

Sau giai đoạn chuyển dạ sinh thành công, sức khỏe người mẹ ổn định, mẹ biết cách cho con bú sớm, trẻ được nhận ngay nguồn sữa của mẹ. Lần mang thai thứ 2, người mẹ cũng đã biết cách cho con bú và biết cách làm sao để bé bú được hiệu quả nhất. Đồng thời người bệnh mẹ cũng biết cách vận động ngay sau khi sinh để tránh tình trạng bế sản dịch.

Mẹ bầu cần chuẩn bị gì khác khi mang bầu lần 2?

Ngoài việc nắm rõ vấn đề mang thai lần 2 cần tiêm phòng gì thì khi mang thai lần 2 các mẹ bầu cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây để có được một thai kỳ khỏe mạnh:

​​​​​​​

Kiểm tra sức khỏe, khám thai định kỳ

Kiểm tra sức khỏe, khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ sản khoa, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Mục đích nhằm kiểm tra, theo dõi sức khỏe của người mẹ cũng như thai nhi trong bụng, đề phòng những dấu hiệu bất thường có thể xảy ra.

Dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp

Trong thời gian mang thai, các mẹ bầu cần được chăm sóc cẩn thận. Các mẹ bầu cần cân nhắc trong việc sử dụng các thực phẩm nên bổ sung và thực phẩm nên tránh trong thực đơn hàng ngày để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thai nhi.

Thay đổi thói quen sống lành mạnh

Khi mang thai lần 2, mẹ bầu cần nghỉ ngơi đúng giờ giấc, tránh căng thẳng, tư thế ngủ phù hợp, nghe nhạc, hoạt động thể dục nhẹ nhàng…

Mang Bầu Lần 2 Tiêm Phòng Uốn Ván Khi Nào?

Mục Lục

Bệnh uốn ván không những tấn công gây hại cho người bình thường mà còn đe dọa cả sức khỏe thai phụ lẫn trẻ sơ sinh. LIệu rằng bầu lần 2 tiêm uốn ván khi nào? điều này khá quan trọng giúp tạo miễn dịch ngăn ngừa ảnh hưởng nguy hiểm của bệnh với mẹ và cả thai nhi. Với nghi vấn này, mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết qua bài viết chị em mang bầu lần 2 tiêm phòng uốn ván khi nào?

Lý do nào khiến thai phụ mang bầu lần 2 phải tiêm uốn ván?

Người mẹ nào cũng muốn con mình phát triển toàn diện từ trong bụng và không bị bất cứ tổn thương gì xảy ra. Thế nên, trước khi giải đáp thắc mắc bầu lần 2 tiêm uốn ván khi nào? Bạn đọc hãy dừng chút thời gian tìm hiểu về uốn ván để thấy tầm quan trọng của việc tiêm phòng bệnh uốn ván cho thai phụ.

Uốn ván là thuật ngữ y khoa chỉ căn bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Clostridium Tetani gây ra. Loại vi khuẩn này có hàm lượng độc tố cực mạnh với khả năng lây nhiễm nhanh. Do đó, bất kỳ đối tượng nào đã nhiễm phải loại vi khuẩn này đều có tăng cao nguy cơ tử vong nếu không phát hiện và cấp cứu kịp thời. Hơn nữa, vi khuẩn gây bệnh uốn ván có khả năng sinh sống trong môi trường khắc nghiệt trong thời gian dài nên rất khó tiêu diệt một cách hoàn toàn.

Các đối tượng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn uốn ván bao gồm người có vết thương hở trên da, đặc biệt là chị em trong quá trình chuyển dạ để sinh đẻ hoặc trẻ sơ sinh thông qua đường cắt dây rốn trong lúc được sinh ra. Chính vì các lý do trên mà việc thai phụ tiêm phòng uốn ván đóng vai trò cực kỳ quan trọng giúp phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

Bởi vì, tiêm uốn ván cho chị em thai phụ là một biện pháp nhằm giúp cho cơ thể mẹ tạo ra một lượng kháng thể để giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm cho con, cũng như tránh tình trạng mắc bệnh uốn ván trong quá trình chuyển dạ sinh nở. Bên cạnh đó, tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cũng góp phần giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng uốn ván sau khi sinh cho cả mẹ và bé. Ngoài lần tiêm uốn ván cho con so thì mẹ cũng cần chủ động tìm hiểu bầu lần 2 tiêm uốn ván khi nào để tiến hành tiêm phòng đúng thời điểm. Vì sau từ 1 đến 2 năm thì tác dụng của thuốc tiêm phòng bệnh uốn ván đã giảm hiệu quả đáng kể.

[GIẢI ĐÁP] Liệu mang bầu lần 2 tiêm uốn ván khi nào?

Dù bản thân chị em thai phụ đã tiêm đủ cả 2 mũi uốn ván trong lần đầu mang thai thì cũng không nên quên tiêm vacxin vào lần mang thai tiếp theo, vậy mang bầu lần 2 nên tiêm uốn ván khi nào? Theo bác sĩ sản khoa khuyến cáo các thời điểm tiêm uốn ván cho mẹ bầu lần 2 cụ thể như:

Tiêm thuốc cách 4 đến 5 năm

Nếu mẹ bầu tiêm phòng vacxin (vắc xin) uốn ván vào lần mang thai đầu tiên cách đây khoảng từ 4 đến 5 năm thì hiện tại thuốc đã hết hiệu lực phòng bệnh uốn ván. Do đó, lần mang thai thứ 2 cần tiêm thêm vacxin. Vậy thì bầu lần 2 nên tiêm uốn ván khi nào? đáp này cho trường hợp này là nên để thai kỳ bước vào tuần thứ 26 hãy để bác sĩ chuyên khoa để tiêm phòng uốn ván.

Hoàn toàn chưa hề tiêm phòng uốn ván

Chị em thai phụ hoàn toàn chưa hề tiêm uốn ván ngay lần đầu mang thai thì bắt buộc mang thai lần 2 phải tiêm đủ 2 mũi. Với trường hợp này bầu lần 2 nên tiêm uốn ván khi nào? thì mũi đầu tiên sẽ được tiêm khi mang bầu được 4 hoặc 5 tháng thông thường là khoảng tuần 21 – 22 của thai kỳ. Sau đó, mũi thứ 2 sẽ tiêm sau mũi đầu tiên khoảng 1 tháng và tiêm trước ngày dự sinh tối thiểu 30 ngày.

Chị em cần biết rằng tổng số mũi tiêm phòng uốn ván là 5 mũi. Nên việc bầu lần 2 tiêm uốn ván khi nào, còn tùy thuộc vào mũi tiêm cuối cùng cách thời gian chị em mang thai là bao lâu, cụ thể:

► Các thai phụ dù đã tiêm đủ 2 mũi uốn ván trong lần đầu mang thai nhưng không tiêm mũi nhắc lại sau sinh cũng cần tiêm bù mũi thứ 3 trong tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.

► Thai phụ đã tiêm phòng uốn ván 1 hoặc 2 mũi trước đây (tính cả mũi tiêm phòng bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng khi còn nhỏ) thì cần tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 trong thời gian mang thai.

► Chị em thai phụ đã tiêm phòng 3 đến 4 mũi uốn ván trước đó mà lần tiêm phòng cuối cùng đã trên 1 năm bắt buộc thai phụ phải tiêm 1 mũi vacxin nhắc lại vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.

► Với chị em thai phụ đã tiêm đủ 5 mũi uốn ván thì không cần thiết phải tiêm bổ sung nữa vì hiệu quả phòng bệnh đã đạt hơn 95%. Tuy nhiên, nếu mũi tiêm cuối cùng đã trên 10 năm thì phải tiêm nhắc lại để đảm bảo vacxin phòng bệnh phát huy tối đa hiệu quả.

Vấn đề bầu bì lần 2 tiêm uốn ván khi nào? thực sự là điều cần được chị em chú tâm thực hiện, dù ở lần mang thai đầu đã tiêm đủ 2 mũi nhưng sau một vài năm thì tác dụng của vacxin bắt đầu giảm dần, khiến thai phụ sẽ có nguy cơ bị vi trùng uốn ván tấn công rất cao. Thế nên, tiêm phòng uốn ván đúng thời điểm khi mang thai lần 2 không những giúp chị em tránh bệnh mà còn gián tiếp bảo vệ sức khỏe thai nhi.

Những điều cần lưu tâm khi tiêm phòng uốn ván cho lần mang bầu thứ 2

Mặc dù đã có kinh nghiệm từ lần mang bầu đầu tiên nhưng việc tiêm phòng uốn ván muốn đạt kết quả tốt cho lần thứ 2 mang thai thì chị em cần chú ý những điều sau:

Khám thai và tuân theo lịch tiêm phòng: Chị em cần phải thường xuyên khám thai và tuân theo lịch tiêm phòng được tư vấn. Đặc biệt, chị em cần lựa chọn những trung tâm y tế tiêm chủng có uy tín và chuyên môn đã được chứng nhận bởi cơ quan chức năng để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và con bao gồm: trạm y tế ở xã, phường hoặc các trung tâm y tế dự phòng để thực hiện tiêm phòng bệnh uốn ván. Chị em thai phụ không được tiêm phòng uốn ván ở các địa chỉ y tế kém chất lượng.

Trường hợp đặc biệt nên liên hệ bác sĩ tư vấn: Với thai phụ có tiền sử sinh non hoặc mang đa thai cần hỏi qua ý kiến bác sĩ về việc tiêm phòng uốn ván sớm hơn để phát huy tối đa tác dụng khi bé chào đời.

​​​​​​​ Tác dụng phụ sau khi tiêm: Sau khi tiêm vacxin uốn ván, một số chị em sẽ gặp tác dụng phụ như sưng đỏ, đau nhức thường ở vị trí tiêm, chúng sẽ tự động khỏi sau khi tiêm khoảng từ 3 đến 4 ngày không cần uống thuốc. Hơn nữa, biểu hiện này sẽ không ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi nên không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, chị em thấy xuất hiện triệu chứng như chân tay lạnh, tim đập nhanh, da xanh xao, khó thở… Nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ sớm có thể đó là tình trạng sốc phản phệ sau tiêm phòng uốn ván.

Ngoài tiêm phòng uốn ván theo đúng lịch thì bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị còn khuyên thai phụ nên: ăn uống đầy đủ chất đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi, khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Tiêm Phòng Uốn Ván Khi Mang Thai Lần Đầu Khi Nào? Mang Thai Lần 2 Lúc Nào?

Theo lịch tiêm phòng khi mang thai lần đầu hay lần 2 thì việc tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần đầu khi nào cũng quan trọng cả, cả mẹ & bé sẽ an toàn hơn

tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần đầu khi nào

Việc tiêm phòng uốn ván khi mang thai sẽ giúp cả mẹ lẫn con có được kháng thể chống lại vi trùng uốn ván tấn công qua đường vết thương hở. Mang thai lần đầu khi nào tiêm phòng uốn ván các mẹ cần theo dõi lịch tiêm chủng dành riêng cho ngừoi mang thai, chuẩn bị mang thai để có thể đảm bảo được an toàn cho mẹ & bé.

Theo chuẩn quy định về lịch tiêm chủng vacxin cho bà bầu

Trường hợp thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì hẹn tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày. Trường hợp thai phụ đến đăng ký sớm thì tiêm mũi đầu vào tháng thứ 4 hoặc 5 và mũi thứ hai sau đó 1 tháng.

Nếu thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì hẹn tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.

Nếu thai phụ khi còn nhỏ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván thì tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.

Trường hợp thai phụ đã được tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván trước đó, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.

Với những thai phụ đã được tiêm 5 mũi uốn ván, thì không cần tiêm bổ sung, vì với 5 mũi khả năng bảo vệ trên 95%. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã trên 10 năm thì nên tiêm nhắc lại.

Lưu ý:

Vacxin phòng uốn ván phải được bảo quản lạnh, tiêm bắp thịt mỗi liều 0, 5 ml. Các bà bầu nên nhớ, dù đã tiêm 4-5 mũi từ trước thì lần có thai sau đã quá 1 năm vẫn cần tiêm nhắc lại.

Việc tiêm phòng uốn ván được thực hiện tại các cơ sở y tế thực hiện công tác tiêm chủng như: trạm y tế phường, trung tâm y tế dự phòng hoặc các bệnh viện sản. Nhưng tốt nhất bạn nên tiêm phòng tại trạm y tế phường nơi bạn đang cư trú vì ở đó họ quản lý mũi tiêm của phụ nữ có thai cũng như quá trình tiêm chủng cho con bạn sau khi sinh.

Căn bệnh này có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Vì thế, nhất thiết mẹ bầu cần phải tiêm loại vắc xin này.

Mũi đầu được tiêm từ tuần 22 trở đi.

Mũi thứ 2 tiêm nhắc lại cách mũi đầu 1 tháng.

Để đề phòng sinh non, bạn nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần thai thứ 30 của thai kỳ.

Tổng số mũi tiêm phòng uốn ván là 5 mũi và sau 5 lần, việc có tiêm nhắc lại hay không còn tùy thuộc vào mũi tiêm cuối cùng cách thời gian bạn mang thai là bao lâu.

Nếu mẹ bầu đã tiêm phòng vắc xin uốn ván ở lần mang thai trước cách đây 4 – 5 năm thì hiện tại, hiệu lực của vắc xin không còn đảm bảo nữa. Trong lần mang thai “tập” 2 này, bạn cần tiêm một mũi nữa.

Thai nhi được 26 tuần tuổi là thời điểm thích hợp để tiêm loại vắc xin này. Việc tiêm ngừa có thể thực hiện tại các trạm y tế phường, bệnh viện để tiêm theo lịch của chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia.

Nếu mẹ bầu hoàn toàn chưa được tiêm ngừa uốn ván lần nào thì khi mang thai lần 2 sẽ tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày. Nếu thai phụ đến đăng ký sớm thì tiêm mũi đầu vào tháng thứ 4 hoặc 5 của thai kỳ và mũi thứ hai sẽ tiêm sau đó 1 tháng.

Tổng số mũi tiêm phòng uốn ván là 5 mũi và sau 5 lần, việc có tiêm nhắc lại hay không còn tùy thuộc vào mũi tiêm cuối cùng cách thời gian bạn mang thai là bao lâu

Đối với những mẹ bầu đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì hẹn tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.

Những bà mẹ từ nhỏ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván thì tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.

Thai phụ đã được tiêm phòng 3 – 4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm thêm 1 mũi nhắc lại. Đối với trường hợp mẹ bầu đã tiêm đầy đủ 5 mũi uốn ván thì không cần phải tiêm bổ sung khi mang thai lần 2. Với 5 mũi này thì khả năng bảo vệ là trên 95%. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã tiêm trên 10 năm thì các mẹ nên tiêm nhắc lại.

Đây là căn bệnh thường gặp nhất ở nước ta. Cảm cúm thông thường sẽ không gây ra những biến chứng gì đặc biệt. Song khi mang thai, những cơn cảm cúm kéo dài có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhất là mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Bệnh cúm sẽ được tiêm vào trước hoặc trong thai kỳ. Vì vậy, nếu mẹ nào đã mang thai mà chưa tiêm phòng cúm thì vẫn có thể tiêm ngừa trong thai kỳ của mình. Vắc xin phòng ngừa cúm được chế tạo từ những virus đã chết nên rất an toàn với bà bầu. Tiêm vắc xin phòng cúm sẽ giúp bảo vệ mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ.

Viêm gan siêu vi B là căn bệnh khá nguy hiểm. Virus này có thể lây truyền thông qua máu và dịch cơ thể. Theo thống kê, có 90-95% trẻ được sinh ra từ mẹ nhiễm siêu vi viêm gan B sẽ bị lây bệnh này nếu không có các biện pháp bảo vệ kịp thời.

Hiện nay, hầu hết phụ nữ mang thai hầu hết chưa từng được tiêm vacxin phòng uốn ván, do đó cũng không có miễn dịch với bệnh. Ngoài ra, điều kiện vô trùng trong đỡ đẻ tại các cơ sở y tế cũng còn yếu kém (nhiều khi dụng cụ đỡ đẻ không được luộc sôi đủ 20 phút, mầm bệnh uốn ván vẫn còn) cũng là những nguyên nhân dẫn đến bệnh uốn ván.

Tiêm phòng uốn ván khi mang thai sẽ tạo ra kháng thể giúp cả mẹ và bé được bảo vệ khi bị vi trùng uốn ván xâm nhập. Hiện nay việc tiêm ngừa uốn ván là biện pháp không thể thiếu đối với mẹ bầu trong thai kì nhằm bảo vệ sự an toàn của trẻ.

Theo bảng giá tiêm phòng của Viện Dịch tễ trung Ương thì mỗi mũi tiêm tiêm phòng Vacxin uốn ván Tetavax hết 85.000đ và 30.000đ tiền khám.

Tetavax là thuốc ngừa uón ván có nguồn gốc từ Pháp.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở đâu Hà Nội có thể đến tiêm theo địa chỉ:

70 Nguyễn Chí Thanh hoặc 55D Hàng Bài vào giờ hành chính.

Nếu mẹ ở TpHCM có thể đến

167 Pasteur, phường 8, Quận 3, Hồ Chí Minh, Vietnam

08 3823 0352

Các mẹ ở tỉnh thành khác: có thể đến các trung tâm y tế, bệnh viện tỉnh để tiêm phòng uốn ván.

Với chia sẻ chi tiết và đầy đủ nhất không chỉ tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần đầu khi nào mà các mẹ còn có thể biết cả lịch tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 2 với các mẹ sinh cách nhau khá lâu, hy vọng các mẹ chuẩn bị mang thai sẽ lưu ý thêm về lịch tiêm chủng đầy đủ & chi tiết nhất này để đảm bảo em bé sinh ra được khoẻ mạnh.

Năm 2018 là năm con gì?

Mang thai mấy tháng thì ăn được trứng ngỗng?

tiêm uốn ván khi mang thai ở đâu, không tiêm phòng uốn ván khi mang thai có sao không, mang thai không tiêm phòng uốn ván, tiêm phòng uốn ván khi mang thai ở đâu

tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần đầu khi nào phụ nữ mang thai tiêm phòng uốn ván khi nào

Comments