Top 13 # Tại Sao Bà Bầu Hay Hắt Xì Hơi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Hắt Xì Hơi Nhiều Có Ảnh Hưởng Tới Thai Nhi Khi Bà Bầu Hay Hắt Xì Hơi?

Nhiều mẹ lo lắng khi mới mang thai 12 – 14 tuần thì hay bị hắt xì hơi nhiều, vậy hắt xì hơi sổ mũi khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi nhiều không? Những nguy cơ gì sẽ dẫn đến hoặc xảy ra với thai nhi nếu mẹ bầu hắt hơi quá mạnh va thường xuyên sẽ được giải đáp tại đây.

Hắt xì hơi nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi?

Hắt xì hơi thường xuất hiện báo hiệu mẹ bầu bị nhiễm trùng đường hô hấp, đây là bệnh do virus cúm gây ra và có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Nếu mẹ bầu đang mang thai thường sức đề kháng đã suy giảm nhiều dẫn đến dễ bị cúm và hắt xì trong thời gian mang thai.

Nếu mẹ bầu có tiêm ngừa cúm trước khi mang thai thì sẽ không vấn đề gì

Những nguy cơ xảy ra khi thai phụ bị cúm với thai nhi

Sẽ có các nguy cơ xảy ra với mẹ bầu dẫn đến các biến chứng của Thai nhi theo từng giai đoạn trong tam cá nguyệt như sau:

Tam cá nguyệt thứ nhất: cúm có thể gây ra một số nguy cơ đối với thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, down…

Tam cá nguyệt thứ 2: nếu người mẹ bị cúm thì não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương

Tam cá nguỵệt thứ 3: cúm có thể làm tăng khả năng thai chết lưu hoặc đẻ non

Vì vậy các mẹ bầu mới mang thai khi bị nhiễm cúm cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước lọc, nước trái cây để tăng cường sức đề kháng, hạn chế tiếp xúc nơi đông người, theo dõi và làm xét nghiệm Triple test mới biết được chính xác cần uống thuốc hay không.

Mẹ bầu cũng có thể uống trà nóng (trà Tây) với mật ong hoặc trà ta với gừng (ít gừng thôi) trong lúc đợi đi BS khám. Và nhỏ mũi bằng dung dich Nacl (nước muối sinh lí)

Chia sẻ của mẹ Anna ” Mình cũng bị viêm mũi dị ứng, thay đổi thời tiết là cúm. Hồi bé bị bác sĩ BV Xanh pôn chọc thủng hết 2 xoang mũi thành ra đề kháng kém hẳn. Chỉ cần lướt qua người cúm là lây. Hồi bầu mình cũng rất sợ, cứ thấy cúm với hắt xì hơi sổ mũi là chạy biến. Trộm vía cũng có dính 1-2 lần nhưng ko ảnh hưởng gì tới con. Thậm chí hồi 7 tháng bị nặng, phải đi xông mũi xông họng, ho như cuốc, chỉ sợ kích thích dạ con may mà ko sao cả. Nghe nói khi mang bầu cơ thể mẹ sẽ sinh ra đề kháng tốt hơn. Mình được 1 chị truyền cho kinh nghiệm là đi ngoài đường về thì rửa mắt, súc miệng và hít sâu vào xoang mũi nước muối sinh lý 0.9% rồi xì ra. Đây là loại nước muối nhạt dùng được cho trẻ sơ sinh nữa. Trời lạnh thì bạn có thể ngâm chai nước muối vào nước nóng cho ấm. Sinh con xong đúng vào đợt rét này, thỉnh thoảng mình cũng hơi sụt sịt, dùng cái này thấy đỡ hơn hẳn bạn ạ. “

Mẹ bầu hắt hơi nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi?

Tuy nhiên, không phải là hắt xì hơi không có tác động đến thai nhi. Có trường hợp mẹ bầu đã ân hận khi hắt xì hơi quá mạnh và liên tục như mẹ này ” Tôi có thai đang ở tuần thứ 8, siêu âm có tim thai, thai sống có chiều dài 13,6cm, sau đó 2 ngày tôi bị sổ mũi và rát họng, gây ngạt mũi bít đường thở. Trong những ngày này, tôi xì mũi khá mạnh và có kèm hắt xì hơi, 1 tuần sau đó, đi siêu âm lại thì bác sĩ bác sĩ báo không nghe thấy tim thai, thai ngừng phát triển. “

Bác sĩ trả lời: Thai lưu của bạn có thể do tình trạng nhiễm siêu vi, nhiễm trùng (viêm hô hấp trên), kèm theo đó là những động tác gây tăng áp lực ổ bụng mạnh (ho, hắt hơi liên tục) trên nền thai đang bị yếu (động thai). Noãn hoàng góp phần trong dinh dưỡng phôi thai, khi phôi thai ngưng phát triển, noãn hoàng sẽ thoái hóa và không nhìn thấy được qua siêu âm.

Những điều khiến bà bầu ngại ngùng khi mang bầu và đẻ

Tiểu khi hắt xì hơi: Càng về những tháng cuối, xương chậu càng tăng kích cỡ để chuẩn bị đón em bé chào đời khiến bàng quang phải chịu sức nén rất lớn. Bởi thế khá nhiều bà bầu bị rỉ nước khi đang nói cười hoặc hắt xì hơi. Bài tập Kegel (luyện cơ vùng chậu) nhiều lần trong ngày có thể giảm thiểu rò rỉ nước tiểu. Đi tiểu thường xuyên cũng là một cách tránh són tiểu, nhưng tốt nhất, mẹ hãy đóng một miếng băng vệ sinh vào quần trong để đề phòng và cũng tiện theo dõi dịch âm đạo vì đôi khi nước tiểu có mùi hôi khó chịu.

Đầu ti ngứa ngáy: Không ít bà bầu phải luồn tay vào áo để gãi cho đỡ ngứa hoặc không muốn mặc áo lót cho thoải mái. Giải pháp tốt nhất là mẹ nên vệ sinh núm vú thường xuyên. Khi tắm, mẹ cho thêm vài giọt vitamin E để dưỡng ẩm, tránh để các loại vải làm từ len hay lông tiếp xúc với da. Nếu đầu vú đau và nứt nẻ, cần gặp bác sĩ để tư vấn.

Da dẽ trở nên xấu xí: Khi mang thai, các hormone tự nhiên của cơ thể tiết ra làm tăng lượng estrogen thúc đẩy sản xuất melanin, chất làm đậm sắc tố da. Chất này khiến mẹ bầu thường có vùng da bụng, núm vú, da mặt bị sậm màu, nám đen. Nhiều chị em còn mất tự tin bởi lông ở bụng, nách và cổ mọc dài ra. Đây là quá trình tự nhiên nên mẹ không thể ngăn chặn sự “xuống cấp” như thế. Tuy vậy, mẹ có thể đến các spa chuyên biệt dành cho mẹ bầu để được chăm sóc, lấy lại phần nào sự tự tin. Sau khi sinh, da mẹ sẽ dần trở lại như lúc ban đầu, thậm chí còn trắng và đẹp mịn màng hơn.

Không biết sao rậm rạp một cách kỳ lạ: nhiều mẹ khó chịu khi mang bầu là đến phòng đẻ rồi vẫn lo lắng vì chưa kịp “dọn cỏ” vùng kín. Bạn ngại các bác sĩ đỡ đẻ sẽ “phát khiếp”. Tuy nhiên điều đó là thừa, họ không hề quan tâm đến điều đó mà chỉ tập trung đón em bé chào đời một cách an toàn. Bác sĩ nhìn thấy “nó” hàng ngày nên bạn không việc gì phải lo lắng hay xấu hổ cả. Nếu vẫn xấu hổ, hãy nhờ y tá giúp trong việc làm sạch chỗ ấy trước.

Nôn oẹ: Hầu như phụ nữ mang thai đều gặp phải tình trạng này. Mẹ nên thủ sẵn một gói kẹo gừng trong túi để giảm cơn buồn nôn. Nếu bị nôn thì cần ăn nhẹ để bù lại. Nếu đang ở công sở, mẹ nên thủ sẵn túi nilon bên cạnh. Khoảng từ tuần thứ 16 trở đi, mẹ bầu sẽ giảm các triệu chứng này.

Dễ xì hơi mọi nơi mọi lúc: Các mẹ bầu thường bị xì hơi nhiều lần trong ngày do hệ tiêu hóa luôn trong tình trạng bị chèn ép. Thật khó xử nếu bị “xì hơi” trong lúc ăn cơm, tiếp khách hay ở phòng làm việc. Để giảm bớt tình trạng này, các mẹ bầu nên ăn các thực phẩm như táo, lê, súp lơ, đậu, bông cải xanh để tránh bị “xì hơi”. Các đồ ăn như kem và đồ ăn nhẹ có thể làm cho hệ tiêu hóa của mẹ giống như quả bóng bay, bất cứ lúc nào cũng có thể phát nổ.

Bị táo bón: Để không phải đỏ mặt vì thường xuyên chiếm nhà vệ sinh quá lâu, mẹ cần ăn nhiều chất xơ. Các loại trái cây, rau, đậu, ngũ cốc sẽ giúp giảm chứng táo bón cho mẹ bầu. Nếu vẫn không cải thiện, mẹ nên thử đổi sữa dành cho bà bầu. Mẹ cũng nên uống nhiều nước để đề phòng táo bón.

hắt xì hơi có ảnh hưởng đến thai nhi, hắt hơi mạnh khi mang thai, bà bầu hắt xì nhiều có sao không, bị hắt hơi nhiều khi mang thai, hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi, hắt xì hơi nhiều có ảnh hưởng tới thai nhi

Tại Sao Bà Bầu Xì Hơi Nhiều Và Nặng Mùi?

Xì hơi không kiểm soát là nỗi khổ tâm của nhiều bà bầu, nhất là khi đến những nơi đông người. Nó có thể bắt đầu ở mọi lúc mọi nơi, ngay cả trong thời gian làm việc hay ngồi tán gẫu với bạn bè hoặc khi đang ngon giấc bên cạnh người chồng… Dù không mong muốn gặp phải, nhưng vấn đề khá tế nhị này hầu hết các chị em mang thai đều phải trải qua.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu xì hơi nhiều và nặng mùi

Bà bầu xì hơi nhiều và nặng mùi trong quá trình mang thai chủ yếu do 2 nguyên nhân chính gây ra. Một là trong giai đoạn mang thai, phần lớn các hoạt động của mẹ bầu đều có nhiều thay đổi, nhất là hệ tiêu hóa. Trong cơ thể mẹ bầu hàm lượng progesterone tăng lên đáng kể trong dạ dày và ruột khiến cho nhu động dạ dày bị yếu đi. Lúc này, hệ tiêu hóa sẽ không tiêu hóa thức ăn nhanh như lúc bình thường mà sẽ được giữ lại bên trong dạ dày lâu hơn.

Bà bầu xì hơi và nặng mùi là do hệ tiêu hóa hoạt động kém

Khi thức ăn nằm lâu ở trong dạ dày thì lượng vi khuẩn có nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn sẽ xuất hiện càng nhiều và sinh ra hơi khí. Lượng hơi khí này sẽ thoát ra ngoài bằng cách cách mẹ sẽ xì hơi. Chính vì vậy, khi hệ tiêu hóa càng hoạt động chậm thì đồng nghĩa với việc khí hơi sinh ra càng nhiều, khiến mẹ bầu xì hơi có mùi khó chịu và mất kiểm soát.

Hai là, khi mang thai vị trí của dạ dày và ruột cũng ít nhiều bị thay đổi, nhất là khi tuổi thai càng lớn, tử cung càng mở rộng thì càng có sự thay đổi nhiều hơn. Sự thay đổi này khiến cho cho bà bầu luôn có cảm giác đầy hơi, chướng khí, khiến cho tình trạng xì hơi nhiều khi mang thai gia tăng.

Làm sao để hạn chế xì hơi nhiều khi mang thai?

Vì xì hơi mất kiểm soát mang lại rất nhiều bất tiện nên bất cứ mẹ bầu nào cũng muốn tìm ra cách khắc phục tốt nhất để hạn chế tình trạng này. Nhưng để kiểm soát tình trạng này sẽ vô cùng khó khăn với bà bầu nếu như không biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống cho khoa học.

Bà bầu cần ăn uống khoa học để giảm tình trạng xì hơi

Vì vậy, để giảm tần suất xì hơi xuống, mẹ cần phải chia nhỏ bữa ăn, để hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Như vậy, thức ăn sẽ không bị giữ lâu trong dạ dày, tránh được việc tích hơi khí. Bên cạnh đó, khi ăn mẹ bầu cần cố gắng nhai chậm và kỹ, để thức ăn có thể tiêu hóa được dễ dàng hơn.

Mẹ bầu nên ăn nhiều sữa chua để bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa đường ruột, có lợi cho nhu động ruột, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động nhanh hơn. Uống thật nhiều nước, ăn nhiều loại hoa quả và rau xanh tốt cho nhuận tràng, khắc phục luôn cả việc táo bón.

Ngoài ra, trong chế độ dinh dưỡng của mình, mẹ bầu cần tránh xa những loại thức ăn và đồ uống gây đầy hơi như: súp lơ, bắp cải, hành tây, nước uống có gas… hạn chế ăn nhiều vào buổi tối. Vì dạ dày và đường ruột hoạt động khá yếu vào buổi tối và đêm khuya. Khi ăn nhiều, đặc biệt là ăn các món ăn chứa nhiều dinh dưỡng sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và đường ruột, gây ra hiện tượng đầy bụng chướng khí.

Sau mỗi bữa ăn mẹ bầu nên đi dạo nhẹ nhàng

Để giảm được tình trạng xì hơn, hàng ngày mẹ bầu cũng hãy vận động nhẹ nhàng và thường xuyên để cơ thể không bị thụ động. Sau mỗi giờ ăn, các mẹ bầu nên dành một khoảng thời gian để đi dạo, giúp kích thích nhu động đường ruột làm giảm tình trạng xì hơi.

Tại Sao Bạn “Xì Hơi” Có Mùi Thối Còn Người Khác Thì Không?

Trong y học, hiện tượng đánh rắm hay xì hơi còn có tên gọi là trung tiện, là một hoạt động sinh lý tự nhiên của con người để thải những khí dư thừa trong cơ quan tiêu hóa ra bên ngoài qua đường hậu môn và có thể phát ra tiếng động.

Thực tế, mùi của chất khí mà con người thải ra phụ thuộc vào những loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Chúng được tạo nên từ các chất khí như oxy, nitơ, hydro, methane, carbon, và đặc biệt là lưu huỳnh.

Ruột già là nơi sẽ sản sinh ra khí H2S (hay mùi trứng thối) và khí amoniac pha trộn cùng luồng chất khí sau đó sẽ được thải ra khỏi cơ thể. Thành phần của chất khí được đo cụ thể bao gồm: N2: 20-90%, H2,: 0-50%, CO: 10-30%, CH4: 0-10%.

Các chất khí này sẽ tích tụ dần trong cơ thể cho con cho đến khi đạt tới giới hạn nào đó sẽ bị đào thải ra ngoài qua 2 cách. Thứ nhất là qua đường miệng thông qua hành động ợ hơi thường thấy sau khi ăn, đặc biệt là sau khi sử dụng thêm các sản phẩm nước ngọt có ga. Cách thứ hai là qua đường hậu môn dưới hình thức trung tiện.

Mặc dù, xì hơi là hoạt động sinh lý không thể tránh khỏi của con người nhưng khoa học đã tìm ra được một số cách giúp chúng ta có thể ngăn chặn chúng ở mức tối đa. Các chất khí thải này sẽ được tạo ra nhiều nhất nếu như con người hấp thụ các loại chất là:

Fructose: có nhiều trong một số loại ngũ cốc như ngô, lúa mì, hành.

Lactose: thường có nhiều trong sữa, kem, ngũ cốc và một số loại bánh mỳ.

Rafinose: thường có trong đậu, súp lơ, bắp cải và trên một số loại rau củ.

Sorbitol: một loại đường khó tiêu, thường được sử dụng làm chất ngọt nhân tạo, có nhiều trong kẹo, kẹo cao su, nước ngọt có ga, nước tăng lực,…

Hiện Tượng Hắt Xì Xảy Ra Liên Tục Có Đáng Lo Hay Không?

1. Hiện tượng hắt xì

Có thể nói, hắt xì là hiện tượng chúng ta gặp phải thường ngày, đây là một vấn đề hết sức bình thường. Nguyên nhân là do một số dị nguyên xung quanh ta tấn công vào cơ thể qua mũi. Cơ thể chúng ta có sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan, vì thế ngay khi phát hiện vật thể lạ, màng nhầy ở mũi phát ra tín hiệu và bạn sẽ hắt hơi để đưa vật thể này ra ngoài. Đây là cách để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công, xâm nhập của vi khuẩn, virus,…

Hắt xì là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi có vật thể lạ tấn công.

Nhìn chung, hiện tượng trên chỉ kéo dài trong một vài giây ngắn ngủi và chúng là một trong những phản ứng bản năng của cơ thể vì thế thường xảy ra khá bất ngờ. Khi hắt hơi đẩy dị vật ra bên ngoài, các hạt li ti có thể bắn ra ngoài, nếu bạn đang mang mầm bệnh, virus, vi khuẩn cũng ẩn nấp trong các hạt nước nhỏ này.

2. Một số triệu chứng đi kèm

Thông thường, bệnh nhân sẽ thấy một vài triệu chứng đi kèm đó là: sốt cao, ho khan, khản tiếng và ngạt mũi, chảy nước mũi,… Không những vậy, bệnh nhân còn gặp phải tình trạng đau nhức đầu, chóng mặt hoặc cảm lạnh. Để xác định rõ tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh, chúng ta nên đi khám càng sớm càng tốt.

Nếu nhiễm bệnh, bạn sẽ thấy một số triệu chứng khác, đó là ho, sổ mũi, sốt,…

3. Hiện tượng hắt xì liên tục có đáng lo hay không?

Vậy tình trạng hắt hơi liên tục xuất phát từ những nguyên nhân nào?

3.1. Do dị ứng

Cơ thể của chúng ta tương đối nhạy cảm vì thế rất dễ bị dị ứng, nhất là những người có cơ địa dị ứng. Một số nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng có thể kể đến như: dị ứng thời tiết, dị ứng phấn hoa, dị ứng với khói bụi mịn, lông các loại thú vật hoặc các loại hóa chất chứa thành phần độc hại.

3.2. Do nhiễm virus

Đa số bệnh nhân cảm cúm đều có hiện tượng hắt xì.

Đa số bệnh nhân khi bị cảm, họ sẽ thấy xuất hiện nhiều triệu chứng ví dụ như: hắt hơi, ho, sốt và sổ mũi,… Nguyên nhân khiến chúng ta bị cảm, sốt đó là sự tấn công của virus vào cơ thể. Càng ngày, số lượng virus gây bệnh càng có dấu hiệu gia tăng với khả năng lây lan nhanh chóng và đe dọa tới sức khỏe của chúng ta.

Để ngăn ngừa sự tấn công của virus gây cảm cúm, mỗi người nên có ý thức tự bảo vệ mình. Hành động đơn giản nhất đó là: sử dụng khẩu trang khi đi ngoài đường, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh.

Bên cạnh những lý do kể trên, hiện tượng hắt xì liên tục còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác, ví dụ như mũi của bạn đang bị tổn thương. Nhìn chung, chúng ta không thể chủ quan nếu tình trạng kể trên kéo dài liên tục. Để biết rõ tình trạng sức khỏe, bạn hãy đi kiểm tra khi có những dấu hiệu bất thường và tăng cường các biện pháp chăm sóc, bảo vệ cơ thể.

4. Làm thế nào để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh?

Như vậy, hắt hơi không đơn giản là phản ứng tự nhiên của cơ thể, trong một số trường hợp, đó là dấu hiệu thông báo sức khỏe đang có vấn đề. Vậy làm thế nào chúng ta có thể ngăn ngừa, phòng tránh những tổn thương đối với cơ thể?

Hạn chế tiếp xúc là dị vật lạ là cách phòng tránh hiện tượng hắt hơi.

4.1. Hạn chế tiếp xúc với các dị vật lạ

Hiện tượng hắt xì có thể xảy ra khi các dị vật nhỏ xâm nhập vào mũi, họng của chúng ta và khiến bạn cảm thấy rất khó chịu. Chúng ta nên hạn chế tiếp xúc với các dị vật này để giảm nguy cơ gặp phải tình trạng trên. Trong đó, bụi bẩn trên các đồ vật, lông chó mèo là những thứ dễ rất gây hắt hơi.

4.2. Hạn chế tiếp xúc với sản phẩm có thể gây dị ứng

4.3. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh

Virus cảm cúm có khả năng lây lan bệnh rất nhanh chóng, chính vì thế bạn không nên tiếp xúc trực tiếp với những người đang mắc bệnh. Nếu họ có dấu hiệu ho, hắt hơi, hãy tránh xa và vệ sinh tay chân sau khi tiếp xúc!

Những người đang nhiễm bệnh cũng nên có ý thức bảo vệ mọi người xung quanh bằng cách hạn chế đi ra ngoài đường, nếu cần thiết có thể sử dụng khẩu trang, khi ho hãy che miệng lại.