Sữa ong chúa có chứa nhiều viatamin và dưỡng chất rất tốt cho bà bầu trong quá trình mang thai và sau khi sinh
Tác dụng của sữa ong chúa với bà bầu thế nào? Có nên uống sữa ong chúa trước khi mang thai không? Uống sữa ong chúa trong quá trình mang thai thế nào? Phụ nữ sau sinh có nên uống sữa ong chúa không? Mật Ong Phong Hưởng xin chia sẻ những lợi ích diệu kỳ mà sữa ong chúa mang lại cho các bà bầu và thai nhi và cách sử dụng sữa ong chúa hợp lý trong từng giai đoạn
Sữa ong chúa chứa một tỷ lệ đáng kể của protein, axit amin, lipid, vitamin và đường, và cũng có nhiều giá trị dinh dưỡng và dược lý. Cụ thể, thành phần của nó bao gồm: protein, 22 loại acid amin, lipid (chủ yếu là acid béo 10-DHA), carbohydrate (chủ yếu là đường glucose, fructose), các vitamin (vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B5, vitamin B6, vitamin B9,vitamin C, vitamin H, Inositol…) và các chất khoáng (K, Ca, Mg, Cu, Fe, Zn, Se, Li, Ga…). Sữa ong chúa không có các vitamin A, D, E và K.[3]
Tác dụng của sữa ong chúa đối với bà bầu:
– Hạn chế ốm nghén
– Tăng cường sức khỏe và năng lượng, loại bỏ căng thẳng, lo lắng, năng lượng trong người luôn dồi dào. Cải thiện hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng
– Kháng viêm, giảm phù nề
– Giúp da dẻ hồng hào, hạn chế rạn da
Với lượng protein và axit amin cao vì thế sữa ong chúa rất tốt cho hệ thần kinh, thúc đẩy các tế bào thần kinh hình thành và phát triển hoàn thiện.Từ đó giúp em bé tăng khả năng tư duy, năng lực phán đoán, thông minh hơn, nhanh nhạy hơn. Ngăn ngừa rụng tóc, hói đầu thai kì
Sữa ong chúa vô cùng tốt cho sinh lý nữ, do đó việc lựa chọn thời điểm tốt nhất cho bà bầu sử dụng là vô cùng quan trọng, tránh cho cả mẹ và bé bị kích thích sinh lý sớm sẽ không tốt. Tế bào thần kinh não của bé bắt đầu phát triển vào tháng thứ 3, thứ 4 của thai kì. Đến tháng thứ 6, số lượng tế bào thần kinh của bé tăng mạnh. Đây là thời điểm vàng để bà bầu nên uống sữa ong chúa. Việc uống sữa ong chúa trong thời điểm này sẽ giúp cung cấp protein, các axit amin, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé. Bắt đầu từ tháng thứ 7 trở đi, khi hệ thần kinh và thai nhi đã phát triển đầy đủ thì nên dừng lại để tránh các kích thích sinh lý sớm (bởi vì sữa ong chúa có khả năng kích thích khả năng sinh lý).
Cách dùng sữa ong chúa với bà bầu:
– Trước khi mang thai:
Là giai đoạn cần bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể bà bầu. Do vậy, trước khi mang thai, chị em vẫn có thể sử dụng sữa ong chúa như bình thường.
Thậm chí, sữa ong chúa có tác dụng chữa trị vô sinh – tăng khả năng thụ tinh cho trứng. Do vậy, sử dụng sữa ong chúa còn góp phần có thai nhanh chóng và chữa trị hiếm muộn.
– Đang mang thai:
Lấy nửa thìa cà phê sữa ong chúa đặt dưới đầu lưới ngậm cho đến khi sữa ong chúa tan hết rồi uống thêm một cốc nước lọc nhỏ. Cách ăn này có thể hơi khó ăn đặc biệt là các bà bầu dễ nhạy cảm với mùi. Nếu khó ăn, phụ nữ mang thai có thể trộn cùng với mật ong hoặc sữa chua để ăn cùng. Cách làm này giúp mẹ bầu dễ dàng ăn sữa ong chúa đồng thời cung cấp thêm nhiều dưỡng chất cho cơ thể.
Uống sữa ong chúa viên: Với người bình thường mỗi ngày dùng 1 – 2 viên sữa ong chúa, đối với các bà bầu trong thai kì tháng thứ 3 và thứ 4 dùng với liều lượng 1 viên/ngày.
Lưu ý:
Đối với phụ nữ mang thai, vào đúng tháng thứ 3, thứ 4 trở đi, ngày dùng nửa muỗng cafe đen sữa ong chúa, dùng vào buổi sáng trước khi ăn. Chị em có thể ăn trực tiếp, ngậm dưới lưỡi cho tan dần dần hoặc pha với nước để uống hay trộn với mật ong cho dễ ăn.
Tuy nhiên, Phụ nữ mang thai không nên sử dụng quá nhiều sữa ong chúa cùng một lúc hoặc trong thời gian dài. Liều lượng quá lớn có thể khiến thai nhi ngộ độc và chậm phát triển.
Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc bác sĩ để được tư vấn chuyên sâu về sử dụng sữa ong chúa đối với tinh trạng hiện tại của cơ thể – tránh gây ra các phản ứng dị ứng đối với bà bầu, thậm chí có thể ảnh hưởng tới cả quá trình phát triển của thai nhi!
Sử dụng sữa ong chúa vào buổi sáng trước khi ăn là tốt nhất, kết hợp dùng với mật ong bac hà hoặc mạt ong nhãn và các thực phẩm khác cung cấp thêm vitamin, dưỡng chất.