Top 10 # Phim Bà Bầu Đau Bụng Đẻ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Cẩn Trọng Với Những Cơn Đau Bụng Ở Bà Bầu Coi Chừng… Đau Đẻ

Theo dõi diễn biến cơn đau

Bác sĩ (BS) Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, cho biết có thể chia thai kỳ làm 3 tam cá nguyệt – tức 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Ở mỗi giai đoạn, cơn đau vùng bụng có thể là dấu hiệu của những hiện tượng khác nhau, điều quan trọng là thai phụ cần theo dõi diễn tiến của cơn đau, các dấu hiệu kèm theo để có hướng xử trí hợp lý và đến BS kịp thời nếu thai có vấn đề.

Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, thai phụ có thể gặp những cơn đau vùng bụng do rối loạn cơ năng, chức năng sinh lý tại chỗ do tình trạng mang thai gây ra. Cụ thể, đó có thể là sự xung huyết ở vùng bụng dưới, các mô giữ nước, tử cung lớn dần và chèn ép các cơ quan lân cận gây rối loạn về bài tiết, tiêu hóa… và dẫn đến những cơn đau Tuy nhiên, cơn đau ấy thường không làm thai phụ quá khó chịu và chỉ là hiện tượng sinh lý, không nguy hiểm. Chỉ những cơ đau thực sự do hiện tượng tử cung co thắt (đau từng cơn ở vùng tử cung, đi kèm với tình trạng tử cung gò cứng lại xuất huyết âm đạo) thì mới thật sự nguy hiểm vì đó là dấu hiệu dọa sẩy thai Những cơn đau này cần tiếp tục được lưu ý ở ba tháng giữa vì đó vẫn có thể là dấu hiệu dọa sẩy thai hoặc dọa sinh non Còn ở 3 tháng cuối, nếu cơn đau dạng này có kèm tình trạng ra huyết âm đạo, ra nước ối chất nhầy bất thường… thì thai phụ nên đi khám sớm bởi đó có thể là dấu hiệu của dọa sinh non hay các bệnh lý về phần phụ như nhau bám thấp, nhau tiền đạo…

“Ngoài ra, những cử động của em bé khi thai đã lớn thì thai phụ cũng có thể cảm nhận được, ví dụ như cơn gò sinh lý ở 3 tháng cuối, lúc này có thai phụ cảm thấy đau nhẹ, có người lại không. Một số thai phụ cũng có thể cảm thấy hơi đau khi thai máy mạnh… Đây cũng là những hiện tượng bình thường” – BS Thông lưu ý.

Chú ý viêm ruột thừa

BS Thông cho biết cơn đau vùng bụng còn có thể là một triệu chứng phản ánh rất nhiều rối loạn ngoài sản khoa: rối loạn tiêu hóa (ruột, dạ dày) gan mật hệ tiết niệu (thận, niệu quản bàng quang niệu đạo)… Vì vậy, khi bị đau bụng bất thường thì thai phụ đừng nên hốt hoảng vì chưa chắc do thai. Tuy nhiên, cũng đừng chủ quan vì có thể cơn đau này “che mất” cơn đau kia. Ví dụ, khi một phụ nữ mang thai gặp cơn đau do co thắt tử cung nghi dọa sẩy thai lại ngẫu nhiên đi kèm rối loạn tiêu hóa với biểu hiện sôi bụng, tiêu chảy… thì nhiều khi không để ý cơn đau do thai, đến khi phát hiện thì đã trễ. BS Trần Ngọc Hải, Trưởng Phòng Kế hoạch – Tổng hợp BV Từ Dũ, thì lưu ý các trường hợp viêm ruột thừa khi đang mang thai rất khó phân biệt và dễ lầm với dọa sinh non “Cho dù có xác định là viêm ruột thừa thai phụ cũng nên đến BV để giải quyết sớm bệnh lý bởi viêm ruột thừa nếu không được điều trị thì có thể ảnh hưởng đến thai, dẫn đến nguy cơ dọa sinh non. Nếu 2 yếu tố này đi kèm nhau thì rất nguy hiểm cho thai phụ” – BS Hải cảnh báo.

Dấu Hiệu Đau Bụng Đẻ, Bà Bầu Sắp Chuyển Dạ Sắp Sinh

Cơn đau bụng đẻ giả và những dấu hiệu nhận biết đau bụng đẻ giả

Những triệu chứng dấu hiệu mẹ bầu sắp chuyển dạ, đau bụng đẻ

Cách nhận biết dấu hiệu đau bụng đẻ sẽ giúp mẹ bầu chủ động hơn trong việc đến bệnh viện kịp thời tránh các rủi ro có thể xảy ra.

Đặc điểm, triệu chứng của cơn đau đẻ là như thế nào? Cơn đau đẻ là xuất phát từ những cơn co thắt tử cung, những cơn này không do thai phụ điều khiển, nó có thể diễn ra nhẹ nhàng, lúc có lúc không trước khi tới kỳ chuyển dạ

Đau lưng

Cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ thấy rõ rệt các cơn đau trở nên liên tục, thường xuyên, mức độ dồn dập hơn, nhất là vùng lưng dưới và vùng xương chậu. Đau lưng thường kèm với dấu hiệu chuột rút cho mẹ bầu biết đứa con sắp chào đời.

Bụng tụt xuống

Từ 1-2 tuần cuối thai kỳ, vị trí đầu của thai nhi sẽ tụt dần xuống cổ tử cung, mẹ bầu sẽ cảm nhận được sự đè nén lên vùng xương chậu.

Cơ thể mệt mỏi

Khi mới mang thai, thời kỳ thai nghén đến chuyển dạ thì nhiều mẹ bầu có cảm giác mệt. Nhưng đến giai đoạn cuối thai kỳ, việc nạp năng lượng chuẩn bị cho quá trình sinh nở sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi hơn giai đoạn trước.

Cơn co thắt giả tăng dần

Những cơn co thắt giả xuất hiện ở các giai đoạn mang thai, nhưng ở tháng thứ 7, 8 thì cơn đau giả tần suất nhiều hơn, thậm chí khiến mẹ bầu co cứng. Thai phụ nên thay đổi tư thế và di chuyển để giảm đau, đây cũng là cách nhận biết dấu hiệu đau bụng để giả hay thật để kịp thời đến bệnh viện.

Đi tiểu thường xuyên

Cuối thai kỳ, cùng các dấu hiệu đau bụng đẻ, thì tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày cũng cho biết mẹ bầu sắp sinh.

Ra dịch nâu đỏ

Thường thì 1-2 tuần trước khi sinh, nút nhày ở cổ tử cung bong ra kèm theo nhày màu đỏ ở vùng kín là dấu hiệu thông báo sắp sinh mà các mẹ bầu chú ý.

Không tăng cân

So với khoảng 3 tháng tăng cân rõ rệt, thì cuối thai kỳ mẹ bầu sẽ ngừng tăng cân, thậm tụt 0,5-1kg. Mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng, vì đây là một trong những biểu hiện bình thường trong các dấu hiệu đau bụng đẻ.

Nước ối vỡ

Là dấu hiệu rõ rệt nhất là mẹ bầu có thể nhận biết khi sắp sinh. Khi có hiện tượng vỡ nước ối, mẹ bầu cần nhanh chóng nhờ người thân đưa đến bệnh viện, vì bạn có thể sinh trong vòng 1-2 giờ nữa.

Trên là những dấu hiệu đau bụng đẻ cơ bản đã được nghiên cứu trong quá trình đau đẻ cho đến khi chuyển dạ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có dấu hiệu đau đẻ khác nhau, nên cuối thai kỳ mẹ bầu thăm khám và theo dõi thường xuyên để tránh rủi ro đáng tiếc.

Dấu hiệu nhận biết bệnh hậu sản sau sinh sớm nhất

Nhiễm trùng vết thương mổ: Nguyên nhân gây tử vong của phụ nữ sau sinh

Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ bầu, nhất là những bạn nữ đang mang thai lần đầu tiên có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc sinh con và chăm sóc con.

Hãy Quên Những Gì Bạn Thấy Trên Phim Đi, Đau Đẻ Ngoài Đời Thực Khác Một Trời Một Vực!

Những bà mẹ đang mang bầu lần đầu, hãy quên những gì mà bạn đã từng thấy trên phim về chuyện sinh nở đi.

Với những ai chưa từng trải qua thời kỳ lâm bồn, rất khó để có thể hiểu được cái cảm giác đau như gãy mất hàng chục cái xương sườn một lúc là như thế nào. Và nguồn tư liệu phong phú nhất, cũng thường thấy nhất chính là những thước phim trên truyền hình về một cuộc sinh nở. Nhưng sự thật thì…đau đẻ không giống phim đâu.

Viễn cảnh 1: Chuyển dạ ở chỗ công cộng

Trên phim: Hầu hết trên phim ảnh, các bà bầu sẽ bắt đầu vỡ ối, chuyển dạ vào lúc đang ở một chốn công cộng (siêu thị chẳng hạn). Và khi đó, mấy cô gái này vừa phải tránh gây chú ý vừa phải khó khăn nhịn đau di chuyển ra khỏi cửa hàng, với máu chảy ri rỉ trên chân…

Thực tế: Khoảng 10-15% phụ nữ có thể cảm nhận được khi mình bắt đầu vỡ ối. Và vỡ ối thường bắt đầu vào lúc giữa đêm hoặc sáng sớm chứ không bất thình lình như trên phim đâu. Tất nhiên không phải hoàn toàn không có khả năng vỡ ối ở ngoài nhà, nhưng tỉ lệ đó rất ít nên bạn có thể yên tâm.

Còn nữa, không phải cứ đau đẻ là em bé sẽ lập tức ra ngay như trong phim mà chuyển dạ, sinh nở là cả một quá trình dài.

Viễn cảnh 2: Đau đẻ dồn dập ngay lập tức

Trong phim: Một khi đã vỡ ối, là sẽ đau ngay lập tức và trong suốt khoảng thời gian khoảng 30 giây trên phim ấy, bạn sẽ thấy diễn viên la hét, gào khóc như thể đang trải qua cơn đau kinh dị nhất đời này kể từ lúc bắt đầu đau đẻ tới lúc đẻ xong.

Thực tế: Đau đẻ thật ra phải trải qua 3 giai đoạn, và những cơn đau ở giai đoạn đầu cũng cách nhau theo chu kì, cường độ mà cơ thể vẫn chịu đựng được chứ không phải đau đớn một cách nghiêm trọng ngay.

Viễn cảnh 3: Mau chóng lên sắp sinh tới nơi rồi…

Trong phim: Sau khi cơn đau đẻ dồn dập kéo tới thì tiếp đó sẽ lúc chạy đua với thời gian để đưa bà bầu tới bệnh viện. Người thân, bạn bè lu bu hoảng hốt chung quanh như thể em bé sẽ rơi ra bất kì lúc nào. Đèn phòng cấp cứu lập tức sáng lên và mọi người đều gấp gáp vội vàng từ bác sĩ tới y tá, nhìn mà căng thẳng thay.

Thực tế: Như đã nói ở trên, cơn đau đẻ diễn ra qua ba chu kì và ít nhất cũng phải kéo dài vài tiếng trước khi chúng kéo tới dồn dập khoảng dưới 5 phút một cơn đau thì bạn mới được cho vào phòng cấp cứu. Đương nhiên là trừ những ca đẻ khó, không thì cũng chẳng bác sĩ hay y tá nào căng thẳng gấp gáp vì đây là công việc thường ngày của họ và người có chuyên môn chắc chắn sẽ luôn bình tĩnh trong mọi tình huống.

Cảnh thường thấy trong phim: Bà đẻ sẽ nằm, hoặc nửa nằm nửa ngồi trên giường, hai chân đạp vào bàn đạp. Kể cả trong phim có cảnh sinh nở trên tàu hay ở đâu thì người ta cũng thường thấy bà bầu sẽ nằm ngửa đẻ.

Đời thực không như mơ: Cách nằm đẻ là cách truyền thống và đã được áp dụng rất lâu cho đến khi người ta phát hiện ra đôi khi nó gây bất lợi cho bà bầu. Từ đó, các chuyên gia đều khuyến khích nên để bà bầu sinh trong bất kì tư thế nào khiến họ cảm thấy đỡ khó chịu, kể cả là… sinh đứng.

Viễn cảnh 5: Cả quá trình sinh nở chủ yếu là phải… rặn

Cảnh sinh nở trong phim thường sẽ bắt đầy bằng 1-2 giai đoạn co thắt đầu tiên, sau đó sẽ tập trung vào khuôn mặt méo mó tím tái của người mẹ, la hét và cố rặn để sinh con ra.

Trong khi đó, trên thực tế, khoảng 10-12 giờ đầu người mẹ sẽ phải chờ đợi cho cổ tử cung mở ra, và khi đã vào sinh, thì rặn đẻ chỉ là phương pháp ban đầu để khiến đứa trẻ dễ ra hơn mà thôi.

Viễn cảnh 6: Mắng mỏ chồng

Một trong những cảnh chị em rất khoái khi coi phim, ấy là khi cô vợ lên cơn đau đẻ, và bắt đầu cấu véo, túm tóc, khóc lóc, thậm chí chửi bới chồng mình. Và anh chồng thì vừa đau vừa lo, vẫn phải giơ thân ra chịu trận của vợ.

Nhưng không giống thực tế một chút nào. Thứ nhất, chồng của bạn có thể không được vào phòng cấp cứu đâu, trừ những trường hợp quá đặc biệt. Thứ hai, phụ nữ hiện nay chủ động chuẩn bị để khi vào phòng sinh, họ không bị bất ngờ và bị động. Chắc cũng có, nhưng bạn sẽ chẳng có nhiều sức để chửi chồng đâu, chỉ thở thôi đã thấy mệt rồi.

Viễn cảnh 7: Đứa trẻ cần hỗ trợ

Trên phim, vào khoảnh khắc cuối cùng trước khi đứa trẻ chui ra, thường một vài trong số chúng cũng bị mắc kẹt trong tử cung mẹ, và người mẹ cùng các bác sĩ phải hết sức cố gắng để giúp em bé ra ngoài trót lọt.

Trên thực tế, những phút cuối của một ca đỡ đẻ thường khá căng thẳng vì người mẹ nóng lòng muốn thấy con mình. Các bác sĩ sẽ dùng một số loại máy móc, thiết bị để giúp em bé ra ngoài trót lọt, cùng với nữ hộ sĩ sẵn sàng chờ lệnh trong trường hợp khẩn cấp nữa, không phải là hoàn toàn không giống phim, mà không có vẻ nguy hiểm như phim.

Suy cho cùng thì, phim ảnh cũng được dựng lên từ đời thực. Nhưng những gì thấy được trên phim chỉ là tương đối thôi, thực tình thế nào, thì trải nghiệm mới hiểu được.

Video: 3 giai đoạn của quá trình sinh thường

Theo Phương Thanh (Khám Phá)

Bà Đẻ Đau Lâm Râm Bụng Dưới Có Phải Dấu Hiệu Có Thai?

Đau bụng dưới nguyên nhân do đâu?

Theo giải phẫu học, bụng được chia làm 4 vùng, dựa vào rốn làm mốc bao gồm: thượng vị, hạ vi, hố chậu trái, hố chậu phải. Vùng phái trên rốn được gọi là thượng vị, dưới rốn gọi là hạ vị (hay bụng dưới), bên phải rốn gọi là hố chậu phải, bên trái rốn gọi là hố chậu trái. Khi bị đau bụng, bác sĩ sẽ cần phải khai thác xem bệnh nhân đau ở vị trí nào, cơ quan nào tương ứng với vị trí đó để đưa ra các giả định.

Vùng hạ vị (bụng dưới): chứa hệ tiết niệu, ruột già, cơ quan sinh dục. Vì vậy, khi đau bụng dưới thì nghĩ ngay đến một trong số các cơ quan trên có vấn đề hoặc có sự thay đổi nào đó, tuy nhiên không loại trừ trường hợp do ảnh hưởng của các cơ quan khác. Đau bụng dưới có thể là các cơn đau quặn cấp tính dồn dập hoặc đau âm ỉ, râm ran, tùy theo mức độ đau, tính chất đau, vị trí đau mà có những phán đoán khác nhau về nguyên nhân gây đau.

Với các cơn đau cấp tính thì người bệnh thường đi thăm khám ngay lập tức do mức độ đau, còn đối với những cơn đau âm ỉ, đau râm ran người bệnh thường dễ chủ quan và bỏ qua do ít ảnh hưởng đến đời sống. Phần lớn các trường hợp đau bụng lâm râm thường lành tính như các vấn đề về rối loạn tiêu hóa hoặc do chu kỳ sinh lý, dấu hiệu mang thai nhưng cũng có một số trường hợp lại là dấu hiệu tiềm tàng rất nguy hiểm như đau ruột thừa, ung thư.

Tuy nhiên mọi chẩn đoán đều cần được thăm khám bởi các chuyên viên y tế có chuyên môn, nếu bạn cảm thấy không khỏe, có các dấu hiệu bất thường nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế, đồng thời nên có các cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ hàng năm.

Đau lâm râm bụng dưới có phải mang thai không?

Phần lớn các phụ nữ ở giai đoạn đầu mang thai thường có triệu chứng lâm râm đau bụng dưới,. Nguyên nhân là do sau khi trứng thụ tinh từ 7 – 10 ngày sẽ di chuyển về tử cung làm tổ. Trong quá trình làm tổ, phôi thai sẽ gắn vào thành của tử cung tạo thành nhau thai (là nơi tiếp nhận chất dinh dưỡng của thai từ cơ thể mẹ). Điều này sẽ gây ra cho mẹ cảm giác đau lâm râm bụng dưới. Đây là một triệu chứng khá điển hình và xuất hiện khá sớm nếu bạn có thai.

Nhưng không phải tất cả các bà mẹ mang thai đều có dấu hiệu này, hoặc là cứ đau lâm râm bụng dưới là dấu hiệu có thai, đôi khi các cơn đau này là do chu kỳ kinh, hoặc do các vấn đề về tiêu hóa. Để xác định liệu bạn có thai hay không thì không chỉ dựa vào dấu hiệu đau bụng dưới lâm râm mà cần phải dựa vào nhiều dấu hiệu cùng một lúc, bao gồm: đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, ngực căng tức, chậm kinh, ra máu báo, nóng, nôn, buồn nôn, sợ thức ăn hay thèm thức ăn…

Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng có các dấu hiệu thai kỳ điển hình, vậy nên để chắc chắn muốn biết liệu mình có thai hay không, bạn có thể sử cách khác để nhận biết có thai chính xác hơn đó là dùng que thử thai. Que thử thai có thể cho kết quả khá chính xác sau một tuần quan hệ. Ở thời điểm mẹ cảm thấy lâm râm đau bụng dưới thì hãy mua que về thử, nếu que thử thai cho 2 vạch thì tức là mẹ có thai. Còn khi nó chỉ hiện thị 1 vạch, mẹ nên nghĩ tới khả năng khác.

Trường hợp mẹ có thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, kết quả của que thử thai sẽ không chính xác do ảnh hưởng của thuốc nội tiết mà bạn đang dùng. Trong trường hợp này bạn nên đi xét nghiệm nồng độ HCG sau khi cấy phôi 14 ngày để cho kết quả chính xác nhất.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sản phụ bị đau bụng lâm râm khi mang thai, nếu do những nguyên nhân sau thì việc đau bụng cũng không đáng lo lắm:

Đầy bụng, khó tiêu, táo bón: Khi mang thai, áp lực từ tử cung cản trở phần nào hoạt động của dạ dày. Thêm vào đó, sự thay đổi hormon khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân gây chậm tiêu khiến mẹ bầu dễ bị đầy hơi, khó tiêu, các triệu chứng này còn có thể tăng cường khi bạn phải dùng các thuốc nội tiết để hỗ trợ thai kỳ. vậy nên mẹ bầu nếu gặp phải những vấn đề này thì nên ăn các thức ăn dễ tiêu, chịu khó vận động nếu được, tăng cường chất xơ, uống nhiều nước và chia nhỏ bữa ăn.

Giãn dây chằng: Trong suốt thai kỳ, khi thai nhi lớn dần, buồng tử cung giãn nở, các dây chằng liên kết các khớp xương sẽ bị kéo căng để hỗ trợ cho sự phát triển của dạ con. Cơn đau này thường gặp ở các vị trí như bẹn hoặc vùng bụng dưới, thường xuất hiện từ tháng thứ 4 cho đến hết thai kỳ, cơn đau thường xuất hiện với động tác đột ngột như khi bạn ho hoặc đứng lên ngồi xuống đọt ngột, cơn đau có thể nhói hoặc đau âm ỉ kéo dài ở một hoặc cả hai bên của bụng.

Top dấu hiệu nhận biết có thai sớm nhất

Đi tiểu nhiều lần trong ngày: Thường xuyên đi tiểu trong ngày, có thể từ 10-12 lần trên một ngày là một trong những hiện tượng mang thai thường gặp ở các chị em trong giai đoạn 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối. Và có lẻ đây là hiện tượng nhiều người cảm giác khó chịu khi cứ mắc tiểu liên tục và phải thường xuyên đi tiểu nhưng mỗi lần đi lại rất ít. Không chỉ vậy, một số chị em còn gặp phải tình trạng “són tiểu” khi hắc xì, ho, hay cười lớn tiếng… và dấu hiệu mang thai này cũng không có gì xa lạ với chị em.

Sự thay đổi vòng 1: Sự thay đổi ở vùng ngực là một trong những dấu hiệu nhận biết có thai sớm nhất sau 1 tuần. Bởi vì sau khi trứng được thụ tinh, nồng độ hormone trong cơ thể bắt đầu thay đổi nhanh chóng, điều này lượng máu cung cấp cho vùng ngực cũng tăng cao, do đó sẽ tạo nên cảm giác nống ran xung quanh đầu núm và ti. Và cơ thể của bạn sẽ quen dần với tình trạng này sau khi nồng độ hormone được cân bằng.

Cơ thể mệt mỏi, hay buồn ngủ: Sự thay đổi nồng độ hormone progesterone sẽ khiến cơ thể bạn bắt đầu gặp phải những tình trạng như người uể oải, mệt mỏi, luôn có cảm giác buồn ngủ và chỉ muốn nằm hơi là vận động. Và ở những tuần đầu tiên sau khi thụ thai cơ thể bạn dường như bị vắt kiệt sức hơn nữa thân nhiệt lúc này cũng tăng cao hơn bình thường. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu mà nhiều chị em nhầm lẫn là mình đang mắc bệnh cảm cúm, sốt do đó nếu có ý định mang thai thì mới có thể nhận biết được dấu hiệu này, còn không sẽ nhầm lẫn.

Nhạy cảm với thức ăn: Thông thường thì nhiều chị em sẽ bắt đầu “kén” ăn trong tuần đầu mang thai. Sự thay đổi đột ngột của cơ thể khiến cho bạn mệt mỏi, cơ thể thiếu sức sống do đó rất dẫn đến tình trạng chán ăn, ăn không có cảm giác ngon miệng. Hơn hết, bạn trở nên nhạy cảm với mùi thức ăn, nó không còn là mùi thơm mà đôi khi khó chịu, nhợn người và có cảm giác muốn nôn.

Những trường hợp đau bụng cần lưu ý khi mang thai

Bên cạnh những triệu chứng đau bụng sinh lý thì cũng có những hiện tượng đau bụng khi mang thai gây ra bởi những nguyên nhân có thể gây ảnh hưởng không tốt đến mẹ và thai nhi mà chúng ta cần theo dõi liên tục để có thể kịp thời xử lý và điều trị.

Sảy thai/dọa sảy thai

Nếu thấy những cơn co thắt bụng như đau bụng kinh kèm theo ra máu âm đạo, thì mẹ phải đi khám bác sỹ ngay. Nếu ra máu nâu với số lượng ít thì tiên lượng tốt hơn, còn nếu ra máu đỏ tươi thì rất có thể là dấu hiệu của sảy thai/dọa sảy thai. Những dấu hiệu của hiện tượng dọa sảy và sảy thai cần lưu ý: đau từng cơn, đau quặn, càng ngày càng đau nhiều, nghỉ ngơi không đỡ, khoảng cách giữa các cơn đau ngày càng dày và đột ngột biến mất. Đau bụng kèm ra máu, lượng máu ra nhiều có thể là máu tươi hoặc máu đông, khi thai nhi bị đẩy ra ngoài là lúc bạn không còn thấy đau nữa.

Mang thai ngoài tử cung

Theo thống kê thì tỉ lệ mang thai ngoài tử cung chiếm khoảng 2%, đặc biệt là ở những phụ nữ đã có tiền sử mang thai ngoài tử cung hoặc từng trải qua phẫu thuật phần xương chậu, bụng hay ống dẫn trứng, từng bị mắc chứng nội mạc tử cung, từng phải thắt ống dẫn trứng hay mắc các bệnh truyền nhiễm vùng xương chậu. Ngoài ra thì hình dáng tử cung bất thường hay sử dụng sử dụng các kỹ thuật sinh đẻ nhân tạo cũng có thể dẫn đến trường hợp này.

Dấu hiệu của có thai ngoài tử cung là những cơn đau bụng dai dẳng ở tuần thai thứ 6 đến thứ 10, cơn đau bụng dữ dội kèm theo tình trạng ra máu đen như bã cà phê đồng thời bị đi ngoài, buồn nôn, nôn, choáng, mệt mỏi, suy kiệt do chảy máu trong, ngất xỉu.

Đau bụng do nguyên nhân khác

Cũng có nhiều trường hợp đau bụng xảy ra do các nguyên nhân về viêm nhiễm đường tiêu hóa, đường tiết niệu hay sinh dục, đau do co thắt đều có hại cho thai kỳ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Làm thế nào khi bị đau bụng khi mang thai

– Nếu chỉ là các cơn đau bụng do sinh lý thì bạn không cần phải làm gì cả, mà chỉ cần nghỉ ngơi. Các cơn đau này thường không bị tăng lên và có xu hướng giảm đi khi nghỉ ngơi. Do đó không nên dùng các thuốc giảm đau mà chỉ nên nghỉ ngơi

– Đối với trường hợp đau do táo bón hoặc khó tiêu, mẹ bầu nên sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu chất xơ như rau củ quả, uống nhiều nước và đi lại nhẹ nhàng.

– Việc kiểm soát cân nặng cũng giúp cho cải thiện các cơn đau do giãn dây chằng và sự chèn ép cơ quan. Mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng cân bằng để có một thai kỳ khỏe mạnh

– Trong trường hợp đau bụng do những nguyên nhân không xác định được mẹ bầu nên sớm thông báo cho bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tây hoặc thảo dược.

Với những chia sẽ ở trên hy vọng đã giải đáp được câu hỏi của các bà mẹ “đau lâm râm bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không“. Mẹ bầu nên lưu ý những dấu hiệu khác biệt giữa đau bụng sinh lý khi mang thai và đau bụng bệnh lý. Chúc các mẹ sớm có được thiên thần bé nhỏ bên cạnh.