Những điều kiêng kị khi mang thai Thuốc lá có thể gây dị dạng, sinh non. Kiêng kị những thức kích thích Khi mang thai, phụ nữ cần ăn uống các chất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, các thức giàu protein và trái cây, các thức ăn uống phải sạch. Cần kiêng ăn uống các thức có tính chất kích thích, kiêng thuốc lá, rượu, kiêng ăn uống thiên lệch. Bởi vì, sau khi thụ thai, sự sinh trưởng phát triển của thai nhi phải nhờ vào tinh huyết từ tạng phủ của người mẹ để nuôi dưỡng, cho nên công năng khí huyết của tạng phủ người mẹ mang thai có ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng, phát triển của thai nhi. Khi công năng tạng phủ của người mẹ bình thường, khí huyết thịnh vượng, thai nhi sẽ sinh trưởng, phát triển mạnh khỏe. Vì vậy, người mẹ mang thai cần ăn uống các thức giàu thành phần dinh dưỡng như: thịt nạc, trứng, cá, rau, hoa quả, thịt gia cầm, như vậy sẽ có lợi cho thai nhi phát triển bình thường. Nếu sau khi mang thai, người mẹ ăn uống thiên lệch thường xuyên, sẽ có thể làm giảm dinh dưỡng ở người mẹ, bất lợi cho sự hấp thụ dinh dưỡng và sinh trưởng phát triển của thai nhi. Nếu sau khi mang thai, người mẹ thường xuyên ăn uống các thức có tính chất kích thích như: hạt tiêu, ớt, tỏi, thì sẽ dẫn đến thấp nhiệt trong người mạnh lên, cũng như bất lợi cho sự sinh trưởng của thai nhi, nghiêm trọng hơn có thể gây ra dấu hiệu sinh non. Người mẹ mang thai cần phải kiêng thuốc lá, rượu, nếu người mẹ uống rượu sẽ làm cho nồng độ cồn cao lâu dài ở tử cung, sẽ dễ trợ hỏa, sinh nhiệt, động huyết, có thể gây ra khuyết tật ở sọ, mặt, tay chân và tim của thai nhi, sẽ làm cho sự phát triển thể chất và tinh thần của thai nhi trong tử cung bị chậm lại. Ngộ độc cồn có thể làm tăng tỷ lệ phát bệnh sinh non và tỷ lệ thai nhi bị chết lưu trong bụng mẹ. Người mẹ mang thai dù hút thuốc nhiều hoặc hút thuốc thụ động, đều có thể dẫn đến quái thai hoặc sinh non, vì vậy đối với phụ nữ mang thai cần cấm hẳn việc hút thuốc và uống rượu. Kiêng ăn quá mặn Phụ nữ mang thai còn cần phải kiêng ăn quá mặn. Khi mang thai, do phản ứng của thai nghén, thấy nhạt miệng vô vị, nên thích ăn uống các thức có tính kích mạnh, thích ăn các thức mặn, nói chung người ta hay cho đó là chuyện bình thường, coi nhẹ việc kiêng ăn quá mặn của phụ nữ mang thai. Vì sao phải kiêng ăn quá mặn? Các nhà y học cho rằng, phụ nữ trong thời kỳ thai nghén, tỳ và thận thường biểu hiện không đủ, công năng vận hóa giảm, thủy thấp dễ tích tụ bên trong, khí huyết không được khoan thai. Y học hiện đại cũng cho rằng, phụ nữ khi đã có thai, sẽ có những thay đổi đặc biệt về sinh lý như lượng natri, máu lưu trữ tương đối nhiều, những thay đổi đó trong tổ chức các tạng của cơ thể là nhằm thích ứng với yêu cầu sinh trưởng của thai nhi. Những thức quá mặn lại có hàm lượng muối tương đối cao, nếu được đưa vào nhiều sẽ làm cho thủy thấp tụ lại bên trong nặng hơn, lại dễ hại đến tỳ và thận, làm cho chức năng tỳ và thận giảm, gây ra sự giảm sút trong việc thu nạp năng lượng, tiểu tiện ít hơn, và các triệu chứng tim hồi hộp, làm buồn bực khó chịu. Y học hiện đại nhận thấy rằng: phụ nữ trong thời kỳ thai nghén lượng máu tuần hoàn tăng, quá trình thay cũ đổi mới cũng nhanh hơn, nhằm thích ứng với sự tuần hoàn của đế cuống rốn. Nếu lúc đó lại đưa vào thức ăn mặn quá nhiều, trữ lượng natri trong cơ thể sẽ tăng cao hơn nữa, và lượng muối cũng sẽ tăng tương ứng, điều đó chẳng những làm cho tim của phụ nữ mang thai phải gánh chịu nặng hơn, sẽ biểu hiện các triệu chứng: tim hồi hộp, lòng buồn bực khó chịu, lượng tiểu tiện giảm, nặng thì sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của thai nhi, như vậy cả phụ nữ mang thai và thai nhi đều bất lợi. Sau khi mang thai vài tháng, các chất thải trong quá trình thay cũ đổi mới sẽ tăng lên, làm tăng gánh nặng cho thận tạng, ảnh hưởng đến công năng của tỳ và thận. Hơn nữa, lúc đó phần nhiều xuất hiện phù ở người và chân tay, nếu do tì hư là chính thì sẽ đồng thời thấy triệu chứng ăn ít, đại tiện phân nát, nếu do thận hư là chính thì thường kèm theo triệu chứng lưng mỏi, tay chân lạnh, tiểu tiện ngắn và ít, nếu do khí trệ thì thường thấy lòng buồn bực khó chịu, hông đầy trướng, đấy là chứng phù do thai nghén, y học Trung Quốc gọi đó là “Tử khí” (khí của con) “Tử thũng” (phù do con). Y học hiện đại cho rằng: thời kỳ thai nghén do sự thay đổi hormone, có thể làm cho nước và natri lưu trữ, ngoài ra ở thời kỳ này còn sinh ra thiếu máu do máu bị pha loãng, áp suất thẩm thấu của huyết tương giảm, tĩnh mạch dưới lồng ngực cản trở khi máu quay về làm cho lượng lưu thông máu tăng lên, những nhân tố ấy đều có thể dẫn đến thũng nước. Lúc đó cần phải giảm thấp lượng muối trong ăn uống, mỗi ngày chỉ dùng hạn chế muối từ 3-5g, để giảm trữ lượng nước và muối. Cũng như y học Trung Quốc chủ trương ăn uống thanh đạm, yêu cầu ăn nhạt là chính. Hàng ngày có thể uống sữa đậu nành nhạt hoặc sữa đậu nành ngọt. Nếu trong thời gian phù không kiêng ăn mặn thì sẽ làm tăng trữ lượng nước và muối, khiến phù càng thêm nặng, các triệu chứng váng đầu, nhức đầu, ngực khó chịu, buồn nôn, ăn uống không thấy ngon. Nếu nghiêm trọng hơn, sẽ xuất hiện phù kèm theo huyết áp cao, tiểu đục như lòng trắng trứng, dẫn tới nguy hiểm cho con, trên lâm sàng xuất hiện triệu chứng nguy kịch: nhiễm độc thai nghén. Vì vậy, phụ nữ trong thời gian mang thai, dù ở giai đoạn ban đầu, thời kỳ thũng nước hay thời kỳ huyết áp cao, đều phải kiêng ăn mặn, việc khống chế lượng muối đưa vào cơ thể là hết sức quan trọng.
Top 12 # Nhung Dieu Luu Y Khi Mang Thai Thang Thu 6 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend
Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Nhung Dieu Luu Y Khi Mang Thai Thang Thu 6 xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung Nhung Dieu Luu Y Khi Mang Thai Thang Thu 6 để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tìm Hiểu Tình Trạng Đau Bụng Ra Máu Khi Mang Thai Hệ Thống Y Tế Thu Cúc
Nguyên nhân đau bụng ra máu khi mang thai
– Nếu có hiện tượng đau nhói ở bụng, chuột rút dữ dội, chảy máu trong những tuần đầu của thai kì thì có thể là do thai ngoài tử cung. Để xác định chính xác tình trạng này, mẹ bầu cần siêu âm để phát hiện vị trí thai ngoài.
– Dọa sẩy thai, sẩy thai hoặc mất đi 1 trong hai song thai: Tình trạng này rất nguy hiểm nên chị em cần chú ý giữ gìn và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.
– Do nhiễm trùng, tổn thương tại âm đạo, cổ tử cung, tử cung cũng có thể dẫn tới đau bụng, ra máu khi mang thai.
-Chảy máu màng: Trong quá trình đầu mang thai, lớp niêm mạc tử cung rất dễ bị bong dẫn đến chảy máu.
– Nguy cơ sinh non vào những tháng cuối của thai kì.
– Dấu hiệu chuyển dạ: Khi thai đạt trên 36 tuần, các mẹ bầu có hiện tượng đau bụng từng cơn, ra máu báo hoặc vỡ ối là một trong những dấu hiệu chuyển dạ. Lúc này em bé đã sẵn sàng chào đời.
Khi bị đau bụng ra máu khi mang thai cần làm gì?
Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi, khi có hiện tượng đau bụng ra máu khi mang thai, các mẹ bầu nhanh chóng đến các cơ sở chuyên khoa để khám và xác định nguyên nhân. Đặc biệt cần cấp cứu khi có hiện tượng: chảy máu nhiều, ồ ạt, đau bụng dữ dội, đau theo cơn, cơ thể ớn lạnh, sốt cao trên 38 độ…
Sau khi thăm khám, bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân sẽ chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả (nếu cần thiết). Các mẹ bầu nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không chủ quan mà để xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, chị em nên thư giãn, nghỉ ngơi điều độ, không vận động mạnh, quan hệ tình dục. Thực hiện chế độ ăn uống bổ dưỡng với những loại thực phẩm tốt cho mẹ bầu.
Để hạn chế những nguy hiểm của tình trạng đau bụng ra máu khi mang thai và bảo vệ sức khỏe mẹ và bé một cách tốt nhất, các mẹ bầu nên thực hiện khám thai định kì theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Gói khám thai “Mẹ tròn con vuông” tại là một gợi ý tuyệt vời cho mẹ.
Gói khám được thiết kế khoa học, các bác sĩ chuyên khoa, nhiều kinh nghiệm của bệnh viện Thu Cúc sẽ giúp bạn theo dõi quá trình phát triển và bảo vệ thai nhi và sức khỏe của mẹ trong suốt thai kì.
Nếu còn thắc mắc về tình trạng đau bụng ra máu khi mang thai mời liên hệ đến Bệnh viện Thu Cúc theo số 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn miễn phí.
Xét Nghiệm Máu Phát Hiện Thai Sớm Hệ Thống Y Tế Thu Cúc
Xét nghiệm máu phát hiện thai sớm – tại sao nên chọn?
Có rất nhiều phương pháp để chị em biết có mang thai hay không như sử dụng que thử thai, thực hiện xét nghiệm nước tiểu hay siêu âm… Các phương pháp này thường cho kết quả khá chính xác, tuy nhiên không phát hiện thai sớm bởi chị em sẽ phải chờ ít nhất 10 ngày sau quan hệ tình dục hoặc tới khi chậm kinh một tuần.
Chính vì thế xét nghiệm máu được cho là phương pháp hữu hiệu giúp chị em sớm phát hiện thai và cho ra kết quả chính xác cao. Xét nghiệm được dựa trên sự xuất hiện của hCG – một loại nội tiết chỉ có khi cơ thể người phụ nữ đã mang thai, được sản xuất trên các tế bào hình thành nhau thai. Để biết có thai hay chưa, các bác sỹ sẽ dựa vào nồng độ hormone cụ thể như sau:
hCG < 5mlU/ml: có thể chưa mang thai
hCG từ 5mlU/ml đến nhỏ hơn 25 mlU/ml: cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác
Hơn nữa, xét nghiệm máu được thực hiện từ sau 6 – 8 ngày thụ thai đã có thể đo được lượng hCG dù là nhỏ nhất. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng có thể xác định được hiện tượng đa thai, thai ngoài tử cung hay thậm chí là sảy thai hay không.
Ưu và nhược điểm của xét nghiệm máu phát hiện thai sớm?
Hiện nay xét nghiệm máu phát hiện thai sớm có hai loại xét nghiệm đều cho ra kết quả chính xác đến 99%, cách thức thực hiện dễ dàng, thủ tục không phức tạp, như:
– Xét nghiệm định lượng đo lường chính xác lượng hCG
– Định tính hCG
Đơn giản, thuận tiện
Phát hiện sớm, kết quả chính xác cao
Xác định được tuổi thai, ngày dự kiến sinh và theo dõi thai kỳ sớm
Chi phí cao
Phải tới các cơ sở y tế chuyên khoa để bác sỹ thực hiện
Thời gian chờ đợi kết quả khá lâu
Khả năng nào khiến xét nghiệm máu phát hiện thai sớm bị sai?
Trong một số trường hợp, các kết quả xét nghiệm máu phát hiện thai sớm có thể không đúng, là do:
Triệu chứng mang thai giả: Hiện tượng này xuất hiện khi trứng vừa mới được thụ tinh thì đã bị sảy thai, tuy nhiên lượng hCG vẫn tăng lên khi thực hiện xét nghiệm ban đầu. Sau đó thử lại thì không có do nồng độ hCG đã giảm xuống.
Đang trong giai đoạn điều trị sức khỏe sinh sản: Rất nhiều phụ nữ trong thời gian điều trị kinh nguyệt sẽ được tiêm hCG vào cơ thể, điều này dẫn đến lầm tưởng đã có thai.
Sử dụng các loại thuốc lợi tiểu, kháng sinh, thuốc ngủ cũng dẫn đến kết quả xét nghiệm bị sai.
Thực hiện xét nghiệm trong thời gian quá sớm khiến nồng độ hCG chưa đủ ảnh hưởng tới kết quả.
Để biết mang thai sớm và chính xác nhất, chị em nên thực hiện phương pháp xét nghiệm máu. Tuy nhiên, nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa tốt nhất để được các bác sỹ thăm khám và thực hiện xét nghiệm.
Leo Cầu Thang Khi Mang Thai: Làm Sao Để An Toàn?
Phụ trong giai đoạn thai kỳ và đang cố gắng hết sức trong việc chọn lối sống an toàn để bảo vệ mình và bé yêu trong bụng thì có lẽ việc đi cầu thai khi mang thai sẽ không nằm trong những việc mà mẹ bầu lựa chọn. Tuy nhiên, trên thực tế theo các chuyên gia việc bà bầu đi cầu thang bộ sẽ vẫn an toàn nếu như mẹ cẩn thận trong từng bước đi của mình.
Bà bầu đi cầu thang nhiều có sao không?
Một trong những nỗi sợ lớn nhất của mẹ bầu khi đi cầu thang bộ đó là ngã và hụt chân, bởi việc bị ngã trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể dẫn dẫn đến sảy thai, còn việc té ngã ở giai đoạn cuối có thể dẫn đến chuyển dạ sớm. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của thai kỳ việc bị té cầu thang sẽ ít khi xảy ra vì lúc đó cơ thể mẹ còn linh hoạt và giữ cân bằng tốt.
Bà bầu trong những tháng cuối thai kỳ nên hạn chế hoặc không nên đi cầu thang bộ (Nguồn: Internet)
Trong những tháng cuối thai kỳ, nguy cơ trượt ngã có thể sẽ cao hơn bởi lúc này bụng đã to hơn trước. Nhất là từ tuần 37 trở về sau, khi thai nhi đã di chuyển vào khung chậu của người mẹ thì việc bà bầu leo cầu thang sẽ càng khó. Ngoài ra, việc phải chồm người về phía trước, chân nhấc lên bậc cao, cơ bụng gập lại sẽ khiến thai nhi bị chèn ép dễ gây ra thiếu oxy. Việc thiếu oxy dễ dẫn đến xuất huyết và tình trạng sinh non ở thai phụ.
Vì vậy, nếu mẹ bầu bắt buộc phải đi cầu thang bộ thì cần phải đi cầu thang từng bước một, di chuyển từ từ và vịnh vào lan can hỗ trợ. Nhưng tốt hơn hết là mẹ bầu nên tránh đi cầu thang trong những tháng cuối thai kỳ.
Một số trường hợp bà bầu cần tránh leo cầu thang
Vận động bằng cách leo cầu thang trong thai kỳ có thể giúp mẹ bầu tăng cường chức năng tim mạch, vùng xương chậu được vận động linh hoạt, các cơ ở vùng đùi và mông trở nên dẻo dai, thể lực của bà bầu được nâng cao, từ đó giúp mẹ bầu sinh nở nhanh chóng và thúc đẩy tốt khả năng hồi phục sau sinh.
Do vậy, trừ khi có chỉ định của bác sĩ khuyên mẹ bầu cần tránh leo cầu thang, còn lại thì việc đi cầu thang bộ vẫn được cho là an toàn đến giai đoạn 3 trong thai kỳ nếu mẹ bầu muốn đi cầu thang. Tuy nhiên, mẹ bầu đã và đang gặp phải một số trường hợp sau thì nên hạn chế hoặc không leo cầu thang khi mang bầu:
Chảy máu trong 3 tháng đầu.
Có nguy cơ bị sảy thai cao, co thắt cơ.
Mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tự miễn nhiễm.
Từng bị sảy thai trong quá khứ.
Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi.
Chóng mặt nghiêm trọng hoặc ngất xỉu.
Mang song thai hoặc đa thai.
Huyết áp quá cao hoặc quá thấp.
Những trường hợp được khuyên nên nghỉ ngơi trên giường nhiều hơn, chẳng hạn như khi bà bầu gặp các vấn đề bất thường về nhau thai (nhau bám thấp, nhau tiền đạo,…)
Để đảm bảo an toàn, bà bầu đi cầu thang cần chú ý gì?
Cho dù đang ở giai đoạn đầu hay giai đoạn sau của thai kỳ, điều quan trọng là mẹ bầu cần phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn nhất định để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Không nên đi cầu thang bộ khi mẹ bầu cảm thấy không khỏe. Đồng thời hãy thực hiện tốt các biện pháp an toàn cơ bản sau:
Không đi cầu thang khi mẹ bầu thấy không khỏe (Nguồn: Internet)
Luôn luôn vịn lan can khi lên cầu thang. Nếu mẹ bầu có xách đồ, hãy chắc rằng tay còn lại luôn có điểm tựa vững chắc để bám vào.
Khu vực cầu thang phải có đủ ánh sáng. Hãy luôn bật đèn khi đi lên hoặc đi xuống để giúp mẹ nhìn rõ cũng như tránh việc bước hụt chân. Nếu cầu thang quá tối và không có đèn, mẹ bầu hãy đi tháng máy nếu có.
Nếu cầu thang được lót thảm, hãy cẩn thận khi di chuyển để tránh trơn trượt.
Luôn di chuyển chậm rãi dù đang đi lên hay đi xuống.
Nếu bị trượt chân dù không nghiêm trọng vẫn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ càng.
Những thông tin cần biết khi bà bầu đi máy bay : Máy bay luôn là lựa chọn lý tưởng cho những ai phải di chuyển 1 quãng đường xa. Đây là một phương tiện hữu ích với tất cả mọi người, nhưng còn bà bầu thì sao? Bà bầu đi máy bay có được không?
Bạn đang xem chủ đề Nhung Dieu Luu Y Khi Mang Thai Thang Thu 6 trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!