Những điều kiêng kị khi mang thai Thuốc lá có thể gây dị dạng, sinh non. Kiêng kị những thức kích thích Khi mang thai, phụ nữ cần ăn uống các chất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, các thức giàu protein và trái cây, các thức ăn uống phải sạch. Cần kiêng ăn uống các thức có tính chất kích thích, kiêng thuốc lá, rượu, kiêng ăn uống thiên lệch. Bởi vì, sau khi thụ thai, sự sinh trưởng phát triển của thai nhi phải nhờ vào tinh huyết từ tạng phủ của người mẹ để nuôi dưỡng, cho nên công năng khí huyết của tạng phủ người mẹ mang thai có ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng, phát triển của thai nhi. Khi công năng tạng phủ của người mẹ bình thường, khí huyết thịnh vượng, thai nhi sẽ sinh trưởng, phát triển mạnh khỏe. Vì vậy, người mẹ mang thai cần ăn uống các thức giàu thành phần dinh dưỡng như: thịt nạc, trứng, cá, rau, hoa quả, thịt gia cầm, như vậy sẽ có lợi cho thai nhi phát triển bình thường. Nếu sau khi mang thai, người mẹ ăn uống thiên lệch thường xuyên, sẽ có thể làm giảm dinh dưỡng ở người mẹ, bất lợi cho sự hấp thụ dinh dưỡng và sinh trưởng phát triển của thai nhi. Nếu sau khi mang thai, người mẹ thường xuyên ăn uống các thức có tính chất kích thích như: hạt tiêu, ớt, tỏi, thì sẽ dẫn đến thấp nhiệt trong người mạnh lên, cũng như bất lợi cho sự sinh trưởng của thai nhi, nghiêm trọng hơn có thể gây ra dấu hiệu sinh non. Người mẹ mang thai cần phải kiêng thuốc lá, rượu, nếu người mẹ uống rượu sẽ làm cho nồng độ cồn cao lâu dài ở tử cung, sẽ dễ trợ hỏa, sinh nhiệt, động huyết, có thể gây ra khuyết tật ở sọ, mặt, tay chân và tim của thai nhi, sẽ làm cho sự phát triển thể chất và tinh thần của thai nhi trong tử cung bị chậm lại. Ngộ độc cồn có thể làm tăng tỷ lệ phát bệnh sinh non và tỷ lệ thai nhi bị chết lưu trong bụng mẹ. Người mẹ mang thai dù hút thuốc nhiều hoặc hút thuốc thụ động, đều có thể dẫn đến quái thai hoặc sinh non, vì vậy đối với phụ nữ mang thai cần cấm hẳn việc hút thuốc và uống rượu. Kiêng ăn quá mặn Phụ nữ mang thai còn cần phải kiêng ăn quá mặn. Khi mang thai, do phản ứng của thai nghén, thấy nhạt miệng vô vị, nên thích ăn uống các thức có tính kích mạnh, thích ăn các thức mặn, nói chung người ta hay cho đó là chuyện bình thường, coi nhẹ việc kiêng ăn quá mặn của phụ nữ mang thai. Vì sao phải kiêng ăn quá mặn? Các nhà y học cho rằng, phụ nữ trong thời kỳ thai nghén, tỳ và thận thường biểu hiện không đủ, công năng vận hóa giảm, thủy thấp dễ tích tụ bên trong, khí huyết không được khoan thai. Y học hiện đại cũng cho rằng, phụ nữ khi đã có thai, sẽ có những thay đổi đặc biệt về sinh lý như lượng natri, máu lưu trữ tương đối nhiều, những thay đổi đó trong tổ chức các tạng của cơ thể là nhằm thích ứng với yêu cầu sinh trưởng của thai nhi. Những thức quá mặn lại có hàm lượng muối tương đối cao, nếu được đưa vào nhiều sẽ làm cho thủy thấp tụ lại bên trong nặng hơn, lại dễ hại đến tỳ và thận, làm cho chức năng tỳ và thận giảm, gây ra sự giảm sút trong việc thu nạp năng lượng, tiểu tiện ít hơn, và các triệu chứng tim hồi hộp, làm buồn bực khó chịu. Y học hiện đại nhận thấy rằng: phụ nữ trong thời kỳ thai nghén lượng máu tuần hoàn tăng, quá trình thay cũ đổi mới cũng nhanh hơn, nhằm thích ứng với sự tuần hoàn của đế cuống rốn. Nếu lúc đó lại đưa vào thức ăn mặn quá nhiều, trữ lượng natri trong cơ thể sẽ tăng cao hơn nữa, và lượng muối cũng sẽ tăng tương ứng, điều đó chẳng những làm cho tim của phụ nữ mang thai phải gánh chịu nặng hơn, sẽ biểu hiện các triệu chứng: tim hồi hộp, lòng buồn bực khó chịu, lượng tiểu tiện giảm, nặng thì sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của thai nhi, như vậy cả phụ nữ mang thai và thai nhi đều bất lợi. Sau khi mang thai vài tháng, các chất thải trong quá trình thay cũ đổi mới sẽ tăng lên, làm tăng gánh nặng cho thận tạng, ảnh hưởng đến công năng của tỳ và thận. Hơn nữa, lúc đó phần nhiều xuất hiện phù ở người và chân tay, nếu do tì hư là chính thì sẽ đồng thời thấy triệu chứng ăn ít, đại tiện phân nát, nếu do thận hư là chính thì thường kèm theo triệu chứng lưng mỏi, tay chân lạnh, tiểu tiện ngắn và ít, nếu do khí trệ thì thường thấy lòng buồn bực khó chịu, hông đầy trướng, đấy là chứng phù do thai nghén, y học Trung Quốc gọi đó là “Tử khí” (khí của con) “Tử thũng” (phù do con). Y học hiện đại cho rằng: thời kỳ thai nghén do sự thay đổi hormone, có thể làm cho nước và natri lưu trữ, ngoài ra ở thời kỳ này còn sinh ra thiếu máu do máu bị pha loãng, áp suất thẩm thấu của huyết tương giảm, tĩnh mạch dưới lồng ngực cản trở khi máu quay về làm cho lượng lưu thông máu tăng lên, những nhân tố ấy đều có thể dẫn đến thũng nước. Lúc đó cần phải giảm thấp lượng muối trong ăn uống, mỗi ngày chỉ dùng hạn chế muối từ 3-5g, để giảm trữ lượng nước và muối. Cũng như y học Trung Quốc chủ trương ăn uống thanh đạm, yêu cầu ăn nhạt là chính. Hàng ngày có thể uống sữa đậu nành nhạt hoặc sữa đậu nành ngọt. Nếu trong thời gian phù không kiêng ăn mặn thì sẽ làm tăng trữ lượng nước và muối, khiến phù càng thêm nặng, các triệu chứng váng đầu, nhức đầu, ngực khó chịu, buồn nôn, ăn uống không thấy ngon. Nếu nghiêm trọng hơn, sẽ xuất hiện phù kèm theo huyết áp cao, tiểu đục như lòng trắng trứng, dẫn tới nguy hiểm cho con, trên lâm sàng xuất hiện triệu chứng nguy kịch: nhiễm độc thai nghén. Vì vậy, phụ nữ trong thời gian mang thai, dù ở giai đoạn ban đầu, thời kỳ thũng nước hay thời kỳ huyết áp cao, đều phải kiêng ăn mặn, việc khống chế lượng muối đưa vào cơ thể là hết sức quan trọng.
Top 7 # Nhung Dieu Can Biet Khi Mang Thai Giai Doan 2 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend
Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Nhung Dieu Can Biet Khi Mang Thai Giai Doan 2 xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung Nhung Dieu Can Biet Khi Mang Thai Giai Doan 2 để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khởi Tố 2 Bị Can Về Tội Tổ Chức Mang Thai Hộ
BHG – Ngày 15.9, cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 2 đối tượng là Nguyễn Thị Hồng Trang, sinh năm 1990, trú tại phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và Lương Thị Bích Thư, sinh năm 1994, trú tại thị trấn Hòa Vinh, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên về tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, quy định tại khoản 2, Điều 187, Bộ luật Hình sự.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra tống đạt các Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Hồng Trang.
Theo kết quả điều tra ban đầu, khoảng tháng 7.2019, Trang đi du lịch tại thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc. Tại đây Trang gặp 1 người đàn ông và được đề cập tìm phụ nữ Việt Nam để tổ chức đưa sang Campuchia cấy, ghép phôi thai, mang thai hộ cho người Trung Quốc, nếu tìm được sẽ trả cho Trang 16 nghìn USD (khoảng 380 triệu đồng).
Sau khi về Việt Nam, Trang sử dụng mạng xã hội để theo dõi, lần tìm các đối tượng có nhu cầu mang thai hộ và đưa ra mức giá 300 triệu đồng đối với thai đơn, 370 triệu đồng đối với thai đôi. Quá trình tìm kiếm người mang thai hộ, Trang làm quen với Lương Thị Bích Thư. Qua nói chuyện Thư đã chủ động xin làm cộng tác viên cho Trang, nếu tìm được người mang thai hộ Thư được Trang trả cho số tiền 20 triệu đồng/người.
Từ tháng 9 – 11.2019, các đối tượng đã tìm được 3 người nhận mang thai hộ. Đầu tháng 6.2020, khi những người phụ nữ sắp đến ngày sinh, Trang hướng dẫn họ đến Hà Giang, vượt biên sang Trung Quốc, nhưng do thai lớn, những người này không đủ sức khỏe để tiếp tục đi nên đã tìm cách liên hệ với Công an huyện Mèo Vạc để trình báo.
Quá trình làm việc, 2 đối tượng Trang và Thư đã khai nhận toàn bộ hành vi của mình. Xét thấy hành vi của các đối tượng có tính chất nghiêm trọng, bản thân Trang đang nuôi con nhỏ 7 tháng tuổi, còn Thư đang mang thai nên cơ quan Cảnh sát Điều tra đã áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 2 đối tượng trên để tiếp tục điều tra, làm rõ.
Diệu Loan (Công an tỉnh)
Download Thai Suy Dinh Duong Kho Chan Doan
Thai suy dinh dưỡng khó chẩn đoán Nếu không nhớ chính xác ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng trước khi mang bầu, bạn có thể không biết em bé bị suy dinh dưỡng dù tình trạng này xảy ra đã lâu. Chị Linh (25 tuổi, Hà Nội) sinh em bé chỉ nặng 1,6 kg. Các bác sĩ cho biết em bé bị suy dinh dưỡng ngay từ khi nằm trong bụng mẹ. Trước đó, trong những lần đi khám thai và siêu âm ở phòng khám gần nhà, chị đều có kết luận là thai phát triển bình thường, dựa vào ngày tính tuổi thai mà chị cung cấp. Thực ra, chị không nhớ ngày kinh đầu tiên của kỳ cuối trước khi mang thai, nên đã đọc cho bác sĩ ngày của chu kỳ cách đó 2 tháng. Vòng kinh của chị không đều nên tuổi thai được tính không chính xác. Và tình trạng em bé chậm phát triển đã không được phát hiện sớm. Tình trạng thai suy dinh dưỡng thường xuất hiện từ nửa sau của thai kỳ (khoảng tháng thứ 5 trở đi). Đó là những trường hợp cân nặng của em bé không đạt được mức độ trung bình thấp nhất phù hợp với lứa tuổi. Nếu trẻ sinh đủ tháng mà cân nặng dưới 2,5 kg thì nghĩa là thai đã bị suy dinh dưỡng. Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Hinh, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, thai suy dinh dưỡng không phải là bệnh lý của riêng nước nghèo hay người nghèo. Có đến 3/4 số trường hợp không tìm được nguyên nhân. Người mẹ vẫn khỏe mạnh, ăn uống tốt, tăng cân đều trong khi thai nhi chậm phát triển. Nguy cơ thai suy dinh dưỡng tăng ở những bà mẹ ăn uống kém, lao động quá vất vả, nhiễm độc thai nghén hay có các bệnh về tim mạch, tiểu đường, nghiện thuốc lá, ma túy, mang đa thai. Tình trạng thai nhiễm khuẩn, có vấn đề ở rau… cũng có thể khiến em bé không phát triển tốt. Thai chậm phát triển có thể chết lưu trong tử cung. Những em bé ra đời do đã yếu sẵn ngay khi còn trong bụng mẹ nên sức khỏe kém, dễ ốm đau bệnh tật. Khó chẩn đoán và can thiệp Theo tiến sĩ Hinh, việc phát hiện thai suy dinh dưỡng không dễ dàng, nhất là ở tuyến tỉnh trở xuống. Trọng lượng thai hiện được chẩn đoán qua siêu âm, tuy nhiên để biết thai có nhỏ hay không thì việc xác định tuổi thai phải chính xác. Trong khi đó, nhiều bà mẹ không nhớ chính xác ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối, vòng kinh lại không đều. Do cơ thể người mẹ không có triệu chứng rõ rệt nên nếu không khám kỹ và bác sĩ không giỏi chuyên môn thì khó phát hiện. Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Hinh, ngay cả khi biết thai suy dinh dưỡng, nhiều trường hợp bác sĩ cũng không cải thiện được đáng kể tình trạng này. Nếu thai chậm phát triển do mẹ quá vất vả hay kém ăn thì có thể khắc phục bằng cách nghỉ ngơi và bồi dưỡng. Trường hợp sự trao đổi chất dinh dưỡng giữa mẹ và thai nhi kém hiệu quả thì hiện chưa có cách nào tác động. Do ở trong tử cung, thai nhi lớn chậm nên bác sĩ sẽ cân nhắc thời điểm thích hợp để mổ lấy thai sớm hơn ngày dự sinh. Được nuôi dưỡng hiệu quả ở bên ngoài, bé sẽ chóng bắt kịp đà tăng trưởng bình thường hơn là kéo dài tình trạng đói ăn trong bụng mẹ. Để phát hiện thai suy dinh dưỡng, các bà mẹ cần đi khám thai đúng định kỳ. Cần nhớ đúng ngày có kinh lần cuối trước khi mang thai để xác định chính xác tuổi thai. Trường hợp không nhớ, bác sĩ có thể xác định được tuổi thai qua siêu âm nếu chưa quá 12 tuần. Nếu người mẹ có bệnh lý, cần theo dõi thai kỹ hơn và kiểm soát bệnh tật theo đúng hướng dẫn của thày thuốc.
Xet Nghiem Mau Khi Mang Thai Co Can Nhin An Khong, Bao Nhiêu Tiền
Đối với xét nghiệm máu tổng quát hay dành cho bà mẹ mang thai đều cần nhịn ăn trước đó ít nhất 8 tiếng, không được dùng các loai nước uống có đường, nước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê. Tốt nhất làm xét nghiệm buổi sáng khi chưa ăn gì.
Không chỉ nhịn đói, người làm xét nghiệm cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê…) vài giờ trước khi lấy máu để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác. Tuy nhiên, không phải bất kỳ xét nghiệm máu nào cũng cần nhịn đói.
Chỉ một số bệnh cần kiểm tra đường huyết thì phải nhịn đói khi xét nghiệm:
Những thức ăn bổ máu và dinh dưỡng cho bà bầu
ường và mỡ (tiểu đường)
Bệnh về tim mạch (cholesterol, triglycerid, HDL, LDL…),
Bệnh về gan mật.
Còn lại những xét nghiệm bệnh khác (khoảng 300 xét nghiệm) như HIV, suy thận, cường giáp, Alzheimer (mất trí nhớ ở người già)… không cần để bụng đói.
Xét nghiệm máu khi mang thai để làm gì?
Nhờ vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về sức khỏe của mẹ bầu, sự phát triển của thai nhi, đồng thời theo dõi những nguy cơ bất thường có thể xảy ra. Cụ thể, tầm quan trọng của xét nghiệm máu khi mang thai là như sau:
Xét nghiệm máu phát hiện bệnh giang mai
Khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, xoắn khuẩn giang mai từ cơ thể mẹ có thể nhiễm vào thai nhi, gây thai chết lưu, sinh non. Nếu em bé vẫn được sinh ra bình thường thì nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh trẻ là rất cao.
Xét nghiệm máu để biết nhiễm hiv
Các chuyên gia trên thế giới đều khuyến cáo và đề nghị phụ nữ mang thai phải được xét nghiệm virus HIV. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, thai phụ và thai nhi sẽ được điều trị để duy trì sức khỏe cũng như làm giảm đáng kể nguy cơ em bé nhiễm virus HIV.
Xét nghiệm nhóm máu
Đề phòng trường hợp cần truyền máu sinh nở, bà bầu nên kiểm tra nhóm máu để có sự chuẩn bị. Nếu mẹ bầu thuộc nhóm máu Rh, bác sĩ sẽ kiểm tra độ âm hay dương tính với Rh. Còn nếu mẹ bầy âm tính Rh-, trong khi bố dương tính Rh+, em bé sinh ra có thể mang nhóm máu Rh+. Lúc này, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những kháng thể phá hủy hồng cầu ở cơ thể bé. Do đó, nếu bà bầu có nhóm máu RH- sẽ được tiêm Globulin miễn dịch Rh, ngăn chặn các kháng thể chống Rh gây nguy hiểm trong quá trình mang thai.
Xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt
Xét nghiệm máu khi mang thai sẽ cho biết hàm lượng heamoglobin có trong máu. Nếu lượng chất này thấp có nghĩa là mẹ bầu đang có dấu hiệu thiếu máu và thiếu sắt. Phụ nữ mang thai cần lượng sắt gấp đôi người bình thường để sản xuất heamoglobin và mang ô-xy vào hồng cầu. Do đó, cần xét nghiệm máu để bổ sung cho mẹ nếu bị thiếu.
Xét nghiệm cytomegalovirus
Xét nghiệm máu viêm gan siêu vi B
Chẩn đoán viêm gan B: Bệnh viêm gan B thường rất khó để phát hiện, do đó, xét nghiệm máu là cách tốt nhất để chẩn đoán bệnh. Bà mẹ mắc viêm gan B sẽ có nguy cơ truyền bệnh cho con là rất cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan của bé. Vì vậy, nếu phát hiện bệnh trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ được tiêm một mũi Globulin miễn dịch. Và em bé cũng cần tiêmvmột mũi vắc xin viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh và thêmmột mũi nhắc lại khoảng 1-2 tháng sau sinh, mũi thứ 3 lúc 6 tháng.
Xét nghiệm hồng cầu trong máu
Thông qua việc xét nghiệm máu,các bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia. Các căn bệnh rối loạn tế bào máu này rất dễ gây ra hiện tượng thiếu máu ở mẹ và cản trở sự phát triển của thai nhi.
Xét nghiệm rubella khi mang thai
Lịch tiêm phòng cho bà mẹ mang thai
Dù đã có thông tin chi tiết theo từng lần khám thai định kỳ như ở trên nhưng thông tin này cũng cần được nhắc lại chi tiết để mẹ bầu biết được có bao nhiêu mũi tiêm cần tiêm phòng khi mang thai.
Và quan trọng hơn nữa chính là các mẹ bầu cần có cả lịch tiêm chủng trước khi mang thai vì đây cũng là thời điểm quan trọng để phòng ngừa các chứng bệnh nguy hiểm cho thai nhi trước khi mang bầu.
Các mũi tiêm phòng trước khi mang thai
Tiêm phòng cúm: Phụ nữ có thể tiêm phòng cúm vào mọi thời điểm trước khi mang thai. Mẹ mắc cúm trong ba tháng mang thai đầu có thể khiến con bị dị tật.
Tiêm phòng thủy đậu: Muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.
Tiêm ngừa Viêm gan B: Có thể tiêm trước hoặc trong khi mang bầu đều được. Mẹ mắc bệnh này có thể lây sang con. Bệnh dễ chuyển thành ung thư gan.
Tiêm phòng bệnh Rubella: Muộn nhất là 3 tháng trước khi mang bầu. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella, trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật.
Bà mẹ mang thai cần tiêm phòng những gì?
Tiêm phòng Cúm: Nếu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ trùng hợp với mùa cúm (từ tháng 10 cho đến hết tháng 2 của năm sau). Khi mắc cúm sẽ khiến bà bầu mệt mỏi và để lại tác động lớn đến thai nhi.
Tiêm phòng ngừa bệnh uốn ván: Mũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng. Để phòng sinh non, bạn nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần 30. Mẹ nên tiêm phòng uốn ván vì chứng này có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.
Từ khoá:
Bạn đang xem chủ đề Nhung Dieu Can Biet Khi Mang Thai Giai Doan 2 trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!