Top 11 # Mang Thai Uống Thuốc Panadol Có Sao Không Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Thuốc Panadol Extra 500Mg Uống Nhiều Có Sao Không. A

Uống nhiều panadol extra có sao không? Phụ nữ mang thai có sử dụng được Panadol Extra…Rất nhiều câu hỏi về thuốc chữa paracetamol 500mg này được quý độc giả thắc mắc và gửi yêu cầu đến iHS mong được giải đáp.

Thông tin Panadol Extra 500mg

Số đăng ký: VD-21189-14

Phân Loại: Thuốc không kê đơn

Hoạt Chất – Nồng độ/ hàm lượng: Paracetamol – 500 mg – Caffein – 65mg

Dạng Bào Chế: Viên nén

Quy cách đóng gói: Hộp 15 vỉ x 12 viên

Tuổi Thọ: 24 tháng

Công ty Sản Xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Sanofi-Synthelabo Việt Nam. Địa chỉ: 15/6C Đặng Văn Bi-Thủ Đức-Tp Hồ Chí Minh

Công ty Đăng ký: Glaxosmithkline Pte. Ltd. Địa chỉ: 150 Beach road #21-00 Gateway west, Singapore 189720

THÀNH PHẦN PANADOL EXTRA

Paracetamol: 500 mg

Caffeine: 65 mg

Tá dược: Pregelatinised, Maize starch, Povidone, Potassium, Sobarte, Talc, Stearic Acid, Croscamellose sodium

CÔNG DỤNG

Panadol Extra chứa paracetamol là một chất hạ sốt, giảm đau và caffeine là một chất tăng cường tác dụng giảm đau của paracetamol. Panadol Extra có hiệu quả trong điều trị đau nhẹ đến vừa và hạ sốt bao gồm:

Đau bụng kinh

Đau cơ xương

Sốt và đau sau khi tiêm vắc xin

Đau sau khi nhổ răng hoặc sau các thủ thuật nha khoa

Đau do viêm xương khớp.

DẠNG BÀO CHẾ

Viên nén

QUY CÁCH ĐÓNG GÓI

Hộp 15 vỉ x 12 viên. Hộp 2 vỉ x 12 viên.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với paracetamol, caffeine hoặc bất kỳ tá dược nào của thuốc.

LIỀU DƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG PANADOL EXTRA

Chỉ dùng đường uống

Người lớn (kể cả người cao tuổi) và trẻ em từ 12 tuổi trở lên

Nên dùng 500 mg paracetamol/ 65 mg caffeine đến 1000 mg paracetamol/130 mg caffeine (1 hoặc 2 viên) mỗi 4 đến 6 giờ nếu cần. Liều tối đa hàng ngày: 4000 mg/ 520 mg (paracetamol/caffeine). Không dùng quá liều chỉ định. Không dùng với các thuốc khác có chứa paracetamol. Thời gian tối thiểu dùng liều lặp lại: 4 giờ.

Trẻ em dưới 12 tuổi: không khuyến nghị dùng thuốc này

THẬN TRỌNG VÀ CẢNH BÁO ĐẶC BIỆT KHI DÙNG THUỐC

Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

Có sự gia tăng nguy cơ gây hại của paracetamol đối với gan trên những bệnh nhân đang bị các bệnh về gan.

Tham khảo ý kiến bác sĩ đối với các bệnh nhân suy gan, suy thận hoặc khi triệu chứng còn dai dẳng.

Tránh dùng quá nhiều caffeine (như cà phê, trà và một số đồ uống đóng hộp khác) trong khi đang dùng thuốc này.

Để xa tầm tay trẻ em.

TƯƠNG TÁC VỚI CÁC THUỐC KHÁC VÀ CÁC DẠNG TƯƠNG TÁC KHÁC

Sử dụng Paracetamol hàng ngày kéo dài làm tăng tác dụng chống đông máu của warfarin và các loại coumarin khác dẫn đến nguy cơ chảy máu; dùng thuốc không thường xuyên sẽ không có ảnh hưởng đáng kể

THAI KỲ VÀ CHO CON BÚ

Khả năng sinh sản: Chưa có dữ liệu.

Phụ nữ cho con bú: Paracetamol và caffeine được bài tiết vào sữa mẹ. Paracetamol: Các nghiên cứu trên người với paracetamol ở liều dùng khuyến nghị không xác định được bất cứ nguy cơ nào đối với phụ nữ cho con bú hoặc trẻ bú mẹ. : Caffeine trong sữa mẹ có thể có tác dụng kích thích đối với trẻ bú mẹ nhưng cho đến nay vẫn chưa quan sát thấy độc tính đáng kể.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Dữ liệu thu được từ thử nghiệm lâm sàng

Các tác dụng không mong muốn thu được từ dữ liệu của thử nghiệm lâm sàng thường hiếm khi xảy ra và trên một số ít các bệnh nhân.

Để phân loại mức độ thường gặp các tác dụng không mong muốn, sử dụng quy ước sau đây: Rất thường gặp (≥1/10), thường gặp (≥1/100, <1/10), không thường gặp (≥1/1000, <1/100), hiếm gặp (≥1/10000, <1/1000), rất hiếm gặp (<1/10000), chưa biết (không thể ước lượng từ các dữ liệu hiện có).

Tần suất xuất hiện các tác dụng không mong muốn được ước lượng từ các báo cáo thu được trong quá trình lưu hành sản phẩm

Rối loạn máu và hệ bạch huyết

Giảm tiểu cầu

Rất hiếm

Rối loạn hệ miễn dịch

Phản ứng quá mẫn

Phản ứng dị ứng da như: ban da, phù mạch, hội chứng Stevens-Johnson

Rất hiếm

Rối loạn hệ hô hấp, ngực và trung thất

Co thắt phế quản ở các bệnh nhân nhạy cảm với aspirin và các NSAID khác

Rất hiếm

Rối loạn gan mật

Bất thường gan

Rất hiếm

Hệ thần kinh trung ương

Bồn chồn

Chưa biết

Khi dùng liều khuyến nghị paracetamol – caffeine cùng với chế độ ăn uống có nhiều caffeine, sẽ gây ra các tác dụng phụ do quá liều caffeine như mất ngủ, thao thức, lo lắng, cáu kỉnh, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, hồi hộp.

ẢNH HƯỞNG LÊN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC

Không có ảnh hưởng đáng kể

Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc DƯỢC LỰC HỌC

Mã ATC: N02B E01

Nhóm tác dụng dược lý: Anifite

Cơ chế tác dụng

Paracetamol là một chất giảm đau. Cơ chế tác dụng của thuốc được cho là ức chế tổng hợp prostaglandin, chủ yếu tại thần kinh trung ương.

Giải Đáp: Đau Bụng Kinh Uống Thuốc Panadol Được Không?

Hỏi: Xin chào bác sĩ. Em là Hoài Thương, năm nay 22 tuổi. Em rất hay bị đau bụng kinh dữ dội khi đến tháng. Gần đây bạn bè em có mách rằng uống Panadol có thể điều trị được chứng đau bụng kinh này. Vậy xin hỏi bác sĩ bị đau bụng kinh uống thuốc Panadol được không? Mong bác sĩ có thể giải đáp sớm giúp em! Em cảm ơn.

(Hoài Thương, Đống Đa – Hà Nội)

Panadol là loại thuốc rất quen thuộc với mọi người và thường được sử dụng để điều trị khi bị nhức đầu nhẹ hoặc vừa. Vì có tác dụng giảm đau nhanh nên nhiều chị em thường truyền tai nhau dùng thuốc này để điều trị đau bụng kinh. Nhiều trường hợp sau khi dùng thuốc thấy có tác dụng với những cơn đau bụng kinh nên rất tin tưởng dùng lâu dài loại thuốc này.

Vậy, đau bụng kinh uống thuốc Panadol được không?

Thuốc giảm đau Panadol có chứa thành phần Paracetamol có tác dụng gảm đau và hạ sốt. Chính vì vậy thuốc này rất hiệu quả trong việc điều trị các chứng đau đầu, đau nửa đầu, đau bụng kinh, đau họng, đau răng, đau cơ xương, đau do viêm xương khớp…

Đau bụng kinh uống thuốc Panadol được không?

Vì có thành phần dược liệu giảm đau nên Panadol cũng có những tác dụng đối với trường hợp đau bụng kinh. Tuy nhiên thuốc này thực sự có khả năng chữa được chứng đau bụng kinh không thì câu trả lời là không.

Vì sao không nên dùng Panadol chữa đau bụng kinh?

Nhiều chị em bị đau bụng kinh dùng thuốc Panadol cảm thấy đỡ đau nên tiếp tục dùng loại thuốc này mỗi lần đến tháng. Tuy nhiên việc dùng thuốc Panadol chỉ giúp làm giảm đau trong trường hợp cơn đau ở mức độ nhẹ và đau trong thời gian ngắn từ 1 – 2 ngày. Thực tế thuốc không có tác dụng điều trị dứt điểm tình trạng đau bụng kinh xảy ra thường xuyên.

Những phụ nữ bi đau bụng kinh dữ dội trong nhiều ngày và bị đau hàng tháng thì không nên dùng thuốc này vì có thể gặp phải nhiều nguy cơ đối với sức khỏe:

– Bị đau bụng kinh uống thuốc Panadol được không?- gây nhiều tác dụng phụ

Khi dùng thuốc Panadol mà không có chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: Giảm tiểu cầu, gặp các triệu chứng mẫn cảm trên da như ban đỏ, phù mạch…, co thắt phế quản do mẫn cảm với aspirin, viêm gan…

– Lạm dụng thuốc giảm đau Panadol có thể gây nguy hại cho sức khỏe

Lạm dụng panadol trị đau bụng kinh có thể gây ra nhiều nguy hiểm

+ Viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa: dùng Panadol lâu ngày có thể làm tổn thương màng nhầy ở dạ dày và gây viêm loét đường ruột, xuất huyết ở hệ tiêu hóa. Nhiều trường hợp bị tổn thương ở hệ tiêu hóa gây ói mửa, sụt cân, thậm chí phải tiến hành can thiệp ngoại khoa.

+ Tổn thương gan: Khi dùng thuốc có chứa thành phần Paracetamol trong nhiều ngày mà không có chỉ định của bác sĩ hoặc không có các loại thuốc chức năng giúp hỗ trợ gan, người bệnh dễ bị tổn thương gan. Đây là nguyên nhân gây ra cảm giác chán ăn, buồn nôn, suy gan và có thể dẫn đến tử vong.

+ Tổn thương thận:Panadol có chứa các thành phần là Pracetamol và Ibuprofen nên nếu dùng lâu dài, dùng quá liều có thể làm suy giảm chức năng của thận.

+ Nghiện thuốc: lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài, với liều lượng cao để trị đau bụng kinh, người bệnh rất dễ bị nghiện thuốc. Khi không thể ngừng dùng thuốc, hệ tiêu hóa, gan, thận … chắc chắn bị ảnh hưởng nặng và dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm cho cơ thể.

+ Huyết áp cao: Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, những người dùng thuốc giảm đau có chứa aspirine trong thời gian dài dễ mắc bệnh huyết áp cao với tỉ lệ gấp 2 lần so với những người bình thường.

+ Bệnh về xương khớp: Những người sử dụng thuốc Panadol trong thời gian dài có thể mắc các chứng vôi hóa cột sống, loãng xương và gãy xương.

Ngoài các nguy cơ trên, việc sử dụng Panadol để điều trị đau bụng kinh mà không được bác sĩ thông qua có thể khiến chị em gặp nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Nguyên nhân là vì nhiều khi đau bụng kinh có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, dính khoang tử cung, chít hẹp cổ tử cung…

Mách bạn biện pháp giảm đau bụng kinh không cần dùng thuốc

Khi bị đau bụng kinh, tốt nhất Hoài Thương và chị em nên đi khám phụ khoa để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra bạn cũng có thể vận dụng biện pháp giảm đau bụng kinh tại nhà mà không cần quan tâm đau bụng kinh uống thuốc Panadol được không? như sau:

– Không ăn những thực phẩm lạnh như đá lạnh, kem, tôm, cua, sò, hến… khi đến tháng.

– Dùng túi chườm nóng để chườm bụng khi bị đau bụng.

Dùng túi chườm nóng bụng để chữa đau bụng kinh

– Nên uống nhiều nước (2,5l mỗi ngày) và uống nước ấm trong những ngày kinh nguyệt.

– Bổ sung thêm sắt và những thực phẩm chứa nhiều sắt để bù lại lượng máu đã mất.

– Tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích.

Tuyết Trinh (t/h)

chúng tôi

Tư Vấn: Mang Thai Uống Panadol Được Không?

Trong thai kỳ, cơ thể mẹ bầu thường bị các cơn đau hành hạ, đặc biệt là đau đầu. Và để làm triệu chứng đáng ghét này, mẹ bầu thường nghĩ ngay đến việc uống thuốc. Tuy nhiên, mang thai uống panadol được không?

Ở giai đoạn mang thai, để đảm bảo sức khỏe của thai nhi luôn ở trạng thái tốt nhất thì mẹ bầu nên phải hết sức chú ý đối với những loại thuốc được dùng trong thời gian này. Vì những loại thuốc ấy có thể gây những tác dụng phụ ngoài mong muốn đối với thai nhi. Khi mang bầu, nhiều mẹ thường xuất hiện những triệu chứng như đau đầu, đau lưng, mệt, hoa mắt, choáng váng… Nhưng việc mang thai uống panadol được không, có gây ảnh hưởng đến thai nhi hay không thì nhiều mẹ bầu vẫn chưa nắm rõ.

Mang thai uống panadol được không?

Tác dụng của panadol

Trước khi tìm hiểu vấn đề mang thai uống panadol được không, chúng ta cũng nên hiểu một chút về những tác dụng của loại thuốc này. Panadol là một loại thuốc giảm đau có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng phổ biến của bệnh cảm lạnh và cảm cúm bao gồm sốt, ho, đau nhức cơ thể, nghẹt mũi, đau họng và đau đầu. Panadol là một loại hiệu quả được tin dùng. Ngoài ra, thuốc còn được bổ sung thêm vitamin C và không tác dụng buồn ngủ.

Mang thai uống panadol được không?

Mang thai uống panadol được không là vấn đề nhiều người quan tâm vì có rất nhiều mẹ bầu mắc phải chứng đau đầu khi mang thai rất nghiêm trọng nên thường nghĩ tới việc dùng các loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc bán trên thị trường ngày nay đều được dán mác chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai, do đó khiến cho nhiều mẹ bầu phân vân không biết mang thai uống panadol được không.

Bạn cũng nên biết rằng, thuốc panadol có khá nhiều loại, hiểu được phần nào công dụng và thành phần của mỗi loại thì mẹ bầu mới rõ được liệu mình mang thai uống panadol được không.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc trị chữa trị chứng đau đầu có chứa các thành phần như: aspirin, ibuprofen, paracetamol và naproxen với các nhãn hiệu phổ biến như Panadol, Tiffy, Decolgen,.. Các loại thuốc này thoạt nhìn thì đều có công dụng giống nhau nhưng không phải loại nào mẹ bầu cũng có thể sử dụng được.

Vì thế để chắc chắn, khi đau đầu hay cảm mạo, mẹ hãy đến bác sĩ để được thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp nhất.

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc

Mang thai uống panadol được không: Nên uống loại thuốc nào?

Ngoài việc hiểu vấn đề mang thai uống panadol được không, mang thai uống thuốc tây có sao không thì việc nên uống loại nào cũng làm mẹ phân vân. Tuy nhiên không phải trong loại panadol nào cũng chỉ chứa mỗi thành phần paracetamol, và mẹ bầu cũng không nên lạm dụng paracetamol bất cứ khi nào mẹ cần xoa dịu cơn đau đầu.

Mẹ bầu chỉ được phép uống thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ theo đúng số lượng và thời gian được ghi trong đơn thuốc. Tuyệt đối không được tự ý đi mua thuốc ở ngoài, dùng lại đơn thuốc của người khác hay sử dụng quá liều.

Mang thai uống panadol được không: Thuốc trên thị trường

Hiện nay trên thị trường, thuốc panadol được chia thành 2 loại:

Loại màu xanh: chỉ chứa thành phần paracetamol được chỉ định dành cho mẹ bầu trong những lúc cần thiết.

Loại màu đỏ: Ngoài paracetamol còn có thêm thành phần caffeine. Caffeine là chất kích thích được thêm vào thuốc nhằm tác dụng không gây buồn ngủ. Thành phần này được khuyến cáo là không nên dùng cho phụ nữ mang thai. Dù chưa có một thực tế nào cho thấy nó mang lại nguy hiểm phụ nữ mang thai, nhưng theo một số nghiên cứu về sinh sản trên động vật, caffeine có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm với thai nhi như sinh non, tăng khả năng sảy thai…

Nên làm gì để giảm cơ đau đầu khi mang thai?

Bên cạnh việc mang thai uống panadol được không, mẹ cũng nên tìm hiểu về các phương pháp chữa đau đầu khác. Tốt nhất, nếu bị cơn đau đầu quá nặng, mẹ nên đến những bệnh viện uy tín để thăm khám và được các bác sĩ tư vấn về những loại thuốc an toàn, giảm đau hiệu quả mà không gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Mẹ bầu cũng nên tuân thủ một cách nghiêm túc các hướng dẫn của bác sĩ như loại thuốc, liều thuốc cần dùng cũng như thời gian sử dụng thuốc để đảm bảo rằng thuốc không gây ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nếu sử dụng thuốc dân gian thì cũng cần lưu ý đến việc mang thai uống thuốc bắc được không?

Để phòng ngừa triệu chứng đau đầu, mẹ cần xây dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh, không nên sử dụng những thực phẩm chứa thành phần kích thích như rượu, bia – nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng đau đầu.

Một phương pháp để phòng ngừa nữa là mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ 1 ngày 8 tiếng vào buổi tối, một giấc ngủ ngắn khoảng 1 tiếng vào ban trưa sẽ giúp thần kinh của mẹ luôn được thoải mái sau những lúc làm việc căng thẳng.

Nghỉ ngơi thư giãn là cách giảm đau đầu hiệu quả

Ngoài ra, tập thể dục nhẹ nhàng cũng có tác dụng rất tốt trong việc giảm chứng đau đầu. Một vài môn thể thao như yoga, thiền, đi bộ,… rất thích hợp dành cho mẹ bầu.

Mặc dù câu trả lời cho thắc mắc mang thai uống panadol được không là được. Nhưng trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào, mẹ cũng nên đến bác sĩ để chẩn đoán và được hướng dẫn sử dụng thuốc. Chứ đừng nên uống thuốc một cách tự ý, vì điều này có thể gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bảo Hân

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Đang Mang Thai Mà Uống Thuốc Tránh Thai Có Sao Không

Đang mang thai mà uống thuốc tránh thai có sao không?

Để trả lời câu hỏi ” Đang mang thai mà uống thuốc tránh thai có sao không”, chúng ta cần xem xét đến ảnh hưởng của thuốc tránh thai đến với thai nhi. Hiện nay vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy thuốc tránh thai hàng ngày gây dị tật thai nhi nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm dưỡng thai. Bé vẫn phát triển và chào đời bình thường. Nếu đang có thai và tình trạng thai nhi vẫn ổn thì mẹ có thể giữ thai tuy nhiên cần ngưng việc uống thuốc tránh thai ngay lập tức.

Thuốc tránh thai hàng ngày

Trong trường hợp này điều quan trọng nhất là mẹ cần khám thai, xét nghiệm và làm các chẩn đoán sàng lọc đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo thai nhi ở trong tình trạng khỏe mạnh. Ngoài ra độ an toàn của thai nhi cũng phụ thuộc vào loại thuốc mà người mẹ đã uống. Trong trường hợp nếu mẹ uống thuốc tránh thai khẩn cấp khi mang thai thì cần xem xét loại thuốc:

Thuốc tránh thai khẩn cấp chứa Levonorgestrel: Tránh thai thất bại vẫn khá an toàn.

Thuốc tránh thai khẩn cấp chứa Mifepriston: Có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu dùng thuốc tránh thai loại này mẹ cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

Tại sao uống thuốc tránh thai hàng ngày nhưng vẫn có thai?

Thực tế vẫn có nhiều trường hợp uống thuốc tránh thai đầy đủ nhưng vẫn có thai. Tránh thai bằng thuốc có tác dụng ngăn cản tinh trùng tiếp xúc với trứng, ngăn cản trứng rụngh, co thắt cổ tử cung khiến trứng không thể làm tổ… Nếu dùng thuốc tránh thai mà vẫn tránh thai thất bại có thể do một số nguyên nhân sau:

Uống thuốc không đủ, không đúng cách

Người phụ nữ quên uống thuốc tránh thai hàng ngày mà không uống bù đúng cách, đặc biệt trong trường hợp quên quá 2 viên và không dùng thêm các biện pháp bảo vệ an toàn khác khi quan hệ như bao cao su thì khả năng tránh thai thất bại rất cao.

Ngoài ra còn trường hợp bị nôn ói ngay sau khi uống thuốc hoặc trong thời gian ngắn sau đó mà không uồng bù, bỏ thuốc khi đantg uống, uống thuốc kèm các loại thức ăn thức uống có khả năng ngăn cản sự hấp thụ của thuốc… đều có thể khiến cơ thể không hấp thu đủ lượng thuốc cần thiết dẫn đến có bầu.

Thuốc tránh thai hàng ngày cần uống đầy đủ, nếu như quên cần uống bù đúng cách

Uống thuốc tránh thai không đều chính là nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ có bầu dù đã uống thuốc tránh thai. Thuốc tránh thai hàng ngày là phải uống hàng ngày mới có hiệu quả. Phụ nữ có nguy cơ mang thai cao nếu quan hệ tình dục mà không dùng đến biện pháp ngừa thai nào khi đã quên hoặc uống thuốc tránh thai không đều.

Tuy nhiên điều này xảy ra nhiều đạc biệt vưới những ai hay quên hoặc quá bận rộn với công việc hay con nhỏ. Bởi vậy nên nếu thường xuyên quên uống thuốc mà vẫn muốn đảm bảo an toàn thì phụ nữ cần chọn các biện pháp tránh thai không cần ghi nhớ khác như que cấy, đặt vòng…

Viên tránh thai hàng ngày được giảm liều nội tiết tố để đảm bảo hiệu quả mà giảm thiểu được tác dụng phụ gây nên. Chính vì hiệu quả thuốc thấp hơn nên chỉ có tác dụng với cơ thể trong khoảng thời gian nhất định. Bởi vậy nên ngoài việc nhớ uống thuốc đầy đủ phụ nữ cần uống vào một giờ cố định trong ngày. Uống sai giờ khiến trong thời gian dài thuốc không phần bố đều trong cơ thể mà lại quan hệ tình dục thì khả năng có bầu là rất cao.

Nếu như không uống thuốc tránh thai hàng ngày đều đặn thì cần dùng biện pháp khác

Thuốc không bảo đảm

Thuốc tránh thai không bảo đảm chất lượng do quá hạn sử dụng, bảo quản sai cách… đều là những nguyên nhân dẫn đến tránh thai thất bại.

Tương tác với thuốc khác

Uống thuốc tránh thai trong khi đang sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung, thảo dược hay thuốc điều trị bệnh khác có thể gây ra tương tác thuốc làm giảm tác dụng của thuốc, giảm hấp thụ.

Bởi vậy nên trước khi dùng thêm các loại thuốc khác thì phụ nữ cần biết chúng có tương tác bất lợi hay không. Nếu có tương tác bất lợi giảm tác dụng mà vẫn bắt buộc phải dùng các loại thuốc khác thì lúc này việc lựa chọn biện pháp dùng thuốc tránh thai sẽ không còn phù hợp nữa mà cần tìm biện pháp ngừa thai khác phù hợp hơn.

Bài viết có sử dụng tư liệu của một số nguồn uy tín, Mái Ấm Nhỏ chỉ cung cấp thông tin, không đưa ra lời khuyên các vấn đề đi sâu về chuyên khoa.