Top 8 # Mang Thai Tuan 36 Bi Ra Mau Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

#36 Mang Thai Tuần 36

Thai 36 tuần đã có cân nặng khoảng 2,9 kg và dài hơn 49cm một chút gần giống với kích cỡ của một quả dưa vàng. Tuy nhiên, không phải cân nặng của bé nào cũng giống nhau, chỉ số có thể xê dịch từ 0,1 – 0,2 kg. Mẹ đừng buồn hay vội lo lắng rằng bé còi khi nghe mẹ bầu bên cạnh khoe con 36 tuần được 3,1 kg hay 3,2 kg. Nếu thai quá to so với tuần thai thì nguy cơ cao mẹ sẽ phải sinh mổ. Và ở thời điểm 36 tuần, nếu sức khỏe của mẹ bầu hoàn toàn bình thường, thai khỏe thì bé vẫn còn tiếp tục tăng cân và sản sinh thêm mỡ để trông đầy đặn hơn.

Lúc này, những sợi tóc lơ thơ cũng đã xuất hiện dày hơn trên đầu bé và có màu nhạt hơn so với tóc của bố mẹ. Các cơ quan cũng đã dần hoàn thiện chức năng của mình. Chân dài của bé trong khoảng thời gian này sẽ là 48 – 50cm tính từ đầu đến gót chân. Kích thước này sẽ tăng thêm ở giai đoạn cuối thai kỳ.

Do nước ối đang dần giảm đi và thai nhi quá lớn, chiếm hầu hết khoảng không trong tử cung nên bé đã bớt hiếu động hơn. Tuy nhiên, bé vẫn luôn nhắc nhở mẹ về sự có mặt của mình bằng việc đạp vào bụng mẹ hoặc vươn vai.

Hầu hết, các bé lúc này đã xoay ngôi thai thuận, tức là quay đầu xuống dưới nhưng vẫn có một số ít trường hợp bé bị các ngôi thai ngược như ngôi mông, ngôi vai,… Nếu bé của mẹ có ngôi thai ngược thì các bác sĩ sẽ có phương pháp giúp mẹ nắn ngôi thai hoặc chỉ định sinh mổ trong trường hợp ngôi thai bất thường.

Từ tuần thai thứ 36, bé đã được coi là “đủ ngày đủ tháng”, mặc dù phải ba tuần nữa mới đến ngày dự sinh. Nếu mẹ chuyển dạ bây giờ, phổi của bé có thể đã đủ khả năng thích ứng được với cuộc sống bên ngoài.

Những thay đổi của mẹ bầu trong tuần 36

Các cơn co chuyển dạ giả – Braxton Hicks có thể đến thường xuyên hơn, kéo dài và khó chịu hơn. Đôi khi, các cơn co Braxton Hicks có cường độ và nhịp độ khá phân biệt với các dấu hiệu chuyển dạ sớm.

Hãy nắm chắc các triệu chứng và đừng cố tự chẩn đoán. Nếu em bé chưa đủ 38 tuần và mẹ thấy có 4 cơn co trong vòng một giờ, hoặc bất kỳ dấu hiệu chuyển dạ sớm nào, hãy lập tức gọi điện cho bác sĩ hoặc tới khám tại các cơ sở y tế.

Khi mang thai tuần 36, việc đi lại sẽ càng thêm khó khăn cho mẹ. Một số phụ nữa cho hay lúc này họ có cảm giác như thể em bé đang sắp rơi khởi bụng vậy. Ngoài ra, mẹ có thể vẫn còn cảm thấy buồn tiểu. Cổ tử cung của bạn đang bắt đầu giãn nở trong những tuần lễ, ngày hoặc giờ trước thời điểm sinh em bé. Sự giãn nở khác nhau ở mỗi phụ nữ, thậm chí ở mỗi lần sinh.

Khớp và các mô trong cơ thể tiếp tục mềm và giãn khi mẹ chuẩn bị sinh em bé. Điều này đặc biệt rất quan trọng đối với vùng xương chậu của mẹ. Mẹ có thể tiếp tục thấy đau bên hông hoặc vùng dưới lưng.

Đến giai đoạn này khi mang thai 36 tuần, mẹ có thể nhận thấy bầu ngực bị rỉ ra chút sữa. Điều này là khá bình thường. Các bầu ngực của mẹ giờ đang sản xuất sản phẩm sữa đầu tiên giàu dinh dưỡng được gọi là sữa non.

Nếu mẹ có cảm giác sắp chuyển dạ, khi vào viện, bác sĩ hoặc bà đỡ sẽ khiểm tra để xem cổ tử cung của mẹ có đang bắt đầu mở rộng ra chưa. Họ cũng sẽ quan sát để xem cổ tử cung có đang fiaxn ra hay xóa (mỏng đi) chưa.

Mẹ bầu cùng lắng nghe những chia sẻ của chuyên gia về vấn đề này nhé.

Thai 36 tuần ra dịch màu nâu

Vào thời điểm mang thai tuần thứ 36, mẹ rất có thể sẽ nhận thấy sự gia tăng tiết dịch âm đạo. Nếu mẹ thấy chất nhầy có lẫn một lượng nhỏ máu (có thể dịch màu nâu), cơn chuyển dạ có lẽ sẽ chỉ còn vài ngày nữa thôi. Nếu thấy ra nhiều đốm máu to hơn hoặc chảy máu, mẹ nên gọi bác sĩ ngay lập tức. Để tìm hiểu các nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa chảy máu trong thai kỳ. Mẹ bầu đọc bài viết sẽ nói rất chi tiết về vấn đề này.

Mẹ bầu cùng lắng nghe phần chia sẻ cùng chuyên gia về vấn đề này nhé.

Cùng đọc bài viết : Ra máu khi mang thai

36 tuần trong bụng mẹ, thai nhi đã phát triển toàn diện cả về hình hài cũng như trí não. Khám thai tuần 36 là việc quan trọng giúp bác sĩ xác định chính xác tình trạng cân nặng và sự phát triển của thai nhi trong tháng cuối, từ đó tư vấn cho thai phụ nên sinh mổ hay sinh thường.

Từ tuần 36, sản phụ cần khám thai hàng tuần. Tại mốc khám thai tuần 36, mẹ bầu sẽ được bác sĩ tiến hành khám tổng quát, đo huyết áp, thử nước tiểu, xét nghiệm máu, đo chiều cao tử cung, chu vi vòng bụng, nghe nhịp tim thai, kiểm tra trọng lượng và chiều dài của thai nhi cùng các dấu hiệu bất thường khác.

Ngoài đo tim thai, khám thai tuần 36 sản phụ sẽ được siêu âm màu theo dõi dopper động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra ngôi thai, nước ối, dây rốn, biến chứng thai nghén,..

Thai nhi ở tuần 36 đã phát triển to và đầy đủ các bộ phận, vì vậy tử cung trở nên chật chội hơn. Do đó ngôi của thai nhi trong tuần này gần như giữ nguyên cho tới lúc sinh ra. Khám thai tuần 36, bác sĩ còn tiến hành xác định ngôi thai, từ đó tư vấn phương pháp sinh phù hợp.

Khi khám thai tuần 36, các mẹ sẽ được bác sĩ kiểm tra cửa mình, thành bụng và cổ tử cung. Đa số các dặn dò mà bác sĩ đưa ra ở giai đoạn này là : khi cổ tử cung bắt đầu mở 1 -3 phân, cùng triệu chứng ra huyết hồng, rỉ ối, vỡ ối thì cần nhập viện ngay lập tức.

Canxi là nguồn dưỡng chất không thể thiếu đối với mẹ bầu ngay từ những tuần đầu mang thai. Mẹ cần bổ sung lượng canxi cần thiết nhằm đảm bảo sự phát triển tốt nhất của xương thai nhi đồng thời cũng ngăn ngừa nguy cơ bị chuột rút hay loãng xương sau sinh cho mẹ nữa đấy.

Các loại thực phẩm giàu canxi gồm có sữa, cam, trái cây sấy khô, hạt đậu nành, hạnh nhân, bột yến mạch, cải xoăn, súp lơ xanh…. Mẹ nên thêm chúng vào thực đơn hàng ngày, hoặc có thể thưởng thức như một món ăn vặt nhé.

Bên cạnh đó, việc bổ sung vitamin K trong thai kỳ cũng rất quan trọng. Vitamin K có tác dụng đối với sự đông máu cũng như giúp cải thiện mật độ xương và ngăn ngừa loãng xương. Chế độ dinh dưỡng khi mang thai tuần 36 của mẹ không nên thiếu vitamin K. Mẹ cần có khẩu phần ăn hợp lý đầy đủ rau củ, dầu thực vật, ngũ cốc, sữa đậu nành và các loại thực phẩm khác được làm từ sữa để bổ sung vitamin K vào cơ thể.

Các loại vitamin K thường có nhiều trong rau xanh đậm màu như xà lách, súp lơ, bắp cải, rau càng cua. Ngoài ra, để đảm bảo cho việc không bị thiếu hụt dưỡng chất này, mẹ có thể uống hoặc tiêm bổ sung vitamin K khi mang thai.

Một điều quan trọng nữa là mẹ đừng quên uống thật nhiều nước trong ngày nhé. Cơ Quan An Toàn Thực Phẩm Châu Âu khuyên mẹ bầu nên uống 2,3 lít một ngày, tức là 11 -12 lần uống 200ml. Số lượng này bao gồm cả sữa, súp, nước ép trái cây, nước bí và nước. Nên nhớ uống nhiều hơn lúc thời tiết nóng hoặc sau khi hoạt động thể chất mẹ nhé.

Dị tật trong tuần thai 36

Hỏi: Chào bác sĩ, em mang thai được 36 tuần rùi hum được 35 tuần em đi siêu âm bs có bảo đầu con e hơi nhỏ vì trong 3 tháng đầu mang thai em không biết nên e không đi sàng lọc trước sinh được bs cho e hỏi con e có bị gì không ak?

Trả lời: Nếu đầu hơi nhỏ thì không vấn đề gì, vì có thể vợ chồng em mà nhỏ nhắn thì con cũng sẽ nhỏ. Nếu là di chứng đầu nhỏ do virus ZIKA thì đầu nhỏ lắm,không thể hơi nhỏ được. Vậy em không nên lo lắng quá. Em vẫn nên đi thăm khám thai để theo dõi định kì xem có biến chứng hay dị tật gì ở bé không nhé.

Chúc mẹ con mạnh khỏe.

Hỏi: Em đã mang bầu 36 tuần, đi khám thai định kỳ thì phát hiện ngôi thai là ngôi ngang. Trong khi đó ở tuần 32, 34 thì ngôi thai vẫn là ngôi đầu bác sĩ đang nói là thai thường sẽ không quay nữa. Giờ 36 tuần mà bé ngôi ngang thì sau đó bé có quay lại ngôi đầu như 34 tuần không ạ?

Trả lời: Ngôi thai của em chưa bình chỉnh tốt, bình thường ở tuổi thai càng lớn thì ngôi thai thường cố định và ít khi xoay chuyển. Trường hợp của em và ở tuổi thai này kết quả siêu âm là ngôi ngang thì cần được theo dõi, vì đây là ngôi thai bất thường và không thể sinh thường. Em cần tiếp tục khám và theo dõi qua siêu âm, em nhé. Ngoài ra em có thể đọc thêm bài viết để tìm hiểu các loại ngôi thai.

Các vấn đề khác trong quá trình mang thai

Tác hại của tiểu đường thai kỳ

Đọc bài viết : Ngôi thai đầu là gì

Bài viết trước : Thai 35 tuần

Bài viết trước : Thai 37 tuần

Sự Phát Triển Của Thai 36 Tuần: Thai 36 Tuần, Con Phát Triển Ra Sao?

Thai 36 tuần, bé nặng khoảng 2,8kg và được coi là đủ ngày đủ tháng. Các cơn co thắt chuyển dạ giả xảy ra thường xuyên hơn, nếu có sự gia tăng tiết dịch âm đạo thì cơn chuyển dạ của mẹ sẽ sớm xảy ra trong vài ngày tới.

Thai 36 tuần, thời điểm này “bé con” nhà bạn trưởng thành như thế nào trong bụng mẹ? Hiểu rõ giai đoạn này, mẹ bầu có thể chăm sóc mình và bé tốt hơn, đồng thời bạn còn chuẩn bị chu toàn cho ngày đón bé chào đời nữa đấy!

Sự phát triển của thai 36 tuần

Từ tuần thai thứ 36, bé đã được coi là “đủ ngày đủ tháng” chuẩn bị cho việc sinh nở, mặc dù phải ba tuần nữa mới đến ngày dự sinh. Nếu mẹ chuyển dạ bây giờ, phổi của bé có thể đã đủ khả năng để thích ứng được với cuộc sống bên ngoài.

Tuy nhiên, một số em bé cần thêm chút thời gian. Vậy nên nếu mẹ đã có kế hoạch sinh mổ, bác sĩ cũng sẽ không tiến hành ca mổ trước 38 tuần trừ khi có lý do để can thiệp y tế sớm.

Thai nhi 36 tuần tuổi cân nặng khoảng 2,8kg và dài hơn 48cm một chút. Nhiều bé khi sinh ra tóc đã dày, lọn tóc dài từ 1,5 đến 4cm. Đừng ngạc nhiên nếu tóc nhạt hơn màu tóc của bố mẹ. Và tất nhiên, cũng có những bé chỉ có lơ thơ vài sợi tóc tơ.

Khi bạn mang thai 36 tuần, xương sọ và hầu hết các xương khác, kể cả sụn của con vẫn còn mềm. Nhiều cơ quan của con đã hoàn thiện, chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống ngoài bụng mẹ. Chẳng hạn, hệ tuần hoàn và hệ thống miễn dịch của thai nhi đã phát triển đủ để bảo vệ trẻ, chuẩn bị sinh nở.

Tuy nhiên, thai nhi vẫn còn các bộ phận chưa hoàn thiện như hệ tiêu hóa. Hệ tiêu hóa mặc dù đã phát triển nhưng vẫn chưa hoạt động. Con tiếp tục dựa vào dây rốn để nhận chất dinh dưỡng cho đến khi chào đời.

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao khi thai nhi 36 tuần tuổi?

Các cơn co chuyển dạ giả khi thai 36 tuần

Braxton Hicks, ác cơn co chuyển dạ giả, có thể đến thường xuyên hơn, kéo dài và khó chịu hơn.

Bà bầu tuần 36 có thể nhận thấy thấy sự gia tăng tiết dịch âm đạo. Chất nhầy có lẫn một lượng nhỏ máu, cơn chuyển dạ có lẽ chỉ còn vài ngày nữa thôi. Nếu thấy ra nhiều đốm máu to hơn hoặc chảy máu, mẹ nên gọi bác sĩ ngay lập tức.

Đôi khi, các cơn co Braxton Hicks có cường độ và nhịp độ khó phân biệt với các dấu hiệu của chuyển dạ sớm.

Hãy nắm chắc các triệu chứng và đừng cố tự chẩn đoán. Nếu em bé chưa đủ 38 tuần và mẹ thấy có 4 cơn co trong vòng một giờ, hoặc bất kỳ dấu hiệu chuyển dạ sớm nào, hãy lập tức gọi điện cho bác sĩ hoặc tới khám tại các cơ sở y tế.

Bà bầu tuần 36 cũng cần hỏi bác sĩ về kết quả xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B của mình để nhân viên y tế có thể chuẩn bị kháng sinh kịp thời khi cần thiết dù chưa có kết quả khi bạn nhập viện.

Khi thai nhi 36 tuần tuổi, mẹ khó ngủ ngon

Mang thai đến tuần thứ 36, mẹ khó có thể ngủ ngon. Trong khi ngủ, bà bầu tuần 36 có thể sẽ gặp những giấc mơ dữ dội. Nếu có thể, hãy tranh thủ ngủ thêm vào ban ngày. Chú ý sau giai đoạn thai 36 tuần, mẹ tiếp tục theo dõi chuyển động của bé và báo ngay cho bác sĩ nếu nhận thấy những chuyển động giảm đi. Dù đang ở trong môi trường chật chội hơn, bé vẫn nên hoạt động đều đặn như trước.

Đau vùng xương chậu ở tuần thai 36

Cơ thể bà bầu tuần 36 sẽ đối diện với các cơn đau vùng chậu. Đầu em bé xuống thấp, sâu hơn vào xương chậu và tử cung nặng hơn. Để giảm bớt sự khó chịu, bạn có thể đi bộ hoặc thư giãn với những bài tập hông, xương chậu dành cho mẹ bầu. Bạn cũng nên tắm nước ấm để cơ thể bà bầu tuần 36 dễ chịu hơn.

Dự phòng trường hợp sinh sớm

Nếu là bà bầu tuần 36, bạn nên dự phòng trường hợp sinh sớm bằng cách chuẩn bị cho việc sinh nở có thể đến bất cứ lúc nào. Bạn có thể chuẩn bị sẵn một chiếc giỏ xách to đựng những vật dụng mà thai phụ có thể cần đến trong lúc chuyển dạ như áo khoác, vớ… và đồ cần thiết cho trẻ sơ sinh như mũ, vớ, khăn…

Ở giai đoạn cuối thai kỳ này, bạn dễ dàng nhận thấy hầu như mình không tăng cân hoặc tăng cân rất ít, có khi còn bị giảm cân. Đây là điều bình thường và được coi là một trong những dấu hiệu sắp sinh. Và bà bầu tuần 36 có thể yên tâm vì việc sụt giảm, “đứng” cân lúc này không ảnh hưởng tới cân nặng của bé.

Gợi ý cho tuần này: Tìm hiểu về an toàn cho trẻ sơ sinh. Mẹ cần biết cách bế bé sao cho an toàn khi ngồi trên xe gắn máy hoặc xe hơi. Với các gia đình có xe hơi riêng, bố mẹ có thể quyết định lắp thêm ghế cho bé trong xe.

Thai 36 Tuần Ra Dịch Nhầy Màu Vàng Có Phải Rỉ Ối Không?

Nước ối là gì?

Nước ối là môi trường chất lỏng không màu bao quanh thai nhi trong tử cung người mẹ, giúp bảo vệ thai khỏi sự xâm nhập của vi trùng từ bên ngoài, đồng thời giúp cho các cơ quan nội tạng như phổi và thận của bé phát triển hoàn chỉnh.

Thai 36 tuần ra dịch nhầy màu vàng có phải dấu hiệu rỉ ối?

Thực chất, dịch ối có màu trắng trong, có thể đi kèm với chất nhầy hay một ít máu và đặc biệt là không có mùi. Nếu bạn thấy thai 36 tuần ra dịch nhầy màu vàng thì đây chưa phải là dấu hiệu rỉ ối.

Nồng độ estrogen quá cao

Mẹ bầu thường có nồng độ estrogen tăng cao khi có mỡ thừa trong cơ thể, căng thẳng, nóng giận khi mang thai, chế độ ăn ít chất xơ hoặc thậm chí là hệ thống miễn dịch yếu. Nồng độ estrogen quá cao sẽ khiến mẹ bầu ra khí hư màu vàng.

Viêm nhiễm âm đạo

Khi mang thai, sự thay đổi các nội tiết tố trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến nồng độ pH của vùng âm đạo, khiến mẹ bầu dễ bị nhiễm nấm âm đạo và tiết ra dịch nhầy màu vàng kèm theo mùi hôi, ngứa ngáy, đỏ và sưng âm hộ.

Viêm âm đạo do nấm hay vi khuẩn gây ra khá nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân và mẹ có thể bị nhiễm trùng tử cung sau sinh.

Mẹ bị bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)

Thai phụ tháng cuối bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) là cực kỳ nguy hiểm. Một số dạng chính của bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) bao gồm: Trichomonas, nhiễm nấm chlamydia và bệnh lậu ,… Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, trẻ sinh ra rất dễ bị lây nhiễm từ mẹ, từ đó khiến con dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Bệnh làm cho thai phụ tiết ra dịch nhầy màu vàng kèm mùi hôi tanh khó chịu, hơn nữa còn gây ra các hiện tượng như tiểu đau, tiểu buốt, nước tiểu sẫm màu,…

Viêm vùng chậu

Bệnh mụn cóc sinh dục có thể xuất hiện cả khi chị em đang mang bầu. Phụ nữ mắc bệnh mụn cóc sinh dục sẽ bị ảnh hưởng đến việc sinh nở, khiến chị em khó sinh hơn bình thường. Đồng thời trẻ sinh ra có khả năng nhiễm bệnh từ mẹ là rất cao. Triệu chứng điển hình của bệnh này là âm đạo tiết khí hư màu vàng, ngứa ngáy và có mùi hôi.

Ra dịch nhầy màu vàng khi mang thai tuần 36 có nguy hiểm không?

Thực chất, việc tiết ra dịch âm đạo là cơ chế riêng của cơ thể nhằm loại bỏ các tế bào chết, vi khuẩn để giữ cho khu vực âm đạo luôn sạch sẽ và khỏe mạnh. Nếu như trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, dịch tiết âm đạo của mẹ bầu thường không màu hoặc có màu trắng đục thì ở tam cá nguyệt thứ ba, dịch tiết ra đôi khi sẽ có màu vàng nhạt, kết cấu hơi đặc và điều này được xem là bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng.

Kết luận

Chuyện Bi Hài Chỉ Có Trong Phòng Đẻ

Tại phòng đẻ ở các bệnh viện phụ sản, có những câu chuyện mà chỉ có y bác sĩ và bệnh nhân biết với nhau, thầm nhủ sẽ không kể với người thứ ba vì những tình huống dở khóc dở cười. Bác sĩ Lê Quang Hòa, khoa D3, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã chứng kiến rất nhiều tình huống hài hước mà chỉ làm bác sĩ đỡ đẻ mới có cơ hội được trải nghiệm. Bác sĩ vẫn còn nhớ sản phụ quê Hưng Yên sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Sản phụ được chỉ định đẻ thường. Khi lên bàn đẻ, tử cung đã mở 8-9 phân bà bầu vẫn cầu xin bác sĩ cho không đẻ nữa với lý do “đau không chịu được”. “Trường hợp này bắt buộc bác sĩ phải nghiêm khắc nói to để át được tiếng la hét của sản phụ, yêu cầu không la hét, dặn dò giữ sức để rặn con ra”, nam bác sĩ chia sẻ.

Cảnh sản phụ la hét “xin thôi đẻ” vì quá đau đớn rất thường gặp ở bệnh viện phụ sản. Có chị em trong cơn đau gọi chồng, gọi mẹ, có sản phụ “bắt đền” chồng để giờ phải chịu đau một mình. Bác sĩ Nguyễn Văn Quyết, công tác tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, còn nhớ sản phụ ở Thái Bình đi đẻ lần đầu nên còn nhiều điều bỡ ngỡ, lo sợ. Mặc áo váy thùng thình của người vượt cạn, sản phụ bước chậm vào phòng đẻ. Chị di từng bước chân như kiểu sắp phải đi đến đoạn đường cùng. Khi bác sĩ yêu cầu cởi váy áo để nằm lên bàn sinh, bà bầu nói: “Cái bàn đẻ này bé quá, em sợ lúc đẻ đau quá lăn lộn ngã xuống đất thì sao”. Bác sĩ phải trấn an: “Ở đây chưa bao giờ có chuyện sản phụ ngã xuống đất khi đẻ cả”.

Sản phụ e ngại cởi từng món quần áo sau khi mặc cả với bác sĩ được mặc áo ngực “để đẻ cho đỡ ngại”, nhất khi người đỡ đẻ là bác sĩ nam. Cũng theo bác sĩ, nhiều sản phụ đi đẻ thắc mắc “sao cả bệnh viện này không có bác sĩ nữ nào?”. Bác sĩ trấn an bệnh nhân: “Đã đi đẻ sản phụ không nên ngại ngần gì nữa”, bác sĩ Quyết cho biết. Cũng theo bác sĩ Quyết, bác sĩ sản khoa nam thì tác phong, thái độ là rất quan trọng. Bác sĩ cần nhẹ nhàng, vui vẻ nhưng phải có tác phong nghiêm túc, không sỗ sàng để bệnh nhân tin tưởng và người nhà bệnh nhân tôn trọng.

Bác sĩ Lê Quang Hòa kể, sản phụ đẻ thường cần rất nhiều sức để rặn đẻ, nhất là khi những cơn gò đến liền nhau. Vì vậy, thay vì la hét gây mất sức, sản phụ nên cố gắng dành sức. “Trên bàn đẻ, hai tay sản phụ được đặt vào vị trí cố định để nằm chặt, dồn lực xuống phía dưới nhưng cũng có không ít bà bầu không ghìm chặt tay mà huơ lung tung, giơ lên đập xuống rồi la hét”, bác sĩ Hòa kể.

Chị Nhung ở Hà Đông, Hà Nội, chuyển dạ, nhập viện và được chỉ định đẻ thường. Trước khi sinh, chị Nhung tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của các mẹ đi trước mách nước nên đã đem vào phòng đẻ vỏ chai nước để bóp giải tỏa cơn đau. Chỉ bóp được vài cái, cảm thấy không có tác dụng, chị vứt đi chai nước lúc nào không hay rồi huơ tay lung tung, bất chợt chị vơ mạnh vào “chỗ nhạy cảm” của bác sĩ nam đứng bên cạnh. Chỉ khi mẹ tròn con vuông, sức khỏe và tâm lý ổn định trở lại, chị mới cảm thấy xấu hổ vì hành động của mình. Dù ái ngại nhưng các nam bác sĩ cũng coi đó là “tai nạn nghề nghiệp” mà thôi.

Ngoài việc giúp các sản phụ vượt cạn thành công, các bác sĩ còn phải giải quyết nhiều vấn đề khác bởi sản phụ đẻ xong nhất định không ra viện mà chờ ngày đẹp. Bác sĩ Quyết cho biết, các bệnh viện phụ sản tuyến trên hầu hết đều quá tải nhất là vào những hôm đẹp ngày.

Sản phụ đẻ thường 2 hôm có thể ra viện, còn đẻ mổ thì lâu hơn một chút. Nhiều sản phụ đẻ mổ nên chọn ngày đẹp cho con ra đời và chọn cả ngày đẹp để đưa con về nhà. Khoa dịch vụ D3 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, trung bình mỗi ngày có khoảng 40 sản phụ, có hôm đỉnh điểm lên tới hơn 100 sản phụ hầu hết sinh mổ. Sinh xong, theo dõi 6 tiếng, sản phụ được về phòng thường và gặp con. Bác sĩ tiếp tục kiểm tra sức khỏe của sản phụ và em bé đến khi đủ điều kiện xuất viện.

Theo bác sĩ, có sản phụ đến ngày ra viện thì đưa ra những lý do như “em đau bụng lắm”, hay “em đi tiểu lạ lắm cho ở lại theo dõi thêm” mà không giải thích được lạ như thế nào. Có sản phụ nói: “Con em làm sao ấy bác sĩ ạ, nó toàn nhắm mắt, chỉ ti mẹ mới mở mắt” trong khi em bé đang ngủ. “Chúng tôi biết rõ sản phụ viện lý do để chờ ngày đẹp xuất viện nên phải làm công tác tư tưởng rất kỹ để mẹ con ra viện đúng ngày trong khi có rất nhiều sản phụ khác đang chờ giường trống để nằm”, bác sĩ Quyết nói.

Nguyên Phương