Top 8 # Mang Thai Tuan 35 Bi Tieu Chay Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

#35 Mang Thai Tuần 35

Tuần 35, bé yêu của bạn đã dài khoảng 46 cm và nặng khoảng 2,6 kg, như một quả dừa. Bé vẫn còn đang tiếp tục tăng cân và mỗi tuần tăng thêm khoảng 30g mỗi ngày. Do chiều dài và cân nặng của bé đã vừa vặn trong tử cung nên bé không còn nhiều chỗ trống để nhào lộn nữa nhưng số lần bé đạp vẫn khá nhiều mà mẹ bầu vẫn có thể cảm nhận được.

Bé đang “rụng” dần phần lớp lớp lông tơ bao phủ cơ thể và lớp sáp bao phủ làn da của bé trong suốt chín tháng nằm trong túi nước ối. Bé nuốt vào các chất này cùng các chất bài tiết khác, và cho kết quả là một hỗn hợp màu đen, gọi là phân su, “thành phẩm” của lần bài tiết đầu tiên của bé sau khi chào đời. Thận của bé cũng đã phát triển đầy đủ, gan cũng đã có thể xử lý một số chất thải. Lớp mỡ dưới da tiếp tục phát triển để tạo dựng lên một hình hài hoàn thiện. Da bé bớt đỏ và căng ra giúp cơ thể điều chỉnh nhiệt độ. Nói chung, các phát triển thể chất của bé hoàn tất, trong những tuần tiếp theo bé chủ yếu thay đổi về cân nặng mà thôi.

Nếu mẹ chưa từng trò chuyện với bé trong thai kỳ thì đây là thời điểm rất thích hợp bởi khả năng nghe của bé đã phát triển đầy đủ. Vào cuối tuần này và đầu tuần 36 bé đã được xem là đủ ngày đủ tháng nên mẹ không cần lo lắng về nguy cơ sinh non.

Những thay đổi của mẹ bầu trong tuần 35

Ở tuần thứ 35, mẹ đã tăng tổng cộng 9 -13 kg (tính từ đầu thai kỳ). Việc tăng cân bao nhiêu, có tăng cân hay không phụ thuộc vào kích cỡ cơ thể trước khi mang thai, kích cỡ của em bé và tất nhiên là lượng thức ăn mẹ nạp vào trong thai kỳ.

Dịch âm hộ ra nhiều hơn vào thời điểm này, và bạn nên mang băng vệ sinh hàng ngày để cảm thấy thoải mái hơn. Điều này cũng bình thường, bạn đừng quá để ý trừ khi bạn ra dịch quá nhiều, cảm thấy ngứa ngáy, dịch có mùi hôi bất thường và nó khiến bạn khó chịu. Đây là kết quả tất yếu của sự ứ đọng và chèn ép đang diễn ra ở vùng xương chậu, và hoạt động của nội tiết tố.

Khoảng cách từ rốn đến đỉnh tử cung của bạn lúc này khoảng 15 cm, từ đỉnh tử cung đến khớp dính là 35 cm. Bé đã xuống khá thấp gây áp lực lên các dây thần kinh khiến mẹ hay bị đau râm ran và tê vùng xương chậu. Lúc này, chị em nên thư giãn, nghỉ ngơi và đừng quá hoang mang vì cảm giác này sẽ giảm dần khi bé chào đời. Cũng do bé đi sâu xuống dưới khung xương chậy nên sẽ khiến mẹ đi tiểu nhiều, nhất là vào ban đêm.

Khi mang thai, tử cung của bạn phát triển lớn hơn, đặt áp lực nhiều lên dạ dày khiến chứng ợ nóng ngày càng thường xuyên ở giai đoạn này. Ợ nóng gây cảm giác nóng rát khó chịu trong thực quản của mỗi người. Đây là biểu hiện của chứng khó tiêu, axit từ dạ dày quay trở lại thực quản của bạn, tạo ra cảm giác cháy rát ở cổ họng. Chứng bệnh này sẽ biến mất ngay sau khi bé chào đời.

Quá trình này gọi là sa bụng thường diễn ra vài tuần trước khi mẹ chuyển dạ nếu đây là bé đầu lòng. Nếu mẹ đã từng sinh, quá trình này có thể sẽ không xảy ra trước khi chuyển dạ.

Nếu bé đã lọt xuống, có thể mẹ sẽ thấy áp lực tăng lên ở vùng bụng dưới của mình, khiến việc đi lại thêm nặng nề, phải đi tiểu thường xuyên hơn. Nếu bé ở vị trí rất thấp, mẹ có thể cảm thấy nhiều áp lực ở vùng âm đạo và khá khó chịu.

Lưu ý gọi bác sĩ ngay nếu nhận thấy bé giảm hoạt động hay có dấu hiệu bị rỉ nước ối, hoặc nếu mẹ thấy có chảy máu âm đạo, bị sôt, nhức đầu nặng hoặc kéo dài, đau bụng liên tục hoặc thị lực thay đổi.

Ở thời điểm này, cơ thể thai phụ sản sinh ra nhiều loại hormon, dưới tác dụng của hormon, dây chằng xương chậu lỏng rồi mềm ra, làm cho khớp xương của xương cùng, liên hợp với xương mu lỏng đi, kết cấu ở phần lưng cũng lỏng. Hiện tượng biến đổi dây chằng xương chậu này ở thai phụ có thể trợ giúp khi chuyển dạ thuận lợi hơn. Nhưng nếu dây chằng xương chậu quá lỏng, có thể làm cho khớp xương đau nhức, sự tách rời của liên hợp xương mu có thể làm cho thai phụ đi đứng khó khăn hơn.

Mang thai ở tuần thứ 35, trọng lượng của thai nhi trong tử cung đè lên ruột và tác động lên các khoảng trống trong bụng khiến chuyển động trong ruột trở nên khó khăn hơn. Việc bổ sung sắt cũng có thể dẫn đến táo bón. Ngoài ra khi mang thai, nội tiết tố thay đổi gây ra sự co giãn và lỏng lẻo của các dây trong thành ruột. Táo bón là một triệu chứng bình thường và không có gì phải lo lắng.

Tuy nhiên, mẹ không nên quá chủ quan, khi thấy những biểu hiện bất thường kèm với các cơn đau nhói thì cần phải đi khám và theo dõi vì rất có thể đó là dấu hiệu sinh non, bong thai nhau, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Khi mang thai ở tuần thứ 35, tử cung phát triển khiến cho động mạch chủ và các tĩnh mạch ở khung chậu bị chèn ép khiến máu không xuống đến chân được. Đây là một triệu chứng rất phổ biến ở giai đoạn cuối của thai kỳ và thường trở nên tồi tệ hơn vào tháng cuối cùng. Phù nề là một tình trạng hoàn toàn bình thường và không có gì phải lo lắng, trừ khi bạn bị sưng khuôn mặt hoặc quanh mắt. Tuy nhiên bạn cũng cần phải lưu ý vì đây cũng có thể là biểu hiện của tiền sản giật, một bệnh lý rất nguy hiểm trong thai kỳ.

Để khắc phục phù nề, bạn không nên đứng hoặc ngồi lâu một chỗ. Mang giày dép thoải mái khi di chuyển. Và quan trọng nhất là uống thật nhiều nước. Bàn chân sẽ trở lại kích thước bình thường sau khi sinh.

Thai 35 tuần doạ sinh non

Khi thai nhi 35 tuần tuổi, hệ hô hấp chưa được phát triển hoàn thiện, vì thế chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ. Vì vậy nếu bé chào đời ở thời điểm này, bé sẽ gặp các vấn đề về hô hấp.

Ngoài ra bé phải được chăm sóc trong lồng ấp để duy trì nhiệt độ cơ thể do lượng chất béo lưu trữ trong cơ thể trẻ thấp, dễ bị hạ nhiệt độ. Sinh non khá phổ biến trong những trường hợp mang thai đôi hoặc nếu bạn bị các biến chứng như tiền sản giật hoặc viêm đường tiết niệu. Ngoài ra, sinh non cũng phổ biến ở những phụ nữ mang thai trong độ tuổi vị thành niên hay những người phụ nữ lớn tuổi. Việc sử dụng rượu, ma túy hoặc thuốc lá cũng gây sinh non.

Thai nhi 35 tuần nên ăn gì

Vào thời điểm này, những mẹ bầu nên hạn chế ăn những thức ăn nguội hoặc đông lạnh. Đây là những thực phẩm khiến mẹ và bé tăng nguy cơ mắc một số bệnh lây lan. Ngoài ra bạn cũng nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều mỡ, đường để tránh mắc phải các bệnh như tiểu đường hay thừa cân.

Vào tuần thai 35, bạn không nên bỏ qua các loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày. Những loại thực phẩm này giúp cơ thể bạn được nhẹ nhõm, thoải mái. Ngoài ra nên bổ sung canxi cho mẹ và bé bằng cách dùng sữa dành cho bà bầu hay bất kỳ loại sữa nào bạn thích có chứa nhiều canxi, các chất có lợi cho sự phát triển thể chất và trí não của bé, luôn là lựa chọn tối ưu cho mẹ bầu.

Trong quá trình mang thai bạn nên uống nhiều nước hơn sẽ giúp cơ thể bạn loại bỏ được những độc tố trong thời kì mang thai, giúp bạn tránh được những cơn ợ nóng, táo bón.

Khi đi khám thai 35 tuần, mẹ bầu sẽ được bác sĩ đo biểu đồ tim thai, cơn gò. Những xét nghiệm này cần được thực hiện ở những thai kỳ có nguy cơ cao như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, dọa sinh non hoặc chuyển dạ sinh non.

Các vấn đề khác trong quá trình mang thai

Bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không

Bài viết sau : Thai 36 tuần

Thực Đơn Ăn Chay Cho Phụ Nữ Mang Thai.

1. Phụ nữ mang thai ăn chay liệu có tốt không?

Đây là vấn đề của rất nhiều chị em phụ nữ khi thực hiện chế độ ăn chay trường trong thời kỳ mang thai. Bởi giai đoạn này, mẹ bầu cần được đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để cho mẹ và bé cùng phát triển một cách khỏe mạnh.

Theo các nghiên cứu của chuyên gia, phụ nữ mang thai vẫn hoàn toàn có thể ăn chay. Hơn thế, chế độ ăn chay giúp cho cả mẹ và bé đều phát triển rất khỏe mạnh và thông minh. Có rất nhiều lý do để có thể giải thích cho điều này.

Thực đơn ăn chay cho bà bầu đảm bảo cung cấp một lượng dinh dưỡng đầy đủ cho cả mẹ và bé. Các món ăn chay mang đến những chất dinh dưỡng lành mạnh cho cơ thể mẹ bầu. Ngoài ra, chúng còn có thể ngăn ngừa được rất nhiều bệnh tật. Giúp đào thải các chất độc hại trong cơ thể ra bên ngoài, không gây ảnh hưởng đến em bé. Hơn nữa, mẹ bầu ăn chay lấy lại vóc dáng tuyệt vời của mình sau khi sinh.

Tuy nhiên, nếu không ăn chay đúng cách và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, bà bầu sẽ rơi vào tình trạng thiếu chất dinh dưỡng, không đảm bảo sự phát triển toàn vẹn cho trẻ. Nhưng những nhược điểm này hoàn toàn có thể khắc phục một cách dễ dàng.

2. Thực đơn ăn chay đầy đủ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai

Tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng chung cho tất cả bà bầu.

Đảm bảo bổ sung đầy đủ chất sắt, canxi, axit folic, axit béo thiết yếu như DHA, kẽm, đạm, vitamin B12 và calories.

Thực hiện chế độ ăn chay chuẩn cho bà bầu.

Bạn có thể tham khảo thực đơn như sau: Mỗi ngày ăn đủ 6 – 11 khẩu phần bánh mì, ngũ cốc, cơm và mì ống; 4 – 5 khẩu phần rau; trên 4 khẩu phần trái cây; 8 khẩu phần sữa; 3 – 4 khẩu phần đậu; 2 khẩu phần axit béo omega – 3 nhằm cung cấp DHA; dùng bổ sung viên sắt và vitamin B12 theo chỉ định của bác sĩ.

Dùng các thực phẩm chứa nhiều canxi.

Như phô mai, sữa, yaourt; sữa đậu nành, các loại đậu và chế phẩm từ đậu; rau có lá màu xanh đậm, rau bina; quả sung; hạt hướng dương, hạt vừng; nước cam ép; bông cải xanh, ngũ cốc, rong biển… Hàng ngày để dung nạp đủ 1.000 mg canxi và 400 I.U vitamin D. Ngoài ra, mẹ bầu có thể bổ sung thêm vitamin D qua việc phơi nắng sớm khoảng 30 phút/ngày, từ 7 – 8 giờ sáng. Việc bổ sung canxi là rất cần thiết cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Vì đây là khoáng chất nền tảng cơ bản cho việc hình thành xương và răng ở bé.

Bổ sung thêm chất sắt từ rau quả.

Ngoài việc dùng viên sắt theo chỉ định của bác sĩ, bà bầu có thể cung cấp thêm cho cơ thể và thai nhi nguồn sắt có sẵn trong các loại rau quả; ngũ cốc như trái cây, bột ngô, mơ, đậu xanh, đậu đen, rau dền, bông cải xanh, nho khô; ngũ cốc, bánh mì bổ sung sắt, gạo nguyên cám; đậu và các chế phẩm từ đậu như đậu phụ, sữa đậu nành… Đồng thời để cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, nên dùng thêm các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như ớt đỏ, dâu, cam, quýt, lựu, cà chua… Nhằm đảm bảo dung nạp đủ khoảng 50 mg sắt mỗi ngày. Giúp phòng chống tình trạng thiếu máu vốn rất thường gặp ở bà bầu ăn chay.

Cung cấp đủ axit folic cho bé.

Rất may trong thực vật có nhiều loại rau quả dồi dào lượng axit folic. Nó giúp phát triển hệ thần kinh thai nhi, tránh các khiếm khuyết ống thần kinh như nứt đốt sống, thoái vị não… cho bé. Chị em ăn chay có thể bổ sung vào khẩu phần ăn trong suốt thai kỳ của mình những thực phẩm giàu axit folic như: rau xanh, đậu Hà Lan, đậu xanh, bột đậu nành, cam, chuối, hạt bắp, dừa, bông cải xanh, rau Bina, các loại hạt…

Chọn các món ăn chứa nhiều axit béo thiết yếu cho sự phát triển não của bé, như omega – 3.

Các axit béo này thường được tìm thấy trong các loại cá. Tuy nhiên do cá không nằm trong thực đơn ăn chay của bà bầu. Bạn có thể chọn cách bổ sung axit béo và omega – 3 qua các loại thực phẩm phù hợp. Như tảo, dầu hạt cải, rau xanh, dầu hạt lanh, quả óc chó, đậu phụ…Hạt lanh và dầu hạt lanh được xem là nguồn cung cấp omega – 3 thực vật.

Kẽm rất cần thiết trong thực đơn chay của mẹ bầu.

Kẽm là một trong những vi chất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Thai phụ thiếu kẽm có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại dị tật bào thai như bệnh não tích nước, không có não… Trong khi đó tình trạng thiếu kẽm lại thường phát sinh ở những mẹ bầu dùng thức ăn có nguồn gốc thực vật, như ăn chay là chính. Với thai phụ, mỗi ngày cần khoảng 20 mg kẽm. Bà bầu có thể bổ sung vi chất này qua các loại thực phẩm giàu kẽm, gồm cả vitamin A, E, B6, magie như rau xanh; rau củ có màu vàng đỏ; trái cây (rau muống, rau dền, xà lách xoong, cà rốt, cà chua, bí đỏ, chuối…).

Đạm (protein) – chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho bé.

Thông thường, rất dễ bổ sung đạm trong các loại thịt, cá, thịt gia cầm. Đạm được bổ sung bởi các sản phẩm làm từ thịt động vật là loại đạm cao cấp. Các sản phẩm từ thảo mộc cho đạm loại hai vì các axit amino mà chúng cung cấp không thuộc nhóm trên. Tuy nhiên, do chế độ ăn chay bao gồm nhiều loại thực vật nên bà bầu và thai nhi chủ yếu hấp thụ đạm loại 2 này. Vì vậy, thai phụ cần ăn các thức ăn chính phối hợp với nhau như: Đậu Hà Lan có thể được ăn chung với gạo hoặc bắp; 1 nắm hạt đậu có thể ăn thêm cùng với gạo và các món rau trộn bắp… Các loại thực phẩm giàu đạm cho bà bầu ăn chay gồm có: Các loại ngũ cốc; các loại sữa; các loại hạt và quả hạch; các loại đậu, đậu Hà Lan và đậu lăng, ngô… Chú ý không ăn nhiều hơn 2 bữa đậu mỗi ngày để ngăn ngừa tác dụng phụ. Theo ước tính, nửa chén đậu có thể cung cấp mẹ nguồn năng lượng tương đương 84 gram thịt.

Chú ý an toàn thực phẩm khi ăn chay.

Để tránh nhiễm khuẩn, mẹ bầu cần tránh ăn rau sống, trái cây tươi, phô mai mềm và sữa chưa tiệt trùng. Đây là những thực phẩm dễ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm Listeria, khuẩn chúng tôi và Salmonella gây hại đến thai nhi. Ngoài ra tránh dùng quá nhiều phô mai và bánh mì chay, thịt chay… Các món ăn này chứa rất nhiều natri và mỡ bão hòa, không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

3. Lưu ý

Để ăn chay thực sự có ý nghĩa và tốt cho sức khỏe, bạn phải thực hiện chế độ ăn chay đúng cách. Đặc biệt là phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc đối với việc ăn chay dành cho bà bầu.

Áp dụng việc ăn chay lành mạnh, đúng cách. Cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuyệt đối tránh việc thai nhi thiếu chất, còi cọc, mẹ yếu.

Nếu thấy cơ thể yếu, không đủ chất, có những biểu hiện lạ, phải dừng ngay việc ăn chay lại.

Nên kết hợp việc ăn chay với tập những bài thể dục nhẹ nhàng cho phụ nữ mang thai.

Với những chia sẻ trên, HAPI hy vọng bạn sẽ có cho mình một thực đơn ăn chay cho bà bầu hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi!

HAPI VEGAN

Sống để yêu thương!

Mẹ Việt 4 Lần Mang Thai Đều Ăn Chay, Sinh 5 Con Khỏe Mạnh

4 lần thai nghén, chị Hà Trang chỉ bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất từ thực phẩm chay do nhà làm. Tuy vậy, các con sinh ra đều khỏe mạnh và kháu khỉnh.

Sau 2 tuần sinh mổ, chị Hà Trang (28 tuổi – Đống Đa) đã bắt đầu đi làm lại với vóc dáng thon gọn và khỏe mạnh. Chị cho biết, vì tính chất công việc của gia đình nên thời gian ở cữ ít hơn mọi người. Nhưng sức khỏe của chị vẫn tốt, vết rạch mổ đã dần khô và lành lại.

Khi hỏi về sức khỏe của 2 bé song sinh, chị cho hay: “Trộm vía, 2 cháu rất khỏe mạnh và kháu khỉnh. So với hồi mới chào đời, cân nặng của các con đã tăng lên khá nhiều. Đặc biệt, các con biết thương mẹ nên ít quấy về đêm và chăm chỉ tu ti”.

Cặp song sinh này không phải là con đầu lòng của vợ chồng chị. Trước đó, anh chị đã sinh được 1 bé trai và 2 bé gái “sàn sàn” tuổi nhau. “Mọi gia đình chỉ đẻ 2 đứa hoặc tới đứa thứ 3 nhưng nhà mình thuộc trường hợp đặc biệt. Cố gắng phấn đấu 3 con như bạn bè, hàng xóm. Nào ngờ, trời thương cho thêm 1 lần có bầu và mang thai đôi. Có lẽ, đó là diễm phúc vợ chồng mình được hưởng từ kiếp trước.”, chị Trang vui vẻ chia sẻ.

6 năm lấy chồng, bà mẹ trẻ xinh đẹp đã được sở hữu một khối “tài sản” vô giá. Đối với chị, các con là tất cả. Chị luôn cảm thấy hạnh phúc khi nhìn chúng nô đùa và chăm sóc lẫn nhau. Tuy nhiên, chen vào đó là phút lo lắng, bộn bề về tương lai của các con.

Chị tâm sự: “Đôi lúc, mình lo nghĩ cho tương lai của các con. Làm sao có phương pháp dạy để tất cả được ngoan ngoãn, học giỏi và thành người. Thậm chí, mình thương các con rất nhiều. 3 đứa lớn chưa bé nào 6 tuổi nhưng các con đều tự giác ăn uống và chơi với nhau. Nhiều lúc, bé thứ 3 hơn 2 tuổi khóc đòi mẹ. Mình cũng chỉ bế và dỗ nín rồi lại để con chơi với anh chị”.

Nhà đông trẻ nhỏ nên các con chị được nội ngoại 2 bên chăm sóc. Mọi sinh hoạt và học tập của các con đều do ông bà giúp đỡ. Còn chị, lo toan công việc gia đình và 2 nhóc song sinh chưa tròn tháng.

Chế độ dinh dưỡng bầu bí: Chỉ là món chay

Suốt quá trình thai nghén, chị Trang thực hiện chế độ dinh dưỡng từ khẩu phần món chay do nhà làm. Chị cho hay, gia đình chị có duyên mở cửa hàng cơm chay nên cả nhà ăn chay thường xuyên. Vì vậy, lúc bầu bí chị chủ yếu ăn món chay với thực đơn khác nhau nhằm cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi.

Hằng ngày, chị uống sữa đậu nành, sữa mè đen hoặc sữa ngô và ăn các món chay như nấm rim tiêu, cá kho chay, đỗ lạc,…Đặc biệt, chị không hề sử dụng bất cứ một loại sữa dinh dưỡng nào dành cho bà bầu.

“Nhiều người nghĩ thức ăn chay không có chất nhưng nó chứa rất nhiều dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe. 4 lần mang bầu, mình đều ăn món chay nhưng cả mẹ và thai nhi luôn khỏe mạnh và không ốm đau. Các con sinh ra khỏe mạnh, kể cả lần thai đôi vừa rồi, mình phải đẻ mổ nhưng 2 cu cậu trộm vía rất khỏe mạnh và kháu khỉnh.”, chị Trang hào hứng chia sẻ sức khỏe trong thời kỳ mang thai.

Dù đẻ thường hay đẻ mổ, trong thời gian ở cữ chị Trang vẫn áp dụng chế độ ăn chay trong bữa ăn. Chị cho biết, ăn chay nhưng sữa của chị vẫn về đều với lượng khá nhiều. Đặc biệt, nhờ ăn chay trong quá trình bầu bí nên 3 bé đầu thường xuyên ăn chay theo mẹ.

“Bé thứ 2 mới 4 tuổi nhưng con ăn chay trường từ nhỏ, chỉ ăn cơm với nước canh rau với muối vừng. Nhiều bữa, chồng mình có ép con ăn cá, thịt nhưng cháu nhìn thấy là sợ và khóc.”, chị Trang tâm sự.

Có lẽ, nhiều người nghĩ gia đình chị Hà Trang vì kinh doanh đồ ăn chay nên sống theo cách của người Phật. Tuy nhiên, đó là ước nguyện của mẹ đẻ chị. Xuất phát từ cái tâm luôn muốn con cháu sống thật tốt và trở thành người lương thiện.

(Theo Khám phá)

Bi Kịch Cô Gái Vừa Mang Thai Đã Phát Hiện Ung Thư Xương

Tạo hóa đã ban tặng cho người phụ nữ thiên chức vĩ đại là được làm mẹ. Thế nhưng, số phận nghiệt ngã khiến một người phụ nữ mắc căn bệnh ung thư xương ngay từ lúc mang thai. Vừa sinh đứa con của mình cũng là lúc người phụ nữ đó phải nhập viện điều trị.

Gặp Trần Thị Giang (25 tuổi, quê ở thôn 6, xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) tại khoa Nhi, bệnh viện K Tân Triều, Hà Nội, bất kỳ ai cũng đều thương cảm cho hoàn cảnh của chị và xót xa khi hay tin đứa con bé bỏng đang thiếu bàn tay nâng niu chăm sóc, nguồn sữa ngọt ngào từ người mẹ.

Trò chuyện với chúng tôi, ánh mắt Giang u buồn, chất chứa đầy rẫy những cảm xúc. Không chỉ đối mặt với căn bệnh ung thư xương quái ác, Giang còn ngổn ngang nỗi lo cho đứa con trai mới chào đời của mình.

Được biết, Giang nằm trong số những bệnh nhân mới nhất của Khoa. Gần Tết Nguyên đán năm 2017, thời điểm Giang đang mang thai thì bắt đầu xuất hiện những cơn đau ở chân trái. Có những ngày, cơn đau hành hạ khiến Giang không thể đi lại được. Chỉ đến khi sinh con xong, Giang mới có điều kiện đi khám bệnh.

“Ban đầu, các bác sĩ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa chẩn đoán em bị sưng chân, tĩnh mạch giãn. Lấy thuốc về uống không khỏi, em ra bệnh viện Việt Đức khám vào tháng 5/2017. Các bác sĩ tại bệnh viện Việt Đức giới thiệu em sang bệnh viện K Tân Triều làm sinh thiết. Cầm kết luận bị K xương chày khối u đã di căn sang xương mác từ bác sĩ tại bệnh viện K Tân Triều, em như chết đứng và suy sụp hoàn toàn”, Giang ngậm ngùi kể.

Theo lời chia sẻ của Giang, lúc đó nghĩ đến bệnh, Giang chỉ muốn chết đi để gia đình bớt gánh nặng nhưng khổ một nỗi, con còn quá nhỏ, Giang lại gạt đi. Lúc đó, Giang mới sinh con, kinh tế gia đình hết sức khó khăn, chồng chị đi làm ăn tận trong miền Nam với mức lương 4 triệu đồng/tháng không đủ trang trải cho gia đình. Hơn nữa, bố chồng Giang mới mất vì bệnh ung thư phổi.

Khó khăn cứ bủa vây lấy người mẹ bất hạnh. Con trai của Giang phải gửi mẹ đẻ trông hộ. Nằm trên giường bệnh, những cơn đau hành hạ không thấm tháp gì so với nỗi nhớ con mà Giang đang trải qua. Bản năng làm mẹ khiến Giang không thể yên tâm điều trị được bởi đứa con bé bỏng mới 5 tháng tuổi không có mẹ bên cạnh. Hàng đêm, những giọt nước mắt được Giang giấu kín vào trong tim. Giang luôn tự nhủ phải cố gắng điều trị để sớm được về bên đứa con thân yêu.

Giang có hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Niềm vui được làm mẹ của em ngắn chẳng tày gang khi những tháng ngày sắp tới sẽ phải nằm viện khá dài, không biết đến bao giờ mới được nhìn thấy con. Rất mong sự chia sẻ từ cộng đồng để hỗ trợ em phần nào.

N.Giang