Top 7 # Mang Thai Tháng Thứ 7 Khó Thở Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Khó Thở Khi Mang Thai Tháng Thứ 7 Có Nguy Hiểm Không?

Các bà mẹ gặp tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 7 và không biết điều này có ổn hay không? Đừng lo, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn ngay sau đây.

Làm mẹ là một thiên chức cao cả của mỗi người phụ nữ khi lập gia đình. Để sinh ra được đứa con kháu khỉnh cho cả gia đình, người phụ nữ phải trải qua hơn 9 tháng mang thai với những khó khăn, nhọc nhằn.

Khó thở trong thai kì là một hiện tượng mà hầu hết gặp ở mọi phụ nữ mang thai, nhất là vào kì cuối của thai kì từ tháng thứ 7. Vậy hiện tượng đó như thế nào? Nguy hiểm không? Cách phòng và chữa như thế nào là hàng loại câu hỏi được các bà mẹ mang thai đặt ra.

Biểu hiện và nguyên nhân của việc khó thở khi mang thai như nào?

Biểu hiện khó thở thường gặp của mẹ bầu được xuất hiện rải rác trong từ đầu thai kỳ. Tuy nhiên, rõ nhất là giai đoạn cuối từ tháng thứ 7 trở đi.

Mẹ bầu sẽ cảm thấy nhịp thở khó khăn hơn, nhanh hơn và nhịp tim đập gấp gáp hơn đó. Nó giống như lúc chúng ta vừa hoạt động mạnh như chạy bộ, thể dục thể thao hay lao động nặng. Đó là dấu hiệu của hiện tượng khó thở khi mang thai.

Vậy nguyên nhân của việc khó thở khi mang thai do đâu?

Thứ nhất, do sự thay đổi của hormone progesterone bắt đầu gia tăng nhanh trong cơ thể người mẹ.

Do sự phát triển lớn lên của tử cung. Khi thai nhi vào tháng thứ 7 là giai đoạn phát triển nhanh và mạnh nên sự lớn lên của em bé kéo theo sự lớn lên của tử cung người mẹ, gây ra sự chèn ép với cơ hoành và các bộ phận trong cơ thể mẹ như tim, phổi,… Sự tác động lên cơ hoành, chèn ép phổi làm hạn chế lượng không khí lưu thông gây cho mẹ sự khó chịu

Một nguyên nhân khó thở khi mang thái tháng thứ 7 nữa, là do cơ thể mẹ mệt mỏi vì bị thiếu máu. Quá trình mang bầu, mẹ cần bổ sung nhiều sắt cho các tế bào máu phát triển và nuôi dưỡng thai. Với những mẹ bầu bị thiếu máu do thiếu sắt gây ra thì hay gặp triệu chứng khó thở

Mẹ bầu khó thở khi mang thai tháng thứ 7 có nguy hiểm không? Hậu quả như nào?

Khó thở được xem là triệu chứng khá bình thường ở các bà mẹ mang thai. Ngay từ những tháng đầu của thai kì, có nhiều mẹ đã gặp phải tình trạng khó thở này. Từ tháng thứ 7 trở đi, hầu hết ai cũng gặp triệu chứng khó thở, dù ít hay nhiều tuỳ vào thể trạng và sức khoẻ mỗi người.

Nó sẽ luôn xuất hiện trong suốt thai kì nên các mẹ cần xác định rõ tư tưởng để “sống chung với lũ”. Tuy nhiên, cảm giác khó thở này không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ mẹ và bé.

Đối với những mẹ có tiền sử mắc các bệnh hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu hoặc huyết áp thấp hay có tiền sử hen suyễn thì cần phải hết sức cảnh giác và cẩn thận. Khi có triệu chứng khó thở liên tục cần sự trợ giúp của bác sĩ để cho mẹ và bé có sức khoẻ an toàn nhất.

Phòng ngưa và cách điều trị chứng khó thở khi mang thai.

Được coi như một hiện tượng sinh lý hoàn toàn tự nhiên xảy ra khi mang thai, nên sẽ không có cách nào giúp mẹ bầu điều trị tận gốc cảm giác khó thở. Tuy nhiên, dưới đây chúng tôi hướng dẫn một số cách giúp mẹ cảm thấy dễ chịu và hạn chế được khó thở khi mang thai:

Thứ nhất: Hoạt động cơ thể một cách nhẹ nhàng

Nếu mẹ đang ngồi mà bị khó khăn khi thở cần ngồi thẳng lưng, vai đẩy phía sau để cơ thể thả lỏng và giúp không khí lưu thông tốt hơn. Nếu ngồi nhiều, mẹ có thể dậy đi lại nhẹ nhàng trong vòng vài phút để khí huyết lưu thông tốt hơn.

Thứ hai: Mẹ có thể tham gia khoá học Yoga cho bà bầu.

Với những bài tập nhẹ nhàng hít vào thở ra giúp mẹ cung cấp thêm lượng oxy cho phổi nhiều hơn. Bài tập giúp mở rộng phổi các mẹ có thể áp dụng mỗi ngày 10 phút như sau:

Đứng thẳng người, hai tay buông hai bên

Hít sâu và từ từ đưa hai tay cao qua đầu. Nhớ nâng đầu cao khi thở

Thở ra và hạ tay xuống

Thứ ba: Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Để có một thai kì khoẻ mạnh và phòng ngừa các bệnh thường gặp khác, mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và bổ sung đầy đủ các chất như sắt, canxi… không nên làm việc quá sức, hạn chế việc lao động nặng và thường xuyên kiểm tra định kỳ sức khoẻ.

Thứ tư: Chọn lựa trang phục phù hợp

Từ tháng thứ 7 trở đi việc lớn lên của thai nhi nên mẹ cần lựa chọn những trang phục rộng rãi, thoáng mát và dễ dàng vận động để tránh khó chịu hay gặp trở ngại khi vận động cơ thể.

Thứ năm: Chú ý tới thai kỳ và tình trạng cơ thể

Với những mẹ có bệnh lý liên quan đến đường thở cần chú ý hơn đến thai kì của mình. Nhất là khi có cơn khó thở thoáng qua đột ngột trong vòng vài phút, thì mẹ cần liên hệ sự hỗ trợ của bác sĩ ngay.

Thứ sáu: Hạn chế việc nằm nhiều

Điều này có thể gây chèn ép lên phổi nhiều hơn. Mẹ có thể lựa chọn cho mình một chiếc ghế dựa thoải mái để nghỉ ngơi khi mệt.

Thứ bảy: Kê cao đầu khi ngủ

Từ khi thai kì tháng thứ 7, khi ngủ mẹ cần kê cao đầu để mở đường thông thoáng cho hô hấp. Khi nằm ngủ, mẹ cần nằm nghiêng về bên trái và mẹ cũng có thể dùng gối mỏng để đỡ phần bụng, để tránh áp lực cơ hoành trên phổi gây chèn ép khó thở.

Trên đây là những biện pháp để hạn chế và giúp các mẹ giảm bớt khó chịu khi gặp hiện tượng khó thở trong khi mang thai. Mẹ cần lựa chọn biện pháp phù hợp để đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và bé.

Khi nào mẹ bầu cần đi khám bác sĩ?

Hiện tượng khó thở khi mang thai là hiện tượng bình thường thường gặp ở phụ nữa mang thai. Vậy khi nào thì khó thở trở nên nguy hiểm và mẹ cần khi khám bác sĩ.

Có những trường hợp sau đây:

Thứ nhất: Nếu tình trạng khó thở đi kèm với việc thay đổi màu da ở trên cơ thể sang mau đỏ hoặc chân tay sưng to, thì có thể là một trường hợp nguy hiểm mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và thăm khám, điều trị.

Thứ hai: Nếu mẹ thấy khó thở kèm theo cơn sốt hoặc ho có đờm màu xanh hoặc vàng thì mẹ cần đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị.

Qua bài viết trên đây, hi vọng sẽ cung cấp cho các mẹ một lượng kiến thức bổ ích để giúp hạn chế được hiện tượng khó thở và có một thai kì phát triển ổn định. Chúc các mẹ thành công và có một thai kì khoẻ mạnh

Khó Thở Khi Mang Thai Từ Tháng Thứ 5

Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ thay đổi rất nhiều so với lúc bình thường. Có rất nhiều lý do khiến cho các bà bầu khó thở khi mang thai. Đôi khi những điều đơn giản như quần áo chật chội hoặc cố chống lại cơn buồn ngủ đang kéo đến cũng có thể khiến thai phụ có cảm giác khó thở. Vì vậy, các bà bầu đừng quá lo lắng. Khi hiểu và biết cách giải quyết như thế nào, người mẹ sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Trong mỗi một giai đoạn của thai kỳ, những nguyên nhân chính dẫn đến việc người phụ nữ cảm thấy khó thở khi mang thai như sau:

1. Khó thở khi mang thai 3 tháng đầu

– Tác động của hormone: Trong giai đoạn đầu khi mang thai, một loại hormone tự nhiên trong cơ thể người phụ nữ là progesterone bắt đầu gia tăng rất mạnh. Sự gia tăng này hoàn toàn bình thường nhưng nó có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự khó thở của bạn trong thời gian mang thai.

Hiện tượng đầy hơi khó thở khi mang thai tháng 2,3 (Ảnh minh họa)

– Thay đổi ở cơ hoành: Cơ hoành là một dải mô cơ ngăn cách tim và phổi với bụng. Trong 3 tháng đầu tiên khi mang thai, nó sẽ tăng lên khoảng 4cm. Việc này gây ra sự thay đổi trong quá trình hô hấp của bà bầu. Một vài mẹ bầu cảm thấy rằng mình khó có thể thở sâu như trước lúc mang thai.

2. Khó thở khi mang thai tháng 4 ,5, 6

– Sự phát triển của tử cung: Tử cung của mẹ bầu sẽ dần lớn hơn trong thời gian mang thai để thích nghi được với sự phát triển của em bé. Khi tử cung càng lớn, nó có thể ép ngược lại phía dưới cơ hoành. Khi đó, khả năng mở rộng của cơ hoành sẽ bị hạn chế, gây nên khó thở.

– Tim hoạt động nhiều hơn: Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể của người phụ nữ tăng lên. Vì vậy mà tim phải làm việc nhiều hơn để dẫn máu đến các cơ quan trong cơ thể và đến nhau thai. Điều này có thể khiến bà bầu cảm thấy khó thở.

Sự phát triển của tử cung cũng như việc tim hoạt động nhiều hơn gây ra hiện tượng bà bầu khó thở trong tam cá nguyệt thứ hai (Ảnh minh họa)

3. Khó thở khi mang thai tháng 7 ,8, 9

Theo Trung tâm Tài nguyên sức khỏe phụ nữ quốc gia Mỹ, tình trạng khó thở trong 3 tháng cuối của thai kỳ thường xảy ra khoảng từ tuần 31-34. Việc mẹ bầu có cảm thấy khó thở hay không còn phụ thuộc vào vị trí đầu của em bé. Trước thời điểm thai nhi quay đầu, đầu của bé có thể ở phía dưới xương sườn, ấn vào cơ hoành. Điều này sẽ làm người mẹ cảm thấy khó thở.

Một vài nguyên nhân khác cũng có thể gây ra khó thở trong thai kỳ là:

– Hen suyễn: Việc mang thai có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn, trong đó có khó thở trở nên tồi tệ hơn. Nếu mẹ bị hen suyễn thì cần phải đến thăm khám bác sĩ để được áp dụng các biện pháp điều trị an toàn trong thai kỳ.

– Bệnh cơ tim chu sản: Đây là một loại suy tim có thể xuất hiện trong khi mang thai hoặc sau khi sinh con. Một trong những triệu chứng thường gặp là khó thở, nhất là khi nằm xuống. Bệnh này cần phải được điều trị nếu không sẽ tiến triển thành suy tim nặng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người phụ nữ.

– Thuyên tắc phổi: Hiện tượng này xảy ra khi huyết khối từ hệ tĩnh mạch sâu ở chi dưới bị vỡ, trôi nổi tự do trong mạch máu. Vì thế nó có thể bị kẹt và gây tắc mạch máu tại phổi. Khi mắc bệnh này, mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở, ho và đau ngực.

– Cơ thể giữ nước: Khi mang thai, có một số trường hợp mẹ bầu bị chứng phù nề. Tình trạng giữ nước này khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Nó sẽ gây ảnh hưởng đến phổi và xoang mũi, làm cho việc thở trở nên khó khăn.

– Thiếu máu: Tình trạng thiếu máu thường xảy ra với các chị em trong quá trình mang thai. Thiếu máu có thể xảy ra do thiếu sắt gây nên. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng, khiến cho bạn cảm thấy khó thở.

4. Cách khắc đầy hơi, khó thở khi mang thai

Trong suốt quá trình mang thai, cảm giác khó thở này sẽ luôn đồng hành cùng hai mẹ con. Hay nói cách khác, khó thở là một phần của thai kỳ và rất ít người tránh được nó. Tuy nhiên, những khó chịu này sẽ hết và trở lại bình thường sau khi sinh xong. Còn tạm thời, trong 40 tuần “bầu bí”, mẹ bầu có thể khắc phục tình trạng này bằng một vài cách sau:

Tăng cường nghỉ ngơi

– Khi cảm thấy khó thở hay những lúc cần thiết, thai phụ nên nhanh chóng nghỉ ngơi, không nên tiếp tục thực hiện những hoạt động thể chất như bình thường.

– Vào ba tháng cuối của thai kỳ, bạn nên chọn một chiếc ghế dựa thật thoải mái để ngồi nghỉ ngơi. Giai đoạn này, việc nằm nhiều có thể khiến cho bạn cảm thấy khó thở hơn rất nhiều vì em bé chèn ép cơ hoành nhiều hơn vào giai đoạn này.

Khi cảm thấy khó thở, mẹ bầu cần tăng cường nghỉ ngơi (Ảnh minh họa)

Không hoạt động quá sức

– Bà bầu không nên làm việc vội vàng, hấp tấp để tránh gây căng thẳng cho cơ thể.

– Để bảo vệ an toàn sức khỏe cho mẹ và thai nhi, mẹ bầu nên chú ý nhiều hơn trong sinh hoạt thường nhật của mình. Tránh không gắng sức khi mang vác đồ đạc, bà bầu sẽ thở được tốt hơn.

Ngồi đúng tư thế

Khi ngồi hãy cố gắng ngồi thẳng và đẩy vai của mình về phía sau để tạo điều kiện thuận lợi cho không khí vào phổi nhiều hơn. Ngồi ở vị trí này sẽ giúp phổi của bạn mở rộng và giảm đi áp lực cho cơ hoành.

Thay đổi tư thế khi ngủ

Vào ban đêm khi ngủ, bạn nên nâng cao đầu để mở đường thông thoáng cho đường hô hấp, chúng sẽ giúp bạn thở nhẹ nhàng hơn. Có nhiều trường hợp họ cần kê đến 2 chiếc gối để ngủ vào ban đêm để không phải ngủ ngồi. Cũng nên kê cao chân để máu lưu thông tốt. Làm như vậy bạn sẽ tránh được việc khó thở khi mang thai.

Vận động nhẹ nhàng

Trong thai kỳ, bà bầu nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga…sẽ giúp điều hòa nhịp tim và việc hô hấp được dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc tập luyện các bài tập thở được áp dụng trong lúc sinh cũng có tác dụng điều hòa nhịp thở của mẹ bầu. Tuy nhiên, trước khi thực hiện những điều này, mẹ bầu nên xin ý kiến tư vấn của bác sĩ.

Những hoạt động nhẹ nhàng như tập yoga sẽ giúp điều hòa nhịp tim và việc hô hấp của bà bầu sẽ trở nên dễ dàng hơn (Ảnh minh họa)

Tránh các yếu tố gây dị ứng

Một vài yếu tố dễ gây kích ứng cho đường hô hấp hoặc làm tái phát hen suyễn như: bụi bẩn, lông chó mèo, phấn hoa, nấm mốc…Vì thế, trong khi mang thai, chị em nên tránh các yếu tố này để giúp hít thở được nhẹ nhàng hơn.

Mặc trang phục thoải mái

Chọn những trang phục thoải mái giúp mẹ bầu cảm thấy dễ thở hơn. Quần áo chật ở phần giữa ngực có thể gây cản trở hệ hô hấp.

Ngoài những biện pháp nêu trên, trước khi mang thai, để phòng ngừa tốt cho sức khỏe, chị em nên có biện pháp phòng ngừa bằng cách không nên làm việc quá sức, kiểm tra sức khỏe định kỳ và luôn lắng nghe cơ thể của mình.

Khi nào cần đến bệnh viện

– Phát hiện khó thở đi kèm với da chân chuyển sang màu đỏ hoặc sưng to.

– Khó thở đi kèm với sốt hoặc ho có đờm xanh lá cây và màu vàng.

– Tình trạng hen suyễn trở nên nghiêm trọng.

– Nhịp tim nhanh hoặc tăng cao kéo dài, thở gấp.

– Đau ngực hoặc khi thở bị đau.

– Ho kéo dài và sốt, ớn lạnh, thở khò khè

– Mẹ bầu mắc các bệnh mạn tính.

Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/kho-tho-khi-mang-thai-tu-thang-thu-5-8-me-bau-can-lam-gi-c32…

Theo Thái Hà (Gia đình) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Khó Thở Khi Mang Thai Tháng Thứ 4 Có Đáng Lo?

Khó thở khi mang thai là một trong những triệu chứng có thể “đồng hành” cùng mẹ suốt 9 tháng thai kỳ và thường xuất hiện ở tháng thứ 4. Phải làm gì để khắc phục tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 4 ư? Hãy cùng mekhonghoanhao khám phá các “chiêu thức” xua tan nỗi lo mang tên khó thở này mẹ nhé!

Khó thở khi mang thai tháng thứ 4 có bình thường?

Chẳng có gì lạ khi mẹ cảm thấy khó thở khi mang thai tháng thứ 4 và nếu tình trạng này ở mức độ nhẹ – tức lạ mẹ không cảm thấy ngạt thở đến khó chịu. Phụ nữ mang thai thường gặp tình trạng này ở tam cá nguyệt thứ 2. Lúc này, mẹ cần thư giãn, nghỉ ngơi nhiều hơn, thường xuyên hít thật sâu (nếu mẹ làm được) thay vì hít và thở ngắn.

Khó thở khi mang thai là một tình trạng rất phổ biến. Khoảng 3/4 phụ nữ mang thai gặp phải vấn đề này dù trước đó họ chưa bao giờ bị khó thở. Nếu mẹ tăng cân nhiều hay mẹ mang đa thai thì tình trạng khó thở khi mang thai này có thể sẽ nhiều hơn.

Vậy tại sao mẹ bầu thường bị khó thở?

Và một lần nữa, mẹ có thể đổ thừa nguyên nhân của triệu chứng này cho sự thay đổi hormone trong thai kỳ. Đây là lí do tại sao:

Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất hoặc giai đoạn sớm của tam cá nguyệt thứ 2

Sự thay đổi của những hormone, đặc biệt là progesteron sẽ kích thích trung khu hô hấp làm mẹ thở sâu và tăng tần số hô hấp nhằm cung cấp đủ oxi cho mẹ và thai nhi, cho nên mẹ cần một lượng không khí nhiều hơn cho mỗi lần hít thở.

Điều này làm mẹ có cảm giác khó thở luôn thường trực ngay cả khi mẹ chỉ lả lướt đi vào nhà vệ sinh thôi. Những hormone này cũng làm phù nề các mao mạch trong cơ thể – bao gồm cả những mao mạch trong đường hô hấp – và làm giãn cơ ở phổi, các ống phế quản, khiến cho việc hít thở dường như trở nên khó khăn hơn.

Mẹ bị khó thở khi mang thai tháng thứ 4

Giai đoạn sau của tam cá nguyệt thứ 2

Tử cung cũng góp phần gây tình trạng khó thở khi mang thai (đây được xem như là một tiến trình mang thai). Tử cung phát triển gây sức ép lên cơ hoành, chiếm không gian của hai lá phổi làm chúng khó giãn nở đầy đủ khi hít vào hơn.

Việc khó thở trong giai đoạn này có thể đi kèm với triệu chứng đau ngực và ợ nóng. Tình trạng này đặc biệt phổ biến hơn nếu mẹ mang song thai hoặc thai nhi có trọng lượng lớn.

May thay, mặc dù tình trạng khó thở nhẹ có thể làm mẹ khó chịu, nhưng nó không ảnh hưởng đến thai nhi, bé vẫn được cung cấp oxy đầy đủ thông qua nhau thai. Nhưng nếu mẹ bị khó thở mức độ nặng, hay môi và đầu ngón tay bị tím tái, đau ngực, nhịp tim nhanh, không đều hay mất nhịp, hãy đến bác sĩ ngay lập tức nhé. Khó thở và mệt cũng có thể là dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt. Khi mẹ bị thiếu máu, cơ thể mẹ phải làm việc nhiều hơn để vận chuyển oxy đủ cho mẹ và thai nhi.

Mẹ nên xét nghiệm máu nếu gần đây mẹ chưa xét nghiệm để chắc rằng mình không bị vấn đề thiếu máu này. Nếu mẹ bị suyễn, mẹ cũng nên thông báo cho bác sĩ của mình biết, việc dùng thuốc điều trị suyễn trong thai kỳ sẽ ít rủi ro hơn việc không thể kiểm soát cơn suyễn của mẹ.

Cách khắc phục tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 4

Để giảm triệu chứng khó thở khi mang thai tháng thứ 4, mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau:

Có tư thế đứng và ngồi thẳng để phổi có nhiều không gian giãn nở.

Sử dụng gối để giữ cho cơ thể cao lên trong khi nằm nghỉ hoặc lúc ngủ để làm giảm áp lực lên phổi.

Khi cảm thấy khó thở, hãy thở sâu và chậm rãi bằng miệng

Khi cảm thấy khó thở, hãy thở sâu và chậm rãi bằng miệng

Mặc áo quần rộng rãi giúp hít thở dễ dàng hơn.

Đưa tay lên từ từ trong khi hít vào và hạ tay xuống khi mẹ thở ra, điều này sẽ nâng khung xương sườn lên giúp phổi có nhiều không gian hơn.

Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ khỏe khoắn hơn và giảm cảm giác khó thở.

Hãy dừng lại và nghỉ ngơi bất cứ khi nào mẹ cảm giác khó thở.

Chia nhỏ bữa ăn để làm giảm cảm giác khó thở sau ăn.

Tham gia các lớp yoga trước sinh để học các phương pháp thư giãn và hít thở.

Khó Thở Khi Mang Thai Tháng Thứ 8 Có Nguy Hiểm Hay Không?

Không ít bà mẹ gặp tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 8 vậy hiện tượng này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của thai nhi hay không? Đó có phải là một hiện tượng bất thường gây nguy hiểm đến thai phụ hay không? Và nguyên nhân tại sao lại xuất hiện những cơn khó thở ở mẹ bầu.

Nguyên nhân gây khó thở khi mang thai tháng thứ 8

Thai nhi tháng thứ 8 đã khá lớn, tử cung của mẹ phải giãn nỡ hết mức để có đủ không gian cho bé, việc này sẽ làm ảnh hưởng đến những cơ quan nội tạng khác, tử cung chiếm chỗ và dồn ép các cơ quan trong đó có phổi tử cung lấn từ dưới lên hạn chế hoạt động giãn nở của phổi do đó gây ra hiện tượng khó thở ở các mẹ bầu .

Nguyên nhân gây khó thở khi mang thai tháng thứ 8

Mẹo giúp bà bầu dễ thở khi mang thai tháng thứ 8

Tư thế ngồi đúng giúp mẹ bầu dễ chịu hơn rất nhiều,  các mẹ phải ngồi thẳng lưng, hai vai ngả ra sau ở tư thế này sẽ giúp phổ dễ giãn nở hoạt động dễ hơn, không nên ngồi khòm người.

Kê gối cao lưng cũng giúp hoạt động hô hấp của phổi dễ dàng hơn.

Thiếu chất sắt cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó thơ khi mang thai tháng thứ 8, do đó bạn cần bổ sung sắt trong suốt quá trình mang thai. Tốt nhất nên gặp bác sĩ để được tư vấn tốt hơn trong trường hợp này.

Đến tháng thứ 9 sắp sinh, khi bé di chuyển dần xuống vùng xương chậu không còn áp lực nhiều đến hoạt động của phổi, thai  phụ tự nhiên sẽ thấy dễ thở hơn.

Kê gối cao giúp bà mẹ dễ thở hơn

Những trường hợp nguy hiểm khi thai phụ cảm thấy khó thở

Khó thở khi mang thai tháng thứ 8 cũng có những trường hợp nguy hiểm mà các mẹ nên biết : khó thở kèm theo các hiện tương môi, đầu ngón tay tím tái. Thở gấp, mạch đập nhanh, sốt , ho dai dẳng ho ra máu. Khi thấy khó thở cùng các dấu hiệu trên nên đến gặp ngay bác sĩ.

Những mẹ bầu có bệnh  như hen suyễn , viêm phổi nên chú ý cẩn trọng hơn vì tình trạng khó thở thường nghiêm trọng hơn ở những người có bệnh đường hô hấp.

Tình trang đông máu trong thai kỳ cũng có nguy cơ gây ra thuyên tác phổi (máu đông bị trôi ở phổi). Trường hợp này khá hiếm nhưng rất nguy hiểm.

Một số triệu chứng khác khi mang thai tháng thứ 8 mà bà bầu nên lưu ý

Ợ nóng, bị khó tiêu và trào ngược axít dạ dày nhiều hơn nữa trong tháng mang thai này. Hãy cố gắng ăn được 6 đến 7 bữa nhỏ trong một ngày, hơn là ăn thật no 2 3 lần như người bình thường. Hơn nữa, bây giờ bạn có thể cũng không cảm thấy đói nhiều như trước đây, nên sẽ thấy dễ chịu hơn với từng lượng nhỏ thức ăn

Chân của bạn có thể sẽ có dấu hiệu bị giãn tĩnh mạch vào tầm thời gian này. Nếu mẹ bạn hay ai đó trong gia đình cũng từng bị như vậy, thì bạn cũng dễ có khả năng bị chứng này. Hãy ngồi bất cứ khi nào có thể, và gác chân cùng bàn chân lên cao. Kê chân theo bất cứ cách nào bạn có thể để đưa máu quay trở lại thân người

Bạn lúc nào cũng thấy nóng, và ngay cả khi mọi người đều cảm thấy lạnh, thân nhiệt của bạn vẫn cao hơn ít nhất là vài độ. Nếu bạn đặt tay ngay sát gần da bụng mình, bạn sẽ cảm thấy hơi nóng sực tỏa ra từ cơ thể mình

Bà bầu tháng 8 có rất nhiều thay đổi cần chú ý

Khó thở khi mang thai tháng thứ 8 không kèm theo những dấu hiệu bất thường khác thì không gây nguy hiểm cho bà bầu cũng không ảnh hưởng đến thai nhi. Chỉ cần biết được một số mẹo nhỏ để giúp các mẹ dễ thở hơn thi đây không còn là vấn đề đáng bận tâm. Nhưng cũng phải chú ý một số trường hợp nguy hiểm mà chúng tôi đã nêu ở trên.

Mang thai những tháng cuối thay kỳ có rất nhiều vấn đề mà các mẹ phải đối mặt. không nắm vững kiến thức thông tin về các vấn đề khi mang thai những tháng cuối sẽ gây tâm lý hoang mang lo lắng, đặc biệt là các mẹ mang thai lần đầu. Vì thế hãy tìm hiểu trang bị cho mình nhửng kiến thức cần thiết khi manng thai tháng thứ 8 tại: http://mangthaiantoan.com/mang-thai/mang-thai-thang-thu-8

Chia sẻ: