Top 6 # Mang Thai Thang Thu 6 Can Luu Y Nhung Gi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Download Khi Mang Thai Phu Nu Phai Kieng Ki Nhung Gi

Khi mang thai phụ nữ phải kiêng kị những gì? Kiêng kị những thức kích thích Khi mang thai, phụ nữ cần ăn uống các chất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, các thức giàu protein và trái cây, các thức ăn uống phải sạch. Thuốc lá có thể gây dị Cần kiêng ăn uống các dạng, sinh non thức có tính chất kích thích, kiêng thuốc lá, rượu, kiêng ăn uống thiên lệch. Bởi vì, sau khi thụ thai, sự sinh trưởng phát triển của thai nhi phải nhờ vào tinh huyết từ tạng phủ của người mẹ để nuôi dưỡng, cho nên công năng khí huyết của tạng phủ người mẹ mang thai có ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng, phát triển của thai nhi. Khi công năng tạng phủ của người mẹ bình thường, khí huyết thịnh vượng, thai nhi sẽ sinh trưởng, phát triển mạnh khỏe. Vì vậy, người mẹ mang thai cần ăn uống các thức giàu thành phần dinh dưỡng như: thịt nạc, trứng, cá, rau, hoa quả, thịt gia cầm, như vậy sẽ có lợi cho thai nhi phát triển bình thường. Nếu sau khi mang thai, người mẹ ăn uống thiên lệch thường xuyên, sẽ có thể làm giảm dinh dưỡng ở người mẹ, bất lợi cho sự hấp thụ dinh dưỡng và sinh trưởng phát triển của thai nhi. Nếu sau khi mang thai, người mẹ thường xuyên ăn uống các thức có tính chất kích thích như: hạt tiêu, ớt, tỏi, thì sẽ dẫn đến thấp nhiệt trong người mạnh lên, cũng như bất lợi cho sự sinh trưởng của thai nhi, nghiêm trọng hơn có thể gây ra dấu hiệu sinh non. Người mẹ mang thai cần phải kiêng thuốc lá, rượu, nếu người mẹ uống rượu sẽ làm cho nồng độ cồn cao lâu dài ở tử cung, sẽ dễ trợ hỏa, sinh nhiệt, động huyết, có thể gây ra khuyết tật ở sọ, mặt, tay chân và tim của thai nhi, sẽ làm cho sự phát triển thể chất và tinh thần của thai nhi trong tử cung bị chậm lại. Ngộ độc cồn có thể làm tăng tỷ lệ phát bệnh sinh non và tỷ lệ thai nhi bị chết lưu trong bụng mẹ. Người mẹ mang thai dù hút thuốc nhiều hoặc hút thuốc thụ động, đều có thể dẫn đến quái thai hoặc sinh non, vì vậy đối với phụ nữ mang thai cần cấm hẳn việc hút thuốc và uống rượu. Kiêng ăn quá mặn Phụ nữ mang thai còn cần phải kiêng ăn quá mặn. Khi mang thai, do phản ứng của thai nghén, thấy nhạt miệng vô vị, nên thích ăn uống các thức có tính kích mạnh, thích ăn các thức mặn, nói chung người ta hay cho đó là chuyện bình thường, coi nhẹ việc kiêng ăn quá mặn của phụ nữ mang thai. Vì sao phải kiêng ăn quá mặn? Các nhà y học cho rằng, phụ nữ trong thời kỳ thai nghén, tỳ và thận thường biểu hiện không đủ, công năng vận hóa giảm, thủy thấp dễ tích tụ bên trong, khí huyết không được khoan thai. Y học hiện đại cũng cho rằng, phụ nữ khi đã có thai, sẽ có những thay đổi đặc biệt về sinh lý như lượng natri, máu lưu trữ tương đối nhiều, những thay đổi đó trong tổ chức các tạng của cơ thể là nhằm thích ứng với yêu cầu sinh trưởng của thai nhi. Những thức quá mặn lại có hàm lượng muối tương đối cao, nếu được đưa vào nhiều sẽ làm cho thủy thấp tụ lại bên trong nặng hơn, lại dễ hại đến tỳ và thận, làm cho chức năng tỳ và thận giảm, gây ra sự giảm sút trong việc thu nạp năng lượng, tiểu tiện ít hơn, và các triệu chứng tim hồi hộp, làm buồn bực khó chịu. Y học hiện đại nhận thấy rằng: phụ nữ trong thời kỳ thai nghén lượng máu tuần hoàn tăng, quá trình thay cũ đổi mới cũng nhanh hơn, nhằm thích ứng với sự tuần hoàn của đế cuống rốn. Nếu lúc đó lại đưa vào thức ăn mặn quá nhiều, trữ lượng natri trong cơ thể sẽ tăng cao hơn nữa, và lượng muối cũng sẽ tăng tương ứng, điều đó chẳng những làm cho tim của phụ nữ mang thai phải gánh chịu nặng hơn, sẽ biểu hiện các triệu chứng: tim hồi hộp, lòng buồn bực khó chịu, lượng tiểu tiện giảm, nặng thì sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của thai nhi, như vậy cả phụ nữ mang thai và thai nhi đều bất lợi. Sau khi mang thai vài tháng, các chất thải trong quá trình thay cũ đổi mới sẽ tăng lên, làm tăng gánh nặng cho thận tạng, ảnh hưởng đến công năng của tỳ và thận. Hơn nữa, lúc đó phần nhiều xuất hiện phù ở người và chân tay, nếu do tì hư là chính thì sẽ đồng thời thấy triệu chứng ăn ít, đại tiện phân nát, nếu do thận hư là chính thì thường kèm theo triệu chứng lưng mỏi, tay chân lạnh, tiểu tiện ngắn và ít, nếu do khí trệ thì thường thấy lòng buồn bực khó chịu, hông đầy trướng, đấy là chứng phù do thai nghén, y học Trung Quốc gọi đó là “Tử khí” (khí của con) “Tử thũng” (phù do con). Y học hiện đại cho rằng: thời kỳ thai nghén do sự thay đổi hormone, có thể làm cho nước và natri lưu trữ, ngoài ra ở thời kỳ này còn sinh ra thiếu máu do máu bị pha loãng, áp suất thẩm thấu của huyết tương giảm, tĩnh mạch dưới lồng ngực cản trở khi máu quay về làm cho lượng lưu thông máu tăng lên, những nhân tố ấy đều có thể dẫn đến thũng nước. Lúc đó cần phải giảm thấp lượng muối trong ăn uống, mỗi ngày chỉ dùng hạn chế muối từ 3-5g, để giảm trữ lượng nước và muối. Cũng như y học Trung Quốc chủ trương ăn uống thanh đạm, yêu cầu ăn nhạt là chính. Hàng ngày có thể uống sữa đậu nành nhạt hoặc sữa đậu nành ngọt. Nếu trong thời gian phù không kiêng ăn mặn thì sẽ làm tăng trữ lượng nước và muối, khiến phù càng thêm nặng, các triệu chứng váng đầu, nhức đầu, ngực khó chịu, buồn nôn, ăn uống không thấy ngon. Nếu nghiêm trọng hơn, sẽ xuất hiện phù kèm theo huyết áp cao, tiểu đục như lòng trắng trứng, dẫn tới nguy hiểm cho con, trên lâm sàng xuất hiện triệu chứng nguy kịch: nhiễm độc thai nghén. Vì vậy, phụ nữ trong thời gian mang thai, dù ở giai đoạn ban đầu, thời kỳ thũng nước hay thời kỳ huyết áp cao, đều phải kiêng ăn mặn, việc khống chế lượng muối đưa vào cơ thể là hết sức quan trọng.

Viêm Đường Tiết Niệu Ở Phụ Nữ Mang Thai Hệ Thống Y Tế Thu Cúc

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý hay gặp ở người phụ nữ mang thai. Triệu chứng bệnh thường tiến triển âm thầm gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chị em. Chính vì thế việc phát hiện và điều trị sớm bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai rất cần thiết.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở phụ nữ có thai

Thời kỳ mang thai nhất là trong 3 tháng cuối, tử cung thường nghiêng sang phải sẽ đè ép vào niệu quản và thận phải nên dễ gây ứ nước thận và viêm thận.

Sự thay đổi về sinh lý nội tiết như dưới tác dụng của progesterone khi mang thai sẽ làm nhu động ruột, nhu động niệu quản giảm nên thai phụ hay bị táo bón và ứ đọng nước tiểu hơn và gây nhiễm khuẩn.

Các thể viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai

Thể nhiễm khuẩn: Thường không có triệu chứng lâm sàng mà chỉ có thể chẩn đoán qua xét nghiệm nước tiểu khi thai phụ đi khám thai

Thể viêm bàng quang: Thai phụ sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu dắt, có khi tiểu ra máu, có cảm giác nóng bỏng, rát khi đi tiểu. Không sốt, người mệt mỏi khó chịu.

Thể viêm thận – bể thận cấp: Đây là thể nặng nhất thường khởi phát thường đột ngột với hội chứng nhiễm khuẩn rầm rộ, sốt cao 39-40 độ, mạch nhanh, rét run, thể trạng suy sụp nhanh, mệt mỏi li bì. Có khi đau âm ỉ, cũng có lúc đau dữ dội từng cơn, đau xuyên xuống hố chậu phải và bộ phận sinh dục.

Ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe chị em

Khoảng 25% các trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu có triệu chứng.

Một số trường hợp có thể dẫn đến động thai, sảy thai đặc biệt vào những tháng đầu tiên của thời kỳ mang thai.

Nếu viêm thận – bể thận sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn thường dẫn đến đẻ non, thai chết trong tử cung nếu chẩn đoán muộn và điều trị không tích cực.

Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do viêm đường tiết niệu gây ra, thai phụ cần tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để làm các xét nghiệm, kiểm tra khi có dấu hiệu bệnh để kịp thời điều trị.

Cách phòng ngừa bệnh

Chế độ ăn uống: Thai phụ cần ăn uống đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhạt nếu thấy phù hoặc tăng huyết áp, uống nước đầy đủ (ít nhất 1,5 lít nước/ ngày)

Chế độ vệ sinh: Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày. Vệ sinh vùng âm hộ – hậu môn từ trước ra sau. Không nên nhịn đi tiểu, nêu đi tiểu ngay khi giao hợp, khi đi đại tiện.

Đi khám thai làm xét nghiệm nước tiểu định kỳ: Để đề phòng những bệnh đường tiết niệu, chị em nên đi khám thai định kỳ (thử nước tiểu, đo huyết áp, siêu âm thai và nghe tim thai…). Có thể khám bất kỳ lúc nào thấy cơ thể bất thường, đặc biệt khi tiểu ít, tiểu buốt, tiểu rắt, người mệt mỏi, hoa mắt, đau đầu.

Viêm đường tiết niệu khi mang thai là một bệnh thường gặp trong thai kỳ. Phụ nữ khi mang thai, cần kiểm tra nước tiểu định kỳ, xét nghiệm tế bào vi khuẩn trong nước tiểu định kỳ. Khi thấy xuất hiện các triệu chứng của viêm đường tiết niệu thai phụ cần đi khám thai sớm để được điều trị kịp thời.

Thai Ngoài Tử Cung Nguy Hiểm Như Thế Nào? Hệ Thống Y Tế Thu Cúc

Thai ngoài tử cung bao lâu sẽ vỡ? Thai ngoài tử cung nguy hiểm như thế nào? Những dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung là gì? Đó là quan tâm của rất nhiều người đặc biệt là chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản.

Dấu hiệu thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là hiện tượng thụ thai trái với quy luật tự nhiên. Thai ngoài tử cung là tình trạng trứng đã thụ tinh nhưng làm tổ và phát triển ở ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở vòi trứng. Thai ngoài tử cung khi vỡ sẽ gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng. Nếu phát hiện muộn sẽ đe dọa đến tính mạng của thai phụ và khiến người phụ nữ mất đi khả năng làm mẹ vĩnh viên..

Nhận biết sớm những dấu hiệu của thai ngoài tử cung giúp chị em phát hiện và xử trí sớm thai ngoài tử cung, tránh những biến chứng nguy hiểm. Các dấu hiệu giúp nhận biết thai ngoài tử cung gồm:

-Bụng dưới đau âm ỉ đôi lúc đau thành từng cơn.

-Đau lưng dữ dội và bất thường.

-Chảy máu âm đạo không trong chu kỳ kinh nguyệt.

– Chóng mặt và ngất xỉu.

– Đau bụng và căng tức vùng trực tràng.

– Huyết ấp giảm mạnh.

-Vùng vai gáy bị co rút.

– Đau bụng hoặc đau vùng xương chậu trầm trọng…

Thai ngoài tử cung là hiện tượng thai nghén bất thường, trái tự nhiên. Thai ngoài tử cung vỡ sẽ gây nên hiện tượng chảy máu ồ ạt vào ổ bụng gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ nếu không được xử trí kịp thời. Chính vì thế khi có thai, chị em nên đi khám thai sớm để loại trừ và phát hiện sớm thai ngoài tử cung.

Thai ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào. Khi thai nhi càng phát triển, trọng lượng và thể tích túi thai lớn, những vị trí bên ngoài tử cung không thể là nơi thích hợp cho sự phát triển này và buộc nó phải bị vỡ ra. Vì vậy, khi mang thai ngoài tử cung chị em cần được theo dõi chặt chẽ bởi các bác sĩ.

Trên thực tế, bác sĩ không thể đưa ra khoảng thời gian chính xác thai ngoài tử cung vỡ khi nào mà chỉ có thể dự đoán khoảng thời gian vỡ căn cứ trên kết quả siêu âm.

Download Phu Nu Mang Thai An Gi Tot Nhat

Phụ Nữ Mang Thai Ăn Gì Tốt Nhất Sức khỏe của phụ nữ mang thai phải hết sức chú trọng. Vì vậy ăn gì để tốt cho sức khỏe luôn được quan tâm hàng đầu. Đậu phụ, súp lơ xanh, sữa chua… rất giàu vitamin C, axit folic và canxi – cần thiết cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi. 1. Nước cam Trong các loại đồ uống thì nước cam tươi giữ vị trí quán quân do chứa nhiều dưỡng chất. Nước cam tươi dồi dào canxi, axit folic, kali, rất tốt để điều hòa và ổn định huyết áp nên khá an toàn với nhóm bà bầu cao huyết áp.Cách dùng: Bạn nên sử dụng cam tươi, vắt lấy nước uống và không cần pha thêm đường. Mỗi ngày bạn có thể uống một cốc nước cam nhỏ hoặc bạn uống cách một ngày, bạn lại nghỉ một ngày cho đỡ chán. Bạn nên hạn chế các loại nước cam đóng hộp dù chúng được giới thiệu là nước cam tươi nguyên chất. Các loại nước hoa quả đóng hộp đều được pha chế thêm đường hóa học. Hơn nữa, trong quá trình vận chuyển, bảo quản, một số hộp nước hoa quả có thể bị nhiễm khuẩn khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy… nếu sử dụng. 2. Sữa chua Sữa chua chứa nhiều canxi và protein hơn sữa thường. Sữa chua còn cung cấp nhiều vi khuẩn lên men có lợi cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Nhiều thai phụ không chịu được mùi vị của các loại sữa dành cho bà bầu nhưng lại rất thích thú với sữa chua. Cách dùng: Bạn không nên ăn sữa chua lúc đói vì một số axit có trong sữa chua sẽ khiến dạ dày bạn bị mệt. Tốt nhất, bạn nên sử dụng sữa chua sau khoảng 1-2 giờ đồng hồ sau bữa ăn chính. 3. Mật ong Mật ong là một sản phẩm quý giá của tự nhiên giúp chăm sóc sắc đẹp cho mọi người, có thể bổ từ trong và dưỡng từ ngoài đều tốt. Đối với phụ nữ mang thai mật ong là một thức uống quý giá và bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho thai kỳ và thai nhi. Cách dùng: Thai phụ không được uống mật ong sống bởi vì trong mật ong sống có thể có vi sinh vật hoặc khi cất giữ có thể mật ong đã bị nhiễm khuẩn. Thai phụ nếu sử dụng mật ong sống dễ sinh bệnh tật, đau bụng. Vì vậy khi uống bạn nên hòa mật ong với nước đun sôi để uống vừa phát huy được tác dụng của mật ong vừa đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Phụ nữ mang thai bị bệnh tiểu đường thì không nên sử dụng mật ong vì trong thành phần dinh dưỡng của mật ong có chứa hàm lượng đường rất cao. 4. Súp lơ xanh Đây là loại rau giàu canxi, vitamin C, B6 và folate nên rất có lợi cho sức khỏe thai phụ. Cách dùng: Bạn có thể ăn khoảng 2-3 bữa súp lơ xanh mỗi tuần theo từng cách chế biến riêng như luộc, nấu canh. Tuy nhiên, để súp lơ xanh giữ được chất dinh dưỡng lại ngon miệng, cách nấu tốt nhất là bạn cho súp lơ vào lò vi sóng hấp qua khoảng 2 phút. Sau đó, bạn lấy súp lơ ra, bỏ vào nồi cháo đang sôi và để trong ít phút là ăn được. 5. Đậu phụ Đậu phụ được chế biến từ nguyên liệu chính là đậu tương nên rất phong phú protein, chất sắt, folate, canxi và kẽm, rất cần thiết cho sự phát triển của em bé. Cách dùng: Đậu phụ là loại thực phẩm phổ biến và an toàn nên bạn có thể dùng theo nhu cầu hàng ngày. Ngoài ra, các sản phẩm từ đậu tương như sữa đậu nành… cũng rất tốt cho thai phụ. 6. Thịt bò Loại thịt này chứa một lượng lớn chất sắt, protein, B6, B12, kẽm và đặc biệt là colin (một chất kích thích não bộ thai nhi phát triển). Tuy nhiên, thịt bò cũng chứa nhiều cholesterol, vì vậy, bạn nên ăn điều độ để tránh tăng lượng cholesterol trong máu. Cách dùng: Thịt bò chế biến theo cách nào cũng rất giàu dinh dưỡng và cũng rất ngon miệng. Bạn tuyệt đối nên tránh các món làm bằng thịt bò tái hoặc các món thịt bò đi kèm với nhiều loại gia vị cay, nóng. Mỗi tuần bạn nên dùng 2-3 bữa thịt bò. 7. Khoai lang Khoai lang là loại thức ăn bình dân giàu vitamin C, folate, photpho và được xem như liều thuốc nhuận tràng hữu ích cho nhóm thai phụ mắc táo bón. Cách dùng: Bạn có thể ăn vài ba củ khoai lang luộc (hoặc nướng, hấp) mỗi tuần nhưng tuyệt đối tránh khoai lang sống. 8. Trứng gà Trứng gà là một trong những thực phẩm dinh dưỡng rất tốt phụ nữ trong thời kỳ mang thai, tốt cho hệ thần kinh và sự phát triển của cơ thể, cải thiện trí nhớ, giúp đầu óc tỉnh táo, thúc đẩy tế bào gan tái sinh. Cách dùng: các bà mẹ tương lai không nên ăn trứng gà sống bởi dễ gây lây nhiễm vi khuẩn, hơn nữa cũng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng.Có nhiều cách chế biến trứng gà, nhưng cách nấu nào đem lại nhiều dinh dưỡng nhiều nhất? Luộc trứng gà cung cấp 100% dinh dưỡng, xào trứng là 97%, chiên rán là 98%, đánh với sữa và nước sôi là 92%, ăn sống là 30 – 50%. Người sắp làm mẹ cần chú ý, không nên ăn trứng luộc trong nước trà, vì trong nước trà chứa acid, khi kết hợp với nguyên tố sắt trong tế bào gây ra kích thích dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày đường ruột.