Top 5 # Mang Thai Thang Thu 6 Bi Sut Can Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Khi Mang Thai Có Nên Leo Cầu Thang Nhiều Không?

Khi mang thai có nên leo cầu thang nhiều không?

Thông thường, việc leo thang bộ hàng ngày mang tới nhiều lợi ích tốt, như một cách hỗ trợ tăng cường sức khoẻ giống như một vài động tác thể dục tập luyện cơ chân. Tuy nhiên, nếu dần bước sang tam cá nguyệt thứ 3 trở đi việc leo cầu thang nhiều sẽ không còn phù hợp cho mẹ bầu nữa vì chiếc bụng đã trở nên to hơn rất nhiều so với thời gian đầu, đồng thời mỗi khi chân mẹ bầu nhấc lên lại khiến cho cơ bụng gập vào, chèn ép thai nhi khiến oxy cung cấp không đủ cho bé. Ngoài ra vì lý do đó, nhiều thai phụ dễ sinh non vì leo thang bộ nhiều.

Mang thai có nên leo cầu thang nhiều không?

Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng giữa việc leo cầu thang giúp mẹ vận động tránh mệt mỏi, tuy nhiên không nên leo lên, leo xuống quá nhiều vì dễ khiến mẹ bầu mất sức.

Nếu mẹ leo cầu thang quá nhiều cũng khiến cơ thể nóng hơn, nhịp tim đập nhanh hơn dễ gây ra hiện tượng chóng mặt, choáng váng.

Trong 3 tháng cuối, tốt nhất mẹ nên hạn chế leo cầu thang dành thời gian để nghỉ ngơi và giảm thiểu rủi ro không đáng có.

Mẹ bầu vốn có trọng lượng cơ thể tương đối nặng, khi leo cầu thang nhiều sẽ tăng áp lực lên cột sống và tăng độ ma sát giữa các khớp, dễ gây đau lưng và nhức mỏi đầu gối, đặc biệt là lúc đi xuống cầu thang, khả năng xương khớp chịu tổn thương cao hơn gấp ba lần so với bình thường. Hơn nữa trong lúc leo cầu thang, vùng bụng sẽ thu nhỏ lại, bụng bầu chịu thêm áp lực gây ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và thai nhi.

Có trường hợp bà bầu ở chung cư cao tầng nghe nói lên xuống bằng cầu thang bộ sẽ giúp việc sinh nở thuận lợi, dễ dàng hơn, thế nên mẹ bầu “cự tuyệt” thang máy, quyết tâm ngày nào cũng leo mười mấy tầng lầu. Kết quả là người mẹ này xuất huyết, vỡ ối sớm dẫn đến sinh non.

Có bà bầu ngày nào cũng kiên trì đi cầu thang bộ với hy vọng lúc sinh con sẽ đỡ vất vả. Tuy nhiên đến khi sinh các bác sĩ phát hiện ra hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ em bé, trường hợp này rất nghiêm trọng, không thể sinh thường mà buộc phải chọn phương pháp sinh mổ.

Tập luyện leo thang bộ tuy tốt cho bà bầu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi các trường hợp ngoài ý muốn. Do đó mẹ bầu không nên leo cầu thang quá sức, cần chú ý một số diều sau đây:

Mỗi lần leo cầu thang không được leo quá nhiều bậc.

Bà bầu leo cầu thang chỉ như tập luyện thể dục, không được leo quá sức mình, khi nào thấy cơ thể mệt mỏi thì cần dừng lại. Tốt nhất mỗi lần lên xuống cầu thang không nên đi quá 4 tầng để tránh gây áp lực lên cột sống và vùng bụng.

Không mang theo những vật nặng khi lên xuống cầu thang. Bà bầu mang vác vật nặng khi leo cầu thang sẽ tăng áp lực lớn lên phần bụng, dễ dẫn tới sinh non, sảy thai…

Lên xuống cầu thang tuyệt đối không vội vàng mà cần bước từ từ, cẩn thận, tránh bước hụt bậc thang và trượt chân dẫn tới hậu quả đáng tiếc.

Thường xuyên bám vào tay vịn cầu thang để giữ thăng bằng cho cơ thể.

Tránh nói chuyện điện thoại trong lúc lên xuống cầu thang để không mất tập trung.

Có một số cách khác ngoài việc leo cầu thang mẹ bầu nên lựa chọn như:

Mẹ mang thai có nên leo cầu thang?

Đi bộ, vận động, tập các động tác thể dục nhẹ nhàng khoảng 15 phút mỗi ngày vào sáng sớm, khi không khí trong lành và cơ thể khoẻ khoắn nhất.

Mẹ bầu nên đăng ký tham gia lớp học yoga chuyên dành cho các bà bầu.

Vận động hợp lý, tránh nằm quá nhiều để dễ sinh hơn nhưng tại địa hình bằng phẳng và môi trường sống thoải mái.

Qua những thông tin trên mang thai có nên leo cầu thang nhiều không còn là nỗi băn khoăn của các mẹ bầu nữa. Chúc các mẹ có thai kỳ mạnh khoẻ.

Leo Cầu Thang Khi Mang Thai: Làm Sao Để An Toàn?

Phụ trong giai đoạn thai kỳ và đang cố gắng hết sức trong việc chọn lối sống an toàn để bảo vệ mình và bé yêu trong bụng thì có lẽ việc đi cầu thai khi mang thai sẽ không nằm trong những việc mà mẹ bầu lựa chọn. Tuy nhiên, trên thực tế theo các chuyên gia việc bà bầu đi cầu thang bộ sẽ vẫn an toàn nếu như mẹ cẩn thận trong từng bước đi của mình.

Bà bầu đi cầu thang nhiều có sao không?

Một trong những nỗi sợ lớn nhất của mẹ bầu khi đi cầu thang bộ đó là ngã và hụt chân, bởi việc bị ngã trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể dẫn dẫn đến sảy thai, còn việc té ngã ở giai đoạn cuối có thể dẫn đến chuyển dạ sớm. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của thai kỳ việc bị té cầu thang sẽ ít khi xảy ra vì lúc đó cơ thể mẹ còn linh hoạt và giữ cân bằng tốt.

Bà bầu trong những tháng cuối thai kỳ nên hạn chế hoặc không nên đi cầu thang bộ (Nguồn: Internet)

Trong những tháng cuối thai kỳ, nguy cơ trượt ngã có thể sẽ cao hơn bởi lúc này bụng đã to hơn trước. Nhất là từ tuần 37 trở về sau, khi thai nhi đã di chuyển vào khung chậu của người mẹ thì việc bà bầu leo cầu thang sẽ càng khó. Ngoài ra, việc phải chồm người về phía trước, chân nhấc lên bậc cao, cơ bụng gập lại sẽ khiến thai nhi bị chèn ép dễ gây ra thiếu oxy. Việc thiếu oxy dễ dẫn đến xuất huyết và tình trạng sinh non ở thai phụ.

Vì vậy, nếu mẹ bầu bắt buộc phải đi cầu thang bộ thì cần phải đi cầu thang từng bước một, di chuyển từ từ và vịnh vào lan can hỗ trợ. Nhưng tốt hơn hết là mẹ bầu nên tránh đi cầu thang trong những tháng cuối thai kỳ.

Một số trường hợp bà bầu cần tránh leo cầu thang

Vận động bằng cách leo cầu thang trong thai kỳ có thể giúp mẹ bầu tăng cường chức năng tim mạch, vùng xương chậu được vận động linh hoạt, các cơ ở vùng đùi và mông trở nên dẻo dai, thể lực của bà bầu được nâng cao, từ đó giúp mẹ bầu sinh nở nhanh chóng và thúc đẩy tốt khả năng hồi phục sau sinh.

Do vậy, trừ khi có chỉ định của bác sĩ khuyên mẹ bầu cần tránh leo cầu thang, còn lại thì việc đi cầu thang bộ vẫn được cho là an toàn đến giai đoạn 3 trong thai kỳ nếu mẹ bầu muốn đi cầu thang. Tuy nhiên, mẹ bầu đã và đang gặp phải một số trường hợp sau thì nên hạn chế hoặc không leo cầu thang khi mang bầu:

Chảy máu trong 3 tháng đầu.

Có nguy cơ bị sảy thai cao, co thắt cơ.

Mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tự miễn nhiễm.

Từng bị sảy thai trong quá khứ.

Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi.

Chóng mặt nghiêm trọng hoặc ngất xỉu.

Mang song thai hoặc đa thai.

Huyết áp quá cao hoặc quá thấp.

Những trường hợp được khuyên nên nghỉ ngơi trên giường nhiều hơn, chẳng hạn như khi bà bầu gặp các vấn đề bất thường về nhau thai (nhau bám thấp, nhau tiền đạo,…)

Để đảm bảo an toàn, bà bầu đi cầu thang cần chú ý gì?

Cho dù đang ở giai đoạn đầu hay giai đoạn sau của thai kỳ, điều quan trọng là mẹ bầu cần phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn nhất định để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Không nên đi cầu thang bộ khi mẹ bầu cảm thấy không khỏe. Đồng thời hãy thực hiện tốt các biện pháp an toàn cơ bản sau:

Không đi cầu thang khi mẹ bầu thấy không khỏe (Nguồn: Internet)

Luôn luôn vịn lan can khi lên cầu thang. Nếu mẹ bầu có xách đồ, hãy chắc rằng tay còn lại luôn có điểm tựa vững chắc để bám vào.

Khu vực cầu thang phải có đủ ánh sáng. Hãy luôn bật đèn khi đi lên hoặc đi xuống để giúp mẹ nhìn rõ cũng như tránh việc bước hụt chân. Nếu cầu thang quá tối và không có đèn, mẹ bầu hãy đi tháng máy nếu có.

Nếu cầu thang được lót thảm, hãy cẩn thận khi di chuyển để tránh trơn trượt.

Luôn di chuyển chậm rãi dù đang đi lên hay đi xuống.

Nếu bị trượt chân dù không nghiêm trọng vẫn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ càng.

Những thông tin cần biết khi bà bầu đi máy bay : Máy bay luôn là lựa chọn lý tưởng cho những ai phải di chuyển 1 quãng đường xa. Đây là một phương tiện hữu ích với tất cả mọi người, nhưng còn bà bầu thì sao? Bà bầu đi máy bay có được không?

Bi Kịch Cô Gái Vừa Mang Thai Đã Phát Hiện Ung Thư Xương

Tạo hóa đã ban tặng cho người phụ nữ thiên chức vĩ đại là được làm mẹ. Thế nhưng, số phận nghiệt ngã khiến một người phụ nữ mắc căn bệnh ung thư xương ngay từ lúc mang thai. Vừa sinh đứa con của mình cũng là lúc người phụ nữ đó phải nhập viện điều trị.

Gặp Trần Thị Giang (25 tuổi, quê ở thôn 6, xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) tại khoa Nhi, bệnh viện K Tân Triều, Hà Nội, bất kỳ ai cũng đều thương cảm cho hoàn cảnh của chị và xót xa khi hay tin đứa con bé bỏng đang thiếu bàn tay nâng niu chăm sóc, nguồn sữa ngọt ngào từ người mẹ.

Trò chuyện với chúng tôi, ánh mắt Giang u buồn, chất chứa đầy rẫy những cảm xúc. Không chỉ đối mặt với căn bệnh ung thư xương quái ác, Giang còn ngổn ngang nỗi lo cho đứa con trai mới chào đời của mình.

Được biết, Giang nằm trong số những bệnh nhân mới nhất của Khoa. Gần Tết Nguyên đán năm 2017, thời điểm Giang đang mang thai thì bắt đầu xuất hiện những cơn đau ở chân trái. Có những ngày, cơn đau hành hạ khiến Giang không thể đi lại được. Chỉ đến khi sinh con xong, Giang mới có điều kiện đi khám bệnh.

“Ban đầu, các bác sĩ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa chẩn đoán em bị sưng chân, tĩnh mạch giãn. Lấy thuốc về uống không khỏi, em ra bệnh viện Việt Đức khám vào tháng 5/2017. Các bác sĩ tại bệnh viện Việt Đức giới thiệu em sang bệnh viện K Tân Triều làm sinh thiết. Cầm kết luận bị K xương chày khối u đã di căn sang xương mác từ bác sĩ tại bệnh viện K Tân Triều, em như chết đứng và suy sụp hoàn toàn”, Giang ngậm ngùi kể.

Theo lời chia sẻ của Giang, lúc đó nghĩ đến bệnh, Giang chỉ muốn chết đi để gia đình bớt gánh nặng nhưng khổ một nỗi, con còn quá nhỏ, Giang lại gạt đi. Lúc đó, Giang mới sinh con, kinh tế gia đình hết sức khó khăn, chồng chị đi làm ăn tận trong miền Nam với mức lương 4 triệu đồng/tháng không đủ trang trải cho gia đình. Hơn nữa, bố chồng Giang mới mất vì bệnh ung thư phổi.

Khó khăn cứ bủa vây lấy người mẹ bất hạnh. Con trai của Giang phải gửi mẹ đẻ trông hộ. Nằm trên giường bệnh, những cơn đau hành hạ không thấm tháp gì so với nỗi nhớ con mà Giang đang trải qua. Bản năng làm mẹ khiến Giang không thể yên tâm điều trị được bởi đứa con bé bỏng mới 5 tháng tuổi không có mẹ bên cạnh. Hàng đêm, những giọt nước mắt được Giang giấu kín vào trong tim. Giang luôn tự nhủ phải cố gắng điều trị để sớm được về bên đứa con thân yêu.

Giang có hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Niềm vui được làm mẹ của em ngắn chẳng tày gang khi những tháng ngày sắp tới sẽ phải nằm viện khá dài, không biết đến bao giờ mới được nhìn thấy con. Rất mong sự chia sẻ từ cộng đồng để hỗ trợ em phần nào.

N.Giang

Khởi Tố 2 Bị Can Về Tội Tổ Chức Mang Thai Hộ

BHG – Ngày 15.9, cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 2 đối tượng là Nguyễn Thị Hồng Trang, sinh năm 1990, trú tại phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và Lương Thị Bích Thư, sinh năm 1994, trú tại thị trấn Hòa Vinh, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên về tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, quy định tại khoản 2, Điều 187, Bộ luật Hình sự.

Cơ quan Cảnh sát Điều tra tống đạt các Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Hồng Trang.

Theo kết quả điều tra ban đầu, khoảng tháng 7.2019, Trang đi du lịch tại thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc. Tại đây Trang gặp 1 người đàn ông và được đề cập tìm phụ nữ Việt Nam để tổ chức đưa sang Campuchia cấy, ghép phôi thai, mang thai hộ cho người Trung Quốc, nếu tìm được sẽ trả cho Trang 16 nghìn USD (khoảng 380 triệu đồng).

Sau khi về Việt Nam, Trang sử dụng mạng xã hội để theo dõi, lần tìm các đối tượng có nhu cầu mang thai hộ và đưa ra mức giá 300 triệu đồng đối với thai đơn, 370 triệu đồng đối với thai đôi. Quá trình tìm kiếm người mang thai hộ, Trang làm quen với Lương Thị Bích Thư. Qua nói chuyện Thư đã chủ động xin làm cộng tác viên cho Trang, nếu tìm được người mang thai hộ Thư được Trang trả cho số tiền 20 triệu đồng/người.

Từ tháng 9 – 11.2019, các đối tượng đã tìm được 3 người nhận mang thai hộ. Đầu tháng 6.2020, khi những người phụ nữ sắp đến ngày sinh, Trang hướng dẫn họ đến Hà Giang, vượt biên sang Trung Quốc, nhưng do thai lớn, những người này không đủ sức khỏe để tiếp tục đi nên đã tìm cách liên hệ với Công an huyện Mèo Vạc để trình báo.

  Quá trình làm việc, 2 đối tượng Trang và Thư đã khai nhận toàn bộ hành vi của mình. Xét thấy hành vi của các đối tượng có tính chất nghiêm trọng, bản thân Trang đang nuôi con nhỏ 7 tháng tuổi, còn Thư đang mang thai nên cơ quan Cảnh sát Điều tra đã áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 2 đối tượng trên để tiếp tục điều tra, làm rõ.

Diệu Loan (Công an tỉnh)