Top 7 # Mang Thai Tháng Thứ 5 Bị Đau Lưng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Đau Lưng Khi Mang Thai Tháng Thứ 5

Đau lưng khi mang thai tháng thứ 5

Tháng thứ 5 là tháng có nhiều thay đổi ở bà bầu, lúc này thai phụ bắt đầu có nhiều thay đổi về cơ thể do sự phát triển mạnh của thai nhi. Cũng chính vì vậy mà các bà bầu sẽ luôn thấy đau lưng do một số nguyên nhân:

– Stress: Những thay đổi ở vùng xương chậu có thể là nguyên nhân làm gia tăng các cơn đau lưng nếu như bạn phải đối mặt với sự căng thẳng khi đang mang thai

– Kích thước thai nhi bắt đầu lớn dần và phát triển mạnh mẽ nên làm cho khung xương của mẹ mất thăng bằng dẫn tới đau lưng

– Nguyên nhân do ngoại hình của thai phụ có sự thay đổi khá lớn, tử cung to ra nên làm cho bụng dưới cũng nhô ra; chiều cao của đáy tử cung đã ngang với rốn, xương khớp bị co giãn tối đa

– Sự gia tăng hoocmon: sự gia tăng này khiến các dây chằng ở khu vực xương chậu trở nên mềm hơn, những khớp xương cũng lỏng lẻo hơn. Sự thay đổi ở các khớp xương và quá trình giãn nở của dây chằng đã làm suy giảm chức năng nâng đỡ lưng thông thường.

– Tăng trọng lượng cơ thể tạo ra sức ép khiến lưng phải chống đỡ nặng hơn.

Cách điều trị đau lưng khi mang thai tháng thứ 5:

– Bà bầu cần phải có một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh mọi công việc phải ngồi lâu, mang vác nặng…

– Tăng trọng lượng cơ thể từ từ: trong tháng thứ 5 phụ nữ mang thai được khuyến khích tăng từ 0,5 – 1kg

Đau lưng khi mang thai tháng thứ 5

– Tập thể dục nhẹ nhà như đi bộ và bơi

– Xoa bóp vùng lưng một cách nhẹ nhàng và thường xuyên sau một ngày mệt mỏi

– Không nên dùng thuốc giảm đau và thuốc chống mệt mỏi mà không có sự hướng dẫn của bác sỹ

– Bà bầu nên đến gặp bác sỹ nếu thấy đau lan khắp vùng mông, lưng, đùi, cẳng chân và đôi khi đến cả bàn chân hoặc đau lưng kéo dài

– Mặc quần áo phù hợp: đi giầy bệt và lựa chọn áo ngực cho đúng kích cỡ

– Tư thế nằm: bác sỹ thường khuyên phụ nữ mang thai nên nằm nghiêng từ tháng thứ 5 trở đi, bạn nên làm theo cách này để tránh khỏi tình trạng đau lưng.

– Sử dụng phương pháp châm cứu trị đau lưng: theo nghiên cứu, châm cứu có thể làm giảm đau lưng khi mang thai.

Mang Thai Tháng Thứ 5 Bị Đau Lưng Phải Làm Sao?

Nguyên nhân dẫn tới bị đau lưng khi mang thai tháng thứ 5

Tháng thứ 5 là tháng có nhiều thay đổi ở bà bầu, lúc này thai phụ bắt đầu có nhiều thay đổi về cơ thể do sự phát triển mạnh của thai nhi. Cũng chính vì vậy mà các bà bầu sẽ luôn thấy đau lưng do một số nguyên nhân:

– Stress: Những thay đổi ở vùng xương chậu có thể là nguyên nhân làm gia tăng các cơn đau lưng nếu như bạn phải đối mặt với sự căng thẳng khi đang mang thai

– Kích thước thai nhi bắt đầu lớn dần và phát triển mạnh mẽ nên làm cho khung xương của mẹ mất thăng bằng dẫn tới đau lưng

Nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bị đau lưng ở bà bầu

– Nguyên nhân do ngoại hình của thai phụ có sự thay đổi khá lớn, tử cung to ra nên làm cho bụng dưới cũng nhô ra; chiều cao của đáy tử cung đã ngang với rốn, xương khớp bị co giãn tối đa

– Sự gia tăng hoocmon: sự gia tăng này khiến các dây chằng ở khu vực xương chậu trở nên mềm hơn, những khớp xương cũng lỏng lẻo hơn. Sự thay đổi ở các khớp xương và quá trình giãn nở của dây chằng đã làm suy giảm chức năng nâng đỡ lưng thông thường.

– Tăng trọng lượng cơ thể tạo ra sức ép khiến lưng phải chống đỡ nặng hơn.

– Làm việc và nghỉ ngơi không đúng tư thế: các chị em phải ngồi làm việc quá lâu hay nằm nghỉ sai tư thế cũng sẽ dẫn đến đau lưng.

Khắc phục chứng đau lưng khi mang thai tháng thứ 5

– Lên một thực đơn đầy đủ dưỡng chất, nhất là sắt, canxi để củng cố hệ xương của mẹ bầu.

– Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không ngồi làm việc quá lâu một tư thế và năng vận động nhẹ nhàng như bơi lội, yoga và đi bộ.

– Luôn giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan và vui vẻ.

Tư thế nằm ngủ giảm cơn đau lưng ở bà bầu

– Kiểm soát cân nặng tốt, không để vượt qua mức cho phép, ở tháng thứ 5, bà bầu chỉ nên tăng từ 0,5-1kg..

– Bà bầu cần phải có một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh mọi công việc phải ngồi lâu, mang vác nặng…

– Mặc quần áo thoải mái, mang giày bệt.

– Xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưng sau một ngày làm việc mệt mỏi.

– Không nên dùng thuốc giảm đau và thuốc chống mệt mỏi mà không có sự hướng dẫn của bác sỹ

– Bác sỹ thường khuyên phụ nữ mang thai nên nằm nghiêng từ tháng thứ 5 trở đi, bạn nên làm theo cách này để tránh khỏi tình trạng đau lưng.

– Bà bầu nên đến gặp bác sỹ nếu thấy đau lan khắp vùng mông, lưng, đùi, cẳng chân và đôi khi đến cả bàn chân hoặc đau lưng kéo dài.

– Bạn cũng có thể nghĩ đến phương pháp châm cứu để giảm các cơn đau, nhưng bạn nên chọn những địa chỉ uy tín và bác sĩ có tay nghề, để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Chứng đau lưng đáng ghét sẽ bị bạn “hạ gục” nếu như bạn kiên trì thực hiện, chúc các mẹ thành công.

Mang Thai Tháng Thứ 3 Bị Đau Lưng

Hiện tượng đau lưng khi mang thai ở phụ nữ diễn ra là việc bình thường. Hầu như ai cũng trải cơn đau lưng khi mang thai, đặc biệt 3 tháng đầu. Tại sao khi mang thai lại đau lưng? Làm sao để giảm cơn đau lưng dễ dàng hiệu quả, không ảnh hưởng đến thai nhi

Mang thai tháng thứ 3 bị đau lưng

Đau lưng là hiện tượng rất thường gặp khi mang thai. Đặc biệt với bà bầu mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Cơn đau sẽ tăng khi thai bắt đầu lớn dần. Trong bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu kỹ hơn về chứng đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu và cách giúp giảm đau lưng dễ dàng và an toàn nhất.

Nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai

Các nguyên nhân dẫn đến đau lưng khi chị em phụ nữ mang thai 3 tháng đầu như sau:

– Gần phần nửa phụ nữ mang thai thường hay bị đau sống lưng. Điều đó không có gì là lạ vì trọng lượng thai làm bụng trở nên nặng. Các hoóc môn mà thai phụ tiết ra cũng làm căng các dây cơ bụng và giảm hoạt động của dây chằng.

– Khi mang thai, lưng phải chịu trọng lượng của em bé trong bụng nên bị khòm xuống. Thai càng lớn thì lưng khòm xuống càng nhiều và gây nên những cơn đau.

– Khi mang thai một vài hoóc môn tiết ra có tác dụng làm cho da căng ra để tạo điều kiện cho sự trao đổi chất và em bé có thể lớn lên được dễ dàng. Nhưng chúng lại làm mất cân bằng tự nhiên trong cơ thể người mẹ và tạo nên những cơn đau ở thắt lưng.

– Đau lưng do căng thẳng: Những căng thẳng cảm xúc có thể gây đau lưng khi mang thai. Nó làm căng cơ lưng.

– Đau lưng do làm việc sai tư thế như ngồi lâu 1 chỗ, đứng lên ngồi xuống không đúng dẫn đến đau lưng

Theo các chuyên gia, đau lưng trong thai kỳ có thể có nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ cho tới cực kỳ nghiệm trọng. Do vậy cần chú ý một số yếu tố sau sẽ giúp đẩy lùi các cơn đau lưng cho mẹ bầu.

Làm gì để giảm đau lưng khi mang thai

1. Tránh làm việc nặng

– Để hạn chế những cơn đau lưng trong thời kỳ bầu bí, chị em nên tránh nâng các vật nặng. Khi dây chằng trở nên lỏng lẻo hơn, mẹ bầu cũng dễ bị tai nạn hơn. Nếu nâng hay mang vác bất kỳ vật gì, hãy đưa nó sát về phía cơ thể, trùng đầu gối thay vì cúi lưng xuống và hạn chế vặn người.

2. Chọn giường thích hợp dành cho bà bầu

– Đệm giường của các mẹ nên thoải mái và quan trọng nhất là đủ cứng. Khi ngủ, mẹ bầu được khuyến khích nằm nghiêng chứ không nên nằm ngửa. Chị em cũng có thể dùng thêm những chiếc gối ôm mềm để chèn xung quanh cơ thể. Biện pháp này sẽ khiến “mẹ ỏng” có giấc ngủ ngon dù bụng bầu đã vượt mặt. Khi ngồi dậy từ tư thế nằm, hãy trở người sang bên, chống tay và bắt đầu từ từ ngồi dậy.

3. Chọn quần áo phù hợp

4. Bà bầu nên để ý đến tư thế

– Chú ý đứng, ngồi đúng tư thế. Khi đứng, hãy tưởng tượng rằng bạn được đo chiều cao, tức là tư thế đứng thẳng khi dựa sát vào tường, sao cho lưng và đầu thẳng hàng chạm vào tường. Căng cơ hông và cơ bụng cũng giúp lưng dễ chịu hơn. Trong khi đó nếu ngồi hãy đảm bảo là lưng luôn được nâng đỡ. Luôn đặt 1 gối nhỏ có hình cây xúc xíc ở phía sau thắt lưng hoặc ngồi trên gối lõm hay có hình chữ D.

5. Massage hoặc dùng miếng dán nhiệt

Massge cho vợ khi mang thai để giảm đau lưng

Khi mang thai ở tháng thứ 3 cũng nên chú ý đến việc thư giãn xoa bóp massge. Xoa bóp lưng và eo cũng có thể giúp giảm đau. Thật tuyệt vời nếu bạn là người chồng hoàn hảo chăm sóc tốt cho vợ bằng cách hằng ngày thường xuyên massge cho vợ yêu của mình. Hoặc lên kế hoạch đi mát xa trước khi sinh bằng các dịch vụ mát-xa chuyên nghiệp. Ngoài ra bạn có thể dùng miếng dán nhiệt nóng hoặc lạnh thay phiên.

Lời khuyên chân thành cho các mẹ khi mang thai: Đến bác sĩ ngay để theo dõi đúng lúc nếu cơn đau lưng khi mang thai lan rộng khắp vùng lưng, mông, đùi, cẳng chân, và đôi khi đến cả bàn chân; hoặc đau kéo dài.

Bật Mí Cách Trị Chứng Đau Lưng Khi Mang Thai Tháng Thứ 5

Bật mí cách trị chứng đau lưng khi mang thai tháng thứ 5. Đau lưng khi mang thai tháng thứ 5 là một dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên, mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu mỗi khi di chuyển, nằm hoặc ngồi. Cùng tham khảo cách khắc phục chứng đau lưng khi mang thai tháng thứ 5 này nha.

Phụ nữ mang thai tháng thứ 5 bắt đầu có những thay đổi rất lớn cả về trọng lượng cơ thể lẫn thai nhi. Do đó đau lưng khi mang thai tháng thứ 5 là tình trạng phổ biến với hầu hết chị em phụ nữ.

Nguyên nhân dẫn đến chứng đau lưng khi mang thai tháng thứ 5

Stress khi đang mang thai cũng có thể làm thay đổi vùng xương chậu khiến cho các cơn đau trầm trọng thêm.

Kích thước thai nhi bắt đầu lớn dần và phát triển mạnh mẽ nên làm cho khung xương của mẹ mất thăng bằng dẫn tới đau lưng khi mang thai tháng thứ 5.

Do tử cung to ra nên làm cho bụng dưới cũng nhô ra, điều này khiến cho chiều cao của đáy tử cung đã ngang với rốn, xương khớp bị co giãn tối đa.

Sự gia tăng hormone này khiến các dây chằng ở khu vực xương chậu trở nên mềm hơn, những khớp xương cũng lỏng lẻo hơn. Từ đó, làm suy giảm chức năng nâng đỡ lưng thông thường khiến mẹ thấy cảm thấy đau phần lưng.

Trọng lượng cơ thể tăng lên khiến cột sống phải vất vả chống đỡ.

Việc ngồi quá lâu khi làm việc hay ngủ nghĩ không đúng tư thế khiến cơ lưng của bạn bị mỏi và dẫn dến đau lưng khi mang thai tháng thứ 5.

Đau lưng khi mang thai tháng thứ 5 – Khắc phục bằng cách nào?

Để khắc phục (hoặc ít ra thì cũng kìm hãm) những cơn đau lưng khi mang thai tháng thứ 5, mẹ có thể làm theo những bước sau đây:

Hãy ngồi một cách thông minh. Ngồi là hoạt động gây sức ép lên cột sống của mẹ nhiều nhất, cho nên nếu mẹ ngồi đúng cách thì sẽ giúp ích rất nhiều trong việc hạn chế những cơn đau lưng khi mang thai tháng thứ 5 này đấy. Hãy chắc chắn rằng cái ghế mẹ hay sử dụng nhất tại nhà và nơi làm việc sẽ hỗ trợ tốt cho mẹ (ghế nên có phần tựa lưng, tay vịn thẳng và có phần đệm chắc chắn).

Một cái ghế với phần lưng tựa hơi nghiêng ra sau cũng sẽ giúp giảm sức ép lên cột sống. Hãy dùng một cái gác chân để nâng chân của mẹ cao lên một xíu, và nhớ là đừng bắt chéo chân vì làm như vậy khung xương chậu của mẹ bị nghiêng ra phía trước sẽ làm trầm trọng thêm việc căng cơ lưng.

Mẹ cũng đừng nên đứng quá lâu. Nếu mẹ buộc phải đứng khi làm việc, hãy đặt một chân lên một cái ghế thấp nhằm làm giảm sức ép lên vùng lưng dưới của mẹ. Nếu mẹ đang đứng trên một mặt sàn cứng – ví dụ như khi mẹ đang nấu ăn hay rửa chén trong bếp – hãy đứng trên tấm thảm dậm chân vì như vậy sẽ giúp giảm sức ép lên lưng.

Tránh nâng những vật nặng, nếu mẹ phải làm thì hãy làm một cách chậm rãi. Giữ vững cơ thể bằng tư thế dang rộng hai chân, cúi xuống bằng đầu gối thay vì bằng phần thắt lưng, sau đó nâng vật lên bằng hai tay và chân, không phải bằng lưng. Trong trường hợp mẹ phải mang theo một túi đồ nặng, hãy chia chúng ra hai túi nhỏ và cầm mỗi tay một túi thay vì cầm tất cả phía trước bụng mẹ. Điều này sẽ giúp mẹ tránh được những cơn đau lưng khi mang thai tháng thứ 5 này đó.

Phòng tránh đau lưng khi mang thai tháng thứ 5

Cố gắng giữ mức cân nặng trong khuyến cáo về tăng cân cho phụ nữ mang thai. Số cân tăng quá mức cũng sẽ khiến cho lưng mẹ phải chống đỡ khối lượng lớn hơn.

Một tư thế ngủ thoải mái với sự hỗ trợ của gối ôm (gối dài ít nhất 60 cm) cũng sẽ giúp mẹ giảm những cơn đau nhức khi tỉnh dậy. Mẹ hãy thử dùng các loại gối khác nhau cho đến khi cảm thấy thoải mái nhất. Khi mẹ bước ra khỏi giường vào buổi sáng nhớ là đưa chân mình xuống sàn trước thay vì xoay cả người để đi xuống.

Mang giày đúng cách. Những đôi giày quá cao hay quá phẳng sẽ làm cho mẹ bị đau lưng khi mang thai. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên mang đôi giày đế to và cao khoảng 5 cm, như vậy sẽ giúp giữ cơ thể mẹ trong tư thế đứng thẳng phù hợp nhất. Mẹ cũng có thể xem xét đến việc sử dụng nẹp chỉnh hình hoặc các dụng cụ chèn chỉnh hình cho giày đã được thiết kế để hỗ trợ các nhóm cơ.

Dù những cơn đau lưng khi mang thai tháng thứ 5 này chẳng gây hại gì cho mẹ nhưng chúng có thể khiến mẹ gặp khó khăn trong việc di chuyển hoặc sinh hoạt hàng ngày. Mẹ hãy thử sử dụng dây đeo hỗ trợ được thiết kế đặc biệt dành cho phụ nữ mang thai, dụng cụ này sẽ hỗ trợ bớt phần nào sức nặng từ bụng lên vùng lưng, từ đó giảm các cơn đau lưng khi mang thai.

Đừng cố với để lấy những thứ để nóc tủ. Hãy dùng một cái ghế thấp và vững để lấy những vật trên cao, như thế mẹ sẽ tránh khỏi việc căng cơ hơn.

Hãy luân phiên chườm nóng và lạnh để làm dịu những cơn đau cơ lưng tạm thời. Sử dụng túi chườm đá khoảng 15 phút, sau đó chườm nước nóng 15 phút. Quấn cả hai túi chườm vào một cái khăn hoặc miếng vải để dễ dử dụng.

Ngâm mình trong nước ấm (nước không được quá nóng) hoặc chỉnh vòi sen sang chế động phun nước theo nhịp (để massage lưng) cũng là những cách giúp mẹ phòng chống tình trạng đau lưng khi mang thai một cách hiệu quả.

Xoa bóp lưng của mình. Để giảm đau lưng khi mang thai tháng thứ 5, mẹ có thể đi massage trị liệu (hãy chọn một nhà massage trị liệu, người biết mẹ đang mang thai và đã được huấn luyện kỹ càng trong việc massage cho phụ nữ trước khi sinh).

Thực hiện một số bài tập đơn giản để giúp nhóm cơ bụng khỏe hơn. Mẹ có thể ngồi trên quả bóng tập thể dục và nhún đưa mình ra trước sau (hoặc nằm ngửa lên nó để giảm cảm giác khó chịu của lưng và hông). Mẹ cũng có thể tham dự một lớp yoga hoặc thể dục dưới nước cho bà bầu, ngoài ra hãy tham gia các buổi trị liệu dưới nước nếu mẹ có thể tìm thấy một nhà trị liệu y khoa (và mang thai) có kiến thức trị liệu này.

Nếu những cơn đau lưng khi mang thai tháng thứ 5 này thật sự dữ dội, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ về các nhà vật lý trị liệu hoặc chuyên gia y khoa (như bác sĩ châm cứu hoặc chuyên gia về liệu pháp phản hồi sinh học), những người này có khả năng giúp được mẹ.

Nắn khớp xương. Nếu được thực hiện bởi một chuyên gia và đúng cách thì việc nắn khớp xương cột sống rất an toàn và tốt trong suốt thai kì. Tuy nhiên mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng kỹ thuật này.