Chào bạn! Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu cam, có cả do tại chỗ hoặc do bệnh toàn thân. Tại chỗ: – Do viêm nhiễm như viêm mũi cấp, viêm mũi mãn, viêm mũi do vi khuẩn, viêm mũi virút; viêm xoang cấp; viêm mũi vận mạch; viêm mũi dị ứng… – Do chấn thương vì ngoáy mũi hoặc dị vật lọt vào mũi (thường gặp ở trẻ em); sỏi mũi ở cả người lớn và trẻ em; sang thương gây loét hốc mũi thường gặp ở công nhân ngành hoá chất khi bảo hộ chưa tốt, do lao, giang mai hoặc bệnh phong (hủi). – Do cấu trúc bất thường ở hốc mũi như vẹo hoặc gai của vách ngăn mũi… – Do khối u: lành tính như u xơ vòm mũi họng, u do nấm và u ác tính như ung thư vòm họng, u hốc mũi, u xoang, u sàn sọ… Toàn thân: – Bệnh toàn thân cấp tính gây rối loạn đông cầm máu ban đầu như cúm, sởi nặng, sốt tinh hồng nhiệt, sốt xuất huyết, sốt rét… – Bệnh của hệ tim mạch như cao huyết áp; vỡ các phình mạch của hệ mạch máu, động mạch cảnh; bệnh xơ vữa động mạch. – Bệnh của hệ máu gặp ở những người có thể trạng thiếu máu nặng, nhiễm trùng nhiễm độc, thiếu vitamin; bệnh bạch cầu cấp; suy tuỷ; giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân, rối loạn chất lượng tiểu cầu, và những bệnh thuộc về mạch máu như bệnh ưa chảy máu. – Một số nguyên nhân khác như sự thay đổi nội tiết trong cơ thể ở người có thai, có kinh nguyệt hoặc dùng corticoide xịt mũi kéo dài không đúng chỉ định, dùng thuốc chống đông; do thay đổi áp lực của khí quyển, thay đổi thời tiết… – Còn lại khoảng 5% không tìm được nguyên nhân (vô căn), thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên, chảy máu tự nhiên số lượng ít, tái diễn nhiều lần và hay gặp khi làm việc gắng sức hoặc đi ngoài nắng quá lâu. Những trường hợp nhẹ thì không cần nhập viện, thường chỉ cần dùng ngón cái cùng bên ấn nhẹ bên cánh mũi chảy máu, giữ trong 5 – 10 phút, trong khi đầu để thẳng. Vì mũi nằm ở vị trí đặc biệt (giữa khuôn mặt) và có nhiều mạch máu nên rất nhiều người thỉnh thoảng gặp phải tình trạng chảy máu mũi. Chảy máu mũi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. * Theo từ điển y tế Medilexicon thì chảy máu cam có nghĩa là ‘chảy máu mũi’. Chảy máu mũi không hẳn là nguyên nhân đe dọa tính mạng của bạn. Tiến sĩ Ashim Desai, bác sĩ phẫu thuật tai mũi họng của Ấn Độ cho rằng, những lý do khác nhau có thể gây ra chảy máu mũi bao gồm: sau chấn thương, dị ứng, nhiễm trùng hoặc bất kỳ lý do nào khác. – Viêm mũi dị ứng: Do phản ứng của cơ thể khi bị dị ứng mà các mô dọc theo mũi bị sưng lên. Lúc này, các mao mạch giãn ra và đôi khi bị vỡ gây chảy máu. Máu có thể chảy ra thành những vệt nhỏ bất cứ khi nào bạn xì mũi hoặc hắt hơi. Bạn nên đi kiểm tra nguy cơ dị ứng của mình để biết mình có thể bị dị ứng với những điều gì để có biện pháp phòng ngừa thích hợp, ví dụ như uống thuốc chống dị ứng hoặc chống sung huyết. Khí hậu khô khắc nghiệt: Điều này thường gặp ở những bệnh nhân có độ lệch vách ngăn vì luồng không khí khi ‘đi’ qua một diện tích hẹp trong mũi sẽ nhanh hơn và làm cho mũi khô hơn. Điều này gây ra sự kích thích, tiếp theo là hắt hơi và làm chảy máu mũi. – Thường xuyên hắt hơi: Hắt hơi nhiều cũng là nguyên nhân gây loét các lớp lót của vách ngăn (phân vùng trung tâm giữa hai lỗ mũi) và điều này dễ gây chảy máu. Trẻ em bị chảy máu mũi thường là do các mạch máu trên mặt trước của vách ngăn mũi bị vỡ, loét mà nguyên nhân chủ yếu là do cảm lạnh hoặc hắt hơi. Điều này có thể được kiểm soát được bằng cách giúp trẻ hạn chế hắt hơi nhờ giữ cho mũi không bị khô (có thể bôi trơn cho mũi bằng các loại dầu như dầu dừa hoặc dầu ôliu). – Ngoáy mũi: Ngoáy mũi là một việc làm tưởng không có hại gì nhưng thực tế lại có thể làm rụng lông mũi, tổn thương niêm mạc, vỡ mạch máu và gây chảy máu. Ngoài ra, ngoáy mũi nhiều cũng dễ làm nhiễm khuẩn mũi. Thói quen ngoáy mũi nên từ bỏ vì có thể sẽ làm suy yếu chức năng bảo vệ khoang mũi, gây chảy máu mũi nhiều hơn. – Nhiễm trùng xoang hoặc có khối u: Ở người lớn, trường hợp chảy máu mũi mà máu có màu đậm hoặc mùi hôi thì rất có thể đó là biểu hiện một nhiễm trùng xoang hoặc khối u trong mũi. Nếu có dấu hiệu này, người bệnh cần đi kiểm tra bằng cách nội soi và chụp CT. Nhiễm trùng xoang hoặc khối u trong mũi nếu không được điều trị có thể dẫn đến ung thư mũi xoang. Ung thư mũi xoang có thể xuất hiện các dấu hiệu như: nghẹt mũi liên tục, đặc biệt là ở một bên; đau ở trán, mũi, má hoặc xung quanh mắt hoặc tai; chảy dịch qua cửa mũi sau xuống họng; chảy máu cam thường xuyên và liên tục; mất cảm giác về mùi hoặc hương vị; đau hoặc tê ở mặt hoặc răng; sưng nề vùng mặt, vòm miệng, mũi hoặc cổ; chảy nước mắt; khó mở miệng; tái phát nhiễm khuẩn tai; khó khăn trong việc nghe… – Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là nguyên nhân thường xuyên chảy máu cam ở người lớn tuổi. Khi huyết áp tăng dẫn đến áp lực thành mạch tăng, có thể nứt vỡ thành mạch, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như chảy máu mũi, xuất huyết não, suy tim, bóc tách thành động mạch chủ, xuất huyết đáy mắt gây mù vĩnh viễn… – Thay đổi sinh lý: Trường hợp thay đổi sinh lý dẫn đến chảy máu mũi thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là những người bị cao huyết áp khi mang thai. Trong trường hợp này, thai phụ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa để biết cách đối phó và trị bệnh. – Thiếu vitamin C: Vitamin C là một trong những chất chống ôxy hóa, có tác dụng làm tăng sức đề kháng, bảo vệ thành mạch và hỗ trợ hấp thu sắt canxi. Khi thiếu vitamin C, da sẽ bị khô, dễ bị xuất huyết dưới da (da dễ bị bầm tím khi va chạm nhẹ), chảy máu cam, chảy máu lợi, vết thương chậm lành. Vì vậy, khi thanh thiếu niên đột ngột bị chảy máu cam thì điều đó có thể “báo hiệu” cơ thể đang rất cần bổ sung thêm vitamin C. – Viêm mũi cấp tính và mạn tính: tình trạng viêm mũi làm cho lớp chất nhày bảo vệ bề mặt niêm mạc mũi bị thương tổn, vì thế các mạch máu nằm ngay dưới đó cũng hay bị xước, rách gây chảy máu mũi. Các chất dịch rỉ thường xuyên được tiết ra khi mũi bị viêm dính chặt vào lớp niêm mạc khiến cho bạn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Điều này dẫn tới việc bạn thường xuyên ngoáy mũi gây chảy máu mũi. – U xơ vòm mũi họng: đây là một căn bệnh khá phổ biến ở lứa tuổi dậy thì nhưng thường gặp ở teenboy nhiều hơn teengirl. Chảy máu cam là một trong những biểu hiện của bệnh đi kèm với các dấu hiệu như: teen bị chảy nước mũi liên tục, ngạt tắc mũi một bên ngày càng tăng, ù tai và nghe kém do khối u chèn ép vùng loa vòi tai, người gầy xanh, mệt mỏi. – Dị vật trong mũi: trong nhiều trường hợp do có các dị vật bị mắc trong mũi khiến cho bạn thường xuyên cảm thấy nhức đầu, bị chảy máu mũi nhưng không biết nguyên nhân tại sao. Một bạn gái sau chuyến đi dã ngoại về nhà thường xuyên bị chảy máu mũi phải đến bệnh viện khám. Tại đây, các bác sĩ đã gắp ra khỏi mũi bạn gái đó một con vắt dài khoảng 4cm. Bạn nên đưa vợ đi khám chuyên khoa Tai mũi họng sớm để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời. Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Top 10 # Mang Thai Tháng Thứ 5 Bị Chảy Máu Cam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend
Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Mang Thai Tháng Thứ 5 Bị Chảy Máu Cam xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất trên website Ieecvn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung Mang Thai Tháng Thứ 5 Bị Chảy Máu Cam để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bị Nghẹt Mũi Và Chảy Máu Cam Khi Mang Thai Tháng Thứ 4
Bị nghẹt mũi và chảy máu cam khi mang thai
Khi mang thai tháng thứ 4, bụng của mẹ không phải là thứ duy nhất bắt đầu phình ra trong những ngày này. Nhờ nồng độ cao của hóc môn estrogen và progesterone tuần hoàn trong cơ thể kèm theo đó lưu lượng máu tăng lên, các màng nhầy mũi của mẹ cũng bắt đầu sưng lên và mềm ra (giống như cách cổ tử cung làm để chuẩn bị cho việc sinh con). Những màng này cũng sản xuất nhiều nước nhầy hơn bao giờ hết, với mục đích tránh nhiễm trùng và vi khuẩn xâm nhập. Dẫn tới kết quả là mẹ bị nghẹt mũi và thậm chí có thể chảy máu cam khi mang thai. Và một điều cũng không tốt lắm sẽ xảy ra, tình trạng bị nghẹt mũi có thể tệ hơn nữa khi thai kì của mẹ tiến triển. Mẹ cũng có thể bị chảy nhỏ giọt ở mũi sau, điều này thỉnh thoảng có thể gây ho hoặc nôn vào ban đêm.
Bị nghẹt mũi và chảy máu cam khi mang thai tháng thứ 4
Việc thử các loại nước muối dạng xịt hoặc các loại dải kẹp mũi (nasal strip) khá an toàn đối với mẹ, đặc biệt là nếu tình trạng bị nghẹt mũi liên tục làm mẹ thực sự khó chịu. Máy tạo độ ẩm đặt trong phòng cũng có thể giúp khắc phục tình trạng khô kết hợp với tình trạng tắc nghẽn. Dược phẩm hoặc thuốc xịt mũi thuốc kháng histamin thường không được kê toa trong suốt thai kì, nhưng hãy hỏi bác sĩ của mẹ về những gì bác sĩ khuyến cáo (một số bác sĩ chấp nhận cho dùng thuốc xịt thông mũi hoặc thuốc xịt mũi chứa steroid sau tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu thai kỳ).
Cách làm giảm bị nghẹt mũi và khô mũi
Sử dụng máy tạo độ ẩm. Máy này sẽ giúp làm ẩm không khí trong nhà của mẹ. Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ sẽ giúp mẹ tránh bị nghẹt mũi – chứng bệnh hay làm mẹ tỉnh giấc vào ban đêm. Nhưng mẹ phải chắc chắn làm sạch máy giữ độ ẩm thường xuyên.
Sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ giúp mẹ tránh bị ngẹt mũi
Uống nhiều nước cũng giúp giữ ẩm cho mũi.
Sử dụng hơi nước. Tắm vòi sen nước ấm trước khi đi ngủ. Cách này giúp mẹ đỡ bị nghẹt mũi và ngủ ngon hơn.
Sử dụng dầu nóng dạng đặc. Bôi một ít bên ngoài quanh lỗ mũi.
Sử dụng nước muối nhỏ mũi dạng nhỏ giọt hoặc dạng phun. Chúng giúp làm ẩm mũi của mẹ. Mẹ có thể tìm thấy những loại này ở các hiệu thuốc. Tuy nhiên, mẹ không nên sử dụng thuốc nhỏ mũi, thuốc xịt hay thuốc thông mũi mà không được bác sĩ cho phép trước.
Hỉ mũi nhẹ nhàng. Hỉ mũi mạnh hoặc thường xuyên có thể làm trầm trọng thêm tình trạng các lớp màng và dẫn đến chảy mũi nhiều hơn hoặc chảy máu cam.
Sử dụng khăn ướt ấm. Áp nó vào má, mắt và mũi để giúp giảm bị nghẹt mũi.
Nâng cao đầu của mẹ. Sử dụng một chiếc gối kê thêm khi mẹ ngủ để ngăn chặn chất nhầy chảy xuống họng của mình.
Cách ngăn chặn chảy máu cam khi mang thai
Vẫn ngồi và giữ cho đầu của mẹ thẳng. Nằm xuống hoặc nghiêng đầu của mẹ về sau có thể khiến mẹ nuốt máu và cảm thấy buồn nôn.
Áp dụng lực ép. Giữ mũi khép kín khoảng 5-10 phút.
Sử dụng nước đá hoặc một túi chườm lạnh. Điều này sẽ giúp thu hẹp các mạch máu và cầm máu.
Chảy Máu Cam Ở Phụ Nữ Mang Thai?
Xin bác sĩ cho tôi biết nguyên nhân tại sao lại như vậy? Trước đây tôi chưa bao giờ bị chảy máu cam? Xin BS chỉ dẫn giúp cho tôi.
Ngô Thu Thủy (Bắc Giang)
Chảy máu cam là khá phổ biến trong thời kỳ mang thai do những thay đổi nội tiết tố. Chảy máu này thường không kéo dài nhưng có thể chảy nhiều. Chảy máu cam có thể là đáng sợ nhưng nếu bạn không bị mất rất nhiều máu thì không có gì phải lo lắng, nhiều lúc có thể xử trí tại nhà.
Trong chảy máu cam, máu chảy từ một lỗ mũi, và đôi khi cả hai. Nó có thể nặng hay nhẹ và kéo dài từ vài giây đến hơn 10 phút. Chảy máu cam có thể xảy ra khi bạn đang ngủ. Bạn có thể cảm thấy chất lỏng ở cổ họng của bạn trước khi máu đi ra khỏi mũi, nếu bạn đang nằm.
Trong khi mang thai, bạn cũng có thể thấy rằng mũi của bạn thường bị ngạt hơn bình thường. Những lần bị như vậy bạn nên ngồi xuống và dùng ngón tay cái và ngón trỏ kẹp chắc chắn phần mềm của mũi, ngay trên mũi của bạn, trong vòng 10 phút. Nghiêng về phía trước và thở bằng miệng. Điều này máu sẽ chảy xuống lỗ mũi trước của bạn thay vì xuống phía sau cổ họng xâm nhập vào đường tiêu hóa.
Đứng thẳng, chứ không phải nằm xuống, như điều này làm giảm huyết áp trong các tĩnh mạch của mũi của bạn và sẽ không làm chảy máu thêm.
Duy trì áp lực trên mũi của bạn lên đến 20 phút để tạo cục máu đông.
Chườm một túi nước đá bao phủ trên sống mũi của bạn.
Tránh hỉ mũi, cúi xuống và không nên hoạt động gắng sức ít nhất 12 giờ sau khi bị chảy máu cam.
Nếu máu không ngừng chảy, bạn phải tìm đến cơ sở y tế để có biện pháp cầm máu kịp thời.
AloBacsi.vn Theo BSCKII. Phạm Thắng – Sức khỏe & Đời sống
Mẹ Bầu Bị Nghẹt Mũi, Chảy Máu Cam
Người ta nói lúc mang thai là cả một hành trình vất vả, điều ấy thật đúng đắn đó các mẹ ạ.
Trong thai kỳ, mẹ bầu phải gặp phải hàng tá các vấn đề khác nhau, một trong số đó là nghẹt mũi và chảy máu cam. Sẽ chẳng lạ lẫm gì khi một ngày thức dậy mà mẹ hỉ mũi ra máu. Với vấn đề này thì mẹ bầu cần thêm thông tin và cách giải quyết như thế nào?
Vì sao mẹ bị chảy máu cam khi mang thai?
Chảy máu cam rất phổ biến khi mang thai. Cứ 8 mẹ lại có 1 mẹ bị chảy máu mũi. Trên thực tế, khả năng chảy máu cam tăng gấp đôi khi đang mang bầu.
Hormone progesterone và estrogen trong thai kỳ ảnh hưởng đến hoạt động của các mạch máu. Estrogen khiến cách mạch máu mở rộng ra (giãn ra). Progesterone làm gia tăng nguồn cung máu, tạo áp lực lên tĩnh mạch mỏng manh trong mũi.
Các lớp lót ẩm trong mũi (màng nhầy) có thể bị sưng và khô. Mẹ có thể cảm thấy tồi tệ hơn vào mùa đông, khi cái lạnh ùa về, và căn nhà thì khô và ấm bởi hệ thống sưởi tại gia.
Những điều này khiến cho các mạch máu trong mũi dễ dàng vỡ ra, khiến mẹ bị chảy máu một chút. Kể cả khi mẹ không bị chảy quá nhiều máu, mẹ có thể nhận thấy những vệt máu trên khăn khi xì mũi.
Mẹ bầu bị chảy máu cam
Vậy nên việc bà bầu chảy máu cam khi mang thai là chuyện không cần quá lo lắng khi chúng không quá nặng nề và không đi kèm các dấu hiệu bất thường khác.
Rất hiếm trường hợp chảy máu cam trong thai kỳ ảnh hưởng đến chuyện sinh con. Nếu như bạn bị chảy máu cam 3 tháng cuối thai kỳ có thể cân nhắc đến gặp bác sĩ.
Nếu như bà bầu bị chảy máu cam nhiều hơn 4 lần 1 tuần thì có thể tới gặp bác sĩ xem mình có bị bệnh gì khi mang thai nghiêm trọng không.
Làm thế nào để ngưng chảy máu mũi?
Chảy máu mũi hầu hết bắt đầu từ những mạch máu nhỏ ở trước mũi bạn, và khá dễ để ngăn chặn chúng.
Chảy máu mũi nếu bắt đầu từ những mạch máu lớn phía sau của mũi, thường nặng hơn và khó để ngăn chặn.
Ngồi xuống và giữ chắc phần mềm mại ngay trước lỗ mũi. Thở bằng miệng.
Giữ khoảng 10-15 phút, không lỏng tay.
Nghiêng người ra trước, mở miệng, để máu chảy từ từ qua mũi, hoặc mẹ có thể nhổ máu vào một cái bát hoặc chậu. Điều này giúp giảm lượng máu chảy xuống họng và vào dạ dày, có thể khiến mẹ cảm thấy buồn nôn.
Bọc một túi chườm đá hoặc rau đông lạnh trong một chiếc khăn hoặc vải rồi đặt lên sống mũi.
Hãy đứng thẳng thay vì ngồi xuống. Điều này giúp giảm huyết áp trên các mạch máu mũi và ngăn máu chảy.
Chỉ nằm nghiêng về một bên nếu cảm thấy choáng.
Để ngăn máu cháu lần nữa, trong vòng 24h sau, không:
Nằm thẳng
Xì hoặc ngoáy mũi
Tập thể dục mạnh
Nâng, vác nặng
Uống đồ uống có cồn hoặc đồ nóng, bởi những chất này có thể khiến mạch máu giãn ra.
Để tránh hiện tượng chảy máu cam bà bầu nên làm gì?
Bà bầu nên hít thở nhẹ nhàng thôi và nhớ để miệng mở khi hắt xì.
Không nên sinh hoạt hoặc ngủ trong phòng quá nóng và hạn chế tiếp xúc trong môi trường khô, đặc biệt là trong mùa đông. Bạn có thể tạo khí ẩm trong nhà để bài bầu thoải mái hơn.
Những chất kích thích như khói thuốc, rượu bia sẽ khiến cho bà bầu chảy máu cam nhanh hơn đấy.
Có thể dùng dầu bôi hoặc sáp có sẵn tại các cửa hàng thuốc để giúp mũi giữ ẩm. Một mẹo khác đó là nhỏ hoặc xịt dung dịch muối loãng để ngăn ngừa chảy máu cam.
Việc lạm dụng quá nhiều thuốc xịt mũi, giảm đau cũng có thể gây khô lớp nhầy hay kích ứng mũi.
Ngoài ra mẹ bầu nên lưu ý, khi chảy máu cam từ phần sau của mũi và trào ngược ra cũng là một trường hợp nguy hiểm đó các mẹ ạ. Khi tới các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ giúp mẹ có phương án cầm máu và chữa trị nhanh chóng.
Chảy máu mũi có nguy hiểm với mẹ và bé không?
Chảy máu mũi khi mang thai có thể dẫn đến nguy cơ chảy máu nặng sau sinh.
Một nghiên cứu lớn cho thấy nguy cơ băng huyết là cứ 10 phụ nữ lại có 1 phụ nữ bị chảy máu cam khi mang thai, so với số lượng phụ nữ không chảy máu cam là 1/17. Tuy vậy, cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn để chắc chắn chảy máu cam làm tăng nguy cơ gây ra biến chứng này.
Rất hiếm khi chảy máu cam ảnh hưởng đến sinh nở. Tuy vậy, nếu mẹ bị chảy máu cam nghiêm trọng trong 3 tháng cuối, bác sĩ sản khoa có thể khuyên mẹ sinh mổ.
Một khả năng nhỏ là quá trình sinh con có thể gây ra chảy máu cam khó kiểm soát. Đội ngũ y tế sẽ giúp mẹ cân nhắc những rủi ro và lợi ích.
Khi nào mẹ cần đến sự trợ giúp?
Gặp bác sĩ nếu mẹ bị chảy máu cam thường xuyên. Mẹ có thể được kê một loại kem sát trùng, hoặc bác sĩ sẽ đốt mạch máu mũi có vấn đề và sau đó kê toa kem. Đốt mạch máu mũi là chặn điểm chảy máu lại bằng cách đốt nó. Mẹ sẽ không cảm thấy gì cả, vì bác sĩ sẽ xịt thuốc gây mê vào bên trong mũi.
Bác sĩ có thể giới thiệu mẹ tới bệnh viện để chữa trị. Ngưng chảy máu mũi sau rất khó bởi các mạch máu ở đó lớn hơn.
Máu chảy ra từ miệng.
Máu cam quá nhiều khiến mẹ cảm thấy khó thở.
Mẹ đã nuốt quá nhiều máu đến mức nôn mửa.
Khi mẹ đã tới ở bệnh viện, bác sĩ sẽ cố gắng tìm vị trí chảy máu để có thể đốt bỏ nó.
Sau khi đốt mạch máu mũi, bác sĩ có thể sẽ chặn điểm chảy máu lại bằng cách sử dụng bạc nitrat trên đầu tăm bông. Nếu mẹ bị chảy máu cam rất nặng, điểm chảy máu có thể phải chặn lại bởi một dòng điện (đốt điện). Những cách chữa trị này không gây nguy hiểm gì cho mẹ và bé.
Nếu phương pháp đốt mạch máu không hiệu quả, hoặc rất khó để thấy dòng máu chảy bắt nguồn từ đâu, bác sĩ sẽ đưa một cái bấc mũi vào bên trong mũi. Bấc mũi sẽ tạo áp lực lên điểm chảy máu và ngăn chặn dòng chảy.
Bấc sẽ được đặt ở đó một thời gian, vậy nên mẹ sẽ được đưa vào phòng tai, mũi, họng để quan sát. Nếu mẹ được xuất viện, mẹ sẽ phải quay lại để tháo chiếc bấc mũi ra.
Nếu mẹ bị chảy máu cam nặng, mẹ sẽ được đưa vào viện để làm tiểu phẫu. Bác sĩ buộc các mạch chảy máu (thắt). Bởi mẹ đang mang thai, có thể mẹ sẽ được gây tê cục bộ hơn là gây tê toàn thân để làm tê liệt vùng đó.
Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu
Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất.
Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.
Thai giáo là điều tuyệt vời nhất Ba Mẹ dành cho con yêu. POH chúc các mẹ và con yêu một thai kỳ mạnh khỏe, bình an với nhiều trải nghiệm thai giáo hạnh phúc!
Bạn đang xem chủ đề Mang Thai Tháng Thứ 5 Bị Chảy Máu Cam trên website Ieecvn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!