Top 11 # Mang Thai Quá Ngày Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Phòng Tránh Mang Thai Quá Ngày

Đây không phải là trường hợp sinh lý mà là bệnh lý. Do thai nằm lâu trong tử cung, bánh nhau bị thoái hóa dần, tuần hoàn giữa mẹ và thai nhi giảm, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng và ôxy cho thai.

Cùng với đó là sự đào thải chất bã, khí carbonic (CO2) cũng giảm nên lượng ôxy trong máu kém, rối loạn chất điện giải và cô đặc máu dẫn đến suy thai dần, nếu không can thiệp giúp thai phụ sinh đúng lúc thì thai sẽ bị suy nặng hoặc chết trong tử cung (còn gọi là thai chết lưu).

Nếu không can thiệp giúp thai phụ sinh đúng lúc thì thai sẽ bị suy nặng hoặc chết trong tử cung

Trẻ sơ sinh già tháng có các đặc điểm như sau:

– Lớp mỡ dưới da bị teo, da khô cứng, nhăn nheo và có thể bị bong da.

– Chân tay dài khẳng khiu, cơ nhão, đầu to.

– Thân hình mảnh khảnh.

– Móng tay, móng chân dài, có màu vàng xanh của phân su.

– Nếu thai suy nặng thì toàn thân gầy gò, ngực nhô, bụng lép, da khô vàng tróc từng mảng lớn, rốn khô, cứng khớp.

– Nhiễm trùng ối.

– Viêm phổi trong tử cung, xuất huyết phổi, xẹp phổi.

– Co giật do tổn thương não.

– Nhiễm trùng huyết.

– Viêm màng não, dễ hạ đường huyết.

Cũng có một số trường hợp thai quá ngày mà vẫn tiếp tục phát triển bình thường trong tử cung (không bị suy) do bánh nhau hoạt động tốt. Tuy nhiên, do thai to nên thai phụ có thể gặp trở ngại khi sinh.

Để phòng tránh mang thai quá ngày, người mẹ cần ghi nhớ ngày bắt đầu chu kỳ kinh mỗi tháng của mình. Khi có thai, nên đi khám ít nhất 3 lần, 3 tháng một lần. Siêu âm có thể định được tuổi thai trong giai đoạn sớm của thai kỳ và góp phần đánh giá sức khỏe thai nhi qua thể tích nước ối và độ vôi hóa bánh nhau. Thai kỳ bình thường kéo dài từ 38 đến 42 tuần, tính từ ngày thứ nhất của kỳ kinh cuối, quá 42 tuần là thai già tháng hay thai quá ngày như đã đề cập.

Có thể tính tuổi thai qua cử động của thai: Ngày đầu tiên thấy thai máy (cử động) tương đương với thai 5 tháng ở con so và 4 tháng ở con rạ. Kể từ sau ngày dự đoán là thai đủ tuổi, thai phụ cần theo dõi cử động thai: thai càng trưởng thành cử động càng nhiều, nếu thai giảm cử động là thai suy.

Vì thế, thai phụ có thể tự đếm số lần thai máy mỗi ngày, bắt đầu vào một giờ nhất định, để xem 10 lần thai máy thì mất bao nhiêu thời gian. Nếu thời gian về sau càng dài hơn, thậm chí dài gấp đôi hoặc không đủ 10 lần trong 12 giờ thì phải nghĩ đến thai suy, cần đến bệnh viện khám để được chẩn đoán và can thiệp đúng lúc.

Theo Phunutoday

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Dấu Hiệu Mang Thai Quá Ngày

Thai quá ngày là gì? Dấu hiệu mang thai quá ngày cho mẹ bầu nhận biết

Thời gian mang thai trung bình là 280 ngày, hoặc 40 tuần, được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Trên thực tế không phải thai phụ nào cũng chuyển dạ đúng vào ngày dự kiến sinh.

Nếu cuộc chuyển dạ xảy ra ở tuổi thai 38- 42 tuần được coi là thai đủ tháng.

Thai nhi dưới 38 tuần được gọi là non tháng.

Khi thai kỳ kéo dài từ tuần thứ 41 đến tuần thứ 42 (1 tuần sau ngày dự sinh) được gọi là thai trễ ngày.

Đối với thai kỳ kéo dài hơn 42 tuần gọi là thai quá ngày dự sinh, hay thai già tháng.

Tuy nhiên, tính toán chỉ chuẩn nếu bạn có thời gian thường xuyên theo dõi và có thời điểm rụng trứng chuẩn vào giữa chu kỳ của bạn. Như chúng ta đều biết, thời điểm sinh là không đúng đối với tất cả mọi người. Nhiều phụ nữ có xu hướng sinh sớm hơn dự kiến, nhưng cũng có bà bầu lại sinh muộn hơn.

Thai quá ngày mà mẹ vẫn chưa sinh thì có nguy hiểm không?

Đối với thai nhi

Khi được chẩn đoán là thai quá ngày mà không được xử trí thích hợp, sẽ có hai khả năng xảy ra:

Nếu bánh nhau vẫn hoạt động tốt, thai nhi tiếp tục phát triển lớn thêm, khi sanh có thể đẻ khó do con to (kẹt vai, sang chấn nhiều cho cả mẹ lẫn con hoặc không sanh được, phải mổ lấy thai…). Thêm vào đó lượng nước ối có thể cạn dần, khi sanh em bé dễ bị suy do cơn gò tử cung làm chèn ép dây rốn.

Ngược lại nếu bánh nhau bị thoái hoá, thai nhi sẽ không được nuôi dưỡng tốt, có thể tử vong trong bụng mẹ. Hoặc trong khi sanh, hoặc em bé bị suy dinh dưỡng, da dẻ nhăn nheo và sức đề kháng kém.

Những trẻ ở trong bụng mẹ quá lâu khi sinh ra dễ mắc các bệnh về hô hấp, nhiễm trùng và có tỷ lệ tử vong cao hơn so với những trẻ sinh đủ ngày. Tuy nhiên, nếu bé an toàn vượt qua được cuộc chuyển dạ thì vẫn có thể phát triển bình thường.

Đối với mẹ bầu

Thường thì bác sĩ sẽ không để thai phụ mang thai kéo dài quá 41 tuần tuổi. Ngoài việc thai nhi gặp nguy hiểm, mang thai quá lâu cũng làm cho mẹ mệt mỏi

Khi bị thai quá ngày, bác sĩ thường khuyên bạn nhập viện làm các xét nghiệm để xác định xem:

Thai nhi đã trưởng thành chưa?

Sức khỏe của thai nhi có đang bị đe doạ hay không, liệu thai nhi có đủ sức chịu đựng một cuộc chuyển dạ hay không?

Để trả lời hai câu hỏi này, bác sĩ sẽ cân nhắc để chọn cho bạn một phương án thích hợp nhất. Ngoài một số xét nghiệm máu bắt buộc, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn:

Siêu âm để đo đạc các kích thước của thai nhi và lượng nước ối.

Có thể bác sĩ chọc hút một ít dịch ối.

Có thể bác sĩ sẽ chỉ định làm một thử nghiệm gọi là nghiệm pháp thử thách bằng Oxytocin.

Trong lúc chờ đợi em bé chào đời có thể bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi đáp ứng tim thai mỗi khi em bé cử động. Đảm bảo rằng em bé của bạn chưa có dấu hiệu suy thai.

Khi đã có những bằng chứng chắc chắn là thai nhi đủ trưởng thành và chịu đựng được cuộc chuyển dạ, bác sĩ sẽ giúp cho bạn sanh.

Ngoài ra, khi thấy đến ngày dự sinh mà vẫn chưa có dấu hiệu gì thì mẹ hãy áp dụng một số mẹo kích thích dấu hiệu chuyển dạ như: quan hệ vợ chồng, kích thích núm ti, ăn dứa, tập thể dục…

Tóm lại, thai quá dự kiến sinh chưa hẳn đã là thai già tháng. Không nên lo lắng thái quá để rồi gây áp lực buộc nhân viên y tế phải phẫu thuật lấy thai. Việc theo dõi thai quá dự kiến sinh dựa trên lâm sàng và siêu âm. Khi có những nghi ngờ về lượng nước ối nên vào nội trú bệnh viện. Các thử nghiệm (test) nếu âm tính, tức không suy thai cứ tiếp tục chờ chuyển dạ, hoặc bình tĩnh nếu được gây chuyển dạ. Số trường hợp gây chuyển dạ, sinh nở an toàn là không nhỏ.

Theo theAsianparent

Quá Trình Mang Thai 9 Tháng 10 Ngày

Quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày, cơ thể người mẹ trải qua rất nhiều thay đổi cả về thể chất và tinh thần. Mẹ bầu thường rất mệt mỏi trong thai kỳ. Cơ thể khó chịu, buồn nôn và đau lưng là các triệu chứng thường gặp trong quá trình mang thai.

Quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày – gian nan mà hạnh phúc!

Tháng thứ nhất

Mang thai tháng thứ nhất bắt đầu khi tinh trùng gặp trứng. Tế bào trứng đã được thụ tinh sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng để vào tử cung. Túi noãn sản sinh ra tế bào hồng cầu và chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Những thành phần cấu tạo đầu tiên của nhau thai và dây rốn cũng đã sẵn sàng làm nhiệm vụ. Tháng thứ nhất mẹ sẽ chưa cảm thấy điều gì rõ ràng.

Những triệu chứng khác của thai kỳ có thể là mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên, dễ xúc động, đau ngực hay có vị lạ trong miệng. Nhiều phụ nữ mang thai giai đoạn này sẽ bắt đầu thèm ăn hoặc chán ăn một số loại đồ ăn nào đó.

Tháng thứ 2

Ở tuần thứ 6 thai kỳ, bé đã có tim thai. Một thay đổi lớn nhất trong thời điểm này là phôi thai chuyển từ hình thẳng sang hình quả lê và cuộn tròn trong tư thế một bào thai. Não bé bắt đầu phát triển và dài khoảng 6mm.

Đến cuối tháng thứ 2, thai nhi tăng trưởng nhanh chóng. Sự xuất hiện của bộ phận não sau sẽ giúp đầu thai nhi to hơn hẳn. Các chi trên cơ thể cũng bắt đầu phát triển. Đặc biệt ở tuần thai này, khuôn mặt sẽ có những chồi nhỏ và sẽ hình thành tai. Cơ quan sinh dục cũng dần xuất hiện.

Những triệu chứng ở mẹ mang thai tháng thứ 2 gần như tương tự với tháng đầu tiên, bao gồm buồn nôn, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau lưng và đi tiểu thường xuyên. Lượng máu trong cơ thể mẹ sẽ tăng và trái tim sẽ phải bơm máu nhiều gấp đôi bình thường để cung cấp cho em bé đang phát triển trong bụng.

Tháng thứ 3

Ở tháng thứ 3, đầu thai nhi dần duỗi thẳng, mặt đã hiện rõ. Đến tuần thứ 14, thai nhi dài khoảng 8,7 cm, nặng khoảng 40-45g, đầu và các lớp mỡ phát triển. Ngón tay và ngón chân được hình thành hoàn toàn, khiến thai nhi trông giống hình hài một con người hơn.

Giai đoạn này, bụng mẹ đã bắt đầu to lên, mở rộng không gian cho bé phát triển. Cảm giác ốm nghén đã giảm bớt giúp tâm trạng của mẹ bầu trở nên tốt hơn.

Tháng thứ 4

Vào tháng này kết quả hình ảnh siêu âm có thể thấy khá rõ vành tai của thai nhi, kết cấu da cũng đang phát triển, bé đã bắt đầu mọc móng tay, móng chân. Bé có thể bắt đầu nghe thấy âm thanh.

Lúc này nếu đi khám, mẹ sẽ thấy nhịp tim của của bé đã rất rõ rồi đấy. Ở tháng thứ 4, trọng lượng của thai nhi đã tăng gấp đôi và chiều dài cơ thể đã tăng thêm một vài cm.

Tháng này bụng bầu của mẹ bắt đầu lộ rõ. Những cơn đau bụng, đau lưng, nôn ói, hầu như đã qua đi. Mẹ sẽ thấy da dẻ mình hồng hào hơn và bắt đầu tăng cân rõ rệt.

Một số thai phụ có cảm giác thai máy nhẹ. Đây có lẽ là thời điểm tuyệt vời nhất đối với mẹ mang thai vì lúc này cảm giác con yêu hiện hữu đã rõ ràng.

Tháng thứ 5

Trong quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày, tháng thứ 5 các giác quan của bé bắt đầu hoạt động. Da nhạy cảm và có thể phản ứng với âm thanh và ánh sáng. Thận bé bắt đầu bài tiết ra nước tiểu. Ở tháng này, hệ thống miễn dịch bắt đầu giúp bảo vệ em bé khỏi bệnh tật và nhiễm trùng.

Ngoại hình mẹ bầu sẽ trở nên lớn hơn, đặc biệt ở bụng và ngực, trọng lượng cơ thể tăng lên nhanh chóng. Sắc tố ở mặt, quầng vú, âm hộ vẫn tiếp tục sẫm màu.

Tháng thứ 6

Tháng thứ 6, võng mạc mắt tiếp tục phát triển, và mí mắt bắt đầu đóng mở được. Em bé đã nhận biết được âm thanh. Các bộ phận trên cơ thể thai nhi đã căn bản hoàn thành.

Sang đến tháng thứ 6 là giai đoạn bé bắt đầu tập trung vào phát triển chiều dài, cân nặng và hoàn thiện các chức năng để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài.

Thai nhi lớn nhanh đồng nghĩa với cơ thể mẹ đối mặt với nhiều thay đổi hơn, không chỉ bụng bầu to lên mà còn kéo theo các triệu chứng khác như đau lưng, chuột rút, những cơn co thắt, rạn da.

Mẹ sẽ có nhiều năng lượng hơn và có thể thèm ăn các loại thực phẩm đặc biệt. Vào lúc này, người mẹ có thể cảm nhận được những cú đá trong bụng do bé yêu đang di chuyển.

Những tháng ngày cuối cùng rất quan trọng

Tháng thứ 7

Ở tháng thứ 7, bé có thể nhìn, nghe và nhận thức được tiếng nói của cha mẹ. Phổi bé đang tiếp tục phát triển, xương và cơ bắp đang trở nên cứng cáp hơn.

Lông mi bắt đầu phát triển và các cơ quan sinh sản bắt đầu hoàn thiện dần. Trong tháng này, các chuyển động của thai nhi sẽ bắt đầu thay đổi.

Khi không gian trong tử cung đã trở nên chật chội, thai nhi sẽ có xu hướng chủ động chuyển khuỷu tay và đầu gối để tìm tư thế thoải mái nhất cho mình. Trọng lượng của thai nhi lúc này được khoảng 1,1kg, dài khoảng 35cm và khuôn mặt đã bắt đầu hoàn thiện.

Ngực mẹ có thể bắt đầu rỉ sữa non để chuẩn bị cho giai đoạn nuôi con sau quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày. Trọng lượng cơ thể lớn hơn, đặc biệt là vùng bụng, khiến mẹ phải đi “lạch bạch” để giữ thăng bằng.

Tháng thứ 8

Ở tháng thứ 8, não bộ của bé phát triển nhanh chóng. Cơ thể của bé gần như đã hoàn thiện. Trong khoảng thời gian này, mắt bé đã dần co giãn và nhìn được các hình ảnh mờ mờ, vì vậy thai nhi thường có những cử động về mắt.

Chỉ còn vài tuần nữa là đến ngày bé yêu chào đời. Cân nặng của bé sẽ tăng lên đáng kể trong những tuần tiếp theo.

Mẹ có thể gặp nhiều khó chịu bao gồm khó thở khi bé đẩy lên trên, đau cơ bắp chân, ợ nóng, mất ngủ và đi tiểu liên tục. Lúc này mẹ có thể tham gia những lớp học về thai sản để chuẩn bị tốt nhất cho ngày trọng đại rồi đấy.

Tháng thứ 9

Ở tháng thứ 9, bé đã quay đầu xuống để chuẩn bị sẵn sàng cho ngày chào đời. Phổi của bé đã phát triển hoàn thiện. Bé vẫn tiếp tục tăng cân. Ở tuần này, thai nhi có cân nặng trên 3kg và chiếm hết các khoảng trống trong tử cung của mẹ, vì thế nên dây rốn thường bị búi lại thành cục hoặc là quấn quanh cơ thể bé.

Những tuần cuối, việc thường xuyên phải đối mặt với các cơn chuyển dạ sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi và lo lắng. Nếu thấy có biểu hiện vỡ ối, những biểu hiện khác thường thì có thể đó là dấu hiệu sắp sinh. Mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn tinh thần vào những tuần cuối vì con yêu có thể chào đời bất cứ lúc nào.

Quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày là một chặng đường gian nan với rất nhiều trải nghiệm đặc biệt! Giờ đây, bạn đã sắp được gặp con yêu sau bao ngày mong đợi. Chỉ cần một chút quyết tâm và cố gắng nữa thôi, mẹ sẽ hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc vô bờ khi con yêu cất tiếng khóc chào đời.

Có một thai kỳ khỏe mạnh là mong muốn của tất cả các chị em. Để biết thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe mẹ và bé, hãy truy cập Theasianparent ngay hôm nay!

Hangfah tổng hợp

Dấu Hiệu Mang Thai Quá Ngày Nguyên Nhân Và Hậu Quả

Thông thường, em bé được sinh ra trong khoảng từ tuần thứ 37 đến tuần thứ 40 của thai kỳ. Việc sinh nở trong giai đoạn này được gọi là mang thai bình thường. Em bé được sinh ra trước tuần thứ 37 được gọi là sinh non. Khi thai vượt qua 42 tuần được coi là mang thai quá ngày

Nguyên nhân mang thai quá ngày

Mang thai lần đầu tiên

Người mẹ đã từng bị mang thai quá ngày. Nếu người mẹ đã có một thai kỳ quá hạn, có khả năng những lần mang thai tiếp theo cũng có thể có dấu hiệu mang thai quá ngày.

Mang thai con trai: Mặc dù không có lý do khoa học cho việc này, nhưng người ta đã quan sát thấy rằng những đứa trẻ được sinh quá hạn chủ yếu là bé trai. Điều này có thể do các bé trai thường lớn hơn và nặng hơn các bé gái.

Béo phì ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến trì hoãn sinh nở. Điều này là do trọng lượng vượt quá có thể gây khó chuyển dạ và cơ tử cung có thể không co bóp như những người phụ nữ có cân nặng bình thường.

Mang thai quá ngày do thừa cân

Tính toán ngày dự sinh không chính xác: Ngày bắt đầu tính tuần thai là ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng của bạn. Nhưng ước tính này không đáng tin cậy lắm vì phụ nữ không luôn nhớ chính xác ngày đó là ngày nào. Và một số phụ nữ vẫn bị chảy máu nhẹ khi bắt đầu mang thai, khoảng thời gian mà bình thường họ sẽ có kinh nguyệt. Vì vậy, họ có thể đã mang thai trong một vài tuần trước khi họ nhận ra.

Vị trí của em bé: Em bé ở tư thế mông (thay vì đầu) có thể được sinh muộn.

Di truyền: Tiền sử gia đình có người mang thai quá ngày có thể là một trong những nguyên nhân gây thai quá ngày.

Khí hậu: có thể có tác động đến thời gian mang thai vì áp suất khí quyển cao có xu hướng gây ra chuyển dạ và ngược lại, với áp suất khí quyển thấp sẽ gây khó chuyển dạ hơn.

Bệnh lý của người mẹ: Bệnh lây truyền qua đường tình dục, các bệnh về gan và rối loạn nội tiết toàn thân có thể dẫn đến mang thai quá ngày.

Tuổi mẹ tăng: Các chuyên gia đã chỉ ra rằng khi tuổi mẹ trên 35, khả năng mang thai quá ngày là cao hơn so với những phụ nữ dưới 35 tuổi.

Giảm thể tích nước ối: Việc giảm thể tích nước ối có thể được phát hiện bằng cách đo chu vi vòng bụng giảm 5-10cm hoặc giảm khoảng một kg trọng lượng cơ thể của người mẹ.

Thay đổi độ đàn hồi của da: Vùng da trên bụng có thể được xem là căng và đàn hồi trở lại kết cấu bình thường và có thể là dấu hiệu của thai kỳ quá ngày.

Bắt đầu sản xuất sữa mẹ

Sữa bắt đầu tiết ra là dấu hiệu mẹ mang thai quá ngày

Việc sản xuất sữa mẹ thường bắt đầu vào khoảng thời gian em bé dự kiến ​​sẽ được sinh trong một lần sinh thường. Việc bắt đầu sản xuất sữa mẹ có thể là một dấu hiệu cho thấy thai đã quá ngày.

Mẹ bầu cần chú ý nế có những dấu hiệu sau thì có thể mẹ đã bị mang thai quá ngày:

Mang thai quá ngày có thể dẫn đến hậu quả gì?

Rủi ro cho bà bầu

Khi phụ nữ có dấu hiệu mang thai quá ngày sẽ có những rủi ro đáng kể mẹ cần lưu ý để theo dõi:

Một em bé quá hạn thường có kích thước lớn. Sinh thường qua âm đạo, một đứa trẻ lớn có thể gây ra các biến chứng khi sinh ở mẹ. Chấn thương khi sinh có thể bao gồm chấn thương cơ đáy chậu, mô cổ tử cung hoặc bộ máy âm đạo.

Rủi ro cho em bé

Điều này có thể dẫn đến mất máu quá nhiều, hoặc các nhiễm trùng tiết niệu. Điều này có thể gây ra những khó khăn trong tiến trình chuyển dạ bình thường.

Tỷ lệ tử vong của trẻ sinh quá ngày gần như gần gấp đôi so với trẻ đủ tháng.

Em bé sau sinh có thể được sinh ra với cân nặng khi sinh hơn 4,5kg. Điều này có thể dẫn đến chấn thương trong thời gian sinh, bao gồm vết rách, mất máu quá nhiều và biến chứng chuyển hóa ở em bé.

Giảm dinh dưỡng cho thai nhi: Với sự gia tăng thời gian so với ngày dự sinh, chức năng nhau thai giảm và do đó, việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi cũng bị cản trở. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.

Em bé sinh ra thường nặng cân hơn khi mẹ mang bầu quá ngày

Tổn thương thần kinh vĩnh viễn hoặc bại não: Nguy cơ bại não tăng sau ngày đáo hạn. Mặc dù không có bằng chứng chắc chắn cho điều này, một lời giải thích là não sẽ dễ bị tổn thương khi em bé trở nên quá hạn.

Giảm nước ối: Nước ối giảm sau 42 tuần mang thai có thể dẫn đến các vấn đề như nhau thai kém hoạt động.

Suy thai: Bé có thể bị suy nhược, tim hoặc hô hấp. Điều này có thể xảy ra khi sự tăng trưởng của em bé bị chậm lại.

Thai chết lưu: Nhau thai bắt đầu mất hiệu quả do giảm lượng nước ối. Điều gây cản trở trong việc hấp thu các chất dinh dưỡng và oxy, có thể dẫn đến thai chết lưu.

Sinh sau 42 tuần cũng mang đến những rủi ro nhất định cho em bé mới chào đời như: