Top 7 # Mang Thai Ở Tuần Thứ 8 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Mang Thai Ở Tuần Thứ 8

Mang thai ở tuần thứ 8

Em bé ở tuần này thế nào rồi?

Tại sao bộ ngực của bạn lại thay đổi và nó thay đổi như thế nào nhỉ?

Chà, nhìn được đó! “Hạt đậu nhỏ” của bạn giờ đây dài khoảng 1cm và trông cứ như người ở thời nguyên thủy vậy. Đôi mắt và mũi đã vào đúng vị trí. Và đôi tai thì đang thành hình.

Còn cái đuôi – nó đã gần như biến mất rồi. Thật là đáng mừng!

Bạn cũng sẽ thấy nhiều sự thay đổi ở chân tay của bé. Khuỷu tay đang hình thành, các ngón tay có màng bắt đầu xuất hiện và hai chân đang dài ra và mở rộng về phía trước.

Còn quá sớm để biết đây sẽ là một cô bé hay một cậu nhóc. Dù cho các tuyến sinh dục đã chính thức trở thành buồng trứng hoặc tinh hoàn, chúng chưa thể được xác định nhờ siêu âm.

Có thể bụng của bạn chưa lớn hơn chút nào đâu, nhưng có thứ khác đang thay đổi kích thước một cách chóng mặt đấy – vâng, đó chính là bộ ngực!

Chẳng có gì ngạc nhiên khi nhiều bà mẹ sẽ phải mua áo ngực mới trong thời kỳ mang thai để nâng đỡ bộ ngực. Dù không cố ý hay có bất kỳ tác động gì thì bộ ngực vẫn cứ to lên và có thể là trở nên hấp dẫn hơn trong mắt đức ông chồng của mình 😉

Những vết sưng nhỏ xuất hiện quanh núm vú ở trên quầng vú. Chúng được gọi là tuyến Montgomery, chúng tiết ra một chất lỏng bôi trơn để bảo vệ núm vú của bạn khi bạn cho con bú. (Tin tôi đi, bạn sẽ đánh giá cao điều này!)

Các tĩnh mạch màu xanh chạy từ đỉnh ngực xuống phía dưới núm vú. Điều này giúp mang thêm lưu lượng máu và chất dinh dưỡng cho em bé sau sinh.

Quầng vú trở nên tối màu. Hiện tượng này rất thú vị, nó khiến những người phụ nữ sớm có linh cảm về cái thai của mình; và nó cũng giúp bé dễ dàng tìm thấy vú khi chào đời.

Dù vẫn còn là hơi sớm, nhưng tất cả những thay đổi ở ngực đều là để chuẩn bị cho con bú.

Ốm nghén. Thật kinh khủng.

Bạn sẽ cảm thấy như bạn bị rút hết sức lực. Cơn buồn nôn không buông tha phút nào. Chưa bao giờ có một thứ gì kinh dị đến thế!

Dùng 50mg vitamin B6 mỗi bữa ăn. Chọn loại methyl hóa nếu bạn bị rối loạn đông máu.

Bạn cũng nên sử dụng khoảng 400mg ma-giê citrate và bôi dầu ma-giê lên chân và tay mỗi ngày.

Bạn cũng nên sử dụng enzyme pepsin có chứa HCl (hidro clorua) trong mỗi bữa ăn để giúp tiêu hóa tốt hơn. Uống nước chanh hoặc giấm táo pha loãng sẽ giúp tăng HCl trong cơ thể bạn.

Những điều cần làm ở tuần mang thai thứ 8

Các loại hóa mỹ phẩm (dầu gội đầu, sữa tắm,…) phải là loại an toàn.

Mang Thai Tuần Thứ 8

Các mẹ mới, thai của mình được 8 tuần thì kích thước bé bằng hạt đậu hình bầu dục (khoảng 12mm) rồi nhé. Cùng Care With Love tìm hiểu xem trong tuần này mẹ cần làm gì nhé!

Giờ đây tay chân đã hoàn thiện hơn em bé dành dinh dưỡng cho việc hình thành điểm nhấn trên cơ thể như mí mắt, môi và chóp mũi… Cơ quan sinh dục của bé cũng hình thành ở thời điểm này.

Bé yêu đã ở tuần thứ 8, các ngón tay và ngón chân nhỏ xíu của bé phát triển cánh tay và chân dài hơn, tỷ lệ cân bằng hơn và co sát vào người. Trong khi đó, các điểm nhấn cổ tay, khuỷu tay, mắt cá chân đã có thể nhìn thấy rõ hơn. Em bé khi này có chiều dài khoảng 1.3 cm và chỉ nặng khoảng 1gam.

Trên khuôn mặt của bé mí mắt, tai, môi trên và chóp mũi trở nên rõ hơn và khuôn mặt được định dạng tương đối hoàn chỉnh.

Ở tuần thai này, có sự xuất hiện của các chồi mà sau này phát triển thành cơ quan sinh dục của bé, tuy nhiên vẫn còn quá sớm để bạn biết chắc chắn bé yêu của mình là trai hay gái qua hình ảnh siêu âm.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ

Ở tuần thai thứ 8 này mẹ cũng không có nhiều khác biệt về ngoại hình trong tuần thứ 8 này nhưng đây là giai đoạn nghén khá kỳ quặc của các mẹ.

Có thể mẹ sẽ bỗng dưng “thèm thật thèm” một vài loại thức ăn nào đó nhưng khi bố vừa chạy đi mua về mẹ bé đã hết thèm ăn, hãy giải thích cho chồng để anh ấy thông cảm nhé!

Bên cạnh đó, không ít trường hợp mẹ không thấy nghén nhưng bố lại bỗng dưng thèm ăn một loại thức ăn nào đó mà bình thường anh ấy không thích lắm, đây được gọi là nghén thay vợ.

Ở tuần thứ 8, các trạng thái cảm xúc của mẹ bầu cũng nhạy cảm và dễ bộc lộ hơn. Đôi khi mẹ cảm thấy lo lắng, dễ khóc, tủi thân… Nguyên nhân là sự tăng lượng hooc môn trong cơ thể và những lo lắng vì lần đầu mang thai.

Về chế độ dinh dưỡng, bạn tiếp tục đảm bảo về các nguồn dinh dưỡng cần có cho cơ thể, dừng tất cả các thức uống chứa calo giả gây đầy bụng và tích mỡ nhé”.

Khi khám thai hầu hết các bác sĩ đều khuyên bạn hạn chế và dừng ngay việc uống một số đồ uống chứa calo giả như nước ngọt có ga, soda, cà phê hay rượu bia…

Ăn cá biển là cách tuyệt vời để có được các axit béo omega-3 một thành phần quan trọng cho hệ thần kinh và não bộ. Nhưng cá thu lại không hề thích hợp vì trong thịt có chứa lượng thủy ngân lớn không phù hợp cho mẹ mang thai.

Quá trình phát triển của bé tuần 8 ( Nguồn Babycenter )

Lưu ý: Mỗi em bé phát triển một chút khác nhau – thậm chí trong bụng mẹ. Thông tin của chúng tôi được thiết kế để cung cấp cho bạn một ý tưởng chung của sự phát triển của bé.

Lời khuyên cho mẹ và bố khi thai 8 tuần tuổi

Tập thể dục không chỉ giúp mẹ bé có sức khỏe tốt, các bài tập thể dục bầu còn giúp giải tỏa stress và phòng tránh trầm cảm sau sinh.

Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, dạo bộ cùng chồng và tham gia thể dục bầu sẽ giúp mẹ bé có giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn.

Với những mẹ làm việc tại văn phòng ít di chuyển, mẹ bé nhớ kê chân cao hơn một chút giúp máu chạy xuống chân và bàn chân tốt hơn phòng tránh các hiện tượng mỏi cơ và co rút cơ.

Tránh tiếp xúc với hóa chất và mùi từ sơn, sản phẩm làm sạch, dung môi, cao su, hoặc acrylic… Ngay cả khi bạn không tiếp xúc trực tiếp, mùi độc hại hóa chất này vẫn vào sâu được trong cơ thể.

Bố ơi, tuần này bố hãy chở mẹ đi mua một hai đôi dép hay giày mới đi. Mẹ bé cần có đôi dép mềm, rộng hơn và đế bằng để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con nhé. Nếu mẹ bé đã quá quen với giày cao gót thì chỉ cần hạ thấp độ cao là được rồi.

Nếu bạn có thai ở độ tuổi ngoài 35 thì hơn bao giờ hết, bạn cần phải gặp và liên hệ thường xuyên hơn với bác sĩ. Bởi tỷ lệ sảy thai ở độ tuổi này tăng gấp đôi so với giai đoạn trước đó.

Các phương pháp chăm sóc bầu các mẹ có thể thực hiện tại nhà như:

Mang Thai Tháng Thứ 8 (Thai 32 Tuần)

Khi thai nhi 32 tuần, bạn sẽ thấy càng khó khăn để duy trì được những hoạt động thường ngày của mình. Phổi bạn sẽ không căng lên được như bình thường, và bạn thường xuyên cảm thấy khó thở như thể phần giữa cơ thể bị ép, bị siết thật chặt. Lúc nào bạn cũng muốn cả cơ thể được duỗi ra thoải mái, và ước gì mình dài hơn được vài xen-ti-mét, đặc biệt là ở phần thân giữa.

Hãy tự tin, đừng quá quan tâm đến những nhận xét của mọi người

Mọi người sẽ nhận xét về hình thể của bạn khi bạn mang thai được 32 tuần, và thể nào thì cũng năm người mười ý. Bất cứ bạn đi đâu, bạn cũng sẽ tới tấp nhận được những nhận xét kiểu như “Ôi, béo lên nhiều thật đấy”, “Ôi, tám tháng rồi mà trông còn bé thế”, “Ôi, em bé chắc to lắm đây”. Dường như ai cũng là chuyên gia sinh sản, và luôn rất hăng hái đưa ra lời khuyên. Bạn hãy học cách mỉm cười ngọt ngào và chuyển chủ đề hoặc lảng đi chỗ khác. Cố gắng đừng để ý nhiều đến nhận xét của mọi người, và chỉ quan tâm đến các thông tin tư vấn của những nguồn đáng tin cậy. Bạn, người hộ sinh và/hoặc bác sĩ của bạn chính là những chuyên gia duy nhất có thể hiểu được sức khỏe của bạn và em bé đang tiến triển thế nào.

Thật không dễ để bỏ ngoài tai mọi thứ. Dù bạn biết rằng bạn và em bé của bạn là khác biệt, và sẽ có phác đồ phát triển riêng của mình, nhưng bạn cũng vẫn muốn mình giống như đa phần các phụ nữ mang bầu khác, bạn muốn giống như “bình thường”. Và có thể, bạn sẽ thấy bạn đời của mình có xu hướng “xù lông” để bảo vệ mình, nhất là khi thấy bạn có phần phiền lòng vì một vài lời nhận xét của ai đó. Đây có thể là một phần tính cách của anh ấy mà bạn chưa thấy bao giờ. Vai trò của các bạn đã ít nhiều thay đổi, và có thể anh ấy đang cảm thấy rằng anh ấy không đóng góp được gì đáng kể trong khi bạn thì phải chịu nhiều khó nhọc. Nếu anh ấy cho rằng vai trò của mình là phải hỗ trợ bạn về mặt tình cảm, bảo vệ bạn và em bé, thì chắc chắn đây là một điều tốt. Những điều này sẽ càng củng cố mối quan hệ của hai người, và còn giúp xây dựng mối quan hệ tình cảm đặc biệt giữa hai bạn với em bé nữa.

Cơ thể bạn thay đổi như thế nào trong tuần 32?

Chóp tử cung của bạn hiện giờ cách rốn khoảng 14.5 cen-ti-met khi thai nhi 32 tuần tuổi. Bạn thậm chí có thể đặt cả một cái cốc lên bụng mình khi ngồi, và điều này quả thật quá tiện khi bạn đi dự tiệc chẳng hạn. Bạn có xu hướng so sánh cơ thể và hình dáng của bụng bầu của mình với các bà bầu khác. Hãy luôn nhớ rằng mỗi bà bầu mỗi khác, và sẽ không có ai giống ai cả. Em bé của bạn cũng là sự kết hợp đặc biệt và duy nhất giữa ADN của bạn và của bạn đời, và cái cách mà cơ thể bạn phản ứng và bảo vệ thai nhi cũng khác biệt và duy nhất nữa.

Trong tuần thai thứ 32 này, bạn có thể thường xuyên thấy khó thở. Phổi và cơ hoành của bạn đang bị o ép, và em bé thì đang ngồi ngay trên dạ dày của bạn. Em bé vẫn chưa “rơi” xuống khung xương chậu, nghĩa là phần bụng trên của bạn vẫn rất chật chội. Vì vậy, có thể bạn sẽ cảm thấy dễ ngủ hơn khi kê gối thật cao. Nhớ ngồi thật thẳng lưng, điều này cũng giúp ích nhiều đấy.

Bạn sẽ bị ợ nóng, bị khó tiêu và trào ngược axít dạ dày nhiều hơn nữa khi thai 32 tuần. Hãy cố gắng ăn được 6 đến 7 bữa nhỏ trong một ngày, hơn là ăn thật no và chia làm ít lần trong ngày. Hơn nữa, bây giờ bạn có thể cũng không cảm thấy đói nhiều như trước đây, nên sẽ thấy dễ chịu hơn với từng lượng nhỏ thức ăn. Cũng đừng hạn chế mùi vị của các món bạn ăn. Em bé cũng sẽ được nếm những hương vị thức ăn khác nhau từ trong nước ối, và như vậy bé sẽ dễ ăn hơn, chịu thử nhiều loại thức ăn khác nhau hơn về sau này, khi bắt đầu ăn được thức ăn cứng.

Trong thời gian thai nhi 32 tuần tuổi, khi đi khám thai, có lẽ bạn sẽ thấy con mình đã nằm chúc đầu xuống. Cách nằm này được gọi là nằm ngôi thuận. Đừng lo lắng nếu thấy em bé nằm lệch một bên hoặc vẫn ngồi như cũ với đầu ở phía trên, nhất là nếu bạn chưa có con lần nào. Từ giờ đến lúc sinh, vẫn còn đủ thời gian cho em bé xoay chuyển vào đúng tư thế.

Chân của bạn có thể sẽ có dấu hiệu bị giãn tĩnh mạch vào tầm thời gian này. Nếu mẹ bạn hay ai đó trong gia đình cũng từng bị như vậy, thì bạn cũng dễ có khả năng bị chứng này. Hãy ngồi bất cứ khi nào có thể, và gác chân cùng bàn chân lên cao. Hãy kê chân theo bất cứ cách nào bạn có thể để đưa máu quay trở lại thân người. Nhiều bà bầu thề trên đôi bít tất dài của họ rằng hễ vừa sáng ra họ đã mang ngay chúng vào, thì chúng sẽ phát huy hiệu quả rõ rệt. Cũng phải để ý đến cân nặng mình. Quá nhiều mỡ chỉ làm khổ thêm các mạch máu chủ của bạn mà thôi.

Bạn lúc nào cũng thấy nóng, và ngay cả khi mọi người đều cảm thấy lạnh, thân nhiệt của bạn vẫn cao hơn ít nhất là vài độ. Nếu bạn đặt tay ngay sát gần da bụng mình, bạn sẽ cảm thấy hơi nóng sực tỏa ra từ cơ thể mình.

Cho dù bạn đời vẫn thấy bạn thật hấp dẫn, chuyện mây mưa giờ đây là điều cuối cùng mà bạn có thể nghĩ được khi thai 32 tuần. Chỉ nghĩ đến chuyện gần gũi nhau và phải tiêu tốn rất nhiều sức lực đã khiến bạn mất hết hứng thú rồi. Hãy làm cho bạn đời của bạn thất vọng một cách nhẹ nhàng nhất, nói với anh ấy rằng bạn không thích và không thực sự cảm thấy thoải mái. Anh ấy sẽ phải thông cảm. Xét cho cùng, cái thai kỳ vất vả này cũng là để bạn mang nặng đẻ đau đứa bé của cả anh ấy chứ không chỉ của riêng bạn. (Tham khảo: Quan hệ khi mang thai)

Những thay đổi tâm lý khi mang thai 32 tuần

Nếu bạn không lấy chuyện ăn khó tiêu làm phiền, thì việc quá phấn khích có thể lại khiến bạn khó ở. Chỉ còn 8 tuần nữa thôi là bạn đã có thể ôm em bé của bạn vào lòng. Sẽ có những lúc bạn cảm tưởng như bạn không thể đợi thêm được nữa, mấy tuần mà dài như cả thế kỷ. Lại có những lúc khác, bạn lại cảm giác như bạn mang thai nhanh quá, và rằng bạn cần phải trân quý quãng thời gian mang thai này.

Khi mang thai 32 tuần, có thể bạn sẽ lo lắng nhỡ may có vấn đề gì với con mình mà bác sĩ chưa phát hiện ra. Có thể bạn tự hỏi rằng mình và bạn đời biết phải làm sao, cuộc sống của bạn sẽ như thế nào nếu như em bé có chuyện gì không ổn. Nhiều phụ nữ trở nên rất mê tín vào thời gian này, và liên tục nhìn thấy những điều gì đó không bình thường rồi suy diễn ra vấn đề. Những giấc mơ, hay việc gặp ai đó trên đường bị khuyết tật hoặc bệnh thần kinh, hoặc nghe thấy người này người kia vừa sinh ra một em bé có tật bệnh… tất cả đều khiến bạn lo lắng, sợ hãi. Nếu bạn cảm thấy bất ổn như vậy, hãy nói chuyện với người hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn.

Đôi khi, chỉ nhìn vào lịch và nhẩm đếm ngược thôi cũng khiến cho bạn thấy sốc. Đừng để dành mọi chuyện đến phút cuối mới làm. Em bé thì vẫn sẽ ra đời khi đã sẵn sàng, và bố mẹ em bé thì cứ quáng quàng cả lên với ti tỉ thứ việc còn chưa chuẩn bị xong.

Thai nhi 32 tuần tuổi thay đổi và phát triển như thế nào?

Nếu em bé là con trai, thì lúc thai nhi 32 tuần, dương vật của bé sẽ dần di chuyển từ bụng xuống phía bìu. Với một số bé trai, bộ phận này sẽ vẫn chưa chịu di chuyển xuống dưới khi ra đời, nhưng thường thì nó sẽ di chuyển về đúng chỗ trong vòng một năm đầu. Và hoóc môn thai kỳ của bạn sẽ khiến cho phần bìu của bé bị sưng lên khi mới sinh. Tương tự, nếu bạn có bé gái, âm hộ của bé cũng sẽ hơi bị phù, sưng. Tất cả những dấu hiệu này sẽ biến mất trong vòng vài tuần đầu.

Em bé đã có thể dễ dàng nhắm mắt mở mắt, nhấp nháy, nheo mắt, và luyện tập điều tiết mắt. Khi ánh sáng mạnh xuyên qua thành bụng mẹ, em bé đã có thể tránh đi, nhắm mắt lại, và đồng tử thì điều tiết để hạn chế lượng ánh sáng chiếu vào mắt.

Lớp màng bảo vệ da em bé vẫn tiếp tục phát huy chức năng của mình ở tuần thai thứ 32 này. Tuy nhiên, lớp lông tơ bọc quanh da đã bắt đầu biến mất. Nếu em bé ra đời ngay bây giờ, đây sẽ là một trong những điểm khiến bạn chú ý nhất, đặc biệt là phần quanh lưng, vai, và cả trên hai chiếc tai nhỏ xinh xinh.

Cortizol sẽ được sản sinh nhiều hơn trong tuần này bởi những tuyến đặc biệt ở ngay trên chóp thận của em bé. Bằng cách nào đó, những tuyến thượng thận này tự động hiểu rằng chúng cần phối hợp với phổi để sản sinh ra những chất đặc biệt kia. Nói chung, ngoài phổi ra, thì tất cả các bộ phận trong cơ thể của em bé đã có thể hoạt động độc lập nếu em bé ra đời bây giờ.

Mẹ mang thai tuần 32 nên làm gì?

Hãy tận dụng cuối tuần để đi chơi xa. Một “tuần trăng mật bầu bì” sẽ là một cơ hội tuyệt vời để hai bạn tận hưởng thời gian bên nhau, và cùng nhau tập trung vào những gì quan trọng nhất trong cuộc sống của mình. Nhớ mang theo máy ảnh và ghi lại những khoảnh khắc quý báu khi bạn đang mang thai này. Có thể bạn thấy mình không lấy gì làm quyến rũ cho lắm, nhưng sẽ có lúc bạn nhìn lại số ảnh này vì thầm mừng rằng may mà mình đã lưu lại những giây phút ấy.

Hãy đi đứng khoan thai, đừng vội vàng gì cả. Do độ cân bằng cơ thể đang thay đổi nên phụ nữ mang thai thường dễ bị ngã hơn. Bạn cũng sẽ không nhìn thấy rõ mặt đất dưới chân mình nữa do tầm nhìn bị chắn bởi chiếc bụng quá khổ, vậy nên hãy cứ ung dung, từ tốn.

Hãy lên kế hoạch để hoàn thành các công việc của mình nếu bạn chưa hoàn thành chúng. Hãy tính toán một cách thực tế về lượng công việc bạn có thể hoàn tất, và biết công việc nào có thể giao lại cho người khác. Bạn cần phải tạm nghỉ việc với tinh thần thoải mái rằng bạn đã xong xuôi công việc của mình, và giờ là lúc bạn tập trung cho một giai đoạn rất quan trọng trong đời.

Xem tiếp Thai nhi tuần 33

Đọc thêm thông tin ở Mang thai và Danh mục tuần.

Giai Đoạn Mang Thai Tuần Thứ 6, Thứ 7 Và Thứ 8

Mang thai tuần thứ 6

1/ Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Bạn có thể nhận thấy bạn tăng vài ký, trong khi các phụ nữ mang thai khác có thể sụt ký. Bạn có thể thấy những thay đổi ở ngực gồm căng ngực, núm vú thâm quầng và căng lên. Bạn cũng bắt đầu bị ợ chua, đây là triệu chứng thông thường trong thời kỳ mang thai. Một số phụ nữ bị chảy máu trong khi mang thai, điều này có thể không có vấn đề gì. Xuất hiện các chấm (thấy nhiều chấm trong máu ở đồ lót hoặc giấy vệ sinh khi bạn đi vệ sinh) có thể kèm theo chuột rút. Bạn có thể tham khảo nhân viên chăm sóc nếu chảy máu nhiều như trong chu kỳ kinh hoặc nếu chuột rút nặng hơn chu kỳ bình thường. Đây có thể là dấu hiệu sẩy thai.

2/ Bé thay đổi thế nào?

Bắt đầu hình thành phổi, hàm, mũi, và vòm miệng. Cùm bàn tay và chân có cấu trúc giống mạng nhện sẽ trở thành ngón tay và ngón chân. Não tiếp tục hình thành nên các bộ phận phức tạp. Ở thời điểm này, siêu âm bên ngoài có thể dò và nghe thấy nhịp tim.

3/ Bé to chừng nào?

Thai nhi của bạn dài khoảng 1.27cm.

4/ Tuần thai này bạn nên làm gì?

Biết tên nhóm máu của bạn và chồng bạn trong thời kỳ mang thai là việc rất quan trọng. Mỗi người thuộc một trong bốn nhóm chính: A, B, AB hoặc O. Nhóm máu do các dạng kháng nguyên trên tế bào máu quy định. Kháng nguyên là các protein trên bề mặt của tế bào máu có thể tạo ra phản ứng từ hệ thống miễn dịch. Thành phần Rh là một dạng protein trên bề mặt tế bào máu đỏ. Phần lớn chúng ta có thành phần Rh là có Rh dương tính. Những người không có thành phần Rh là Rh âm tính.

5/ Để thai kỳ thoải mái hơn

Một số phụ nữ e ngại rằng uống vitamin trước trước khi sinh làm bao tử khó chịu. Nếu điều này xảy ra với bạn, bạn có thể uống vitamin khi ăn hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu vẫn còn khó chịu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp xử lý.

6/ Dành cho ba của bé

Vợ bạn có thể đang phải chịu đựng chứng buồn nôn vào sáng sớm. Tuy nhiên, bạn có thể giúp vợ đối phó với cơn buồn nôn và ói mửa rất thông thường trong thời ky 3 tháng đầu. Một số điều hữu ích mà bạn có thể làm:

* Nấu ăn (hay mua thức ăn nấu sẵn về)

* Giúp lau dọn nhà bếp.

* Đi mua đồ.

Mang thai tuần thứ 7

1/ Thời điểm bắt đầu mang thai được tính thế nào?

Thời kỳ mang thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng, không phải đến khi bạn thụ thai

2/ Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Các thay đổi trong cơ thể bạn diễn ra từ từ. Mọi người xung quanh thậm chí không hề biết là bạn đang có thai. Trong thời kỳ này, bạn có thể tăng vài ký lô, nhưng bạn cũng có thể sụt vài ký nếu bạn bị buồn nôn vào buổi sáng. Sụt vài ký vào thời gian đầu này là bình thường, và trong vài tuần mọi thay đổi sẽ bắt đầu chuyển sang chiều huớng khác. Bạn cũng có thể trải qua các triệu chứng mang thai thời kỳ đầu khác.

3/ Bé thay đổi thế nào?

Ở thời điểm này mọi cơ quan quan trọng đã bắt đầu hình thành trong cơ thể bé xíu của phôi. Tóc và nang núm vú đang hình thành, và mí mắt và lưỡi bắt đầu định hình. Có thể nhìn thấy khuỷu tay và ngón chân rõ ràng hơn vì thân mình bắt đầu thẳng ra.

4/ Bé to chừng nào?

Thai nhi của bạn dài khoảng 1.9cm vào cuối tuần này và nhẹ hơn một viên thuốc aspirin.

5/ Tuần thai này bạn nên làm gì?

Nếu vẫn chưa chọn được một bác sĩ hay bà mụ, đây là lúc bạn phải quyết định. Hãy đọc thông tin của chúng tôi về cách chọn người chăm sóc thai kỳ cho bạn và nên làm gì với lần khám đầu tiên trước khi sinh.

Vào lúc này, bạn bước vào thời kỳ 3 tháng đầu và có thể bắt đầu bị buồn nôn vào buổi sáng do lượng hormone trong cơ thể bạn gia tăng. 70% đến 80% phụ nữ có thai đều bị một dạng buồn nôn vào sáng sớm nào đó. Nếu hiện tượng trở nên qúa nghiêm trọng, bạn liên tục ói mửa và không nén lại được, hãy tham khảo bác sĩ về khả năng bị chứng nôn tháo (hyperemesis) trong thời kỳ mang thai.

6/ Để thai kỳ thoải mái hơn

Đây là một số mẹo vặt có ích giúp bạn vượt qua chứng buồn nôn vào sáng sớm:

Ăn nhiều bữa nhỏ.

Ăn bánh xốp soda 15 phút trước khi thức dậy.

Nghĩ ngơi và ngủ những giấc ngắn nhiều lần trong ngày.

Hít chanh hoặc gừng, uống nước chanh, hoặc ăn dưa hấu để giảm buồn nôn.

Ăn khoai tây chiên muối (có tác dụng làm dịu bao tử, giúp bạn ăn được).

Không bỏ bữa ăn hoặc nằm sau khi ăn.

Không nấu hay ăn thức ăn cay.

Uống vitamin B6 (50mg) mỗi ngày.

Hỏi bác sĩ về việc uống thêm chất bổ sung.

7/ Dành cho ba của bé

Bàn bạc với vợ bạn về các cuộc hẹn khám trước khi sinh mà cô ấy muốn bạn cùng đi. Nhiều cặp vợ chồng thích đi với nhau đến tất cả các buổi khám, trong khi những cặp khác chỉ cùng nhau đến các cuộc khám quan trọng như siêu âm màu. Hãy chuẩn bị sẵn sàng và đừng quên đánh dấu lịch hẹn của bạn.

Mang thai tuần thứ 8

1/ Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Dù bề ngoài không có vẻ thay đổi nhưng nhiều thay đổi đã diễn ra khắp cơ thể bạn. Trước khi bạn có thai, tử cung có kích thước khoảng bằng nắm tay, nhưng giờ thì nó khoảng bằng quả bưởi. Bạn có thể đã nhận thấy những thay đổi ở ngực. Hai vú có thể mềm và nhạy cảm hơn bình thường. Điều này là hoàn toàn tự nhiên vì cơ thể bạn đang chuẩn bị cho thời kỳ tiết sữa. Một thay đổi nữa đã diễn ra mà có thể bạn không nhận thấy là lượng máu đã tăng 40 đến 50 phần trăm.

2/ Bé thay đổi thế nào?

Tất cả những gì có ở một người lớn thì bây giờ cũng có trong phôi. Đôi tai tiếp tục hình thành cả bên trong lẫn bên ngoài. Xương bắt đầu hình thành, và các cơ có thể co lại. Ngón chân và ngón tay có màng nhưng đang mọc dài hơn. Các đường nét trên mặt tiếp tục phát triển. Đầu mũi hiện diện và mí mắt cũng đã phát triển hơn. Cuống rốn đang dần biến mất, và cơ thể của bé bắt đầu duỗi thẳng ra.

Khi giới tính của bé đã được xác định, bộ phận sinh dục ngoài vẫn còn đang hình thành và không thể thấy rõ lắm. Bé đang ở cuối giai đoạn phôi và bắt đầu giai đoạn bào thai.

3/ Bé to chừng nào?

Phôi dài khoảng 2,5cm và có kích thước chừng hạt đậu.

4/ Tuần thai này bạn nên làm gì?

Bạn có thể đi khám trước khi sinh lần đầu, hay có thể chờ một vài tuần nữa. (Khám trước khi sinh lần đầu tiên thường vào tuần 8 đến 12 từ chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của bạn). Nếu bạn chưa đi khám sức khỏe trước khi có thai thì lần khám này có thể là một trong những kỳ khám lâu nhất của bạn. Bác sĩ sẽ hỏi về những vấn đề sức khỏe trước đây của bạn bao gồm:

Những vấn đề về y tế

Ngày của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng

Các phương pháp kế hoạch hóa

Việc phá thai và/ hoặc sẩy thai

Nhập viện

Thuốc bạn dùng hay bị dị ứng

Bệnh sử của gia đình bạn

Bạn cũng có thể được yêu cầu:

Kiểm tra sức khỏe với một thử nghiệm sinh thiết cổ tử cung, cấy mô cổ tử cung và siêu âm

Hỏi về bất kỳ vấn đề nào bạn quan tâm

5/ Để thai kỳ thoải mái hơn

Trong khi có mang một số phụ nữ bị da dầu và mụn trứng cá. Nếu bạn mua thuốc không cần kê toa để điều trị, bạn nhất thiết phải biết thành phần thuốc. Nếu thắc mắc về tính an toàn của một loại thuốc nào đó trong khi có thai, tốt nhất hãy tham vấn ý kiến bác sĩ hay dược sĩ.

6/ Dành cho ba của bé

Nếu nuôi thú cưng, có lẽ bạn phải đảm nhiệm việc chăm sóc chúng khi vợ bạn có thai. Phụ nữ mang thai cần thận trọng với việc thay hộp vệ sinh cho mèo vì có nguy cơ tiếp xúc với bệnh ký sinh trùng toxoplasmosis. Bạn cũng có thể giúp vợ bằng cách mua hoặc chuẩn bị đồ ăn cho chó và mèo.