Top 6 # Mang Thai Hộ Ở Thái Lan Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Mang Thai Hộ Thương Mại Sẽ Bị “Triệt” Ở Thái Lan

Thành viên NLA Chet Siratharanon cho biết, dự luật được thông qua sau lần điều trần đầu tiên; phiên bản cuối cùng, hoàn thiện, sẽ sẵn sàng đệ trình trong 30 ngày tới.

Sau khi tiến hành đảo chính quân sự tháng 5/2014, chính phủ lâm thời Thái Lan tuyên bố sẽ cấm mang thai hộ thương mại và trừng phạt những kẻ vi phạm với mức án lên đến 10 năm tù. Thái Lan là một trong số ít các quốc gia ở châu Á không có luật cấm kinh doanh mang thai hộ.

Vì thế, Thái Lan mặc nhiên trở thành điểm đến của các cặp vợ chồng người Úc, Hồng Kông và Đài Loan muốn có con với chi phí thấp chỉ bằng một phần ba so với Mỹ. Chi phí có một đứa con nhờ mang thai hộ ở Thái Lan chưa đến 50.000 USD, trong khi ở Mỹ phải tốn kém gấp ba lần (khoảng 150.000 USD).

Cặp vợ chồng Úc, David và Wendy Farnell, đưa bé gái sinh đôi khỏe mạnh về nước, bỏ lại Gammy bị hội chứng Down – Ảnh: AP

Bê bối mang thai hộ tại Thái Lan thực sự thu hút sự quan tâm của thế giới từ trung tuần tháng Tám, sau khi hãng truyền thông Úc ABC đưa tin bốn cặp vợ chồng đến từ Mỹ và Úc không được phép đưa trẻ sơ sinh do mang thai hộ rời Thái Lan. Thời điểm đó, chính quyền Bangkok mở chiến dịch tấn công dịch vụ mang thai hộ thương mại ở nước này. Sau đó gần một tuần, Interpol phát động một cuộc điều tra đa quốc gia vụ “nhà máy sản xuất trẻ em”, khi doanh nhân Nhật Bản sống tại Hồng Kông Mitsutoki Shigeta (24 tuổi) là cha của 16 trẻ sơ sinh ra đời do mang thai hộ, anh này cũng có nguyện vọng làm cha của hàng trăm đứa trẻ khác. Xét nghiệm ADN của Shigeta chứng thực anh ta chính là người cha sinh học của ít nhất 16 trẻ sơ sinh ở Thái.

Vì nghèo, nhiều phụ nữ Thái Lan chấp nhận việc mang thai hộ. Có khi “thương vụ” này kết thúc suôn sẻ, nhưng cũng không ít trường hợp trục trặc, khiến cho mọi việc trở nên nan giải. Đó là trường hợp của Pattaramon Chanbua, cô gái 21 tuổi, kiếm sống bằng xe bán hàng rong trên đường phố Bangkok. Qua một đường dây môi giới, Chanbua thỏa thuận mang thai hộ cho một cặp vợ chồng người Úc. Rắc rối xảy ra khi thai đôi được bảy tháng, bác sĩ cho biết một thai mắc hội chứng Down và đề nghị Chanbua phá bỏ cái thai đó, chỉ giữ lại thai lành lặn. Là một Phật tử, Chanbua từ chối lời khuyên của phòng khám cũng như bên môi giới. Khi Chanbua sinh đôi, chỉ có bé gái khỏe mạnh, còn bé trai mắc hội chứng Down. Thế là cặp vợ chồng người Úc mang con gái về nước, bỏ lại bé trai. Chanbua từ chối giao bé trai cho các tổ chức từ thiện, đặt tên bé là Gammy và quyết định “nuôi Gammy như con ruột”. Vụ việc gây chấn động dư luận Úc, cho thấy “mặt trái” của việc mang thai hộ.

Đức và Pháp đều cấm dịch vụ mang thai hộ, trong khi ở Mỹ quyền quyết định thuộc về luật từng bang. Tuy nhiên, ở bất cứ nước nào, việc cho phép mang thai hộ cũng kèm theo những hạn chế nhất định.

CẨM HÀ (Theo Bangkok Post, AFP, Guardian)

Thái Lan Sẽ Cấm Mang Thai Hộ

Quốc hội Thái Lan bỏ phiếu lần một thông qua dự luật cấm mang thai hộ, sau sự việc một phụ nữ nước này buộc tội đôi vợ chồng người Australia bỏ rơi con khi biết đứa trẻ bị down.

Pattaramon Chanbua, người phụ nữ mang thai hộ đôi vợ chồng ở Australia, chụp ảnh cùng con trai Gammy bị down tại một bệnh viện ở Thái Lan. Ảnh: AP.

Theo bản dự luật , bất kỳ ai kiếm lợi từ việc mang thai hộ sẽ lĩnh mức án tối đa 10 năm tù. Dự luật được thông qua bản giới thiệu đầu tiên tại quốc hội hôm 27/11, nhà lập pháp Wallop Tungkananurak cho biết.

“Chúng tôi muốn chấm dứt ý định trong suy nghĩ của những người nước ngoài rằng Thái Lan là một nhà máy sản xuất trẻ em”, AFP dẫn lời Tungkananurak nói.

Hồi tháng 8, một bà mẹ Thái Lan, nhận khoản tiền 15.000 USD nhờ đẻ mướn, buộc tội đôi vợ chồng người Australia bỏ rơi đứa con bị down. Người phụ nữ trên mang thai hộ vợ chồng đó rồi sinh đôi. Hai vị khách nước ngoài chỉ mang theo bé gái khỏe mạnh và để lại đứa con trai sau khi biết bé bị bệnh. Họ phủ nhận việc bỏ rơi đứa con, được đặt tên là Gammy, một cách có chủ ý.

Ngoài vụ việc này, cảnh sát Thái Lan cũng phát hiện một người đàn ông Nhật Bản là cha của ít nhất 15 đứa trẻ với các bà mẹ đẻ thuê. Nhà chức trách Thái từng cấm một cặp đồng tính người Australia rời khỏi đây cùng đứa trẻ sơ sinh vì không chứng minh được giấy tờ hợp lệ.

Chính quyền quân sự Thái Lan, lực lượng lên nắm quyền sau cuộc đảo chính hồi tháng 5, tuyên bố sẽ siết chặt kiểm soát ngành mang thai hộ.

Bình Minh

Theo VNE

Bản hợp đồng bí mật với thiếu nữ 17 tuổi mang thai hộ

Khi đến viện kiểm tra để đặt phôi tiếp thì một cơ may đã đến với 2 vợ chồng, đó là khi chị vô tình tìm được cô gái trẻ đang cần một khoản tiền lớn nên muốn nhận mang thai hộ.

Chị Trang cho biết, sau khi kết hôn được hơn một năm mà chưa thấy có con, 2 vợ chồng chị đã quyết định đến bệnh viện để khám.

“Kết quả kiểm tra bình thường chỉ riêng phần trứng hơi yếu nên 2 vợ chồng mình đã nuôi hy vọng rất nhiều. Thế nhưng, 2 vợ chồng càng chờ thì cái thai càng không xuất hiện. Lúc đó, mình lại mê tín nên cứ nghe đâu có thầy lang lang giỏi là mình tìm đến, bất kể đó là nơi xa xôi hẻo lánh, hay vùng núi cao, biển xa” – chị Trang tâm sự.

Bản hợp đồng bí mật với thiếu nữ 17 tuổi mang thai hộ

Và lần nào cũng vậy, chị cũng chịu khó uống cho bằng hết số thuốc mà các thầy lang đã bốc với hy vọng phép mầu sẽ xuất hiện. Nhưng rồi, cứ uống mãi, đi mãi mà cơ thể chị vẫn không có dấu hiệu thay đổi.

Thế là, chị lại cuống cuồng tìm đến những thầy bói giỏi, những thầy đồng nổi tiếng trên khắp mọi miền của đất nước để tìm cho ra nguyên nhân dẫn đến việc muộn con của 2 vợ chồng. Nhưng đi mỗi nơi, mỗi thầy lại nói một chuyện khác nhau. “Người thì bảo, chồng mình có người âm đi theo. Vì thế, 2 vợ chồng phải làm khóa lễ lớn để cắt đứt sự theo đuổi này” – chị kể.

Chồng chị không tin, nhưng chị thì tin tuyệt đối, vì thế, bằng mọi cách, chị đã kéo được chồng cùng tham gia vào những khóa lễ tốn kém đến hàng chục triệu đồng do thầy sắp xếp. Tuy nhiên, khi khóa lễ hoàn thành đã lâu mà tin vui vẫn mãi không thấy, chị lại sốt ruột tìm đến những ông thầy bói cao tay hơn.

Đến đó, ông thì bảo 2 vợ chồng phải làm lễ tạ, lễ tứ thân phụ mẫu, lễ cô lễ cậu… Ông thì phán như đinh đóng cột mọi chuyện trục trặc là do 2 vợ chồng chưa trả đủ tào quan. Thế là, không cần suy nghĩ nhiều, chị lại móc hầu bao để nhờ các thầy làm lễ cho chu đáo.

Thế nhưng, khi đã tốn đến hàng trăm triệu đồng cho các khóa lễ lớn nhỏ thì tình hình vẫn không biến chuyển. Đứa con mong chờ của 2 vợ chồng và gia đình vẫn không chịu xuất hiện.

Thấy thế, chị lại tìm đến các thầy phong thủy, rồi nghe lời các thầy, chị chuyển hướng giường ngủ đến cả chục lần. Thậm chí còn lôi cả giường ra đặt giữa nhà, nhưng con thì mãi vẫn không thấy.

“Cuối cùng, khi đã mất niềm tin vào những chuyện bói toán, mình tìm đến bệnh viện Phụ sản Trung ương để làm các xét nghiệm cần thiết. Sau đó thực hiện phương pháp (IUI) kích trứng và bơm tinh trùng vào trứng” – chị Trang cho biết.

Tuy nhiên, ròng rã ruốt 3 năm, kiên trì theo đuổi phương pháp này với 3 lần thực hiện, nhưng cũng đều không thành công. Thai cứ đậu rồi lại chết lưu.

Đến năm thứ 4 tính từ thời điểm thực hiện theo phương pháp IUI lần thứ 1, chị quyết định chuyển sang phương pháp thụ tinh ngoài ống nghiệm. Nhưng số trời không thương, cả 2 lần chuyển phôi đều không đạt kết quả như mong muốn.

1 thời gian sau, khi đang trong thời gian nghỉ ngơi không tham gia các phương pháp chữa trị thì chị thấy que thử xuất hiện 2 vạch.

“Thử đến lần thứ 3, thứ 4, que thử vẫn hiện lên 2 vạch rõ mồn một nhưng mình vẫn không tin. Bởi linh tính mách bảo cho biết mình không thể mang thai” – chị nói.

Y như rằng, đi đến khám ở bệnh viện, các bác sĩ cho biết, chị có thai ngoài tử cung nên phải mổ tử cung để bỏ thai. Và sau cuộc phẫu thuật đó, chị đã phải cắt bỏ 1 vòi trứng bên phải. Vậy là cơ hội có con của chị càng trở nên mong manh.

Tháng 3/2010, khi đang định đến viện kiểm tra để đặt phôi tiếp thì một cơ may đã đến với 2 vợ chồng, đó là khi chị vô tình tìm được cô gái trẻ đang cần một khoản tiền lớn nên muốn nhận công việc mang thai hộ.

Đây là việc chị đã từng nghĩ đến nhưng chưa có cơ hội thực hiện nên khi cơ hội đến chị đã rất vui mừng. Chỉ tội, cô gái này mới 17 tuổi, chưa có chồng và thời điểm đó, việc mang thai hộ không hề phổ biến, cũng không được nhiều người chấp nhận như bây giờ.

Vì thế, “trong thâm tâm, mình vẫn cảm thấy rất sợ. Sợ bị lộ, sợ bị mọi người phát hiện, sợ có chuyện gì đó không may xảy ra… Tuy nhiên, vì khát khao được làm mẹ quá lớn nên mình đã quyết tâm. Và mình nghĩ, nếu lúc đó có người ngăn cản thì mình cũng sẽ làm cho bằng được”.

Vậy là, mọi chuyện đều được làm trong bí mật. Cô gái đồng ý nhận việc với mức giá 70 triệu đồng, cộng với bao ăn, bao ở trong suốt những tháng mang bầu mà không hề biết thông tin về người thuê mình. Bởi chị sợ, sẽ có những rắc rối không cần thiết phát sinh sau khi giao dịch kết thúc.

Chị cho biết: “Đến khi cô gái sinh con, mình cũng đến bệnh viện, và vì may mắn quen được các y tá trong đó nên mình đã được xuất hiện như một y tá và được trực tiếp chứng kiến, trực tiếp đón con trên tay vào thời điểm con chào đời. Đó là thời điểm khiến mình hạnh phúc đến mức không lời nào có thể diễn tả hết”.

“Ngay sau đó, mình cũng đã thông báo với gia đình, họ hàng và bạn bè cách cháu được chào đời cùng với bản xét nghiệm ADN để mọi người biết được sự tiến bộ của khoa học.

Vì thế, mình nghĩ, khi mọi cố gắng chữa trị đã không có kết quả thì nhờ người mang thai hộ cũng là một cách hay cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Thêm vào đó, mình cũng mong các cặp vợ chồng hiếm muộn hãy thật tỉnh táo, tin vào khoa học chứ đừng tin vào những câu chuyện bói toán, đừng tin vào những lời phán không có căn cứ của những đồng cô bóng cậu để khỏi tốn kém và rước về những mệt mỏi” – chị Trang nói thêm.

* Tên nhân vật đã được thay đổi

Theo Tri Thức

Người đàn ông muốn để lại cho thế giới 1.000 đứa con Người đàn ông Nhật Bản – bị phát hiện là cha của 15 em bé chào đời bằng con đường mang thai hộ ở Thái Lan, đã thú nhận hắn muốn có tới 1.000 đứa con theo cách này. Hàng loạt các vụ đẻ thuê đáng ngờ bị…

Trường Ca ‘Mang Thai Hộ’ Ở Thái Lan Và Cái Kết Không Dễ Dàng

Tương lai của 13 đứa trẻ được nhà nước chăm sóc từ tháng 8/2014, sau khi nhà chức trách phát hiện các nhũ mẫu nuôi dưỡng các bé tại một căn hộ ở Bangkok, vẫn đứng trước một rủi ro.

Những đứa trẻ được mang thai hộ là con đẻ của doanh nhân Nhật Bản Mitsutoki Shigeta, ảnh chụp năm 2014 – Ảnh: Reuters

Vào thời điểm đó, nhà chức trách đã điều tra các phòng khám vô sinh ở Bangkok được cho là nơi cung cấp dịch vụ mang thai hộ thương mại – phụ nữ Thái Lan sinh con cho các khách hàng nước ngoài.

Vụ việc bùng nổ còn do phản ứng của người mẹ mang thai hộ người Thái khiếu nại cặp vợ chồng Australia từ chối nhận một trong hai đứa trẻ song sinh vì bé có hội chứng Down, cậu bé được người mẹ đẻ gọi là Gammy.

Cảnh sát Đã đột nhập ít nhất 9 phòng khám vô sinh, một phòng khám tên là All-IVF bị đóng cửa.

13 đứa trẻ thụ thai dưới sự giám sát của Tiến sĩ Pisit Tantiwattanakul, giám đốc điều hành All-IVF. Đáng chú ý, cha đẻ của tất cả 13 đứa trẻ là Mitsutoki Shigeta, một người đàn ông Nhật năm đó 24 tuổi, đã rời khỏi Thái Lan, và từ Nhật Bản cung cấp mẫu DNA để chứng minh rằng ông là cha đẻ của 13 người con ở Thái Lan.

Đó là một người trẻ tuổi, bí ẩn và độc thân, anh ta muốn trực tiếp nuôi dưỡng “những đứa con của mình”.

Cảnh sát Thái Lan bắt đầu điều tra Shigeta vì nghi anh ta phạm tội buôn người.

Năm 2011, Shigeta sử dụng dịch vụ mang thai hộ đầu tiên có của cơ sở New Life có trụ sở ở Gruzia, do bà Mariam Kukunashvili làm giám đốc. New Life đã ngừng giao dịch với Shigeta khi ông ta cho biết kế hoạch muốn làm cha của bao nhiêu đứa trẻ mang thai hộ.

Bà Kukunashvili nói: “Ban đầu, ông Shigeta chọn hai bà mẹ mang thai hộ, cả hai sau đó đều mang thai ngay lập tức. Sau đó, ông Shigeta thông báo với chúng tôi rằng ông muốn có hơn 1.000 đứa trẻ và lên kế hoạch cho 10-20 người mang thai hộ mỗi năm, hoặc hơn”.

Bà giám đốc New Life cho biết “ông nói ông có 10 hộ chiếu và có thể đăng ký cho những đứa trẻ thông qua các sứ quán khác nhau”. New Life lo lắng về sức khỏe của những đứa trẻ được mang thai hộ và nghi ông Shigeta buôn người.

Cảnh sát phát hiện chín đứa trẻ nghi được mang thai hộ khi đột nhập một căn hộ ở Bangkok năm 2014 – Ảnh: EPA

Trong khi đó, luật sư của Shigeta ở Thái Lan giải thích rằng thân chủ của ông đơn giản chỉ muốn có một gia đình lớn. Vị luật sư cho biết Shigeta là con trai cả của tỷ phú công nghệ Nhật Bản, và ông ta có điều kiện nuôi dưỡng chu đáo những đứa con của mình.

Nhưng lý do thực sự của Shigeta về việc ông ta muốn thông qua dịch vụ mang thai hộ để có nhiều con như vậy vẫn là một bí ẩn.

Nhà chức trách Thái Lan khi đó xác định hai đứa trẻ ở Campuchia và bốn đứa trẻ ở Nhật Bản là con đẻ của Shigeta. Bây giờ, sau hơn ba năm, tòa án Thái Lan đã trao cho ông quyền giám hộ 13 đứa trẻ còn lại.

Shigeta không trở lại Thái Lan để thăm các con của mình, có lẽ vì sợ lộ danh tính cũng như khả năng bị truy tố, nhưng mẹ của Shigeta cứ hai tháng lại đến thăm những đứa trẻ một lần.

Tòa án phán quyết trao cho Shigeta quyền làm cha những đứa trẻ nói trên vì ông ta được xác định là cha đẻ của các em này, đồng thời không có bằng chứng cáo buộc ông ta buôn người, không có hồ sơ hình sự, và những phụ nữ mang thai hộ không kiện cáo.

Tòa phát hiện Shigeta đã thành lập các tài khoản ngân hàng dành riêng cho những đứa trẻ này ở Singapore, trả tiền cho người trợ trông coi chăm sóc các em, và chuẩn bị “cho các con mình” một ngôi nhà ở Nhật Bản, cùng với việc chuẩn bị trường lớp học hành.

Shigeta cũng đã mua một căn nhà ở Thái Lan để chăm sóc những đứa trẻ trong khoảng thời gian chuyển tiếp, nơi những đứa trẻ làm quen với các nhũ mẫu sẽ chăm sóc chúng ở Nhật Bản.

Tòa án đã không đề cập đến tham vọng kỳ lạ của ông Shigeta trong việc muốn có có hàng trăm đứa con, nhưng tòa tin rằng tương lai của các em sẽ tốt hơn dưới sự chăm sóc của một người cha giàu có và tận tâm, so với việc các em được nhà nước Thái Lan chăm sóc.

Năm 2015, Thái Lan thông qua một đạo luật mới hạn chế nghiêm khắc việc mang thai hộ cho các cặp vợ chồng người Thái và cấm toàn bộ dịch vụ mang thai hộ thương mại, người vi phạm sẽ đối diện hình phạt 10 năm tù.

Ngành kinh doanh này vượt qua biên giới sang Campuchia, và sau khi bị Campuchia cấm vào năm 2016, nghề này chuyển qua Lào, nơi chưa có quy định cụ thể về việc mang thai hộ.

Tuy nhiên, hoạt động này vẫn được tổ chức lén lút ở Thái Lan, và nước này vẫn là địa điểm lý tưởng để tìm kiếm dịch vụ mang thai hộ, thậm chí khi việc mang thai không thể được thực hiện hợp pháp ở đây.

Nhà chức trách Thái Lan cho biết dịch vụ mang thai hộ nay vẫn bắt đầu ở Thái và tiếp tục cho đến khi hoàn tất ở Lào.

Thái Lan Tìm Giải Pháp Cho Tình Trạng Mang Thai Hộ

Chính quyền quân sự ở Thái Lan cam kết “khoan dung” với các trường hợp trẻ sơ sinh của các bà mẹ mang thai hộ, đồng thời sẽ siết chặt quy định đối với ngành công nghiệp sinh lời cao nhưng nhiều rắc rối này sau một loạt vụ bế bối.

Trong bài phát biểu được truyền hình tối 22/8, tân Thủ tướng lâm thời Thái Lan, Tư lệnh Lục quân Prayut Chan-ocha, tuyên bố quân đội sẽ nhanh chóng tìm “giải pháp phù hợp”.

Tướng Prayut cho biết chính quyền rất lo ngại về tình trạng phụ nữ mang thai hộ không dám đến khám tại các bệnh viện vì lo sợ bị truy tố trước pháp luật. Hiện các cơ sở thuê họ mang thai hộ đều đã bị đóng cửa, vì vậy các thai nhi đang gặp nguy hiểm. Vì vậy, Tướng Prayut đã ra lệnh “khoan dung trong từng trường hợp cụ thể”.

Bên cạnh đó, chính quyền quân sự Thái Lan cũng cam kết ban hành đạo luật mới, theo đó có thể phạt tới 10 năm tù giam đối với những người bị kết tội dính líu đến loại hình kinh doanh bất hợp pháp này.

Dịch vụ mang thai hộ phục vụ mục đích kinh doanh đã chính thức bị cấm ở Thái Lan, nhưng gần đây ngay cả các bệnh viện phụ sản cấp cao cũng tham gia vào dịch vụ này. Vụ việc bị phát lộ sau một số vụ bê bối gần đây, trong đó có việc một cặp vợ chồng người Mỹ đã bỏ rơi bé trai có triệu chứng mắc bệnh Down và chỉ đón về người em gái sinh đôi khỏe mạnh sau khi thanh toán 15.000 USD cho sản phụ theo hợp đồng mang thai song sinh.

Một trường hợp khác là cảnh sát Thái Lan phát hiện một người đàn ông Nhật Bản có tới 15 con với các bà mẹ mang thai hộ. Đầu tháng 8, một cặp vợ chồng Australia cũng đã bị cấm rời Thái Lan cùng với một trẻ sơ sinh vì không có đầy đủ hồ sơ cần thiết.

Nhóm hỗ trợ mang thai hộ của Australia (Surrogacy Australia) cho biết có 100 cặp vợ chồng nước này đang trong quá trình thực thi các hợp đồng mang thai hộ ở Thái Lan, vương quốc đang phấn đấu trở thành một trung tâm về du lịch y tế. Australia đề nghị Thái Lan ký các “thỏa thuận chuyển tiếp” để hỗ trợ công dân Thái Lan thực hiện các hợp đồng mang thai hộ.