Top 6 # Mang Thai Đau Bụng Quanh Rốn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Đau Bụng Quanh Rốn Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Nên Làm Gì

– Thông thường tình trạng đau bụng quanh rốn khi mang thai là do quá trình phát triển tự nhiên của thai nhi như:

+ Tử cung lớn dần tạo áp lực

– Sự phát triển của bào thai khiến cho tử cung ngày một lớn dần trong bụng mẹ. Hậu quả là vùng rốn phải chịu áp lực khá lớn, gây ra những cơn đau bụng quanh khu vực này. Thông thường, bà bầu sẽ bị đau bụng quanh rốn do áp lực từ tử cung vào 3 tháng đầu hoặc những tháng cuối do thai nhi phát triển nhanh.

Tại sao bà đẻ bị đau quanh rốn

+ Vòng bụng tăng quá mức khiến da và cơ bắp căng

– Việc thai nhi lớn lên cũng khiến làn da ở khu vực bụng, quanh rốn cùng cơ bắp phải liên tục căng ra để đáp ứng đủ diện tích. Tình trạng này dẫn đến phần rốn bị căng và lồi trên bề mặt khiến bà bầu khó chịu và bị đau.

– Ngoài ra, một khi rốn đã lồi ra ngoài thì rất dễ ma sát và tiếp xúc với quần áo. Nếu mẹ mặc trang phục bó sát, thô ráp sẽ dễ khiến vùng da này tổn thương.

– Khi thai lớn có quá nhiều áp lực tác động lên vùng bụng, dẫn tới tình trạng thoát vị rốn gây đau ở khu vực này. Tuy nhiên cảm giác này sẽ biến mất sau khi sinh.

– Ngoài ra, nếu bạn bị đau bụng nhói từng cơn quanh rốn khi mang thai đi kèm các biểu hiện như ợ hơi, khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy, sốt hoặc dấu hiệu lạ thì rất có thể gặp phải các bệnh lý nguy hiểm như: đau hoặc thủng dạ dày, dư thừa acid trong dạ dày, nhiễm trùng đường ruột, viêm tụy, tiền sản giật,…

Bàu bầu bị đau bụng quang rốn ở vùng bụng phải làm sao

– Nếu bạn đau bụng quanh rốn khi mang thai kèm hiện tượng lạ như đã nói ở trên thì hãy đến ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Trường hợp còn lại hãy cố gắng mặc trang phục thoải mái, rộng rãi, tránh tạo áp lực lên vùng bụng, duy trì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học và hạn chế quan hệ những tháng đầu và cuối của thai kỳ,…

– Bên cạnh đó, đừng quên tham gia các buổi thăm khám định kỳ để bác sĩ nhanh chóng phát hiện nếu cơ thể gặp phải bệnh lý nào đó.

【Tin】Đau Bụng Quanh Rốn, Một Số Nguyên Nhân Thường Gặp.

Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta vì chủ quan hay công việc bận rộn nên thường bỏ qua những cơn đau bụng quanh rốn mà không hề biết rằng đó là triệu chứng của những căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn trong cơ thể.

Đau bụng quanh rốn là tình trạng không nên xem thường

Nguyên nhân của tình trạng đau bụng quanh rốn là gì?

Hiện nay, những nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng đau bụng quanh rốn là:  

Khó tiêu

Đây là một trong những nguyên nhân rất hay gặp đối với trường hợp bị đau bụng quanh rốn. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy đau thắt từ vùng bụng trên, lan xuống bụng dưới, chướng bụng, đầy hơi khiến bạn khó chịu và ảnh hưởng đến công việc.  

Mắc bệnh Crohn

Đây là bệnh lý ruột thừa ảnh hưởng đến ruột non hoặc đại tràng, khi đó bệnh nhân sẽ cảm thấy đau thắt từ 20-30 phút ở phần rốn sau khi ăn.  

Bị thoát vị rốn

Là tình trạng khi một phần nội tạng cơ thể bị lồi ra bên ngoài qua đường rốn. Điều này thường xảy ra khi các cơ bụng đóng không kín ở rốn, rất hay gặp ở trẻ sinh non hoặc bà mẹ mang thai.  

Gặp vấn đề về tuyến tụy

Khi bị đau bụng quanh rốn, rất có thể bạn đang gặp phải rắc rối với tuyến tụy. Điều bạn cần làm là đi gặp bác sĩ để tìm ra cách điều trị kịp thời.  

Bị viêm đại tràng

Đây là một căn bệnh đường tiêu hóa không thể xem thường, chúng có thể phát triển từ cấp tính sang mãn tính rất nguy hiểm. Viêm đại tràng xuất hiện khi lớp niêm mạc ở đại tràng bị viêm dẫn đến suy giảm chức năng của bộ phận này.  

Mắc chứng táo bón

Táo bón lâu ngày có thể gây ra tình trạng đau bụng quanh rốn âm ỉ, nếu tình trạng này kéo dài hơn 2 tháng bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị.  

Nhiễm trùng ruột, dạ dày

Đây là tình trạng dạ dày, ruột bị viêm loét bắt nguồn từ thói quen ăn uống không lành mạnh, stress, thức ăn nhiễm độc, do virus tấn công…  

Viêm ruột thừa

Đây là bệnh lý ngoại khoa nguy hiểm cần được khắc phục kịp thời. Vì nếu không can thiệp sớm sẽ dẫn đến vỡ ruột thừa, chảy máu trong và nhiễm trùng ổ bụng.  

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Thủ phạm hàng đầu gây ra căn bệnh này là vi khuẩn Ecoly, loại vi khuẩn thường ở đường ruột, xâm nhập tới niệu đạo, hậu môn dẫn tới nhiễm trùng.

Đau bụng quanh rốn thường là triệu chứng bệnh đường tiêu hóa

Triệu chứng của tình trạng đau bụng quanh rốn

Tình trạng đau bụng quanh rốn có thể sẽ kèm theo một số triệu chứng bất thường như:

Phần bụng ở quanh rốn đau thắt từ bên trên, sau đó lan sang bên dưới và hai bên hình thành đường tròn đau quanh rốn.

Cơn đau có thể xảy ra theo từng cơn hoặc kéo dài âm ỉ.

Ăn uống khó tiêu, chướng bụng đầy hơi, ợ chua, tiêu chảy cấp hoặc táo bón kéo dài.

Bí trung tiện (không thoát hơi ra ngoài được)

Có cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, mồ hôi ra nhiều.

Rối loạn đại tiện, mất ngủ sút cân.

Đau bụng quanh rốn khiến người bệnh mệt mỏi chán ăn  

Biến chứng của tình trạng đau bụng quanh rốn  

Tình trạng đau bụng quanh rốn nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây những biến chứng như:

Nhiễm trùng đường tiêu hóa, rối loạn chức năng đại tiện và viêm loét dạ dày.

Ảnh hưởng đến công việc, hạn chế khả năng sinh hoạt, chất lượng đời sống đi xuống.

Có nguy cơ bị viêm đại tràng mãn tính, dẫn đến chức năng tiêu hóa kém, hạn chế hấp thụ chất dinh dưỡng, tình trạng viêm loét nặng có thể dẫn đến ung thư đại tràng.

Dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày, đại tràng, đe dọa đến tính mạng nếu không được khắc phục và điều trị kịp thời.

Đau bụng quanh rốn cần được khám chữa nhanh chóng kịp thời  

Giải pháp khắc phục tình trạng đau bụng quanh rốn

Để khắc phục tình trạng đau bụng quanh rốn, chúng ta cần có một số lưu ý như:

Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh: tăng cường uống nước, bổ sung rau xanh, các loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin để hạn chế táo bón. Đồng thời hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ và sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…

Xây dựng lối sống khoa học: Tránh stress, sắp xếp thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, không thức khuya.

Điều trị kịp thời khi phát hiện triệu chứng đau bụng quanh rốn: không nên chủ quan trước tình trạng này, mà phải đến ngay những cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và tìm ra cách khắc phục kịp thời.

Trẻ Em Bị Đau Bụng Quanh Rốn Từng Cơn Và Sốt Thì Phải Làm Sao?

Trẻ bị đau bụng từng cơn và sốt phải làm sao?

Các nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ em

– Đau bụng cấp tính ở trẻ

Đau bụng cấp tính ở trẻ thường có các triệu chứng như trẻ quằn quại, khóc thét, mặt tái xanh, vã mồ hôi. Viêm ruột thừa là một trong những bệnh đau bụng cấp tính thường gặp nhất ở trẻ:

Viêm ruột thừa thường xảy ra ở trẻ em trên 2 tuổi cũng có những dấu hiệu tương tự như người lớn như: trẻ đau ở hố chậu phải, lúc đầu đau nhẹ, sau đó đau tăng lên, đau liên tục, kèm theo đau thường có buồn nôn, nôn, sốt nhẹ khoảng 37 – 38 độ C. Khi trẻ có những biểu hiện đau bụng cấp tính thì cha mẹ nên đưa trẻ đi bệnh viện thăm khám. Nếu trẻ bị viêm ruột thừa, khi khám trẻ sẽ kêu đau và gạt tay bác sĩ không cho sờ vào vùng hố chậu phải hoặc vùng bụng, đặc biệt điểm ruột thừa (điểm Mac Burney) rất đau.

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, khi bị viêm ruột thừa sẽ có các triệu chứng: trớ hay quấy khóc, trông bộ mặt lờ đờ, xanh tái, sốt nhẹ, nôn. Khi thấy đầy hơi, chướng bụng, khi sờ vào bụng bé khóc thét là có nguy cơ vỡ ruột thừa gây viêm phúc mạc. Việc chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ dưới 2 tuổi khó hơn nên phát hiện cũng sẽ chậm hơn, vì các triệu chứng không điển hình như trẻ lớn hoặc người trưởng thành, vì vậy rất dễ gây biến chứng như thủng ruột thừa, viêm phúc mạc (viêm màng bụng) để lại hậu quả rất nặng nề.

– Trẻ bị ngộ độc thức ăn

– Đau bụng giun ở trẻ

Đau bụng giun ở trẻ em thường tái đi tái lại nhiều lần với biểu hiện đau bụng quanh rốn, đặc biệt xét nghiệm phân tìm trứng giun thấy có trứng giun, một số trường hợp nhiều giun đũa khi siêu âm có thể phát hiện thấy hình ảnh của giun đũa.

– Trẻ bị sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu ở trẻ cũng gây đau bụng, có khi rất dữ dội, tuy nhiên tỷ lệ trẻ bị sỏi đường tiết niệu không nhiều. Ngoài sỏi đường tiết niệu, trẻ cũng có thể đau bụng do viêm đường tiết niệu, đặc biệt các bé gái bị viêm đường tiết niệu nhiều hơn bé trai gây nên cơn đau bụng dưới.

– Lồng ruột ở trẻ

Lồng ruột cũng là một bệnh cấp tính thường hay gặp ở trẻ bụ bẫm, tuổi từ 3 tháng đến 2 tuổi, đặc biệt là trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi, bé trai gặp nhiều hơn bé gái.

Trẻ bị lồng ruột sẽ có các triệu chứng: trẻ đau bụng, nôn, đi ngoài ra máu. Thăm khám có thể thấy búi lồng ruột, thăm trực tràng có thể thấy máu dính theo găng tay.

– Giun chui ống mật (GCOM) ở trẻ có giun ở đường tiêu hóa

Đau bụng ở trẻ cũng rất hay gặp trong trường hợp giun chui ống mật (GCOM) ở trẻ có giun ở đường tiêu hóa đặc biệt là sau tẩy giun, nhất là tẩy giun không đủ liều lượng. Trẻ bị GCOM có triệu chứng lăn lộn, khóc thét, vã mồ hôi và chổng mông. GCOM rất nguy hiểm, có thể gây nên áp-xe gan, sỏi đường dẫn mật, tắc đường mật.

-Thoát vị bị nghẽn

Đau bụng ở trẻ trong dạng cấp cứu còn có thể do thoát vị bị nghẽn. Ngoài cơn đau bụng, thoát vị nghẽn cũng có thể xuất hiện nôn, bí trung và đại tiện. Nếu không phát hiện kịp thời thì có thể làm đoạn ruột nghẽn bị hoại tử.

Cách xử lý khi trẻ bị đau bụng

Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị đau bụng?! Cha mẹ cần lưu ý khi thấy trẻ kêu đau bụng hoặc có rối loạn tiêu hóa như: nôn, trớ, đầy bụng, chướng hơi, lười ăn hoặc không chịu ăn, hay khóc thét hoặc đi ngoài ra máu, đi tiểu khó, tiểu dắt, tiểu đau,… thì cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám ở cơ sở y tế nơi gần nhất, để chuẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng và có cách xử lý kịp thời, hiệu quả.

Các bậc cha mẹ cũng lưu ý khi chưa được khám và chưa có ý kiến của bác sĩ thì không nên dùng bất cứ một loại thuốc nào cho trẻ, dù đó là thuốc Tây hay thuốc Nam. Vì nếu cho trẻ dùng thuốc trước khi đi khám thì sẽ làm lu mờ các triệu chứng đau bụng của trẻ, đặc biệt là đối với các trường hợp đau bụng cần cấp cứu ngoại khoa như: viêm ruột thừa, thoát vị nghẽn, tắc, lồng ruột,… Khi trẻ đã được khám và được chỉ định điều trị của bác sĩ thì các mẹ cũng nên tuyệt đối tuân thủ và nên cho trẻ đi khám bệnh định kỳ để phát hiện bệnh của trẻ như: viêm tiết niệu, nhiễm giun,… và có cách xử lý bệnh hiệu quả.

Đau Bụng Dưới Rốn Khi Mang Thai Là Do Đâu?

Đau bụng dưới rốn khi mang thai là hiện tượng không ít mẹ bầu gặp phải. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu và có nguy hiểm hay không?

Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng cũng như thời gian các bữa ăn của mẹ bầu bị xáo trộn, đồng thời, mẹ bầu thường ăn nhiều chất đạm mà bỏ quên chất xơ, vì vậy rất dễ gây ra hiện tượng táo bón.

Bên cạnh đó, khi mang bầu, cơ thể phụ nữ tiết ra một lượng lớn hormone để ổn định và duy trì sự phát triển của thai nhi, điều này gây ra những ảnh hưởng nhất định đến hệ tiêu hóa. Đồng thời, khi thai nhi lớn dần, trực tràng sẽ bị chèn ép dẫn đến hoạt động kém hiệu quả. Tất cả những điều này đều là nguyên nhân của hiện tượng táo bón. Nếu hiện tượng táo bón kéo dài có thể gây đau bụng dưới rốn khi mang thai.

Điều này xảy ra khi kích thước của thai nhi ngày một lớn. Điều này khiến cho hệ thống dây chằng của mẹ bầu liên tục bị căng và dầy lên. Từ đó gây ra hiện tượng bị đau bụng dưới rốn khi mang thai, hiện tượng này thường trở nên trầm trọng hơn trong 3 tháng cuối của thai kì.

Bệnh rất thường gặp ở phụ nữ mang thai. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh thường là đau bụng dưới rốn khi mang thai kèm đau rát khi đi tiểu, nước tiểu có màu đục, mùi hôi khó chịu, có thể lẫn máu và mủ, đau vùng lưng dưới, sốt nhẹ cho đến sốt cao…

Do mang thai ngoài tử cung

Nếu bị đau bụng dưới rốn khi mang thai ở những tuần đầu của thai kì, đi kèm hiện tượng chảy máu âm đạo trầm trọng, đau khi đi đại tiện, mỏi vai gáy… thì rất có thể mẹ bầu đã mang thai ngoài tử cung.

Đây là hiện tượng sau khi trứng thụ tinh, không làm tổ trong buồng tử cung mà lại bám vào vòi trứng, ổ bụng… Nếu mang thai ngoài tử cung không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng của người mẹ.

Khi bị bong nhau thai non, mẹ bầu thường có biểu hiện bị co thắt và co tức bụng dưới, bị chuột rút, xuất huyết âm đạo bất thường, ra nhiều khí hư, hoạt động của thai nhi trở nên yếu ớt hơn.

Hiện tượng này thường xảy ra ở những tháng cuối của thai kì. Nếu không xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng tới mẹ bầu và thai nhi.

Do mắc bệnh tiền sản giật

Đây là một hiện tượng biến chứng của tình trạng nhiễm độ thai nghén. Bệnh sẽ thường gặp hơn ở những mẹ bầu có tiền sử về bệnh thận, bệnh tiểu đường hoặc bệnh base dow.

Các dấu hiệu của bệnh tiền sản giật bao gồm đau đầu, buồn nôn, bị choáng ngất, bị mờ mắt, đau bụng dưới.

Đau bụng dưới rốn khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu của hiện tượng sinh non hoặc sảy thai mà mẹ bầu không nên bỏ qua.

Sinh non: Triệu chứng đầu tiên của sinh non thường là sự co thắt dữ dội của tử cung, cổ tử cung giãn rộng. Chính điều này gây ra hiện tượng đau bụng dưới rốn khi mang thai. Đặc biệt, nếu hiện tượng này kèm theo các cơn chuột rút, đau lưng trầm trọng, dịch âm đạo bất thường, mẹ bầu cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám để được xử trí kịp thời.

Sảy thai: Nếu đau bụng dưới rốn khi mang thai trong khoảng 20 tháng đầu tiên thì mẹ bầu cần hết sức cẩn trọng, nhất là khi thấy có hiện tượng ra máu âm đạo dữ dội.

Ngay khi thấy có hiện tượng này, mẹ bầu cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra, xác định nguyên nhân để có hướng xử trí kịp thời.

Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Thu Cúc

Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho người bệnh ở tỉnh xa và lấy máu xét nghiệm tại nhà, liên hệ: 1900 55 88 92