Thường thì 37 độ C được quy ước là thân nhiệt ở mức bình thường đối với tất cả mọi người. Con số này được một bác sĩ người Đức Carl Reinhold August Wunderlich đưa ra từ thế kỷ 19, dựa trên việc đo thân nhiệt cho hàng ngàn bệnh nhân thời đó. Còn hiện nay, nhiệt độ cơ thể bình thường đã được xác định một cách chính xác hơn, ở mức 36,77 – 36,8 độ C, tương đương với khoảng 98,2 độ F. Dù sự chênh lệch không lớn nhưng nó đóng vai trò quyết định trong chẩn đoán một số bệnh và vấn đề sức khỏe cũng như về chức năng sinh sản của chị em phụ nữ.
Theo bác sĩ Hà Thị Huệ cho biết: “Thì sốt nhẹ cũng là một dấu hiệu mang thai sớm nhất. Khi mẹ mang thai và chậm kinh, thân nhiệt sẽ cao hơn nhiệt độ gốc. Cụ thể, trước khi trứng rụng khoảng 12 – 48 tiếng thì ở hầu hết các trường hợp nhiệt độ cơ thể người phụ nữ sẽ giảm đột ngột từ 0,2 đến 0,4 độ C, báo hiệu giai đoạn thụ thai bắt đầu. Kể từ đây cho tới 5 ngày sau, nhiệt độ cơ thể chị em có thể tăng tiếp 0,3 đến 0,5 độ C so với ngày rụng trứng. Còn nếu không thụ thai thì nhiệt độ cơ thể sẽ giảm về mức bình thường sau 5 ngày rụng trứng. Vì vậy mang thai tuần đầu tiên nhiều chị em sẽ có triệu chứng sốt nhẹ.”
Các dấu hiệu khác khi mang thai ở tuần thứ nhất
Bên cạnh, dấu hiệu sốt thì ở tuần đầu mẹ bầu cũng sẽ gặp một số triệu chứng khác như:
Triệu chứng ra máu báo thai xuất hiện khi thai nhi làm tổ trong tử cung của mẹ và rất dễ bị nhầm với máu kinh nguyệt. Chị em có thể phân biệt như sau:
Máu báo thai thì chỉ có những đốm màu đỏ tươi, phớt hồng hoặc nâu. Xuất hiện trong thời gian rất ngắn.
Còn máu kinh nguyệt thường ra ồ ạt, có dịch nhầy, kéo dài từ 3 – 7 ngày.
Ở tuần đầu của thai kỳ, mẽ sẽ cảm thấy buồn đi tiểu nhiều hơn. Do khi mang thai tử cung sẽ to ra và chèn ép vào bàng quang. Kết hợp với nồng độ HCG thai kỳ tăng lên đột ngột.
Khi mang thai ở tuần đầu tiên, lượng hormone Progesterone trong cơ thể sẽ không cân bằng như lúc đầu. Đây là nguyên nhân chính gây nên triệu chứng mệt mỏi cho cơ thể mẹ.
Huyết áp của mẹ sẽ bị giảm từ lúc bắt đầu thụ thai và thấp nhất ở khoảng giữa chu kỳ mang thai. Sau đó trước khi sinh sẽ tăng trở lại bình thường. Sự huyết áp thấp cùng với chứng khó ăn, sợ mùi dẫn đến cơ thể mệt mỏi, thiếu máu nên mẹ bầu sẽ dễ bị ngất xỉu.
Trong tuần đầu của thai kỳ, đôi khi mẹ bầu cũng sẽ xuất hiện triệu ch chuột rút. Do bộ phận mạch máu ở chi dưới phải chịu áp lực lớn hơn gây căng cơ dế khiến chân bị chuột rút.
Hiện tượng này có thể xuất hiện trong 1 – 2 tuần đầu sau khi tinh trùng gặp trứng và thụ thai thành công. Đây cũng là kết quả của việc thay đổi hooc – môn lớn trong cơ thể người phụ nữ.
Vào tuần thai đầu tiên mẹ sẽ có dấu hiệu đau bụng dưới lâm râm, đau một bên, đau khi đứng ngồi quá lâu, đau khi cười, hắt hơi hay cảm giác bụng dưới tưng tức.
Mẹ bầu cần làm gì khi bị sốt ở tuần đầu thai kỳ
Khi ở tuần đầu tiên mẹ có dấu hiệu sốt thì hãy đến cơ sở y tế để thăm khám và nhận sự tư vấn của các bác sĩ. Từ đó mẹ bầu sẽ biết được nguyên nhân và cách khắc phục tránh được sự hoang mang, lo lắng ảnh hưởng đến thai kỳ.
Bên cạnh đó thì mẹ bầu cũng nên thực hiện những điều sau để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho mẹ và thai nhi:
Mẹ nên thư giãn và nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động, đi lại nhiều.
Nên kê chân bằng một chiếc ghế thấp khi ngồi.
Massage, tắm nước ấm để thư giãn cơ thể, giảm đau.
Uống nhiều nước hơn.
Bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng tốt cho bà bầu.
Và tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc hoặc nghe theo các bài thuốc dân gian mà không qua chỉ định của bác sĩ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra thì việc thăm khám thai định kỳ rất quan trọng. Nếu mẹ đang băn khoăn không biết lựa chọn cơ sở y tế nào thì có thể tham khảo phòng khám Đa khoa Y Học Quốc tế – 12 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Đây là cơ sở y tế trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, được Sở y tế cấp phép thăm khám và thực hiện siêu âm thai an toàn, hiệu quả, chuẩn xác.
Môi trường y tế sạch sẽ, tiệt trùng, phòng thủ thuật và các dụng cụ y tế được vô trùng – vô khuẩn nhằm đảm bảo an toàn theo đúng quy định của Bộ Y tế đề ra.
Hơn thế nữa, quá trình siêu âm đều do các bác sĩ Sản phụ có trình độ chuyên môn sâu rộng, với hàng chục năm kinh nghiệm đến từ các bệnh viện, trung tâm y tế lớn trong nước như:
Thạc sĩ. Bác sĩ Trương Thị Vân: Nguyên trưởng khoa Sản – Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội, từng làm việc tại Sở Y tế, tích lũy hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa.
Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Nguyên trưởng khoa chăm sóc sức khỏe bà mẹ – KHHGĐ tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Ninh Bình, tích lũy hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa.
Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa II Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, từng làm việc tại Khoa Sản – Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Yên Bái cùng nhiều bệnh viện lớn của thủ đô.
Ngoài ra, phòng khám đem đến những gói siêu âm với chi phí hợp lý, công khai chi phí dịch vụ trước sảnh giúp chị em có thể chủ động trong quá trình siêu âm thai.