Top 8 # Mang Thai Bị Đau Bụng Như Đau Bụng Kinh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Đau Bụng Có Thai Khác Đau Bụng Kinh Như Thế Nào?

Triệu chứng hai loại đau bụng của phụ nữ

Không ít phụ nữ hiểu lầm mình đang mang thai khi bị đau bụng dù thực tế đó chỉ là triệu chứng của tiền kinh nguyệt. Hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra từ 1 – 2 tuần trước ngày đèn đỏ.

Biểu hiện của tiền kinh nguyệt, đặc biệt là triệu chứng đau bụng kinh có khá nhiều điểm tương đồng với triệu chứng đau bụng do có thai.

Sự khác biệt giữa đau bụng kinh và đau bụng khi có thai cần chú ý cảm nhận thật kỹ, mới có thể nhận ra:

1. Đau bụng kinh

Triệu chứng của bệnh chủ yếu là đau âm ỉ liên tục và co thắt ở vùng bụng dưới, thường đau bắt đầu từ 1 – 3 ngày trước kỳ kinh và đau đỉnh điểm vào ngày đầu chu kỳ. Sau đó cơn đau sẽ giảm xuống trong 3 ngày.

Người bị đau bụng kinh có thể bị đau lan ra lưng và xuống đùi, cảm thấy áp lực trong bụng, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, phân lỏng,…

Ngoài ra, một số người có thể bị chuột rút vùng lưng dưới hoặc bụng dưới khoảng 24 – 48 giờ trước khi có chu kỳ kinh nguyệt và hết hẳn khi hết kỳ kinh nguyệt.

2. Đau bụng khi có thai

Đau lệch hẳn về một bên và chỉ đau lâm râm. Thường khi đứng lâu thì sẽ bị đau, hay khi hắt hơi, khi cười,… trong tháng đầu mang thai – thể hiện tình trạng thai đang làm tổ.

Đau bụng khi có thai thường chỉ xuất hiện trong những tuần đầu thai kỳ, cơn đau ở vùng bụng dưới gây cảm giác tức bụng. Ngoài ra, khi mang thai, nếu người phụ nữ bị ốm nghén và nôn ọe nhiều thì cũng có thể bị đau bụng.

Nguyên nhân gây ra hai loại đau bụng của phụ nữ

Cả đau bụng kinh và đau bụng khi có thai đều có thể xuất phát từ những nguyên nhân không đáng lo, tuy nhiên cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những nguy hiểm đối với cơ thể:

1. Đau bụng kinh

Đau bụng kinh xuất hiện trong thời kỳ kinh nguyệt do Hormone prostaglandin gây ra các co bóp tử cung để thải ra chất đệm lót tử cung.

Tuy nhiên, đau bụng kinh cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa, như: Lạc nội mạc tử cung, xơ tử cung, viêm vùng chậu, hẹp cổ tử cung,…

2. Đau bụng khi có thai

Có thể xuất phát từ những thay đổi của cơ thể khi em bé đang hình thành: Táo bón, thai nhi đang làm tổ, giãn dây chằng, đầy bụng, khó tiêu,…

Tuy nhiên, đau bụng dữ dội khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nguy hiểm có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và thai nhi, như: Thai ngoài tử cung, sảy thai, dọa sinh non, tiền sản giật, rau bong non,…

Cách thức làm giảm các cơn đau

Chị em cần chú ý và áp dụng một số cách sau để giảm nhanh triệu chứng đau đớn, khó chịu do tình trạng đau bụng kinh, có thai gây ra.

1. Với người bị đau bụng kinh

Tập thể dục nhẹ nhàng;

Ngâm mình trong bồn tắm nóng, hoặc bạn có thể sử dụng túi chườm nóng để lên bụng. Đây là một phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu và không có tác dụng phụ;

Hạn chế căng thẳng;

Tránh rượu và các chất kích thích vì những chất này khiến cơn đau bụng trở nên trầm trọng hơn;

Ngoài ra, nếu cơn đau nặng và kéo dài hay do bệnh lý gây ra, bạn có thể đến bệnh viện khám để được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau, kiểm soát nội tiết tố hay phẫu thuật.

Có một cách đặc biệt để giảm đau bụng kinh mà ít người biết, đó là quan hệ tình dục

Trong lối sống hàng ngày, bạn nữ nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung thực phẩm giàu vitamin E, vitamin B1, vitamin B6, axit béo Omega-3 và magie.

Ngoài ra, bạn nên ngủ đủ và tập thể dục đều đặn để giảm nguy cơ đau bụng kinh nguyệt. Đây có thể là những cơn đau để cơ thể báo hiệu với bạn rằng bạn cần chăm sóc chính mình nhiều hơn nữa.

2. Với người đau bụng khi có thai

Đau bụng khi có thai có thể xuất hiện do đứng quá lâu, vì thế mẹ bầu nên hạn chế đứng lâu, cố gắng ngủ và nghỉ ngơi nhiều

Uống nhiều nước hơn mỗi ngày, hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn để tránh táo bón, gây đau bụng khó chịu.

Ăn đủ bữa và đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau và trái cây đặc biệt là chuối hoặc nho khô để bổ sung Canxi, Kali, nước, bổ sung khoáng chất cần thiết.

Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn các thực phẩm bổ sung.

Vận động thường xuyên. Mẹ bầu nên lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng và phù hợp với bà bầu, như: Yoga, Pilates.

Kê chân bằng một chiếc ghế thấp khi ngồi.

Massage nhẹ nhàng hàng ngày, tắm nước nóng để thư giãn cơ thể.

Đối với phụ nữ mang thai, việc chăm sóc thai sản định kỳ tại bệnh viện là vô cùng cần thiết.

Do đó, trường hợp cơn đau không thuyên giảm, thai phụ nên đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh được những biến chứng nguy hiểm của thai kỳ.

Nhìn chung, bí quyết lớn nhất để giảm đau bụng kinh và đau bụng khi có thai là bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và vận động thường xuyên. Ngoài ra, hãy nghỉ ngơi và chăm sóc mình thật tốt, đặc biệt là khi chuẩn bị đến kỳ kinh nguyệt hay đang mang thai.

Đau Bụng Có Thai Và Đau Bụng Kinh Khác Nhau Như Thế Nào?

Cho em hỏi đau bụng có thai và đau bụng kinh khác nhau như thế nào? Làm sao để nhận biết chính xác? Em xin cảm ơn ạ. (Trần My My, Thái Nguyên)

Trả lời

Chào bạn My My,

Lời đầu thư, chúng tôi xin cảm ơn My đã dành thời gian gửi câu hỏi tới chương trình. Với thắc mắc “đau bụng có thai và đau bụng kinh khác nhau như thế nào? Làm sao để nhận biết chính xác?” của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Đau bụng kinh và đau bụng có thai khác nhau như thế nào?

Để biết cơn đau bụng vừa xảy ra là đau bụng kinh hay đau bụng có thai, My có thể dựa vào các đặc điểm sau:

Cơn đau bụng kinh:

Đau bụng kinh là cơn đau bụng co thắt hoặc âm ỉ liên tục ở vùng bụng dưới khi tử cung co bóp tống máu kinh ra bên ngoài. Cơn đau bụng kinh thường đau lan ra sau lưng (gây mỏi lưng) và đau xuống bắp đùi.

Cơn đau bụng kinh thường xuất hiện ngay ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, kéo dài từ 2 – 3 ngày. Mức độ đau bụng càng giảm dần khi càng về cuối chu kỳ kinh.

Đau bụng có thai:

Đau bụng khi có thai là cơn đau bụng lệch hẳn về một bên, phần bụng dưới sẽ có cảm giác hơi tức nhẹ. Chị em có thể bị đau bụng lâm râm, đau bụng khi hắt hơi, đau bụng khi cười lớn hoặc ngay cả khi đứng quá lâu… Đau bụng có thai sẽ kết thúc nhanh, không kéo dài trong nhiều ngày.

Cơn đau bụng khi có thai thường xuất hiện trong tháng đầu tiên – thời gian bào thai di chuyển về tử cung và làm tổ. Những bà bầu bị nghén sớm ngay từ tháng đầu cũng có thể bị đau bụng.

Phân biệt dựa vào dấu hiệu đi kèm của đau bụng có thai và đau bụng kinh

Bên cạnh sự khác nhau giữa cơn đau bụng có thai và đau bụng kinh, một số dấu hiệu đi kèm khác cũng giúp nhận biết bạn sắp đến kỳ kinh hay là đang có thai.

Xuất hiện máu

Ở phụ nữ có thai sẽ xuất hiện máu báo thai: chị em sẽ thấy một chút máu ở “chip chip”, máu thường có màu nâu đậm hoặc màu hồng. Máu báo thai chỉ kéo dài 1 – 2 ngày, lượng máu không nhiều, không tiết kèm nhiều dịch, không vón cục và không có mùi.

Máu báo thai thường xuất hiện sau khi thụ thai thành công khoảng 7 -14 ngày. Nhiều chị em không biết (chủ yếu là các chị em mang thai lần đầu) dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng tắc kinh.

Chị em bị đau bụng kinh sẽ thấy máu kinh trước hoặc sau cơn đau bụng kinh vài giờ. Lượng kinh máu chảy nhiều, màu đỏ đậm hoặc đỏ thẫm, có lẫn dịch nhầy, có thể bị vón cục… Máu kinh ra nhiều trong khoảng 3 ngày đầu tiên và giảm dần ở những ngày sau đó.

Cảm giác ngực thay đổi

Ở phụ nữ mang thai, đây là thay đổi sớm nhất của cơ thể khi bắt đầu mang thai mà chị em tự cảm nhận được (khiến nhiều chị em bị nhầm lẫn với hiện tượng ngực to hơn khi sắp đến kỳ kinh). Chị em có cảm giác phần ngực nhạy cảm hơn, ngực đầy đặn, nặng và to hơn và kèm theo cảm giác hơi đau ngực.

Khi gần đến chu kỳ kinh (trước khoảng 7 – 10 ngày), chị em có cảm giác ngực to hơn, khi ấn nhẹ có cảm giác hơi đau. Nhưng khi kết thúc chu kỳ kinh, ngực hết đau tức và quay trở về “size thường”.

Chuột rút

Bà bầu thường bị chuột rút từ thai kỳ tháng thứ 3. Mức độ chuột rút sẽ nhiều dần khi bầu to hoặc khi mẹ bầu bị thiếu canxi. Nhưng cũng có nhiều mẹ bầu không bị chuột rút.

Với chị em không mang thai, trước hoặc trong kỳ kinh có thể bị chuột rút từ 1 – 2 ngày và sẽ tự hết sau đó.

Buồn nôn

Phụ nữ mới mang thai đa phần đều xuất hiện buồn nôn sau khi có máu báo thai vài tuần. Các cơn buồn nôn, nôn khan hay còn gọi chung là ốm nghén xuất hiện từ tháng thứ 2 của thai kỳ (có thể sớm hoặc muộn hơn). Buồn nôn có thể kéo dài vài tháng làm bà bầu khó ăn, sợ ăn, người mệt mỏi, xanh xao…

Đau bụng kinh thông thường không xuất hiện buồn nôn. Nếu chị em biết chính xác mình không mang thai nhưng lại thấy đau bụng kinh dữ dội kèm theo cảm giác buồn nôn, ngất xỉu… Đây là trường hợp đau bụng kinh bất thường. Chị em cần chủ động thăm khám phụ khoa kiểm tra sức khỏe cũng như giúp phát hiện các bệnh lý (nếu có) một cách sớm nhất.

3 dấu hiệu chỉ phụ nữ đang mang thai mới có

Đầu ti (nhũ hoa) to và sậm màu hơn

Trước khi đau bụng kinh bầu ngực bị to và căng tức. Nhưng nếu là dấu hiệu mang thai thì chắc chắn chị em sẽ thấy:

Bầu ngực “tăng size” rõ rệt và ngực đau nhức

Đầu ti to phát triển to hơn và chuyển sang màu sậm hơn.

Vùng da nâu (hoặc hồng) quanh nhũ hoa lan rộng hơn và chuyển sang màu sậm hơn bình thường.

Đây là sự phát triển tự nhiên của tuyến vú khi người phụ nữ bắt đầu có em bé nhằm chuẩn bị cho quá trình tiết sữa nuôi dưỡng em bé sau này.

Ốm nghén

Đau bụng kinh có thể kèm theo cảm giác buồn nôn trong những ngày đầu của chu kỳ kinh. Nhưng về những ngày cuối kỳ kinh lượng máu kinh ít dần thì các triệu chứng đi kèm tự được cải thiện rõ rệt.

Vậy nên, nếu đã sạch kinh nhưng hiện tượng buồn nôn không thuyên giảm, cảm giác ghê cổ và sợ mùi thức ăn vẫn đeo bám mỗi ngày thì rất có thể đây là dấu hiệu ốm nghén khi mang thai ở phụ nữ.

Trễ kinh nguyệt

Nguyên nhân gây đau bụng có thai và đau bụng kinh

Đau bụng có thai và đau bụng kinh xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:

Nguyên nhân gây đau bụng có thai:

Do các nguy cơ tiềm ẩn như: mang thai ngoài tử cung, sảy thai, dọa sinh non, tiền sản giật, rau bong non…

Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả bé và mẹ, chị em cần thăm khám thai khi bị đau bụng với những triệu chứng bất thường.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh:

Do sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung trong quá trình tống máu kinh ra ngoài.

Do hormone prostaglandin (PG) được cơ thể tiết ra nhiều trong kỳ kinh.

Do cổ tử cung bị hẹp khiến máu khó thoát ra ngoài, gây hiện tượng tắc kinh và thống kinh (đau bụng kinh).

Do tử cung bị tật bẩm sinh như: tử cung ngả ra phía sau hoặc ngả phía trước, từ đó làm cản trở quá trình lưu thông kinh nguyệt.

Do các bệnh lý thực thể như: bệnh lạc nội mạc tử cung, lạc tuyến nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu hoặc do các dụng cụ tránh thai.

Tìm hiểu thêm: Các nguyên nhân gây đau bụng kinh

Mẹo chăm sóc khi bị đau bụng có thai và đau bụng kinh

Chăm sóc khi bị đau bụng có thai

Xoa bụng nhẹ nhàng theo hình tròn để phần bụng được nóng lên, tắm nước nóng.

Uống nước ấm và ăn các thực phẩm ấm nhằm làm giảm cơn đau.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như các loại rau xanh, chất xơ và hoa quả giúp tăng cường sức khỏe, làm hạn chế chứng táo bón, rối loạn tiêu hóa… thường gặp ở mẹ bầu.

Khi ngồi, nhớ kê chân bằng một chiếc ghế thấp.

Không đứng quá lâu.

Vận động nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày, hãy tham khảo các bài tập yoga cho mẹ bầu hoặc các cách thiền định.

Ngủ đủ giấc, tránh stress, căng thẳng, áp lực.

Trong trường hợp cơn đau bụng kéo dài và kèm theo các biểu hiện bất thường, các mẹ bầu cần đi thăm khám nhanh chóng tại các cơ sở uy tín.

Cách làm giảm đau bụng kinh khi đến tháng

Áp dụng một số cách làm nóng phần bụng dưới giúp làm giảm cơn đau bụng kinh như: chườm bụng bằng một chai nước ấm được bọc vải; chườm bằng túi sưởi, massage bụng, ngâm mình trong bồn nước ấm…

Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin E, vitamin B1, vitamin B6, axit béo Omega-3, magie… để làm giảm cơn đau bụng kinh.

Uống các thức uống có tính nóng giúp làm giảm đau bụng kinh như: trà gừng mật ong, trà quế, nước ngải cứu, nước sắc ích mẫu…

Không dùng các đồ uống kích thích, đồ uống chứa cồn như: rượu, bia, cafe… khi bị đau bụng kinh.

Dùng thuốc giảm đau bụng kinh trong trường hợp đau bụng nhiều khó chịu.

Nếu bị đau bụng kinh dữ dội trong nhiều tháng không tự khỏi, cần đi thăm khám nhằm phát hiện các bệnh lý nếu có.

Với câu hỏi “đau bụng có thai và đau bụng kinh khác nhau như thế nào? Làm sao để nhận biết chính xác?” của bạn My, chúng tôi xin được giải đáp như trên. Hi vọng gửi đến bạn được những thông tin hữu ích.

Phân Biệt Đau Bụng Kinh Và Đau Bụng Do Có Thai

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Không ít phụ nữ hiểu lầm mình đang mang thai khi bị đau bụng dù thực tế đó chỉ là triệu chứng của tiền kinh nguyệt. Hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra từ 1 – 2 tuần trước ngày đèn đỏ. Biểu hiện của tiền kinh nguyệt, đặc biệt là triệu chứng đau bụng kinh có khá nhiều điểm tương đồng với triệu chứng đau bụng do có thai.

1. Đau bụng kinh khác với đau bụng có thai như thế nào?

Dù có biểu hiện tương đối giống nhau nhưng nếu chú ý hơn, chị em sẽ dễ dàng nhận ra những điểm khác biệt của đau bụng kinh và đau bụng do có thai. Đó là:

1.1 Về triệu chứng

Đau bụng kinh

Triệu chứng của bệnh chủ yếu là đau âm ỉ liên tục và co thắt ở vùng bụng dưới, thường đau bắt đầu từ 1 – 3 ngày trước kỳ kinh và đau đỉnh điểm vào ngày đầu chu kỳ. Sau đó cơn đau sẽ giảm xuống trong 3 ngày.

Người bị đau bụng kinh có thể bị đau lan ra lưng và xuống đùi, cảm thấy áp lực trong bụng, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, phân lỏng,… Ngoài ra, một số người có thể bị chuột rút vùng lưng dưới hoặc bụng dưới khoảng 24 – 48 giờ trước khi có chu kỳ kinh nguyệt và hết hẳn khi hết kỳ kinh nguyệt.

Đau bụng do có thai

Có biểu hiện đau bụng lâm râm, đau lệch về một bên, đau nhiều khi đứng quá lâu, khi hắt hơi, khi cười,… trong tháng đầu mang thai – thể hiện tình trạng thai đang làm tổ. Ngoài ra trong những tuần đầu của thai kỳ, bụng dưới của thai phụ sẽ có cảm giác tưng tức.

Bà bầu cũng có thể đau bụng khi mang thai tuần đầu nếu bị ốm nghén và nôn ọe nhiều.

1.2 Về nguyên nhân

Đau bụng kinh: Trong thời kỳ kinh nguyệt, tử cung co bóp để thải ra chất đệm lót tử cung. Hormone prostaglandin gây ra các cơn co thắt cơ tử cung, gây đau bụng kinh. Ngoài ra, còn có thể do mắc phải một số bệnh lý phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu, hẹp cổ tử cung,…

Đau bụng do mang thai: Có thể đến từ những nguyên nhân không đáng lo ngại như táo bón, quá trình làm tổ của thai nhi, giãn dây chằng, đầy bụng, khó tiêu,… Tuy nhiên, đau bụng dữ dội khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nguy hiểm có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và thai nhi như thai ngoài tử cung, sảy thai, dọa sinh non, tiền sản giật, rau bong non,…

2. Cách giảm đau bụng kinh và đau bụng do có thai

2.1 Đối với người bị đau bụng kinh

Tập thể dục nhẹ nhàng để xoa dịu cơn đau

Ngâm mình trong bồn tắm nóng, đặt một miếng dán nhiệt, chai nước ấm lên bụng dưới để giảm đau. Sử dụng nhiệt có tác dụng tương tự thuốc giảm đau bụng kinh mà không lo tác dụng phụ

Tránh rượu và thuốc lá vì các chất kích thích này có thể làm tình trạng đau bụng kinh trở nặng hơn

Hạn chế căng thẳng

Trong trường hợp đau bụng kinh nặng, do bệnh lý gây ra, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau, kiểm soát nội tiết tố và phẫu thuật

2.2 Đối với người đau bụng do mang thai tháng đầu

Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ăn nhiều rau và trái cây để giảm cơn đau

Bổ sung khoáng chất đúng liều lượng theo đúng chỉ định của bác sĩ

Vận động thường xuyên, có thể tập các bài tập yoga cho bà bầu để làm giảm nhẹ cơn đau

Massage nhẹ nhàng, tắm nước nóng và hạn chế mặc quần áo bó sát

Uống nhiều nước hơn mỗi ngày, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều tinh bột vì chúng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ táo bón, gây đau bụng khó chịu

Kê chân bằng một chiếc ghế thấp khi ngồi

Không đứng quá lâu, cố gắng ngủ nhiều

Ăn chuối hoặc nho khô để bổ sung canxi, kali và nước

Mang thai 3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ nên các cơn đau bụng trong giai đoạn này rất nguy hiểm, thai phụ nên đến viện kiểm tra sớm, tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là những mẹ có tiền sử sảy thai, sinh non, tiền sản giật.

Khi bị đau bụng trong 3 tháng đầu, bạn nên đến Vinmec khám để được các bác sĩ hàng đầu khoa Sản tư vấn, xác định liệu đây có phải là dấu hiệu dọa sảy thai hay không, từ đó đưa ra những lời khuyên về cách nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt sao cho phù hợp. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những đơn vị y tế chất lượng tốt tại Việt Nam. Khoa Sản của Vinmec được khách hàng đánh giá cao về chất lượng chuyên môn và dịch vụ chuyên nghiệp. Tại đây có đội ngũ y bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản từ trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, để thai phụ yên tâm, Vinmec cung cấp các gói Thai sản trọn gói giúp theo dõi sức khỏe mẹ và bé tốt nhất trong suốt thai kỳ. Trong suốt quá trình mang thai, mẹ sẽ được khám thai định kỳ với các bác sĩ chuyên khoa và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe toàn diện, nhất là là sàng lọc tuyến giáp, xét nghiệm Rubella; xét nghiệm ký sinh trùng lây từ mẹ sang con. Bé sẽ được thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh, sau sinh. Điều đặc biệt chỉ có tại Vinmec đó là sau khi có kết quả sàng lọc gen trước sinh, các bác sĩ sẽ trực tiếp phân tích và tư vấn di truyền, giúp cha mẹ an tâm. Với gói thai sản này, mẹ và bé sẽ được chăm sóc và bảo vệ toàn diện trước, trong và sau khi sinh.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ Thai sản trọn gói tại Vinmec, Khách hàng vui lòng đăng ký trực tuyến tại website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bí Quyết Phân Biệt Đau Bụng Kinh Và Đau Bụng Khi Có Thai

Đau bụng kinh và đau bụng khi có thai thường rất giống nhau, khiến nhiều chị em phụ nữ nhầm lẫn. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt rõ ràng hai cơn đau này để có cách giảm đau phù hợp.

Sự khác nhau giữa đau bụng kinh và đau bụng khi có thai

Sự khác biệt giữa đau bụng kinh và đau bụng khi có thai cần chú ý cảm nhận kĩ càng thì mới có thể nhận ra:

Đau bụng kinh là sự đau âm ỉ liên tục, có sự co thắt ở vụng bụng dưới. Đau bụng kinh có thể lan ra sau lưng và lan xuống đùi, gây áp lực ở vùng bụng, khó chịu ở dạ dày, phân lỏng,… Một số người bị đau nặng có thể bị chuột rút vùng lưng dưới hoặc bụng dưới tầm 1 đến 2 ngày trước khi có kinh nguyệt và đau trong suốt kỳ kinh nguyệt.

Đau bụng khi có thai thì lệch hẳn về một bên và chỉ đau lâm râm. Thường khi đứng lâu thì sẽ bị đau, hay khi hắt hơi, khi cười,… Đau bụng khi có thai thường chỉ xuất hiện trong những tuần đầu thai kì, cơn đau ở vùng bụng dưới gây cảm giác tức bụng. Ngoài ra, khi mang thai, nếu người phụ nữ bị ốm nghén và nôn ọe nhiều thì cũng có thể bị đau bụng.

Nguyên nhân gây ra hai loại đau bụng của phụ nữ

Cả đau bụng kinh và đau bụng khi có thai đều có thể xuất phát tự những nguyên nhân không đáng lo, tuy nhiên cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những nguy hiểm đối với cơ thể:

Đau bụng kinh: Đau bụng kinh xuất hiện trong thời kỳ kinh nguyệt do hormone prostaglandin gây ra các co bóp tử cung để thải ra chất đệm lót tử cung. Tuy nhiên đau bụng kinh cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, xơ tử cung, viêm vùng chậu, hẹp cổ tử cung,…

Đau bụng khi có thai: Có thể xuất phát từ những thay đổi của cơ thể khi em bé đang hình thành: táo bón, thai nhi đang làm tổ, giãn dây chằng, đầy bụng, khó tiêu,… Tuy nhiên, đau bụng khi có thai cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những nguy hiểm cho thai nhi và mẹ ví dụ như thai ngoài tử cung, sảy thai, dọa sinh non, tiền sản giật, rau bong non,…

Cách thức làm giảm các cơn đau

1. Với người bị đau bụng kinh:

Tập thể dục nhẹ nhàng

Ngâm mình trong bồn tắm nóng, hoặc bạn có thể sử dụng túi chườm nóng để lên bụng. Đây là một phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu và không có tác dụng phụ

Hạn chế căng thẳng

Tránh rượu và các chất kích thích vì những chất này khiến cơn đau bụng trở nên trầm trọng hơn

Ngoài ra, nếu cơn đau nặng và kéo dài hay do bệnh lý gây ra, bạn có thể đến bệnh viên khám để được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau, kiểm soát nội tiết tố hay phẫu thuật.

Có một cách đặc biệt để giảm đau bụng kinh mà ít người biết, đó là quan hệ tình dục

Trong lối sống hàng ngày, bạn nữ nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung thực phẩm giàu vitamin E, vitamin B1, vitamin B6, axit béo Omega-3 và magie. Ngoài ra, bạn nên ngủ đủ và tập thể dục đều đặn để giảm nguy cơ đau bụng kinh nguyệt. Đây có thể là những cơn đau để cơ thể báo hiệu với bạn rằng bạn cần chăm sóc chính mình nhiều hơn nữa.

2. Với người đau bụng khi có thai:

Đau bụng khi có thai có thể xuất hiện do đứng quá lâu, vì thế mẹ bầu nên hạn chế đứng lâu, cố gắng ngủ và nghỉ ngơi nhiều

Uống nhiều nước hơn mỗi ngày, hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn để tránh táo bón, gây đau bụng khó chịu.

Ăn đủ bữa và đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau và trái cây đặc biệt là chuối hoặc nho khô để bổ sung canxi, kali, nước, bổ sung khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn các thực phẩm bổ sung.

Vận động thường xuyên. Mẹ bầu nên lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng và phù hợp với bà bầu như yoga, pilates.

Kê chân bằng một chiếc ghế thấp khi ngồi.

Massage nhẹ nhàng hàng ngày, tắm nước nóng để thư giãn cơ thể.

Nhìn chung, bí quyết lớn nhất để giảm đau bụng kinh và đau bụng khi có thai là bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và vận động thường xuyên. Ngoài ra, hãy nghỉ ngơi và chăm sóc mình thật tốt, đặc biệt là khi chuẩn bị đến kì kinh nguyệt hay đang mang thai.

Xem thêm:

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!