Top 7 # Mang Thai 7 Tháng Bị Ho Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Mang Thai 5, 6, 7, 8 Tuần Bị Ho: Có Nguy Hiểm? Khắc Phục Sao?

Tình trạng mẹ mang thai bị ho vào tuần thứ 5, 6, 7, 8 của thai kỳ trở nên vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, đây là những tuần đầu khi mang bầu nên thường khiến mẹ vô cùng hoang mang và lo lắng. Vậy, ho trong giai đoạn này thường xuất phát từ những nguyên nhân nào và hướng khắc phục sao cho an toàn?

Nội dung chính trong bài

1 Lý giải nguyên nhân vì sao mang thai bị ho khi 5, 6, 7, 8 tuần?

2 Mang thai bị ho khi 5, 6, 7, 8 tuần liệu có ảnh hưởng tới thai nhi?

3 Mách mẹ hướng khắc phục khi mang thai bị ho lúc 5, 6, 7, 8 tuần

4 Một số lưu ý khi mang thai bị ho khi 5, 6, 7, 8 tuần

Lý giải nguyên nhân vì sao mang thai bị ho khi 5, 6, 7, 8 tuần?

Ho do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nhưng, về cơ bản, khi mang thai bị ho chị em thường nghĩ tới các nguyên nhân như: viêm đường hô hấp, cảm lạnh hay cảm cúm….

Trong những tháng đầu của thai kỳ, nội tiết tố có sự thay đổi, ốm nghén, khiến mẹ không ăn uống được nhiều chính vì thế nó ảnh hưởng tới sức đề kháng của mẹ bầu. Rất dễ dàng khi vi khuẩn từ môi trường xung quanh hay từ người bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể mẹ và khiến mẹ bị ho.

Cùng với đó, những thay đổi của thời tiết, nhiệt độ lên xuống thất thường, độ ẩm không khí chênh lệch… có thể khiến mẹ bị hắt hơi và sổ mũi. Mũi cũng tích cực tiết chất nhầy và điều này khiến chị em bị ngạt mũi, kho khan, ho có đờm.

Có thai 5 tuần bị ho, 6 tuần hay 7, 8 tuần ho cũng vì thế mà dễ hiểu!

>> Có thể mẹ quan tâm: Phụ nữ có thai sức dầu, cạo gió được không?

Mang thai bị ho khi 5, 6, 7, 8 tuần liệu có ảnh hưởng tới thai nhi?

Có thai 7 tuần bị ho hay có thai 8 tuần bị ho thường khiến cho mẹ khá mệt mỏi. Các bà bầu tuyệt đối không được chủ quan nếu tình trạng không có xu hướng thuyên giảm.

Ho khi mang thai hoàn toàn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi 5, 6, 7, 8 tuần tuổi. Khi ho, những cơn co thắt tử cung được hình thành do đó nguy cơ sảy thai cũng vì thế xuất hiện. Việc sinh non hay dọa sảy thai rất dễ xảy ra.

Khi mang thai những tháng đầu, cơ thể mẹ thường mệt mỏi và ngủ không được ngon giấc, ăn uống không được ngon miệng. Cần phải căn cứ vào nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp, tránh những biến chứng có thể xảy ra ảnh hưởng tới thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ.

Nếu, mẹ bầu gặp phải các triệu chứng sau đây thì nên thăm khám càng sớm càng tốt:

Mách mẹ hướng khắc phục khi mang thai bị ho lúc 5, 6, 7, 8 tuần

Mang thai bị ho trong 3 tháng đầu mẹ tuyệt đối không nên sử dụng thuốc kháng sinh. Nếu các triệu chứng bệnh nặng, cần thăm khám để có hướng điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, mẹ có thể áp dụng những bài thuốc chữa ho dân gian, lành tính sau:

Mật ong + tỏi Chuẩn bị: Cách thực hiện:

Đập nát 5 tép tỏi và hấp cách thủy với 30ml mật ong.

Hấp cách thủy khoảng 10 phút thì tắt bếp, để nguội. Mỗi lần uống 10ml. Dùng xong cho vào tủ lạnh để bảo quản.

>> Xem thêm: Có thai 6 tuần bị viêm họng: Mẹ bầu không uống thuốc thì làm gì?

Lê chưng đường phèn

Mật ong hấp tỏi có tác dụng giảm ho và ngứa họng. Nếu mẹ kiên trì áp dụng chỉ sau vài ngày thực hiện sẽ thấy ho thuyên giảm đáng kể.

Chuẩn bị: Cách thực hiện:

Rửa sạch lê, bỏ vỏ, thái hạt lựu. Gừng dập nhỏ.

Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào một chiếc bát nhỏ và hấp cách thủy 30 phút.

Chắt lấy nước uống, mỗi lần 15ml. Mỗi ngày 3 – 4 lần.

Chanh đào mật ong trị ho hiệu quả

Bài thuốc trị ho bằng chanh đào mật ong được sử dụng với cả trẻ nhỏ. Chính vì thế, tình trạng có thai 8 tuần bị ho hay 6, 7 bị ho cũng hoàn toàn có thể áp dụng được.

Chuẩn bị: Cách thực hiện:

Chanh đào rửa sạch và để ráo nước sau đó cắt thành những lát mỏng xếp vào hũ thủy tinh.

Cứ xếp một lớp đường thì lại thêm một lớp chanh.

Sau cùng, đập dập củ gừng thả vào, thêm vào đó 2 thìa muối trắng. Rồi, đổ mật ong vào sau cùng.

Một số lưu ý khi mang thai bị ho khi 5, 6, 7, 8 tuần

Trong quá trình mang thai bị ho, mẹ đừng quá lo lắng. Hãy lưu ý và cân nhắc một số điều sau để nhanh chóng phục hồi sức khỏe:

– Không tự ý sử dụng các loại thuốc: Khi chưa có chỉ định của bác sĩ, mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào. Khi được hướng dẫn dùng thuốc ho cho bà bầu thì cần phải sử dụng đúng loại, đúng liều lượng và thăm khám lại theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Nếu tình trạng ho không đi kèm với đau ngực, tức ngực, ho có đờm… thì không nhất thiết phải dùng thuốc. Những phương pháp dân gian chữa ho được sử dụng nhiều và mang tới những hiệu quả khá an toàn, tích cực.

– Mẹ bầu khi bị ho thường mệt mỏi nên mẹ hãy nghỉ ngơi nhiều hơn để nhanh chóng được phục hồi.

– Hàng ngày vệ sinh bằng cách súc miệng bằng nước muối sinh lý.

– Tình trạng ho dai dẳng, kéo dài, ho có đờm, thì có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như viêm phế quản, viêm phổi, ho lao… cần nhanh chóng thăm khám.

– Mang thai bị ho mẹ cũng cần phải quan tâm và cân nhắc tới chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ăn những món ăn nhẹ nhàng như súp, cháo, canh hầm…rất tốt cho hệ tiêu hóa.

>> Nỗi ám ảnh của mẹ bầu: Có thai bị cảm cúm phải làm sao?

Mang thai bị ho vào tuần thứ 5, 6, 7, 8 của thai kỳ mẹ không nên quá chủ quan nhưng cũng không cần phải lo lắng quá mức. Xác định nguyên nhân gây bệnh của mình là gì, áp dụng hướng điều trị dân gian trước. Nếu tình trạng tiến triển không thuyên giảm thì cần phải thăm khám càng sớm càng tốt. Nguồn: Mebeaz.com

Em Mang Thai 7 Tuần Mà Mấy Ngày Nay Cứ Bị Ho Như Muốn Ói Vậy

Bác sĩ ơi, Cho em hỏi mấy ngày nay em bị ho như muốn ói vậy, nhưng nếu không ói ra thì rất khó chịu. Em được biết nếu cứ ho và ói như vậy thì không tốt cho thai nhi phải không bác sĩ? Từ lúc mang thai đến nay đã 7 tuần mà em vẫn chưa lên cân nữa, như vậy có sao không bác sĩ? Vì em có một lần bị thai lưu nên hiện rất lo lắng, mong nhận được câu trả lời của bác sĩ. Chân thành cảm ơn bác sĩ ạ! (Thanh Ngọc, 23 tuổi – TPHCM)

Trong thời gian mang thai, tất cả những bệnh lý của mẹ đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi, nhất là trong 3 thánh đầu thai kỳ.

Trường hợp của em cần xác định ho do nhiễm siêu vi hay vi trùng, do viêm nhiễm ở đường hô hấp trên (mũi họng, xoang…) hoặc do đường hô hấp dưới (phế quản, phổi).

Trước hết em nên súc họng bằng dung dịch nước muối Nacl 0,9%, kết hợp khám chuyên khoa Tai mũi họng để tìm nguyên nhân và điều trị sớm, nếu để ho kéo dài sẽ không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và con, rất dễ động thai.

Em nhớ là khi đi khám bệnh, cần nói với BS là em đang mang thai để BS chú ý kê thuốc phù hợp.

Trong những tuần lễ đầu thai phụ thường nghén nhiều, ăn uống kém nên khó tăng cân, có trường hợp nghén nhiều sụt cân, trung bình 3 tháng đầu thai phụ thường tăng 1 kg, em cố gắng ăn ít nhiều lần, nghỉ ngơi nhiều, sau thời gian này em ăn uống tốt hơn sẽ lên cân nhiều.

Chúc Thanh Ngọc có thai kỳ khỏe mạnh!

AloBacsi.vn – nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: [email protected]

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.

Mang Thai Tháng Thứ 7 Bị Cúm Có Sao Không?

Mang thai tháng thứ 7 bị cúm khiến nhiều bà bầu lo lắng, bởi có trường hợp cảm cúm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

Mang thai tháng thứ 7 bị cúm có sao không?

Phụ nữ mang thai thường dễ bị bệnh hơn phụ nữ không mang thai trong mùa dịch cúm. Lý do là hệ miễn dịch của cơ thể chịu nhiều áp lực hơn trong thời kỳ thai nghén. Đồng thời, phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ bị các biến chứng nguy hiểm do bị cúm.

Theo các chuyên gia, trong quá trình mang thai, bà bầu phải hết sức cẩn trọng nếu như bị cúm, bởi có những trường hợp cảm cúm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

Mang thai tháng thứ 7 bị cúm có sao không?

Nếu bà bầu mắc những biểu hiện cúm thông thường như ho, sổ mũi… thì có thể yên tâm. Tuy nhiên, nếu bà bầu bị sốt thì nên đến ngay cơ quan uy tín để có phương pháp chữa trị tốt nhất.

Lưu ý cho bà bầu mang thai tháng thứ 7 bị cúm

Nếu mang thai tháng thứ 7 bị cúm, điều đầu tiên và quan trọng nhất là cần đi khám bác sĩ. Vì trong các trường hợp này chỉ có bác sỹ mới có những lời khuyên tốt nhất sau khi đã khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

Bác sỹ sẽ kiểm tra tình trạng ốm của bạn cũng như tình trạng hoặc khả năng bị ảnh hưởng tới thai nhi để kê đơn thuốc hoặc có những biện pháp cụ thể.

Nguyên tắc thứ hai cũng rất quan trọng là không được tự ý dùng bất kì loại thuốc nào. Các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng.

Bà bầu không nên uống thuốc nếu chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ

Nhiều loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, cụ thể các loại thuốc cần tránh đó là:

Thuốc chống vi rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel: có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.

Aspirin và ibuprofen: Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, cho dù có tự điều trị bằng các biện pháp tại nhà với các thảo dược thì bà bầu cũng cần lưu ý và tham khảo tư vấn trước đó của bác sĩ. Nếu thấy có dấu hiệu lạ khi dùng các biện pháp đó thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

Mang Thai 7 Tháng Bị Cảm Cúm: Mẹ Cần Cẩn Trọng!

Trong thời tiết chuyển mùa, nhiều mẹ bầu dễ mắc phải cảm cúm thông thường gây cảm giác mệt mỏi và khó chịu. Nhiều mẹ bầu cho rằng, cảm cúm chỉ có thể ảnh hưởng đến thai nhi nếu mẹ bầu mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ còn giai đoạn cuối thì không quá lo ngại.

Vậy mẹ bầu mang thai 7 tháng bị cảm cúm có nguy hiểm không?

Trên thực tế, trong tam cá nguyệt thứ nhất, nếu mẹ bầu mắc cảm cúm khi mang thai thì sẽ gây nguy hiểm nhiều nhất đến thai nhi. Trong giai đoạn này, mẹ bầu mắc cảm có thể để lại những biến chứng thai kỳ nghiêm trọng như sảy thai, thai nhi có thể bị co thắt tim, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh…

Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là mẹ bầu bị cảm cúm những giai đoạn sau thai kỳ sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi, mẹ không được lơ là thiếu cảnh giác trong những trường hợp này. Mẹ mang thai 7 tháng bị cảm cúm vẫn có thể gây tác động ít nhiều đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, dẫn đến những trường hợp như sinh non, thậm chí là thai chết lưu…

Mẹ bầu mắc cảm cúm ở tháng thứ 7 thường có hai dạng: cảm nhẹ và cảm nặng kèm theo những dấu hiệu và biến chứng nguy hiểm.

Một số phương pháp giúp mẹ bầu phòng tránh cảm cúm

Khi bị cảm, mẹ bầu tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng những loại thuốc trị cảm cúm thông thường mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu sử dụng thuốc bừa bãi có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng như: nhiễm độc thai nghén, thai nhi bị dị tật bẩm sinh, sinh non hoặc sảy thai.

Thay vào đó, mẹ có thể áp dụng những phương pháp sau để phòng tránh cảm cúm:

– Đối với những loại cảm cúm nhẹ: Mẹ có thể bổ sung thêm vitamin c vào chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, giúp mẹ đẩy lùi virus cảm cúm ra khỏi cơ thể cũng như đề phòng bệnh tái phát.

– Uống nước tỏi ngâm và thường xuyên súc miệng bằng nước muối để giảm triệu chứng ho và đau rát cổ họng do cảm cúm gây ra. Mẹ có thể dùng túi chườm ấm để chườm lên cơ thể nhằm giảm tình trạng mệt mỏi.

– Xông mũi bằng nước nóng hoặc lá ngải cứu để cải thiện chứng nghẹt mũi hoặc sổ mũi.

– Nghỉ ngơi đầy đủ, cung cấp đủ nước cho cơ thể và ăn uống điều độ là cách nhanh nhất giúp cơ thể chống lại bệnh cảm.

Lưu ý: Nếu bệnh cảm có dấu hiệu trở nặng sau vài ngày, mẹ nên đến ngay bệnh viện để được kiểm tra và có biện pháp điều trị kịp thời.