Top 5 # Mang Thai 4 Thang An Du Du Chin Duoc Khong Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Thông Tin Du Lịch

Chấp nhận hành khách đang mang thai

Hành khách mang thai ở tuần thứ 28 của thai kỳ cần đọc kỹ tất cả các yêu cầu được liệt kê trên trang này, giúp hướng dẫn và đảm bảo được chấp nhận lên máy bay trên các chuyến bay của chúng tôi.

Vì lý do an toàn của quý khách, Hãng hàng không Cathay Pacific Airways có toàn quyền từ chối hành khách lên máy bay trong các trường hợp sau đây:

nếu quý khách không mang theo giấy chứng nhận y tế

nếu giấy chứng nhận y tế hết hạn hoặc không có thông tin yêu cầu

Chi tiết thai kỳ Giai đoạn của thai kỳ

Yêu cầu có chứng nhận y tế* Yêu cầu có giấy MEDA

Mang thai đơn không biến chứng Trước tuần thứ 28

Không

Không

tuần thứ 28- 36

Có  (Giấy chứng nhận phải được ghi ngày trong vòng 10 ngày kể từ ngày đi ra nước ngoài đầu tiên) Không

Sau tuần thứ 36

(tức là 35 tuần + 7 ngày)

Không được chấp nhận lên máy bay

Đa thai không biến chứng Trước tuần thứ 28

Không

Không

tuần thứ 28- 32

Có (Giấy chứng nhận phải được ghi ngày trong vòng 10 ngày kể từ ngày đi ra nước ngoài đầu tiên)

Không

Sau tuần thứ 32

(tức là 31 tuần + 7 ngày)

Không được chấp nhận lên máy bay

*Cần có giấy chứng nhận y tế bằng tiếng Anh, nêu rõ:

mang thai đơn hay thai đôi

tuần tuổi ước tính của thai kỳ

ngày sinh dự kiến (EDD)

tình trạng sức khỏe của mẹ tốt và thai nhi phát triển bình thường, không có biến chứng

hành khách mang thai đủ tiêu chuẩn để đi máy bay

Trường hợp mang thai phức tạp

Với hành khách mang thai có biến chứng (mang thai với bất kỳ dạng biến chứng nào), việc được chấp nhận đi máy bay sẽ phụ thuộc vào thông tin lâm sàng được nêu trong giấy MEDA và được Nhóm Y tế Hàng không của Công ty chúng tôi xem xét theo từng trường hợp – yêu cầu có tờ khai y tế từ đội ngũ y tế của chúng tôi trước khi đi máy bay. Hãy đảm bảo rằng quý khách và bác sĩ điều trị hoàn tất biểu mẫu MEDA và gửi cho chúng tôi tối thiểu 48 giờ trước giờ khởi hành dự kiến.

Nếu quý khách cần sử dụng thuốc khi đang mang thai, quý khách phải chắc chắn đã mang đủ thuốc cho chuyến đi. Hãy nhớ rằng không được sử dụng một số loại thuốc nhất định, như một số loại vắc xin và thuốc chủng ngừa sốt rét khi đang mang thai. Nếu các quốc gia điểm đến yêu cầu phải chủng ngừa, bạn nên hoãn lại chuyến đi đến sau khi sinh.

Một số quốc gia quy định những hạn chế nhập cảnh đối với phụ nữ mang thai người nước ngoài. Bạn nên kiểm tra với lãnh sự quán địa phương để xác nhận các yêu cầu cụ thể của quốc gia đó.

Đi máy bay sau khi sinh

Hành khách cần có tờ khai y tế nếu muốn thực hiện chuyến bay sau khi sinh trong vòng 7 ngày. Trẻ sơ sinh sau khi sinh 48 giờ không được phép bay và cần tờ khai y tế nếu muốn bay trong khoảng từ 3 đến 7 ngày sau sinh.

Quý khách có thể tìm hiểu thêm thông tin từ bác sĩ sản khoa hoặc nữ hộ sinh của mình hoặc từ trang web của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, Liên kết mở ra trong một cửa sổ mới do các đơn vị bên ngoài khai thác và có thể không tuân thủ theo cùng chính sách truy cập như Cathay Pacific .

Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nên Đi Du Lịch? Cẩm Nang Du Lịch Hè Cho Bà Bầu

Mang thai 3 tháng đầu có nên đi du lịch?

Chị em phụ nữ có tiền sử sinh non và phá thai nhiều lần.

Nhau thai bám thấp.

Các bệnh về cổ tử cung.

Các biến chứng về sức khỏe: đái tháo đường thai kỳ, đau bụng, tăng huyết áp.

Nếu đi du lịch với quãng đường xa, tình trạng ốm nghén sẽ trở nên nặng hơn. Điều này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Gặp bất tiện trong việc đi vệ sinh hay sử dụng các dịch vụ vệ sinh công cộng. Bởi khi mang thai, tần suất đi tiểu sẽ tăng lên. Nếu không được đi vệ sinh đúng cách, thoải mái sẽ làm tăng khả năng nhiễm trùng đường tiết niệu.

Việc di chuyển đường dài khiến bà bầu mang thai 3 tháng đầu của thai kỳ dễ bị căng thẳng, mệt mỏi và dẫn đến động thai.

Nguy cơ bị nhiễm trùng, không đảm bảo vấn đề ăn toàn thực phẩm, dễ gây hại cho thai nhi.

Mang thai làm hệ miễn dịch của bà bầu bị suy giảm. Vì thế, chị em phụ nữ mang thai 3 tháng đầu đi du lịch dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như: thủy đậu, sởi, phát ban, quai bị… Những bệnh này dễ để lại biến chứng và gây sảy thai.

Những lưu ý cho bà bầu khi đi du lịch vào mùa hè

Chọn địa điểm du lịch phù hợp. Mẹ bầu hãy lựa chọn những địa điểm du lịch gần địa chỉ sinh sống, không phải di chuyển nhiều để giữ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Lựa chọn phương tiện di chuyển hợp lý. Nếu di chuyển bằng ô tô, mẹ bầu nên chojn những chỗ ngồi gần cửa sổ, thoáng khí vừa giữ sức vừa thoải mái.

Mang theo các loại thuốc dự phòng theo sự chỉ định của bác sĩ: thuốc chống nôn, thuốc xay xe, thuốc ho, cảm cúm,…

Lựa chọn trang phục du lịch hè cho bà bầu thoải mái, không bó sát như: váy xuông chữ A, áo freesize, giày đế bệt,… để dễ dàng di chuyển và vận động.

Không tham gia những trò chơi mang tính mạo hiểm, thử thách độ cao.

Luôn giữ tinh thần được thoải mái, vui vẻ vừa tốt cho thai nhi vừa tận hưởng chuyến du lịch nghỉ dưỡng trọn vẹn nhất.

Hy vọng qua bài viết này, chị em đã có câu trả lời chính xác về vấn đề ” Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có nên đi du lịch?” rồi đúng không nào. Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức chăm sóc mẹ và bé hữu ích nhất.

Mang Thai Hộ – Du Học Trung Quốc 2022

Cha mẹ có thể vì nhiều lý do, như bị vô sinh hoặc điều kiện sức khỏe không cho phép, mà phải thuê người khác để sinh con hộ mình, nhưng cũng có những trường hợp phụ nữ không bị vô sinh nhưng ngại mang thai nên đã trả tiền cho bọn buôn người để buộc phụ nữ khác mang thai hộ mình, hoặc cũng có những đường dây buôn người đã thuê người mang thai hộ, sau đó tước đoạt đứa trẻ để đem bán cho người khác. Do vậy, mang thai hộ là một hoạt động rất dễ bị lợi dụng để kiếm lợi nhuận, hoặc thực hiện buôn bán phụ nữ và trẻ em , nên cần phải quy định rất chặt chẽ về điều kiện thực hiện (cấm thực hiện vì mục đích thương mại, cấm thực hiện với người độc thân, chỉ cho phép họ hàng mang thai hộ cho nhau)

Mang thai hộ (tiếng Anh: surrogacy ) là việc một người phụ nữ mang thai và sinh con thay cho người khác. Người nhận con là cha mẹ của đứa trẻ, chứ không phải người mang thai hộ. Nhiều ca mang thai hộ thực hiện bằng cách cấy trứng đã thụ tinh của cặp cha mẹ vào tử cung của người mang thai hộ. Thông thường việc này cần phải có sự dàn xếp và thỏa thuận giữa người thuê và người được thuê. [1] [2]

Việc mang thai hộ có thể dẫn tới những tranh chấp phức tạp về quyền nuôi con, cũng như gây ra nhiều vấn đề về đạo đức. Đặc biệt, nếu thủ tục và điều kiện mang thai hộ không chặt chẽ, việc này có thể bị lợi dụng để kiếm lợi nhuận, biến phụ nữ và trẻ em thành món hàng để mua bán (buôn người), thiên chức làm mẹ và giá trị về tình mẫu tử của con người sẽ bị biến dạng và chà đạp.

Thái Lan

Trước đây, Thái Lan cho phép mang thai hộ, nhưng các nhà làm luật Thái Lan lại không lường trước được mặt trái của vấn đề, họ không đề ra các quy định chặt chẽ về điều kiện mang thai hộ. Do vậy, trong nhiều năm, Thái Lan này đã trở thành điểm đến của những đường dây mang thai hộ để kiếm lợi nhuận.

Tuy nhiên, năm 2014, nhiều vụ việc phụ nữ bị buôn bán để mang thai hộ hoặc những trường hợp từ chối nhận con bị phát hiện, gây phẫn nộ dư luận Thái Lan. Trong đó, có vụ việc 1 người đàn ông Nhật đã thuê một đường dây buôn người để bố trí hàng chục phụ nữ Thái Lan mang thai hộ, kết quả là ông ta đã có tới 13 đứa con chỉ trong một thời gian ngắn[3]. Một vụ việc khác là 1 cặp vợ chồng Úc đã thuê 1 phụ nữ Thái Lan để mang thai hộ cho họ, nhưng khi đứa trẻ sinh ra bị dị tật thì họ đã bỏ đi, khiến người phụ nữ Thái Lan phải tự nuôi đứa trẻ. Dư luận Thái Lan rất phẫn nộ khi phụ nữ Thái Lan đã bị đem ra để mua bán, bị coi như một chiếc “máy đẻ”, trong khi đất nước bị coi là một “nông trại thu hoạch trẻ em”.

Do đó, từ đầu năm 2015, Thái Lan đã ra luật cấm việc mang thai hộ vì mục đích thương mại. Theo đó, việc mang thai hộ chỉ được phép thực hiện với họ hàng trong phạm vi 3 đời (để tránh việc dùng tiền thuê phụ nữ mang thai hộ), và không được phép thực hiện cho người nước ngoài. Chỉ có các cặp vợ chồng có ít nhất 1 người là công dân Thái Lan, có xác nhận về tình trạng vô sinh không thể chữa được thì mới được sử dụng biện pháp này. Nếu không có giấy đăng ký kết hôn, không bị vô sinh không thể chữa được, hoặc không có ai là công dân Thái Lan thì không được thực hiện. Các cặp đồng tính, chuyển giới cũng bị cấm thực hiện mang thai hộ để tránh việc mua bán trứng, tinh trùng hoặc buôn bán trẻ em.

Việc mang thai hộ vì mục đích thương mại hiện nay ở Thái Lan là bất hợp pháp, sẽ bị truy tố theo bộ luật hình sự, với mức án có thể lên tới 10 năm tù.

Việt Nam

Ngày 19/6/2014, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chính thức cho phép mang thai hộ với mục đích nhân đạo. Luật quy định việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên sự tự nguyện của các bên, có văn bản công chứng và tuân theo các quy định trong pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Các điều kiện đối với cả người mang thai hộ lẫn người mang thai hộ phải được quy định rất chặt chẽ để hạn chế tối đa khả năng hoạt động này bị lợi dụng để thương mại hóa, tránh bị biến tướng thành buôn bán phụ nữ và trẻ em[4]

Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 [5] quy định chỉ được mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

Chỉ cặp vợ chồng mới được nhờ mang thai hộ (người độc thân không được nhờ mang thai hộ để tránh việc mua bán trứng, tinh trùng hoặc lợi dụng để buôn bán trẻ em)

Người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (quy định này để tránh việc người vợ vẫn có khả năng sinh sản nhưng vì tâm lý ngại mang thai, muốn “giữ dáng” nên bỏ tiền ra thuê người khác mang thai hộ, như vậy thì mục đích nhân đạo sẽ bị biến tướng thành hành vi trục lợi, mua bán cơ thể phụ nữ)

Cặp vợ chồng đang không có con chung (nghĩa là nếu đang có con chung thì họ không được thực hiện mang thai hộ, quy định này nhằm tránh hiện tượng những vợ chồng giàu có sẽ lợi dụng việc mang thai hộ để thuê thật nhiều phụ nữ sinh ra cho họ thật nhiều con cái).

Cặp vợ chồng đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định người mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ. Trong đó, quy định “là người thân thích” nghĩa là người mang thai hộ và nhờ mang thai hộ phải có họ hàng với nhau trong phạm vi 3 đời, nếu không có quan hệ họ hàng thì không được mang thai hộ (quy định này để tránh việc thương mại hóa, người này dùng tiền để thuê người khác mang thai hộ). Quy định “cùng hàng” có nghĩa là 2 bên phải là họ hàng cùng thế hệ (anh chị em ruột, anh chị em họ), quy định này để tránh những việc sai trái đạo đức, mang tính loạn luân như mẹ ruột/mẹ vợ mang thai hộ cho con, bà/bác ruột/cô ruột mang thai hộ cho cháu.

Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần. Trong đó, quy định “đã từng sinh con” là để tránh việc có những cô gái trẻ chưa có chồng con mà lại mang thai hộ cho người khác (việc này sẽ khiến cô gái đó bị điều tiếng xấu, ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và người chồng tương lai của họ), quy định “chỉ được mang thai hộ một lần” là để tránh việc mang thai hộ bị biến thành nghề “đẻ thuê” (mang thai hộ nhiều lần cho nhiều người để kiếm tiền).

Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng. Quy định này là để đảm bảo việc mang thai hộ có sự đồng thuận giữa 2 vợ chồng, tránh ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình của người mang thai hộ.

Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Trong quá trình xây dựng các quy định về mang thai hộ tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, có 2 ý kiến đề xuất về điều kiện mang thai hộ bị bác bỏ, cụ thể như sau:

Có đề xuất rằng: “Nếu cặp vợ chồng không có người thân thích cùng hàng thì có thể nhờ bạn bè mang thai hộ”. Đề xuất này bị bác bỏ vì 2 nguyên nhân: Về mặt pháp lý, pháp luật không có loại giấy tờ nào để xác nhận quan hệ bạn bè nên đây mối quan hệ mà cơ quan chức năng không thể xác thực được (người này có thể tự nhận mình là bạn bè của người kia, nhưng thực ra 2 bên không hề quen biết nhau). Còn về mặt xã hội, gần như không thể có chuyện 2 người không có họ hàng lại chấp nhận mang thai hộ cho nhau mà không được hưởng lợi ích nào về vật chất. Do đó, đề xuất này rất dễ bị lợi dụng để thực hiện buôn người, đẻ thuê (bề ngoài 2 bên có thể ký giấy cam kết rằng họ là “bạn bè” và mang thai hộ là vì nhân đạo, nhưng sau đó họ sẽ ngầm đưa tiền cho nhau thì cũng không ai biết được).

Có một đề xuất rằng: “Cặp vợ chồng đang đã có 1 con chung nhưng đứa con đó bị tàn tật thì có thể nhờ mang thai hộ đứa con khác”. Đề xuất này bị bác bỏ vì nó sẽ vô tình gây ra sự phân biệt đối xử, sự hắt hủi của cha mẹ với đứa con bị khuyết tật, trái với tinh thần nhân đạo của việc mang thai hộ.

Việc mang thai hộ vì mục đích thương mại đã bị pháp luật Việt Nam nghiêm cấm. Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ bị truy tố theo Bộ luật hình sự năm 2017 với khung hình phạt tối đa là 7 năm tù.

Đi Du Lịch Khi Mang Thai Tháng Thứ 8 Có Nên?

Có nên đi du lịch khi mang thai tháng thứ 8?

Nhưng điều quan trọng nhất là tình trạng thai kỳ của mẹ, nếu thai kỳ không có dấu hiệu gì đáng lo ngại thì có thể mẹ sẽ được bác sĩ đồng ý về chuyến đi thôi. Ngược lại, nếu tình trạng thai kỳ có vài dấu hiệu bất ổn thì có lẽ mẹ nên hủy chuyến đi này.

Bác sĩ cũng sẽ xem xét giữa thời gian thai kỳ của mẹ (thông thường từ tuần thứ 36 trở về sau thì các bác sĩ sẽ không khuyến khích việc đi lại bằng máy bay) và nguy cơ sinh sớm của mẹ để có thể đưa ra quyết định cuối cùng về chuyến đi.

Bên cạnh đó, cảm giác hiện tại về thai kỳ của mẹ cũng là một yếu tố rất quan trọng quyết định. Đi du lịch trong thời gian này có thể mẹ sẽ sinh con trên đường đi (khi đi xe các loại), trên mặt nước (khi đi tàu thuyền) hay là trên không (khi đi máy bay), những nơi này hầu như đều không có người chuyên trách và các thiết bị hỗ trợ cần thiết, do đó chúng sẽ làm tăng nguy mẹ và con gặp phải biến chứng nguy hiểm.

Những triệu chứng khó chịu của thai kỳ thường tăng dần theo số tháng của thai kỳ, và tăng dần theo số km bạn đi xa. Đi đường dài có thể làm mẹ tăng triệu chứng đau đầu và tình trạng mệt mỏi uể oải, tình trạng giãn tĩnh mạch và triệu chứng trĩ diễn biến xấu hơn, cộng thêm những sa sút về tâm trạng cũng như thể chất.

Theo trường Đại học sản khoa và phụ khoa Hoa Kỳ, các chuyến đi hơn bốn giờ sẽ khiến phụ nữ mang thai bị một tình trạng gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (deep vein thrombosis) từ việc phải ngồi quá lâu. Trong tình trạng này, một cục máu đông được hình thành trong các tĩnh mạch của cơ thể, thường gặp nhất ở chân. Các cục máu đông có thể nhanh chóng di chuyển đến phổi gây nguy cơ tử vong được gọi là thuyên tắc phổi (pulmonary embolism).

Nếu mẹ bầu 8 tháng phải đi xa, mẹ cần lưu ý những gì?

Nếu không phải đi du lịch mà mẹ nhận yêu cầu đi công tác từ phía công ty, mẹ cần:

Cân nhắc là quãng đường đi bao xa, chuyến đi kéo dài trong bao lâu (và chính xác là mẹ sẽ ngồi trên các phương tiện di chuyển trong bao lâu), chuyến công tác đó có áp lực quá không, có cần thiết ngay lúc này không (mẹ bắt buộc phải đi trong thời gian này hay có thể hoãn lại sau khi sinh bé?).

Nếu đi bằng máy bay, mẹ cần xem xét những chính sách dành cho phụ nữ mang thai của hãng hàng không mẹ định đặt vé. Một số hãng sẽ không nhận khách hàng mang thai tháng thứ 8, thứ 9, mà không có giấy xác nhận đảm bảo của bác sĩ rằng mẹ sẽ không có nguy cơ chuyển dạ trong suốt chuyến bay, nhưng một số hãng khác có thể sẽ dễ dàng chấp nhận hơn.

Nếu mẹ mang thai tháng thứ 8 đã được sự đồng thuận từ bác sĩ thì trước mắt vẫn còn nhiều điều cần sắp xếp để có một chuyến đi du lịch hoặc công tác vui vẻ và đảm bảo an toàn. Để được như vậy, mẹ cần tìm hiểu những bí quyết tạo một chuyến đi vui vẻ, an toàn, và thoải mái cho phụ nữ mang thai, trong đó nghỉ ngơi nhiều là một yếu tố cực kỳ quan trọng.

Ngoài ra, mẹ cũng nên chuẩn bị sẵn thông tin về tên, số điện thoại, địa chỉ của bác sĩ đỡ đẻ được giới thiệu tại nơi mẹ sẽ đến (và tên bệnh viện hoặc trung tâm dự sinh mà bác sĩ đó làm việc), và dĩ nhiên mẹ cũng nên xem dịch vụ mà họ cung cấp có nằm trong gói bảo hiểm của mẹ và có quyết định yêu cầu thêm gì không.

Nếu thực hiện một chuyến đi có quãng đường dài, mẹ cũng nên cân nhắc về việc đi cùng chồng vì nếu mẹ có sinh sớm hơn dự kiến thì ít nhất cũng có anh ấy bên cạnh.

Chúc mẹ có một chuyến đi xa vui vẻ và an toàn!