--- Bài mới hơn ---
Bà Bầu Ăn Gì Để Dễ Ngủ?
Những Thực Phẩm Bà Bầu Nên Kiêng Kỵ
Phù Chân Khi Mang Thai Khi Nào Thì Nguy Hiểm?
Ngày Hè Bị Nóng Trong Người Bà Bầu Ăn Gì Cho Mát?
Bà Bầu Bị Đau Bụng Đi Ngoài Có Sao Không
Những cơn đau bụng trong thời kỳ mang thai đều quan trọng và cần mẹ lưu ý. Nhưng khi mang thai 37 tuần mà đau bụng dưới, mẹ lại càng cần cẩn trọng. Rất có thể mẹ sắp chuyển dạ để đón bé.
Mang thai 37 tuần đau bụng dưới là dấu hiệu gì?
Cơn gò Braxton Hicks
Thường vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ nhận thấy sự xuất hiện của cơn gò Braxton Hicks hay còn gọi là cơn chuyển dạ giả. Những cơn gò này thường kéo dài trong một giờ, diễn ra không thường xuyên và không theo chu kỳ nhất định.
Những cơn gò này có thể xảy ra nếu mẹ hoạt động thể chất quá mạnh như chạy, đạp xe, lên xuống cầu thang hay quan hệ tình dục.
Bong nhau thai
Khi bị nhau bong non, mẹ sẽ nhận thấy triệu chứng đau bụng kèm chảy máu nặng, đau lưng, co thắt mạnh. Từ đó, gây ra, cơn đau bụng dưới.
Nhau bong non là tình trạng nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước khi thai nhi chào đời hoặc xảy ra trước khi quá trình chuyển dạ xảy ra. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi trong bụng. Vì thế, khi có những dấu hiệu trên, mẹ nên đến bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Đau bụng dưới khi mang thai 37 tuần có thể là dấu hiệu của chứng nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cảm thấy nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu nhiều lần nhưng với lượng nước ít hoặc nước tiểu có mùi lạ,…
Nếu mẹ bị nhiễm trùng nặng thì có thể kèm theo những triệu chứng như sốt hay đôi khi đi tiểu có máu và mủ. Nếu mẹ phát hiện có dấu hiệu này thì hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ xấu xảy ra.
Sẩy thai, dọa sẩy thai
Dù đã nghỉ ngơi nhưng bụng vẫn đau nhói, gò cứng liên tục thậm chí xuất hiện hiện tượng máu đông chảy ra, thì mẹ phải cảnh giác. Đây có thể là những dấu hiệu báo trước cho việc sẩy thai/ dọa sẩy thai. Lúc này, mẹ phải nhanh chóng đến cơ sở y tế.
Dấu hiệu sinh non
Nếu mẹ cảm thấy các cơn đau bụng thường kéo dài và diễn ra thường xuyên, thì rất có thể mẹ sắp chuyển dạ.
Khi mẹ cảm thấy đau bụng kèm theo rò rỉ nước ối, bong nút nhầy và đau lưng thì rất có thể đó là dấu hiệu chuyển dạ. Lúc này mẹ nên đến bệnh viện ngay.
Mẹ nên làm gì khi thai 37 tuần đau bụng dưới?
Khi các cơn đau bụng dưới nhiều, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Tập hít thở
Các chuyên gia cho rằng người mẹ nhân cơ hội này nên tập hít thở để chuẩn bị cho quá trình sinh nở sắp đến. Khi tập, mẹ cũng nên thư giãn cơ thể để tối đa tác dụng của bài tập.
Nằm ngủ nghiêng trái
Nếu các cơn gò Braxton Hicks khiến mẹ mệt mỏi, mất sức thì mẹ nên nằm ngủ nghiêng sang trái. Nhờ đó, để bụng mẹ sẽ dễ chịu hơn.
Tắm nước ấm
Thật ra, có một cách khác khiến cảm giác khi thai 37 tuần gò nhiều dễ chịu hơn chính là tắm nước ấm.
Massage vùng bụng
Ngoài ra, mẹ có thể dùng dầu massage, kết hợp 1 vài giọt tinh dầu dể xoa nhẹ vùng bụng. Thật vậy, biện pháp này giúp cơ thể mẹ dễ chịu và lưu thông khí huyết. Nhờ đó, các cơn đau bụng dưới cũng sẽ giảm bớt.
Uống nước ấm
Mẹ nên chăm chỉ uống nước vào thời kỳ mang thai, nếu là nước ấm thì càng tốt. Vì thiếu nước không chỉ khiến mẹ bị táo bón, phù chân. Các cơn gò cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
Thai 37 tuần đau bụng dưới nhiều mẹ nên tránh gì?
Những tuần cuối thai kỳ mẹ nên chú ý:
Tránh đi lại quá nhiều và mạnh
Việc đi lại sẽ hỗ trợ cho quá trình chuyển dạ, nhưng mẹ nên làm điều này nhẹ nhàng và vừa sức. Hãy tập đi và đứng lên ngồi xuống nhẹ nhàng. Khi cảm thấy quá đau, bạn cần nghỉ ngơi để giảm bớt sự khó chịu.
Tránh đứng lên ngồi xuống đột ngột
Tránh tư thế ngồi dậy đột ngột khi đang nằm trên giường hoặc trên ghế. Điều này vô tình gây áp lực lên cơ bụng dưới, tạo sức ép cho thai nhi. Tốt nhất là mẹ bầu dùng tay làm điểm tựa, nghiêng người và dậy từ từ.
Không nên ngồi quá lâu một chỗ
Nếu phải ngồi máy tính nhiều thì nên thường xuyên đứng dậy đi lại nhiều. Biện pháp này giúp ngăn ngừa stress, tránh tình trạng bị tê liệt. Từ đó, hỗ trợ lưu thông các mạch máu tốt hơn cho cơ thể.
Không nên quan hệ tình dục ở tháng cuối thai kỳ
Mẹ không nên quan hệ tình dục ở tháng cuối. Nguyên nhân là vì trong tinh trùng, có một chất gọi là prostaglandin. Chất này kết hợp với một loại hormone sẽ tác động đến sự co bóp dạ con. Từ đó, nó sẽ gây chuyển dạ sớm.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!
--- Bài cũ hơn ---
Bà Bầu Tháng Thứ 8 Nên Nghe Nhạc Gì?
Bà Bầu Ăn Củ Đậu Có Tốt Không Và Ăn Như Thế Nào Là Được?
8 Thực Phẩm Bà Bầu Cần Ăn Để Sinh Con Thông Minh
Phụ Nữ Mang Thai Chửa Bụng Trên Có Nguy Hiểm Không?
Những Bài Tập Yoga Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Của Thai Kì