Top 4 # Mang Thai 3 Tháng Đầu Bị Ra Máu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Mang Thai 3 Tháng Đầu Nhưng Lại Bị Ra Máu Nâu?

Chào em!

Hiện tại em đang có thai được 10 tuần, nhưng em lại thấy có ra máu màu nâu ở vùng kín, ngoài ra em có thêm biểu hiện đau lưng. Điều này làm em phân vân không biết có ảnh hưởng gì tới thai nhi hay không. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này cho em.

Thông thường, khi mang thai có hiện tượng ra máu là những biểu hiện bất thường, đặc biệt là trong thời gian 3 tháng đầu. Ra máu trong 3 tháng đầu có thể nghĩ đến dấu hiệu của động thai, dọa sảy thai, thai lưu, nhưng đôi khi cũng có thể là biểu hiện bình thường. Hiện tượng được coi là bình thường khi lượng máu ra rất ít, có thể đau bụng nhưng chỉ lâm râm, thì đó có thể là do bong niêm mạc  tử cung khi có sự thay đổi về nội tiết làm cho nội tiết tăng cao. Ngược lại, khi có hiện tượng ra máu kèm theo đau bụng dữ dội, lượng máu ra nhiều có thể màu đỏ tươi, màu đỏ thẫm, màu đen là tình trạng xấu và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng. Trường hợp như vậy thì cần đến ngay bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và xử trí kịp thời.

Vì vậy, em cũng đừng lo lắng quá. Tình trạng của em có thể theo dõi thêm xem hiện tượng ra máu có tiếp diễn nữa hay không, lượng máu có nhiều không, có kèm theo đau bụng dữ dội hay không, nếu có thì cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa sản ngay. Thời gian này em cần nằm nghỉ ngơi tại chỗ, ăn uống đủ dinh dưỡng, để yên tâm hơn thì nên kiêng quan hệ tình dục, tránh ăn nhiều rau ngót, uống nước dừa vì dễ gây co bóp tử cung và dẫn đến sảy thai. Hãy theo dõi cơ thể sát sao, thăm khám thai định kỳ và làm xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi ở những tuần tuổi thai quan trọng do bác sĩ chỉ định.

Chúc em thai kỳ khỏe mạnh.

Mang Thai 3 Tháng Đầu Bị Ra Máu Có Sao Không?

Ra máu âm đạo khi mang thai là hiện tượng máu ra trong thời gian mang thai, có thể là ra tự nhiên hoặc do tác động nào đó, gần giống kỳ kinh nhẹ. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ và phổ biến nhất là vào 12 tuần đầu tiên.

Các mẹ bầu nên nhớ bất cứ dấu hiệu ra máu ở giai đoạn nào cũng cần được thăm khám để làm rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, tùy vào mức độ ra máu khác nhau nên các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này cũng khác nhau. Nhưng, các mẹ cũng hãy thật cẩn thận bởi gần 50% phụ nữ mang thai bị ra máu trong 3 tháng đầu có thể bị sảy thai.

Một số nguyên nhân chính: Gần với những ngày “đến tháng” của chị em

Một vài phụ nữ bị ra máu vào khoảng tuần thứ 4, 8 và 12 của thai kỳ, gần với chu kì kinh nguyệt. Trong trường hợp này các mẹ có thể có những biểu hiện giống như khi sắp có kinh nguyệt như: đau lưng, chuột rút, đau bụng dưới, có cảm giác bị phù nề…

Ra máu do thụ thai:

Sau khi trứng được thụ tinh và di chuyển để cấy ghép vào thành tử cung có thể gây chảy máu nhẹ, và không khéo dài lâu. Bởi vậy, trong trường hợp này là hoàn toàn bình thường và các mẹ bầu không cần phải quá lo lắng.

Trường hợp này là phổ biến mà phụ nữ khi mang thai rất hay gặp phải. Thông thường, chuyện này không có hại gì và nguyên nhân là do máu đến tử cung được cung cấp nhiều hơn bình thường. Mặc dù, đây không phải là trường hợp nguy hiểm, nhưng bạn phải luôn cẩn trọng và cần theo dõi thật kĩ. Chính bởi vậy, lời khuyên cho các mẹ đang mang bầu để tránh trường hợp ra máu khi mang thai là bạn nên cẩn thận trong quan hệ.

Hiện tượng sảy thai:

Các mẹ bầu cũng nên cần nghỉ ngơi và dưỡng thai cẩn thận

Sảy thai là hiện tượng rất phổ biến trong vòng 12 tuần đầu của thai kỳ. Khoảng một nửa số bà bầu ra máu trong lúc thai kỳ đầu tiên cuối cùng cũng rất dễ bị sảy thai, nhưng điều đó không có nghĩa là cứ ra máu thì các mẹ sẽ bị mất đứa con của mình, đặc biệt nếu các mẹ không có các triệu chứng khác như có cảm giác đau quặn ở bụng dưới và một dải máu đặc trôi tuột qua âm đạo (đây là triệu chứng của sảy thai) thì các mẹ cũng nên theo dõi và đi khám bác sĩ để có kết luận chính xác nhất.

Ra máu do thay đổi ở cổ tử cung:

Các mẹ bầu có biết,trong thời kỳ mang bầu máu sẽ chảy nhiều hơn tới cổ tử cung. Giao hợp hoặc soi tươi cũng có thể đụng chạm vào cổ tử cung gây nên ra máu. Bởi vậy, trong những trường hợp này các mẹ không cần phải quá lo lắng.

Làm thế nào để xử lý khi ra máu?

Các mẹ có biết gần 30% phụ nữ đều bị ra máu khi mang thai và không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm. Nhưng điều quan trọng là các mẹ khi gặp những trường hợp này phải báo ngay với bác sĩ để có cách giải quyết hợp lý.

Ngoài ra, các mẹ cũng cần phải chú ý một số những điểm lưu ý sao đây:

1. Các mẹ phảo có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt: Nên nằm nghỉ hoàn toàn, ăn các loại thức ăn mềm dễ tiêu, món cháo cá chép là thực phẩm rất tốt cho người bị động thai.

2. Nếu xảy ra những trường hợp này thì các mẹ cần phải đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc như: động thai , sảy thai, sinh non, chửa ngoài tử cung…

Đối với những trường hợp đặc biệt thì các mẹ nên đi đến bệnh viện và tiến hành một số xét nghiệm theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ như:

Xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra nồng độ hormone của bạn.

Kiểm tra mức độ mở của cổ tử cung và siêu âm để kiểm tra tim thai.

Đặc biệt, đối với những những mẹ bầu có những dấu hiệu như: Đau quặn ở bụng dưới, chảy máu nhiều dù đau hay không, âm đạo chảy máu kèm theo dải máu đông, choáng hoặc ngất, sốt cao trên 38 độ C hoặc ớn lạnh.Cần đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay lập tức.

Nguyên Nhân Ra Máu Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu

Khi mới thụ thai, lớp niêm mạc tử cung sẽ rất dễ dàng bị bong ra do nội tiết tố trong cơ thể của chị em tăng cao. Lúc này lớp niêm mạc bị đưa ra ngoài sẽ gây ra hiện tượng chảy máu có màu nâu nhạt, kèm chất nhầy.

Các chuyên gia nhận định rằng đây là một hiện tượng rất bình thường trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Thông thường, thời gian trứng thụ tinh sẽ diễn ra trong 2 đến 5 ngày, đồng thời với quá trình này sẽ gây ra hiện tượng chảy máu nhẹ. Đây là dấu hiệu thụ thai sớm mang tính chính xác cao mà chị em nên lưu ý.

Ra máu khi mang thai ở những tháng đầu tiên của thai kỳ có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung, cũng có thể là động thai, sảy thai.

Khi mang thai bị xuất huyết âm đạo nguyên nhân có thể do âm đạo và cổ tử cung của chị em bị nhiễm trùng hoặc bị nhiễm những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa đó là chị em nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra ngay.

Hiện tượng này thường xảy ra ở những thai phụ lớn tuổi. Hiện tượng tụ máu nhau thai này dễ dẫn đến thai chết lưu, sảy thai, thậm chí có thể đứt nhau thai nếu khâu xử trí chậm.

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ bầu dễ bị sảy thai nếu không cẩn thận. Và nếu ra máu khi mang thai những tuần đầu của thai kỳ mà máu có màu đỏ tươi kèm dịch nhầy màu nâu thì chị em phải liên hệ với bác sĩ nhanh chóng.

Chị em cần phải làm gì nếu bị ra máu khi mang thai?

+ Đầu tiên, các chuyên gia sản phụ khoa khuyên chị em rằng hãy cố gắng giữ bình tĩnh, không hốt hoảng. Sau đó hãy chú ý quan sát lượng máu, màu sắc máu để nắm rõ được tình trạng của mình.

+ Sau đó hãy nhanh chóng thông báo cho người thân, liên hệ và đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân khiến mình bị ra máu khi mang thai. Từ đó có cách khắc phục kịp thời giúp tránh tối đa những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra như: Thai ngoài dạ con, sảy thai, sinh non, tử vong…

+ Khi có hiện tượng chảy máu âm đạo chị em cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung những thực phẩm bổ dưỡng, không quan hệ tình dục để tránh cơ thể mệt mỏi.

Bên cạnh đó, để phòng ngừa và hạn chế tối đa hiện tượng ra máu khi mang thai trong suốt thai kỳ chị em cần:

+ Thực hiện khám thai và siêu âm theo định kỳ để giúp chị em biết rõ sức khỏe thai nhi, của mình cũng như phát hiện sớm những vấn đề bất thường của thai kỳ để khắc phục sớm nhất.

+ Trước khi mang thai chị em nên khám phụ khoa để phát hiện những bệnh lý phụ khoa như: Polyp tử cung, ung thư tử cung… để điều trị càng sớm càng tốt tránh ảnh hưởng đến sức khỏe khi mang thai.

+ Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày để tránh bị viêm nhiễm, đồng thời có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, hợp lý, khám thai đúng lịch hẹn do bác sĩ yêu cầu.

Như vậy, ra máu khi mang thai tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại cho cả mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, thai phụ nên chú ý quan sát, lắng nghe cơ thể mình nhiều hơn để phát hiện sớm những bất thường giúp ngăn chặn những điều đáng tiếc xảy ra.

=======================================

👉Mọi thắc mắc cần tư vấn hay đặt lịch khám, quý khách vui lòng liên hệ:

🏥 Phòng khám sản phụ khoa chất lượng cao Vietmec Thanh Xuân

Trung tâm y tế Quận Thanh Xuân- Số 23 ,ngõ 282 – Khương Đình, quận Thanh Xuân, Tp. Hà Nội

☎ Hotline: (024) 62544933 – 096.57.58.277

📩 website: sanphukhoahanoi.com

Email : sanphukhoavmec@gmail.com

#1 Mang Thai 3 Tháng Đầu Quan Hệ Bị Ra Máu Có Sao Không

Việc quan hệ khi mang thai luôn là vấn đề được nhiều cặp vợ chồng quan tâm. Không ít cặp đôi lo lắng thắc mắc mang thai 3 tháng đầu quan hệ bị ra máu có sao không? Bài viết sau sẽ giải đáp băn khoăn này.

Mang thai 3 tháng đầu quan hệ được không?

3 tháng đầu của thai kỳ là quá trình hết sức quan trọng vì đây là thời gian hình thành nên các cơ quan bộ phận của cơ thể thai nhi hoàn chỉnh. Vì thế có những cặp vợ chồng lo lắng kiêng kem trong suốt thai kỳ trong khi điều này là không cần thiết. Các chuyên gia cho rằng ” Tình dục trong thai kỳ rất an toàn với hầu hết phụ nữ hoặc có nguy cơ rất thấp về biến chứng khi mang thai. Vì em bé đã được bảo vệ rất chắc chắn“. Vì thế, chị em vẫn có thể quan hệ khi mang thai mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ cũng phải biết cách quan hệ trong 3 tháng đầu mang thai cho an toàn và đảm bảo sức khỏe để tránh những rủi ro đáng tiếc.

Có thai 3 tháng đầu quan hệ thế nào?

Chỉ quan hệ khi người phụ nữ thực sự mong muốn và sẵn sàng. Vì tâm lý mẹ bầu giai đoạn này khá nhạy cảm nên việc quan hệ cũng nên theo ý muốn của người phụ nữ.

Trong “màn dạo đầu”, người chồng không nên làm cho mẹ bầu bị kích thích quá mạnh, nhất là khu vực núm vú.

Quan hệ nhẹ nhàng: Nếu hành động quá thô bạo có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của mẹ, khiến vùng tiểu khung bị xung huyết, tử cung co bóp có thể khiến thai phụ sẩy thai. Vì thế, chỉ nên quan hệ nhẹ nhàng, chú ý đến cảm xúc của mẹ bầu để có sự kích thích phù hợp.

Không nên giao hợp quá lâu: Giảm thiểu thời gian quan hệ tình dục và cũng không nên để dương vật vào quá sâu tròng âm đạo

Tư thế quan hệ trong 3 tháng đầu mang thai: Trong giai đoạn này, bụng người mẹ chưa to lắm nên không ảnh hưởng quá nhiều đến tư thế quan hệ. Lựa chọn những tư thế giảm áp lực lên vùng bụng của mẹ và giúp người phụ nữ thoải mái nhất.

Mang thai 3 tháng đầu quan hệ bị ra máu có sao không?

Dù quan hệ thai kỳ khá an toàn nhưng vẫn có một số trường hợp không như mong muốn có thể xảy ra, ví dụ như mang thai 3 tháng đầu quan hệ bị ra máu. Nguyên nhân có thể do khi mang thai, lưu lượng máu đổ về cổ tử cung và âm đạo tăng lên đáng kể, các mao mạch cũng xuất hiện nhiều hơn. Trong khi đó, các mao mạch nhỏ rất dễ bị vỡ khi bị tác động mạnh. Cổ tử cung mẹ bầu khi mang thai cũng mềm hơn nên dễ bị kích thích nên các polip cũng có thể vỡ, gây ra tình trạng chảy máu sau quan hệ ở mẹ bầu.

Tuy nhiên, mẹ cũng không cần quá lo lắng vì trường hợp này đa số đều không ảnh hưởng đến thai nhi. Thai nhi đã được bảo vệ an toàn trong tử cung. Nút nhầy ở cổ tử cung cũng đóng vai trò như một chiếc khóa chắc chắn, đảm bảo môi trường bên trong không bị xâm phạm.

Tuy nhiên, khi xuất hiện một số dấu hiệu sau thì mẹ bầu cũng nên đi khám tại các cơ sở y tế để đảm bảo: chảy máu nhiều, có các cơn co dữ dội, chóng mặt hoặc hơi đau đầu, sốt trên 38 độ C…

Chị em có tiền sử sẩy thai, đẻ non nên cẩn thận nhiều hơn khi quan hệ trong lúc mang thai. Nếu đau bụng hoặc ra huyết nhiều sau khi quan hệ thì phải dừng lại ngay và nhờ sự tư vấn của bác sĩ.

Thai phụ mắc bệnh tăng huyết áp, mang thai đôi, nhau thai bám thấp, có vấn đề bất thường cổ tử cung… nên tránh sinh hoạt tình dục, nếu muốn quan hệ vợ chồng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Mẹ bị suy dinh dưỡng nặng, tăng cân ít, da xanh, thai bị suy dinh dưỡng cũng cần cân nhắc khi quan hệ tình dục.

Mang thai 3 tháng đầu quan hệ bị ra máu có sao không? Như vậy, việc ra máu khi quan hệ có thể là bình thường nhưng nếu kèm theo dấu hiệu bất thường khác, mẹ nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được giải đáp miễn phí.