Top 4 # Mang Bầu Rốn Lõm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Khi Mang Thai, Rốn Lõm Mới Tốt Và 3 Lý Do Quyết Định Hình Dạng Rốn Của Mẹ

Không ngờ khi mang thai, hình dạng của rốn lại được quyết định bởi nhiều yếu tố vậy các mẹ ạ. Vậy mà từ trước tới giờ, em toàn nghe các cụ nói rốn lồi sinh con gái, rốn lõm sinh con trai thôi. Hôm bữa đi siêu âm, sẵn tiện hỏi bác sĩ vụ hình dạng rốn thì mới vỡ lẽ ra nhiều điều.

Vậy nên hôm nay, em sẽ dành ra vài phút chia sẻ luôn lên đây lý do tại sao khi mang bầu có người rốn lồi, có người rốn lõm nha mẹ. Tựu chung thì có 3 nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hình dạng bụng bầu và rốn của mẹ.

Nếu mẹ bầu thường xuyên tập thể dục thể thao, thể chất sẽ tốt hơn. Khi đó, mức độ đàn hồi của da cũng tốt hơn và rốn của mẹ sẽ không bị nhô ra. Ngược lại, với những mẹ lười vận động thì da bụng sẽ bị chùng. Hơn nữa, áp lực của bụng quá lớn cũng khiến rốn nhô ra, người ta gọi là rốn lồi đó ạ.

Sự phát triển của thai nhi cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến rốn của bà mẹ. Nếu kích thước của thai nhi bình thường, rốn mẹ sẽ lõm tự nhiên. Tuy nhiên, nếu đến giữa và cuối thai kỳ, tử cung có quá nhiều nước ối. Lúc này, thai nhi phát triển quá lớn cũng là nguyên nhân khiến rốn của mẹ bầu nhô ra.

Nếu trong thai kỳ, mẹ có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý thì rốn của mẹ sẽ lõm tự nhiên. Ngược lại, nếu trong thai kỳ, mẹ bị mệt mỏi, stress, làm nhiều việc nhà, ăn uống không khoa học… điều đó sẽ làm cho rốn của mẹ nhô ra rõ rệt đó ạ.

Thứ nhất: Thai nhi trong bụng đang rất khỏe mạnh

Bởi vì rốn lõm chứng tỏ kích thước thai nhi bình thường, lượng nước ối vừa phải. Chính vì thế mà mẹ cứ yên tâm ăn ngủ thoải mái, đừng lo lắng gì nha.

Thứ hai: Mẹ sẽ không bị rạn da

Bởi vì khi rốn lõm chứng tỏ da mẹ đàn hồi rất tốt, sẽ không gặp phải tình trạng rạn da khi mang thai. Hơn nữa, mức độ hồi phục của mẹ sau sinh cũng nhanh chóng.

Thứ ba: Mẹ “vượt cạn” dễ dàng

Rốn lõm chứng tỏ cân nặng của thai nhi bình thường, không quá lớn. Vì vậy, mẹ có thể sinh thường. Đây là cách sinh mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và con đấy ạ.

Tại Sao Khi Mang Thai Có Mẹ Rốn Lồi Có Người Lõm Xuống?

Theo quan niệm dân gian, ông bà ta ngày xưa hay dựa vào tình trạng rốn lồi, lõm của mẹ bầu để chuẩn đoán giới tính của thai nhi. Sự thực có phải như vậy?

Khi mang thai cơ thể người mẹ phải đối mặt với nhiều thay đổi, từ hình dáng, cân nặng cho đến tâm sinh lý. Kích thước bụng sẽ to dần lên cùng với sự phát triển của thai nhi. Da mẹ bầu có thể sẽ xấu đi vì thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, thậm chí có một số mẹ có thể bị rạn da vì tăng cân quá nhanh… Nhưng đó chưa phải là tất cả, có một thay đổi nho nhỏ nhưng lại khiến các mẹ quan tâm nhiều nhất chính là tình trạng rốn khi mang thai.

Sở dĩ rốn nhận được nhiều sự ưu ái như thế là vì ngày xưa, khi chưa có công nghệ siêu âm hiện đại thì ông bà ta hay nhìn vào sự thay đổi hình dạng của rốn thai phụ để chuẩn đoán giới tính thai nhi. Cụ thể là nếu phụ nữ mang thai nếu rốn lồi thì sinh con gái, còn nếu rốn lõm thì sinh con trai.

Vậy tại sao rốn thay đổi lỗi, lõm khi mang thai?

Theo các chuyên gia sản khoa thì tình trạng rốn lồi, lõm khi mang thai là rất phổ biến và có thể giải thích như sau:

Nguyên nhân khiến thai phụ bị lồi rốn khi mang thai bắt nguồn từ việc tăng cân trong thai kỳ. Để thai nhi có đủ không gian phát triển thì vùng da và cơ quanh bụng phải căng ra hết mức. Đây chính là lý do khiến phần rốn của mẹ bầu bị đẩy nhô lên phía trước.

Một số bà mẹ khi mang thai tương đối khỏe mạnh, kích thước vòng bụng biến đổi ít sẽ tránh tạo áp lực quá lớn lên tử cung nên rốn sẽ không nhô lên và lồi lên khỏi mặt bụng.

Hiện tượng rốn lồi khi mang thai sẽ khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy khó chịu khi mặc quần áo. Bởi khi rốn ma sát với lớp quần áo bên ngoài, có thể hơi gây khó chịu. Thậm chí nếu cọ xát nhiều và thường xuyên có thể gây co thắt tử cung, Ngoài ra việc tử cung giãn nhanh cũng gây áp lực đến vùng rốn và gây ra những cơn đau cho mẹ bầu. Để cải thiện tình trạng này mẹ bầu nên mặc quần áo rộng và chất liệu mềm mại.

Tuy nhiên nếu hiện tượng rốn lồi khi mang thai kèm theo các dấu hiệu bất thường như đau, căng phồng các mô ở vùng rốn thì mẹ bầu cần đi kiểm tra vì đấy có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ bị thoát vị rốn.

Làm gì để ngăn chặn tình trạng lồi rốn khi mang thai?

Tình trạng rốn lồi, lõm khi mang thai là hoàn toàn bình thường và sau khi sinh khoảng 2 đến 3 tháng, rốn sẽ trở lại bình thường nên mẹ không có gì phải quá lo lắng. Tuy nhiên có một vài trường hợp đặc biệt thì rốn của mẹ vẫn hoàn toàn không thể về vị trí như ban đầu.

Nếu thấy đau và ngứa rốn, mẹ bầu có thể xoa nhẹ hoặc bôi một chút kem làm mềm da. Mẹ cũng nên nhớ thường xuyên vệ sinh rốn sạch sẽ.

Lưu ý khi vệ sinh rốn trong thai kỳ

Khi mang thai thì vùng rốn đóng vai trò rất quan trọng vì nó là mối liên kết trực tiếp với em bé trong bụng. Khi vệ sinh vùng rốn nếu các mẹ quá mạnh tay, không đúng cách sẽ dễ gây nhiễm trùng, sẩy thai, biến chứng thai kỳ.

Để vệ sinh vùng rốn, tốt nhất mẹ bầu có thể dùng tăm bông nhúng vào nước ấm và lau rửa nhẹ nhàng, từ từ. Không nên chạm trực tiếp tay vào rốn vì tay có thể có nhiều vi khuẩn. Đặc biệt càng không nên dùng tay vê rốn, chà xát rốn vì có thể kích thích tử cung co thắt, tống đẩy thai nhi ra ngoài sớm hơn dự định.

Lý Do Khiến Rốn Lồi Lúc Mang Bầu?

Bạn đang mang bầu và bạn đã nhận ra những thay đổi nào của cơ thể? Ngực lớn hơn, bụng to hơn hay đôi chân đã không còn đi vừa đôi giày mà bạn yêu thích…? Ngoài những thay đổi kể trên thì rốn lồi cũng là hiện tượng khá phổ biến. Nhưng bạn đã biết vì sao khi mang thai rốn lại lồi lên và liệu sau sinh hiện tượng này có biến mất?

Rốn lồi là gì?

Rốn là một vết sẹo trên bụng của bạn, đánh dấu các điểm nối của dây rốn. Khi rốn nhô ra bên ngoài, nổi lên mặt của làn da được gọi là rốn lồi.

Tại sao khi mang bầu rốn lại lồi lên?

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ trải qua một sự thay đổi lớn. Trọng lượng của mẹ sẽ tăng lên đáng kể và tử cung cũng mở rộng khi em bé ngày một lớn lên. Thêm nữa, cơ thể mẹ khi mang thai cũng tích trữ chất lỏng. Tất cả những điều này sẽ khiến bụng mẹ to lên và rốn căng ra, nhô lên phía ngoài da.

Theo chuyên gia khoa sản Michael Bermant, rốn lồi là hiện tượng phổ biến trong thai kỳ nên mẹ không cần quá băn khoăn.

Có cách nào khiến rốn không bị lồi khi mang thai không?

Khi mang thai, mẹ không thể làm bụng bầu ngừng lớn lên và tương tự như thế bạn cũng sẽ không làm cách nào để rốn không lồi lên được. Thậm chí có những người ngay khi sinh ra đã có rốn lồi và khi mang bầu rốn lồi cao hay thấp là việc bạn không thể biết trước.

Sau sinh rốn có xẹp xuống?

Sau khi sinh nở, vùng da quanh rốn có xu hướng lỏng lẻo hơn nên rốn sẽ không thể xẹp ngay như khi trước lúc mang bầu. Tuy nhiên, khoảng 2-3 tháng sau sinh, rốn sẽ về vị trí ban đầu. Tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm, rốn của mẹ vẫn có thể không về hoàn toàn như ban đầu. Trong trường hợp này mẹ có thể hỏi bác sõ để áp dụng những phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ giúp rốn đẹp hơn như bạn mong muốn.

Ngứa Rốn Là Bệnh Gì ? Bị Ngứa Rốn Là Điềm Gì, Có Phải Mang Thai Không ?

Bị ngứa rốn là bệnh gì ?

Hiện tượng này không phải là hiếm gặp. Tuy nhiên, đa phần chúng xuất hiện đều là do bị viêm da. Hoặc do vệ sinh vùng rốn và xung quanh rốn không kỹ; khiến vi khuẩn tích tụ gây ra.

Trong khi tắm rửa vệ sinh cơ thể, chúng ta rất dễ dàng bỏ quên một vị trí tích tụ bẩn, đó là vùng rốn. Ngày qua ngày, lượng vi khuẩn bám vào càng đây trở nên dày hơn. Chúng sinh sôi nảy nở trong lỗ rốn và lan rộng sang những vị trí da nằm bao quanh rốn.

Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, lỗ rốn của bạn có thể trở thành một ổ bệnh; nếu không được chăm sóc kỹ càng. Việc bỏ quên việc vệ sinh xung quanh rốn quá lâu; sẽ khiến nó trở thành môi trường hoàn hảo, để hơn 60 loại vi khuẩn khác nhau sinh sống.

Nếu điều này thực sự xảy ra, đó sẽ không khác gì một thảm họa. Bị ngứa rốn là bệnh gì ? nó đến từ sự tấn công và khiến da bị thương tổn; từ các loại vi khuẩn nằm trong rối đó.

Nguyên nhân bị ngứa quanh rốn

Từ các thông tin về bị ngứa rốn là bệnh gì ở trên. Có thể thấy, việc vệ sinh khu vực rốn không sạch sẽ chính là tác nhân hàng đầu gây ngứa. Tuy nhiên, nó chỉ là một phần; bên cạnh đó còn rất nhiều nguyên nhân bị ngứa quanh rốn khác mà có thể bạn chưa biết:

Ngứa ở rốn do viêm da dị ứng 

Nếu bạn bị ngứa đỏ vùng rốn thì khả năng cao tình trạng của bạn là do viêm da dị ứng gây nên. Có nhiều tác nhân từ bên ngoài khiến da của bạn bị dị ứng; làm cho vùng da ở rốn đỏ ngứa, kích ứng.

Bạn có bị dị ứng khi tiếp xúc với lông cho, lông mèo hoặc với một món ăn cụ thể nào đó. Với tình trạng này, việc xử lý sẽ rất đơn giản. Bạn chỉ cần ngừng tiếp xúc với những tác nhân khiến bạn bị kích ứng đó; là cảm giác ngứa ngáy sẽ biến mất nhanh thôi.

Hiện tượng ngứa rốn do mề đay 

Nổi mề đay cũng là tác nhân khiến bạn bị nổi mẩn ngứa ở rốn hay gặp. Tình trạng này đa phần xuất hiện ở trẻ em; bởi làn da của trẻ còn yếu và dễ bị kích thích. Ngoài ra, sự biến đổi thất thường của thời tiết cũng dễ dàng khiến trẻ bị bệnh.

Nấm da gây ngứa vùng rốn 

Nếu như tình trạng rốn bị ngứa là do nguyên nhân này. Trước tiên bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu; để được khám và có lộ trình điều trị phù hợp.

Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về tự chữa tại nhà hoặc gãi quá mạnh. Điều này có thể làm cho những tổn thương ở da trở nên trầm trọng hơn; tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây hại xâm nhập.

Nhiễm giun đường ruột

Những trường hợp bị ngứa rốn do nhiễm run đường ruột cũng không phải là hiếm. Bạn có thể nhận biết rốn bị ngứa là bị gì, có phải do giun gây ra không ? thông qua các triệu chứng đi kèm như đau bụng, tiêu chảy, hoặc táo bón…

Bên cạnh đó, cĩmg có không ít trường hợp gặp vấn đề bị ngứa quanh rốn là bởi tăng cân quá nhanh khiến da bị rạn, hoặc bị ngứa rốn khi mang thai…

Bị ngứa rốn có nguy hiểm không ?

Thế nhưng đối với một số trường hợp cụ thể như trẻ sơ sinh; việc đi khám để bác sĩ kiểm tra là rất cần thiết. Để phòng ngừa những nguy hại không mong muốn có thể xuất hiện ở trẻ.

Trường hợp trẻ em bị ngứa rốn hoặc do nấm gây ra thường khó chịu hơn nhiều lần. Nếu ở trong hoàn cảnh này; hãy nhớ hạn chế gãi hoặc dùng thuốc bừa bãi. Bởi nguy cơ tổn thương da là rất cao.

Nếu như rốn bị ngứa và hôi vì nguyên nhân bội nhiễm, nhiễm trùng. Thậm chí còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Bởi vậy, cần xác định rõ nguyên nhân gây ra những cơn ngứa ở vùng rốn; từ đó mới có thể xử lý chính xác được. Ở trẻ nhỏ, do chưa nhận thức được vấn đề, nên khi bị ngứa bé thường gãi nhiều.

Câu hỏi thường gặp về ngứa rốn

Bên cạnh những thắc mắc như bị ngứa rốn là bệnh gì ? hay nguyên nhân gây ngứa ra. Tuti Health cũng tổng hợp thêm một số câu hỏi thường gặp về bệnh ngứa lỗ rốn nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc như sau:

Ngứa rốn ở trẻ em do đâu ? 

Hầu hết vấn đề ngứa mà trẻ em gặp phải đều đến từ việc vệ sinh cá nhân; cũng như thói quen sinh hoạt chưa tốt của các bé. Các bé còn nhỏ, hay nghịch ngợm và chưa có thói quen vệ sinh vùng rốn đúng cách.

Ngoài ra thì việc mặc quần áo quá chật, làm cho vùng bụng ra mồ hôi nhiều; cũng khiến cho bé bị mẩn ngứa, nổi mề đay.

Không những thế, trẻ em thường hoạt bát và năng động; vì thế rất hay tò mò tiếp xúc với nhiều vật dụng khác nhau trong ngày. Những vật dụng này chứa rất nhiều vi khuẩn có thể gây ngứa xung quanh rốn.

Do đó, các bậc phụ huynh cần lưu ý quan sát vùng rốn khi tắm cho trẻ; và nên cho trẻ mặc đồ rộng rãi thoáng mát để tránh kích ứng da vùng bụng.

Bị ngứa ở rốn có phải mang thai không?

Ở một khoảng thời gian nhất định của thai kỳ, các mẹ bầu thường gặp biểu hiện rốn bị ngứa. Việc phụ nữ mang thai bị ngứa rốn là bởi vì kích thước của thai nhi tăng lên; khiến da căng lên và rạn nứt.

Cũng vì đây là một biểu hiện thường thấy khi mang thai. Do đó, có không ít chị em cho rằng có thể mình đã mang thai khi xuất hiện tình trạng này ? Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia; thì chỉ với duy nhất thông tin trên vẫn chưa đủ để trả lời vấn đề này.

Bị ngứa rốn khi mang thai chỉ xảy ra khi kích thước thai nhi đã lớn; khiến bụng mẹ bầu to ra làm cho vùng da quanh bụng và rốn bị căng tức. Biểu hiện này hoàn toàn không có cơ sở gì để nhận biết có thai hay không.

Vì thế, nếu các bạn nữ mới mang thai mà gặp phải hiện tượng ngứa da xung quanh rốn này thì chỉ là vô tình; và việc bị ngứa này hoàn toàn là do một nguyên nhân khác gây ra.

Ngứa rốn là điềm gì ? 

Ngứa rốn về y học là biểu hiện của một bệnh lý nào đó. Tuy nhiên, về vấn đề “tâm linh”, người ta cho rằng hiện tượng này đang cảnh báo một điều gì đó; có thể là may mắn hoặc xui xẻo sắp xảy tới với bạn. Tuy nhiên, là may mắn hay xui xẻo thì chưa biết được.

Nếu một ngày bạn bỗng dưng bị ngứa xung quanh rốn. Tốt nhất là bạn nên chú ý nhiều hơn đến việc vệ sinh vùng rốn và vùng da xung quanh.

Những điềm gắn với thời gian bị ngứa rốn

3 giờ đến 5 giờ: Sắp được mời đi ăn chơi rồi, chuẩn bị quần áo đồ đạc đi thôi. 5 giờ đến 7 giờ: Bạn sắp gặp quý nhân của đời mình rồi đấy, sắp tới công việc thì phất thôi rồi. 7 giờ đến 9 giờ: Gặp nhiều may mắn. 11 giờ đến 13 giờ: Nhà chuẩn bị có khách nha, chuẩn bị tiếp khách nào. 13 giờ đến 15 giờ: Vật nuôi, thú cưng trong nhà mất. 15 giờ đến 17 giờ: Sắp có phi vụ làm ăn thành công mỹ mãn rồi. 19 giờ đến 21 giờ: Thăng tiến trong công việc. 21 giờ đến 23 giờ: Sắp gặp vận xui, đau ốm tai nạn.

Cách chữa ngứa rốn hiệu quả

Mặc dù hầu hết tình trạng ngứa rốn đều không quá nguy hiểm. Thế nhưng nó lại gây nhiều phiền toái khó chịu, khiến bạn không thể tập trung vào công việc mình đang làm.

Bên cạnh đó, cũng có số ít trường hợp bị ngứa rốn từ những nguyên nhân nguy hiểm hơn. Bởi vậy, để đảm bảo an toàn, bạn cần phải luôn chú ý đề phòng và có cách trị ngứa rốn hiệu quả.

Điều bạn cần quan tâm trước tiên là quên ngay việc chà xát, gãi cho đỡ ngứa ra khỏi đầu. Việc này có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu được một chút; nhưng sẽ gây ra tổn thương ở vùng da xung quanh rốn đấy. Những tổn thương này có thể dẫn đến nhiễm trùng; làm tình trạng ngứa ngáy càng lúc càng nặng hơn.

Do viêm da dị ứng

Đối với những trường hợp bị ngứa do viêm da dị ứng, hay nổi mề đay. Bạn có thể chữa ngay tại nhà thông qua việc ngăn ngừa tiếp xúc với kháng nguyên. Thay đổi thói quen vệ sinh vùng ở những vị trí da bị ngứa đỏ.

Kèm theo đó là kết hợp cùng các loại thuốc có tác dụng kháng dị ứng ngay trong tủ thuốc gia đình bạn. Theo dõi tình trạng ngứa, nếu sau một thời gian không có dấu hiệu thuyên giảm hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Với bà bầu

Bị ngứa rốn khi mang thai sẽ kết thúc sau khi chị em sinh em bé. Thế nhưng, vẫn có cách giúp các mẹ giảm bớt cảm giác khó chịu vì ngứa khi mang thai; đó là nhờ những sản phẩm chăm sóc da chiết xuất từ thiên nhiên.

Do viêm da, nhiễm nấm da

Những trường hợp bị ngứa do viêm da, nấm da ở vùng rốn; cảm giác ngứa ngáy khó chịu sẽ có phần trầm trọng hơn. Với trường hợp này, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ; để nhận được lời khuyên hữu ích nhất về cách xử lý.

Tình trạng ngứa kèm theo sưng đỏ

Bảo vệ vùng rốn như thế nào

Cũng tương tự như những bệnh ngoài da khác ở vùng da này; việc phòng ngừa tương đối đơn giản. Quan trọng nhất đó là vệ sinh vùng rốn thật sạch; để bụi bẩn và vi khuẩn không có cơ hội tích tụ. Đặc biệt nếu là trẻ em, việc vệ sinh cần phải được chú ý kỹ hơn nữa; bởi các bé chưa tự ý thức được những nguy hại có thể gặp phải.

Bên cạnh đó, hãy chú ý đến những tác nhân gây dị ứng; để phòng chống nguy cơ da bị kích ứng, nổi mề đay… gây hiện tượng ngứa.  Trong trường hợp bị giun sán đường tiêu hóa; bạn hãy sử dụng thuốc tẩy giun để loại bỏ.