Nguyên Nhân Bà Bầu Bị Ho Và Cách Chữa Ho Cho Bà Bầu
--- Bài mới hơn ---
Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ho bao gồm một số nguyên nhân sau:
Sự thay đổi đột ngột của thời tiết khi chuyển từ nóng sang lạnh hoặc lạnh sang nóng là điều kiện để các loại vi trùng trong môi trường sinh sôi và phát triển. Trong khi đó, do sự thay đổi nội tiết tố mà sức đề kháng của các bà bầu giảm xuống, dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây ra cảm cúm và ho là một biểu hiện của tình trạng này.
Trong thời kỳ mang thai, người mẹ rất nhạy cảm với các tác nhân vật lý và hóa học bên ngoài. Do đó, khi có một tác nhân gây dị ứng xâm nhập vào đường hô hấp cũng có thể cản trở quá trình thở của mẹ, cơ thể phản ứng lại bằng tình trạng ho khan.
Với những bà mẹ có tiền sử bị hen suyễn thì khi mang thai, bệnh vẫn có thể phát triển và gây ra tình trạng ho.
Phế quản là đường ống dẫn khí đi từ khí quản tới phổi. Nếu đường ống này bị co thắt sẽ khiến toàn bộ đường ống dẫn khí đi vào phổi bị viêm nhiễm, chít hẹp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do mẹ bầu bị vi rút RSV tấn công, làm hẹp tiểu phế quản trong phổi. Hệ quả là mẹ sẽ bị ho, ho nặng ngực, khó thở kèm theo tiếng thở rít cò cử về đêm. Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị co thắt phế quản còn có những biểu hiện đi kèm như sốt, có đờm, luôn ngứa họng, nôn, khó thở, thở nhanh, …
Viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể khi có chất lạ xâm nhập thông qua đường hô hấp. Bệnh này thường xảy ra ở thời điểm giao mùa hay khi mẹ bầu tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, sử dụng các loại thức ăn không phù hợp. Trong một số trường hợp, tình trạng này là tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc điều trị bệnh nào đó.
Với phụ nữ mang thai ở thời kỳ cuối, tình trạng ho kéo dài có thể do tử vong phát triền, gây áp lực lên ổ bụng và khiến dịch dạ dày trào ngược lên đường hô hấp làm mẹ bị ho.
Ho mọc tóc là một hiện tượng rất phổ biến với phụ nữ mang thai. Thông thường, tình trạng này xảy ra ở tháng thứ 3 hoặc tháng thứ 4 của thai kỳ. Việc em bé trong bụng mọc tóc sẽ khiến mẹ ngứa cổ và ho nhiều hơn.
Như vậy, việc mẹ bầu bị ho có thể xuất phát từ yếu tố môi trường, do sự tác động của thai nhi hoặc cũng có thể do sức đề kháng yếu, tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công. Dù là nguyên nhân gì thì mẹ bầu cũng cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị tốt nhất.
1.Sử dụng quất và mật ong để trị ho cho bà bầu
2.Nước chanh mật ong giảm ho hiệu quả cho mẹ bầu
3.Tỏi băm giúp mẹ bầu bị ho nhanh hồi phục
4.Mật ong hấp lá hẹ trị ho cho bà bầu hiệu quả
Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần 3 đến 5 nhánh hẹ, thái nhỏ và cho vào bát rồi đổ mật ong, trộn đều và hấp cách thủy cho đến khi lá hẹ chín nhừ. Hỗn hợp này có thể dùng để uống từ 2 đến 3 lần mỗi ngày.
5.Cách chữa ho cho bà bầu bằng nước lê gừng
Bên cạnh đó, gừng có vị cay, tính ấm, trừ hàn, giải độc và tiêu đờm. Khi kết hợp lê và gừng, các chất có trong chúng sẽ nhanh chóng loại bỏ các cơn ho. Cách chế biến nước lê gừng trị ho cho bà bầu như sau:
-Gọt sạch vỏ lê, cắt thành hạt lựu.
-Gừng gọt vỏ, thái nhỏ thành sợi mỏng.
-Cho lê, gừng, đường phèn vào nồi cùng 1l nước rồi đun sôi trong 15 phút.
Nước lê gừng nên được uống khi còn ấm, từ 2 đến 3 cốc trong một ngày để điều trị dứt điểm tình trạng ho.
Những điều cần lưu ý đối với phụ nữ mang thai bị ho
Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong khi mẹ bị ho, ngoài việc sử dụng các bài thuốc dân gian để tình trạng bệnh nhanh chóng chấm dứt, mẹ bầu cũng cần chú ý đến những vấn đề sau:
- Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi, súc họng, ngưa ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn;
- Kê cao gối khi ngủ để có cảm giác dễ chịu hơn;
- Tránh xa những nơi có các mùi độc hại như: Khói thuốc, mùi sơn, nước hoa, … vì chúng sẽ khiến tình trạng của bạn trở nên nặng nề;
- Uống nhiều nước: Khi bị ho, mẹ bầu rất dễ mất nước, do đó, mẹ có thể uống nước lọc, nước canh, trà, nước ép trái cây để bù lại lượng nước này;
- Không ăn đồ lạnh, cay: Những món ăn có tính lạnh và cay khiến niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương dẫn đến cơn ho kéo dài, dữ dội hơn;
- Không ăn quá nhiều vào ban đêm, làm tăng nguy cơ bị trào ngược dịch dạ dày về ống thực quản, làm tăng tần suất ho;
- Sử dụng máy lọc không khí : Môi trường bẩn, bụi, chứa nhiều vi khuẩn sẽ khiến tình trạng ho của mẹ càng trở nên trầm trọng. Chính vì vậy, mẹ nên trang bị một thiết bị lọc không khí cho gia đình mình. Nên chọn những sản phẩm kết hợp nhiều công nghệ khác nhau để đảm bảo hiệu quả lọc không khí, làm sạch không gian.
--- Bài cũ hơn ---