Top 8 # Làm Thế Nào Để Chữa Ho Cho Bà Bầu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Làm Thế Nào Để Chữa Táo Bón Cho Bà Bầu Mà Không Dùng Thuốc?

Chữa táo bón cho bà bầu bằng cách nào để không gây hại tới thai nhi và không phải dùng đến thuốc? Đây là băn khoăn của hầu hết phụ nữ mang thai khi bị táo bón. Vậy phải làm sao?

Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị táo bón?

Hormone trong cơ thể thay đổi

Khi mang thai, hormone nữ progesterol gia tăng khiến cơ bắp giãn nhiều. Bên cạnh, progesterol còn khiến quá trình vận chuyển phân chậm lại. Khi phân ở trong ruột càng lâu thì tình trạng mất nước càng diễn ra mạnh. Chính điều này khiến phân khô, cứng và khó đẩy ra ngoài qua hậu môn. Lâu dần tích tụ lại trong đại tràng khiến bụng đau, chướng và khó chịu. Đó là nguyên nhân khiến bà bầu bị táo bón.

Thai nhi phát triển nhanh chèn ép tử cung

Thai nhi càng lớn thì tử cung càng nở dần, chèn ép lên đường tiêu hóa và tăng áp lực lên ruột. Chính vì vậy, mẹ bầu tiêu hóa khó khăn hơn bình thường và có đến 45% phụ nữ mang bầu đều mắc táo bón. Có nhiều trường hợp táo bón khi mang thai kéo dài kéo theo nhiều nguy hiểm tới sức khỏe của thai nhi và cần tới sự trợ giúp của bác sĩ. Nhất là những tháng cuối thai kỳ.

Bổ sung canxi và sắt gây táo bón ở bà bầu

Canxi và sắt là 2 loại khoáng chất quan trọng cần được bổ sung vào cơ thể bà bầu trong suốt thời gian thai kỳ. Bởi nhu cầu canxi cũng như sắt của phụ nữ mang thai cao gấp đôi bình thường. Thai nhi càng phát triển thì nhu cầu canxi và sắt cũng tăng theo. Chính bởi vậy, khi bổ sung 2 khoáng chất này, nhiều mẹ bầu bị táo bón bởi cơ thể không kịp chuyển hóa và hấp thụ.

Một số khác do cách bổ sung chất này chưa đúng dẫn đến khó tiêu, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng. Từ đó dẫn đến táo bón thai kỳ, thậm chí táo bón sau sinh.

Chữa táo bón cho bà bầu không dùng đến thuốc

Áp dụng mẹo dân gian trong xử lý táo bón cho bà bầu

Một số mẹo dân gian được các mẹ truyền tay nhau vì hiệu quả cải thiện táo bón khi mang thai khá tốt. Không phải những bài thuốc cổ truyền, mẹo này chủ yếu hướng đến sự kết hợp các nguyên liệu thành món ăn chữa táo bón cho bà bầu.

Dùng vừng đen và mật ong

Nguyên liệu cần có: 25ml mật ong và 20g vừng đen.

Thực hiện: Giã dập vừng đen rồi trộn cùng mật ong nguyên chất. Sau đấy thêm 150ml vào hỗn hợp này, khuấy đều và đun nhỏ lửa trong 15 phút. Ăn món ăn liên tục trong 7 ngày liền vào lúc đói. Mỗi ngày ăn 2 lần sẽ thấy triệu chứng táo bón giảm nhiều.

Dùng đậu xanh và đường đỏ

Nguyên liệu cần có: 40g đậu xanh, 30g đường đỏ.

Thực hiện: Giã dập đậu xanh (nguyên vỏ). Cho đậu xanh và đường đỏ vào nồi cùng 350ml nước. Đun sôi hỗn hợp này thật kỹ cho đến khi đậu chín nhừ thì tắt bếp. Ăn món này trong 7 ngày liên tiếp, mỗi ngày chia làm 2 lần ăn.

Dùng khoai lang và mía đỏ

Nguyên liệu cần có: 50g khoai lang và 60g mía đỏ (hoặc mua sẵn nước mía).

Thực hiện: Rửa sạch khoai lang, để cả vỏ rồi cắt khúc bỏ vào xay nhỏ. Mía ép lấy nước rồi trộn cùng khoai đã xay. Đun hỗn hợp này trên lửa nhỏ, quấy liên tục đều tay cho đến khi khoai chín thì dừng. Ăn món này 2 lần mỗi ngày và sử dụng liên tục trong 7 ngày. Chứng táo bón ở bà bầu sẽ giảm hẳn mà không gây hại đến thai nhi.

Cải thiện táo bón khi mang thai bằng bào tử lợi khuẩn

Vai trò của lợi khuẩn với quá trình tiêu hóa

Trong ruột người chứa khoảng 100 nghìn tỷ vi khuẩn. Trong đó 85 nghìn tỷ là vi khuẩn có lợi và 15 nghìn tỷ là hại khuẩn. Chúng chung sống hòa bình với nhau ở tỷ lệ vàng này. Các lợi khuẩn hoạt động trong ruột bằng cách tranh chỗ bám, thức ăn với hại khuẩn. Hại khuẩn lúc này thiếu dinh dưỡng và chỗ ở sẽ chết dần và bị đẩy ra ngoài cùng phân.

Trong quá trình tiêu hóa, lợi khuẩn tham gia vào quá trình lên men thức ăn đã nghiền nát. Và giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng cho cơ thể hấp thu dễ dàng. Nhờ đó, nhu động ruột được kích thích giúp các vấn đề tiêu hóa diễn ra trơn tru.

Cơ chế xử lý táo bón của bào tử lợi khuẩn

Các lợi khuẩn trải đều trên bề mặt niêm mạc ruột, tạo màng biofilm bao quanh các vết thương (nếu có) trên niêm mạc, chữa lành và ngăn hại khuẩn xâm nhập vào. Đồng thời, các lợi khuẩn kích thích cơ thể tổng hợp vitamin hỗ trợ việc ăn ngon, tăng hấp thu; tăng sản xuất enzyme giúp quá trình tiêu hóa thuận lợi. Nhu động ruột được kích thích, bôi trơn giúp quá trình vận chuyển phân nhanh hơn, phân giữ được nước nên mềm, xốp. Quá trình đào thải phân thuận tiện, không bị tắc nghẽn hay phải rặn.

Một số cách trị táo bón khác cho bà bầu, đảm bảo tốt cho thai nhi

Tập thể dục thường xuyên, tránh ngồi nhiều

Uống nhiều nước

Cân bằng việc bổ sung canxi và sắt để hạn chế táo bón

Thư giãn và tránh những suy nghĩ tiêu cực, tránh làm việc áp lực dẫn đến stress

Đa dạng thực phẩm, 85% có nguồn gốc thực vật và 15% từ động vật

Rau xanh, trái cây, yến mạch là “thần dược” với sức khỏe bà bầu và “khắc tinh” của táo bón.

Tham khảo bài viết từ Báo điện tử VTV: Khắc phục táo bón cho bà bầu hiệu quả không dùng thuốc

Chữa Ho Có Đờm Bằng Mật Ong Cho Bà Bầu Như Thế Nào?

Trị Ho Bằng Mật Ong Ngày: 25-07-2018 bởi: Bùi Hữu Minh Sang

Chào bạn,

Làm sao để chữa ho có đờm bằng mật ong cho bà bầu hiệu quả?

Trong thời gian mang thai, bà bầu có nên dùng thuốc tây y, thuốc kháng sinh để chữa ho hay không?

Những phương pháp chữa ho có đờm cho bà bầu cần chú ý những gì?

Tham khảo ngay bài viết này của Homee để tìm ra cách điều trị hiệu quả và an toàn cho sức khoẻ phụ nữ đang mang thai và cho con bú nhé!

Liệu uống thuốc như thế này có ổn cho thai nhi?

Câu trả lời là không nên. Nhất là đối với các mẹ bầu đang ở thời kỳ ba tháng đầu, tự ý dùng thuốc sẽ đem lại kết quả đáng tiếc cho quá trình hình thành và phát triển của thai nhi.

Trường hợp bị ho do thời tiết, giảm sức đề kháng, ho khan, ho có đờm, ho tắt tiếng, ho kết hợp với đau họng, sổ mũi, các mẹ bầu có thể áp dụng các phương pháp trị ho dân gian đơn giản mà vô cùng hiệu quả như trái tắc chưng mật ong, ngậm quả kha tử, hẹ hấp với đường phèn, nạp thêm vitamin C bằng nước cam, chanh, tránh bớt gió…

Cách chữa ho có đờm bằng mật ong cho bà bầu đang được nhiều người sử dụng

Chị Uyên Thi, hiện đang ở nhà nội trợ, ngụ quận 6, tp HCM đã chia sẻ câu chuyện chữa ho với Homee bằng mật ong và lá hẹ như sau: “Cách làm khá đơn giản cộng với nguyên liệu dễ tìm. Tất cả những thứ bạn cần là 1 bó lá hẹ cùng 2 muỗng mật ong, nhớ là mật ong nguyên chất thì mới có tác dụng. Lá hẹ cắt nhỏ hạt lựu, trộn đều với mật ong rồi chưng cách thuỷ khoảng 7-10 phút là vừa đủ.”

Lá hẹ cắt nhỏ hạt lựu, trộn đều với mật ong rồi chưng cách thuỷ trị ho có đờm rất hiệu quả cho bà bầu

Chị Thi bị ho đờm hồi có bầu ba tháng, ho miên man dai dẳng bỏ ăn bỏ ngủ khiến chị và gia đình chồng vô cùng lo lắng. Lại nghe người lớn nói không được dùng thuốc tây để chữa ho nên chị không dám tùy tiện đi bác sĩ. Sau khi được bà dì bên chồng mách nhỏ cho phương pháp chữa ho có đờm bằng mật ong cho bà bầu với lá hẹ thì chị nhẹ người hẳn, sự kết hợp giữa hẹ và mật ong là thần dược cứu cánh tuyệt vời giúp chị thoát khỏi những cơn ho.

Nhìn bé trai đầu lòng mạnh khỏe, cứng cáp chạy nhảy trong sân, chị vô cùng hạnh phúc khi nói chuyện với chúng mình. Cũng như chị Thi, bài thuốc chữa ho có đờm bằng mật ong cho bà bầu trên đây đã được rất nhiều khách hàng của Homee áp dụng và nhận được kết quả vô cùng tuyệt vời. Các bầu nhanh chân đến nhà Homee mua mật ong nguyên chất ngay để nhanh chóng đánh bay những cơn ho có đờm khó chịu nhé!

Có thể bạn quan tâm: CHỊ EM CÙNG NHAU CHỮA HO SỔ MŨI BẰNG MẬT ONG CHO BÀ BẦU

Bà Bầu Uống Mật Ong Có Tốt Không ? Chia Sẻ Của Chị PHƯỢNG ở quận Tân Phú

Cùng lắng nghe các cảm nhận của nhiều khách hàng khác dành cho Homee

TẤT CẢ câu hỏi của bạn đã được giải đáp ở đây, Click vào nút bên dưới!

MẬT ONG NGUYÊN CHẤT HOMEE – ĐƯỢC THU HOẠCH VÀ PHÂN PHỐI BỞI CƠ SỞ ONG MẬT HOMEE FARM. Hotline: 0904 132 608 Website:homeefarm.com|matongdinhduong.com

Làm Thế Nào Để Chữa Và Điều Trị Táo Bón Cho Bà Bầu Hiệu Quả

Cứ 100 phụ nữ mang bầu thì có tới 10-40 phụ nữ bị táo bón. Táo bón khi mang thai không chỉ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của mẹ mà còn ảnh hưởng tới cả sức khỏe của thai nhi. Vậy chữa và điều trị táo bón cho bà bầu như thế nào?

Cách trị táo bón cho bà bầu mà không dùng thuốc

Để tăng cường chất xơ, mẹ bầu nên ăn nhiều đậu, cám, ngũ cốc nguyên cám, trái cây tươi và rau xanh. Chất xơ vừa hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất, vừa giúp làm giảm táo bón.

Để việc điều trị táo bón cho bà bầu hiệu quả, các mẹ cần kết hợp chế độ ăn giàu cám với uống nhiều chất lỏng. Bởi nếu thiếu chất lỏng, việc di chuyển của phân sẽ trở nên khó khăn hơn. Để bổ sung chất lỏng, mẹ bầu có thể uống nước lọc, các loại canh, nước hoa quả, sữa, vv. Mỗi ngày nên bổ sung ít nhất 1,5 lít chất lỏng vào cơ thể.

Mỗi buổi sáng ngủ dậy, mẹ bầu nên uống một cốc nước chanh ấm trước khi ăn, mỗi buổi tối thì nên uống 1 cốc sữa ấm trước khi đi ngủ. Điều này có tác dụng giúp bài tiết các chất cặn bã dễ dàng hơn.

Một số loại thực phẩm giúp giảm táo bón

Tất cả các loại rau và trái cây tươi. Tiêu biểu trong đó là:

Trái cây: mâm xôi, kiwi, táo, chuối, nho, mơ, vv

Rau: Các loại rau có lá xanh như rau cải xoăn, cải bó xôi

Các loại củ: khoai lang, cà rốt, vv

Các loại quả sấy khô: mận khô (nước ép mận khô rất tốt cho đường tiêu hóa), hạnh nhân

Ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, gạo nâu, mì, đậu lăng.

Hoạt động thể chất hỗ trợ rất tốt trong việc chữa táo bón ở bà bầu. Vì vậy mẹ bầu hãy duy trì hoạt động thể chất và tập thể dục nhẹ nhàng. Một số bộ môn mà mẹ bầu có thể tham gia là:

Đi bộ, bơi lội, đạp xe đạp, hoặc tham gia các lớp tập thể dục cho bà bầu.

Ngoài ra, có một số động tác yoga, các động tác Pilates cũng giúp điều trị táo bón cho bầu hiệu quả, đây là những bài tập làm tăng cường các cơ bụng, giúp tăng cường vận chuyển của ruột.

Thái cực quyền hoặc khí công có thể giúp bà bầu duy trì sức khoẻ về thể chất và tinh thần, thông qua một chuỗi các chuyển động nhẹ nhàng, 2 bộ môn này giúp ngăn ngừa hoặc trị táo bón cho bà bầu.

Thiết lập thói quen đi vệ sinh cũng là một trong những cách chữa táo bón cho bà bầu. Để thiết lập thói quen này, mẹ bầu có thể:

Cố gắng đi nhà vệ sinh vào buổi sáng hoặc khoảng 30 phút sau bữa ăn, vì đây là thời điểm dễ dàng đi vệ sinh.

Đi vệ sinh ngay khi bạn cảm thấy thực sự thôi thúc

Tư thế ngồi xổm tốt hơn cho việc đi tiêu, tuy nhiên nếu phải ngồi bệ bệt mẹ bầu có thể sử dụng một chiếc ghế để kê dưới chân hoặc ngồi nhón chân để tạo tư thế ngồi xổm

Khi đi vệ sinh, bạn nên hít sâu, sau đó thở ra để cơ sàn chậu được thư giãn.

Thay đổi cách bổ sung sắt

Nhiều mẹ bầu khi dùng viên sắt thường bị táo bón, nóng ngực. Vì vậy để hạn chế mang thai bị táo bón cũng như để việc chữa táo bón cho bà bầu có hiệu quả, các mẹ có thể thay thế dạng sắt đang sử dụng sang dạng có nguồn gốc hữu cơ như fumarat, sắt gluconat. Sắt dưới dạng lỏng có thể ít gây táo bón hơn. Việc đổi thuốc nên có sự tư vấn của bác sĩ.

Ăn các chế phẩm probiotics

Probiotics là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Trong môi trường đại tràng, các vi khuẩn này có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, giúp tăng cường miễn dịch đường ruột. Nhờ đó đường ruột được khỏe mạnh, thực hiện được tốt chứng năng tiêu hóa và hấp thụ.

Để bổ sung probiotics, sữa chua chính là sự lựa chọn hàng đầu. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể dùng men vi sinh, tuy nhiên việc sử dụng men vi sinh vẫn cần có sự tư vấn của bác sĩ.

Tránh uống trà, cà phê và nước ngọt có ga, vì chúng có chứa caffein và làm lợi tiểu, điều này có thể làm mất nước và làm tình trạng táo bón của bạn tồi tệ hơn.

Điều trị táo bón cho bà bầu bằng thuốc nhuận tràng

Khi nào bà bầu cần dùng thuốc?

Nếu đã thực hiện tất cả các phương pháp không dùng thuốc trên mà táo bón vẫn chưa giảm, mẹ bầu có thể dùng thuốc để điều trị táo bón.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nhuận tràng nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Việc sử dụng thuốc nhuận tràng để chữa táo bón cho bà bầu có thể gây lệ thuộc vào thuốc, thuốc làm giảm táo bón nhưng cũng làm cho bệnh nhân không có cảm giác muốn đi vệ sinh trong nhiều ngày, việc dừng thuốc có thể làm tình trạng táo bón quay trở lại.

Chỉ dùng thuốc nhuận tràng khi việc thay đổi chế độ ăn, lối sống thất bại.

Khi uống thuốc nhuận tràng để điều trị táo bón cho bà bầu, cần uống nhiều nước. Điều này giúp tăng hiệu quả của thuốc đồng thời tránh tình trạng mất nước khiến táo bón nặng thêm.

Đặc điểm của nhóm thuốc này là hòa tan trong nước, không hấp thu trong ruột. Chúng giúp hấp thu nước vào khối phân, làm mềm phân và tăng khối lượng phân. Thuốc sẽ có tác dụng sau 1-3 ngày, kể từ khi uống.

Lưu ý khi sử dụng:

Thuốc nhuận tràng cơ học có thể cản trở hấp thu một số chất

Do thời gian tác dụng chậm, thuốc chỉ được sử dụng để dự phòng và điều trị táo bón mãn tính

Thuốc có thể gây đầy bụng và đầy hơi ở một số người

Nhuận tràng thẩm thấu

Là loại thuốc có chứa các chất không hấp thu, giữ nước trong ruột và gây kích thích đi vệ sinh. Thời gian thuốc có tác dụng phụ thuộc vào hoạt chất và dạng dùng.

Dạng muối natri, muối magie, glycerin, sorbitol, dùng ở dạng thụt trực tràng, thường có tác dụng sau 15-30 phút

Dạng uống có tác dụng sau 2 – 6 giờ

Ở dạng lactullose, macrogol 4000 thường sau 1 – 3 ngày thuốc mới có tác dụng.

Lưu ý khi sử dụng:

Mẹ bầu bị cao huyết áp không nên sử dụng các chế phẩm chứa muối natri trong thời gian dài

Phụ nữ có tiền sử bệnh tim hay đang mắc bệnh tim, co giật, giảm canxi huyết nên hạn chế sử dụng hoặc cần theo dõi khi sử dụng các muối phosphate. Bởi các loại thuốc này làm trăng phosphate huyết và làm giảm canxi huyết.

Hạn chế dùng: nhuận tràng làm trơn, nhuận tràng làm mềm phân

Nhuận tràng làm trơn. Thành phần dầu khoáng có trong thuốc nhuận tràng làm trơn có thể cản trở hấp thu các vitamin tan trong dầu, làm mất các chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của bé.

Nhuận tràng làm mềm phân.Được phân loại nhóm C cho phụ nữ có thai, tức là thuốc có bản chất dược lý gây ra hoặc nghi ngờ gây ra nhiều tác hại đến thai nhi hoặc trẻ sơ sinh, nhưng không gây dị tật thai nhi. Ngoài ra, nhóm thuốc này cũng có thể làm nặng thêm tình trạng đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn ở bà bầu.

Không dùng: Nhuận tràng kích thích

Nhóm thuốc này làm tăng đăng nhu động ở ruột non và ruột già, kích thích cơ co giật để đào thải chất thải ra ngoài, thời gian tác động sau 6-12 giờ uống thuốc. Thuốc nhuận tràng kích thích không nên sử dụng trong khi mang thai bởi vì nó có thể kích thích sự co tử cung.

Isilax Mamma – Phòng và hỗ trợ điều trị táo bón cho bà bầu – Một giải pháp an toàn, hiệu quả đến từ thiên nhiên

Dịch chiết cây Manna (Fraxinus ornus)

Nước ép cô đặc Mận khô (Prune)

Nước ép cô đặc Kiwi

Inulin

Pectin Táo

Về tính an toàn. Các loại thảo dược có trong chế phẩm đều đã qua chọn lọc và kiểm soát sinh học chặt chẽ với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tại châu Âu ( như: MP-FDA, GMP – EU, ISO 9001:2008, ISO 13485:2012, ISO 22000:2005), vậy nên rất phù hợp với những đối tượng yêu cầu chế phẩm có độ an toàn cao như phụ nữ mang thai và cho con bú. Đặc biệt, Isilax Mamma có thể dùng trong suốt thời gian thai kì, thậm chí là cả 3 tháng đầu của thai kì.

Về công dụng. Isilax Mamma có tác dụng:

Giúp chống táo bón trong thai kỳ, bổ sung chất xơ tự nhiên, điều hòa nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa của mẹ khỏe mạnh.

Duy trì lượng phân bình thường.

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Tăng tính nhuận tẩy, bảo vệ đường ruột

Bổ sung Vitamin, khoáng chất tự nhiên

Bà Bầu Ho Nhiều Về Đêm Có Sao Không, Chữa Thế Nào?

Bà bầu ho nhiều về đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ, gây suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu để kéo dài, triệu chứng ho có thể khiến tử cung co bóp quá mức, dẫn đến tình trạng sảy thai, sinh non và thai chết lưu.

Nguyên nhân khiến bà bầu ho nhiều về đêm

Ho là phản ứng của cơ thể xảy ra khi cơ quan hô hấp bị kích thích. Phản ứng này nhằm loại bỏ tác nhân gây hại và dịch tiết ứ đọng bên trong cơ quan hô hấp.

Nếu mẹ bầu bị ho nhiều vào ban đêm, nguyên nhân có thể do:

Viêm đường hô hấp do vi khuẩn/ virus: Cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm thanh quản, viêm xoang,… là những bệnh lý viêm đường hô hấp thường gặp. Các bệnh lý này có thể gây ho kéo dài – nhất là vào ban đêm, sốt, mệt mỏi, đau cổ họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi,…

Ho do dị ứng: Mẹ bầu tiếp xúc với hóa chất, phấn hoa, nấm mốc và bụi bẩn có thể khiến hang hô hấp bị kích thích, dẫn đến tình trạng ho dai dẳng, hắt hơi thường xuyên, đỏ mắt và chảy nước mũi.

Do trào ngược axit dạ dày: Khi thai nhi phát triển, tử cung có thể gia tăng kích thước, gây áp lực lên dạ dày và làm phát sinh tình trạng trào ngược. Lượng axit bị trào ngược lên cổ họng có thể gây ngứa, ho, đau rát và buồn nôn.

Ngoài ra, tình trạng ho về đêm ở mẹ bầu có thể xảy ra do một số yếu tố rủi ro sau:

Hormone thay đổi: Khi mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể sẽ có sự thay đổi đột ngột. Điều này khiến bạn dễ nhạy cảm hơn với các yếu tố từ môi trường như thời tiết, nhiệt độ, bụi, nấm mốc,…

Sức đề kháng suy giảm: Nội tiết tố và các thay đổi sinh lý trong cơ thể nữ giới khiến hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm. Đây là điều kiện thuận lợi để virus và vi khuẩn xâm nhập, gây ra tình trạng viêm nhiễm ở cơ quan hô hấp trên.

Sự phát triển của tử cung: Tử cung của mẹ bầu có xu hướng phát triển lớn dần nhằm tạo không gian cho thai nhi phát triển. Tuy nhiên sự gia tăng kích thước của tử cung có thể gây áp lực lên các cơ quan tiêu hóa, làm phát sinh hiện tượng trào ngược, ho kéo dài, đầy bụng, khó tiêu, táo bón,…

Bà bầu ho nhiều về đêm có sao không?

Ho là triệu chứng thường gặp và hầu hết đều dễ dàng thuyên giảm sau khi điều trị. Tuy nhiên tình trạng bà bầu ho nhiều về đêm có thể gây ra một số tác hại như:

Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi: Ho nhiều có thể gây co thắt vùng ngực, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược và ăn uống kém. Nếu triệu chứng này kéo dài, thai nhi có thể bị ảnh hưởng và phát triển kém.

Mất thai: Nếu ho do tụ cầu, liên cầu khuẩn, Hemophilus influenzae, Rubella virus,… bà bầu thường có nguy cơ sinh non, thai chết lưu, sảy thai và trẻ sinh ra dễ bị bệnh viêm phổi, câm điếc,…

Động thai: Hoạt động ho liên tục có thể khiến tử cung co bóp dữ dội, gây động thai và tăng nguy cơ sinh non (đối với những trẻ gần tới ngày sinh).

Cách chữa ho nhiều về đêm cho phụ nữ mang thai

1. Điều trị đặc hiệu

Nếu ho do virus, mẹ bầu thường không phải điều trị y tế. Với trường hợp này, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc kiểm soát triệu chứng (nếu cần thiết) và đề nghị mẹ bầu nghỉ ngơi, ăn uống điều độ nhằm nâng cao hệ miễn dịch.

Với tình trạng ho do dị ứng, thuốc kháng histamine H1 có thể được chỉ định. Nhóm thuốc này khá an toàn với phụ nữ mang thai nhưng cần hạn chế dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì vậy nếu mức độ dị ứng không quá nghiêm trọng, bạn nên thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà thay vì sử dụng thuốc.

Ho do vi khuẩn được cho là nguyên nhân có mức độ nghiêm trọng nhất. Với trường hợp này, bác sĩ buộc phải nuôi cấy dịch hô hấp nhằm xác định vi khuẩn và làm kháng sinh đồ. Kháng sinh được khuyến cáo dùng cho phụ nữ mang thai là beta-lactam. Tuy nhiên để tránh rủi ro khi sử dụng, bạn nên dùng theo liều lượng và tần suất được bác sĩ chỉ định.

2. Điều trị tại nhà

Với những trường ho do dị ứng hoặc do nhiễm virus, mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo điều trị tại nhà sau đây:

– Lê chưng đường phèn trị ho khan

Lê chưng đường phèn là mẹo trị ho an toàn cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Lê kết hợp với đường phèn có tác dụng tiêu đờm, giảm đau rát họng và tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, lê còn có vị chua ngọt nên khá dễ uống và ít khi gây ra tình trạng buồn nôn khi dùng.

Thực hiện:

Dùng 1 quả lê, đem rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành khối vuông vừa ăn

Cho vài sợi gừng tươi và một ít đường phèn vào

Đem hấp cách thủy trong vòng 15 phút

Để nguội bớt và dùng ăn trực tiếp

– Giảm ho tiêu đờm với ô mai mơ

Ô mai mơ không chỉ là món ăn vặt thông thường mà còn có tác dụng tiêu đờm, giảm ho và đau rát cổ họng. Mẹ bầu có thể ngậm ô mai nhiều lần trong ngày để cải thiện triệu chứng hoặc có thể thực hiện nước ô mai theo cách sau đây.

Thực hiện:

Dùng 4 – 5 quả ô mai mơ

Đem hãm với 200ml nước ấm trong vòng 20 phút

Dùng nước uống từng ngụm

Sau đó ăn cả thịt ô mai để giúp tiêu đờm, giảm ho

– Trà mật ong gừng giảm ngứa họng và ho

Chữa ho bằng trà mật ong và gừng là mẹo chữa khá phổ biến. Gừng có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng làm loãng dịch đờm, giảm ho và ức chế vi khuẩn/ virus gây nhiễm trùng. Bên cạnh đó, mật ong có tác dụng làm dịu vùng cổ họng, giảm kích thích niêm mạc và cải thiện tình trạng ho về đêm rõ rệt.

Thực hiện:

Xắt gừng thành từng sợi nhỏ

Cho vào tách và đổ khoảng 200ml nước sôi vào

Để trong khoảng 10 phút rồi thêm 3 – 4 thìa mật ong vào, khuấy đều

Dùng trà uống trước khi ngủ giúp mẹ bầu giảm triệu chứng ho nhiều về đêm

– Giảm ho bằng cách xông hơi với tỏi

Tỏi có đặc tính kháng khuẩn mạnh nhờ có chứa hoạt chất Allicine. Do đó sử dụng tỏi có thể tiêu diệt vi khuẩn và virus gây nhiễm trùng đường hô hấp trên. Các nghiên cứu cho thấy sử dụng tỏi có khả năng cải thiện các triệu chứng của bệnh cảm lạnh đến 63%.

Để làm giảm tình trạng ho nhiều về đêm, mẹ bầu có thể thực hiện xông hơi với tỏi. Biện pháp này có thể làm loãng dịch đờm, hỗ trợ ức chế vi khuẩn có hại và làm thông thoáng khoang mũi – họng.

Thực hiện:

Chuẩn bị 2 lít nước sôi

Bóc vỏ 5 – 7 tép tỏi và đập dập cho vào nước sôi

Dùng khăn trùm đầu và xông hơi trong 10 – 15 phút

Khi xông nên hít thở sâu để tinh dầu từ tỏi len lỏi vào khoang mũi và cổ họng

Thực hiện cách này từ 1 – 2 lần/ ngày trong liên tục vài ngày sẽ cải thiện tình trạng mẹ bầu ho nhiều vào ban đêm.

– Chườm ấm cổ giúp giảm ho vào ban đêm

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm giảm cơn ho vào ban đêm bằng cách chườm ấm xung quanh cổ. Nhiệt độ ấm từ khăn sẽ đem lại cảm giác thư giãn, làm giảm mức độ kích thích ở niêm mạc và giảm ho hiệu quả.

Thực hiện:

Chuẩn bị 1 chiếc khăn nhỏ và 1 ít nước ấm

Thấm khăn vào nước ấm và vắt cho khô bớt

Đặt khăn ở 2 bên cổ đến khi khăn nguội

Thực hiện trước khi đi ngủ hoặc khi cơn ho bùng phát

Với trường hợp ho nhiều, mẹ bầu nên phối hợp cách chườm ấm với một số bài thuốc uống như trà mật ong gừng, nước ô mai mơ,…

Bà bầu cần lưu ý gì khi bị ho nhiều về đêm?

Ho là triệu chứng khá phổ biến và thường có gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu xảy ra ở mẹ bầu, triệu chứng ho có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Do đó để giảm nhanh tình trạng ho nhiều về đêm, bạn nên:

Uống nhiều nước, có thể bổ sung thêm nước ép trái cây và rau xanh để tăng cường đề kháng. Nên hạn chế uống sữa trong thời gian này vì sữa có thể làm tăng lượng đờm và khiến ho kéo dài dai dẳng.

Cố gắng ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin để nâng cao miễn dịch và hồi phục sức khỏe. Khi hệ miễn dịch khỏe mạnh, tình trạng nhiễm trùng ở cơ quan hô hấp trên sẽ được cải thiện đáng kể.

Nên dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi thường xuyên nhằm dẫn lưu nước mũi ra bên ngoài và loại bỏ tác nhân kích thích. Ngoài ra biện pháp này còn làm mềm niêm mạc hô hấp và cải thiện tình trạng nghẹt mũi.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng nhằm sát khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.

Có thể dùng tinh dầu khuynh diệp thoa ở cổ và mũi để giảm ho, tránh gió và tắc nghẽn mũi.

Mẹ bầu nên hạn chế di chuyển ngoài trời khi thời tiết thay đổi đột ngột, mưa nhiều và độ ẩm cao.

Cố gắng tập những động tác đơn giản nhằm cải thiện sức khỏe xương khớp, tăng sức đề kháng và giảm thiểu tình trạng đau nhức khi thai nhi phát triển lớn.

Bà bầu ho nhiều về đêm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Vì vậy khi nhận thấy triệu chứng này, bạn nên gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và áp dụng các biện pháp khắc phục tương ứng.