Top 12 # Em Bé Mang Thai Hộ Ra Đời Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Ngày Tết Của Em Bé Đầu Tiên Ra Đời Bằng Mang Thai Hộ

Chúng tôi đến thăm tổ ấm của gia đình chị Trần Thị Duyên và anh Đinh Duy Hào (xã Gia Lập, huyện Gia Viễn, Ninh Bình). Đây là gia đình của em bé đầu tiên được ra đời bằng phương pháp mang thai hộ ở nước ta. Người dân địa phương cho biết, gần một năm qua, gia đình chị Duyên luôn rộn ràng tiếng cười của người lớn và con trẻ, trái ngược với không khí trầm lắng của hàng chục năm trước đó.

Lúc này, chị Duyên đang chơi cùng bé Đinh Quỳnh Anh. Bé đã được 13 tháng tuổi và đang chập chững tập đi. Chị Duyên cho biết, từ sau khi sinh, dù phải ăn toàn bộ bằng sữa ngoài nhưng bé không bỏ bữa, không chán ăn, không khóc đêm. Lúc mới sinh, mỗi khi đói, là bé kêu ọ ẹ, mẹ pha sữa cho ăn no là lại ngủ ngon. Đến nay, bé đã nặng 11kg.

Bé Đinh Quỳnh Anh chơi cùng mẹ

“Tiếng bi bô, bập bẹ tập nói của bé, dù chưa tròn vành, rõ tiếng nhưng là niềm hạnh phúc rất lớn với gia đình”, chị Duyên chia sẻ.

Thấy chúng tôi, bé chẳng lạ mà sà vào chơi cùng. Một lát, bé chơi chán lại đến bên mẹ. Bế con trên tay, chị Duyên nựng yêu, thi thoảng lại thơm vào má con. Chị bảo, đây là Tết thứ hai của bé nhưng là lần đầu tiên bé cảm nhận được không khí xuân, bởi năm trước con còn quá nhỏ. Vì vậy, dường như bé cũng háo hức lắm.

Chị Duyên bảo, giáp Tết, chị đưa bé đi chợ quê để sắm đồ. Tới chợ, các quầy hàng có rất nhiều hoa quả, bánh kẹo và các thứ khác. Ở đầu chợ, các cây quất, đào, mai thi nhau khoe sắc. Chắc chắn bé thích lắm. Còn anh Hào thì chia sẻ: “Tôi sẽ sắm một cành đào và đặt trước phòng khách để làm cảnh, sau đó trang trí những dây đèn nháy quanh cây đào để không khí gia đình thêm ấm cúng”.

“Dù ở quê nhưng mọi năm tôi không hứng thú lắm trong gói bánh chưng Tết, vì chạy chữa mãi mà vợ chồng không có con. Còn năm nay, tôi sẽ gói thật nhiều bánh để ăn Tết và cũng để bé cảm nhận được một phần phong tục Tết cổ truyền”, anh Hào cho biết. Cũng theo anh Hào, năm ngoái, con sinh được vài chục hôm thì Tết nên anh chị không cho bé đi du xuân, chúc Tết người thân. Còn năm nay, anh chị sẽ đưa con đi chúc Tết ông bà, họ hàng, người thân và chơi xuân.

Tết vui sau 18 năm chờ đợi

Chị Duyên kết hôn đến nay đã 19 năm nhưng mới được làm mẹ 1 năm. Suốt 18 năm trước, chị khát khao, mong ước có con để bế, để ầu ơ nhưng vô vọng. Chỉ đến đầu năm 2016, chị mới được hưởng niềm vui ấy nhờ phương pháp mang thai hộ.

Bé Đinh Quỳnh Anh

Chị kể, sau khi cưới, vợ chồng cũng muốn có con ngay. Tuy nhiên, 6 tháng rồi 1 năm, chị không thấy dấu hiệu gì nên bắt đầu lo. Vợ chồng quyết định đến BV Phụ sản Trung ương để làm các xét nghiệm. Tại đây, bác sĩ cho biết, tử cung của chị rất nhỏ, khó mang thai. Tuy nhiên, vợ chồng chị vẫn không bỏ cuộc. Chị canh ngày trứng rụng, anh cũng đi kiểm tra sức khỏe, rồi uống thuốc Bắc, thuốc Nam. Hễ ai bảo chỗ này có thầy mát tay, chỗ kia thầy có bài thuốc tốt, là vợ chồng lặn lội đến tận nơi. Dù đã uống hàng trăm thang thuốc, điều trị hàng chục cơ sở nhưng chị vẫn chưa có bầu.

Chị hiểu, không chỉ vợ chồng mà bố mẹ cả hai bên đều mong có cháu bế bồng. Vì vậy, nhiều lần chị đề nghị ly hôn để chồng có thể sinh con nhưng anh không đồng ý. Chị lại đưa ra ý kiến xin con nuôi hoặc cho chồng “kiếm” con ở ngoài. Mỗi lần như vậy đều gạt đi.

Năm 2014, Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi cho phép mang thai hộ có hiệu lực. Sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia, vợ chồng chị quyết định nhờ người mang thai hộ. Thấu hiểu với hoàn cảnh vợ chồng chị, người cô dù đã 45 tuổi nhưng đã đồng ý mang thai hộ và thực hiện tại BV Phụ sản Trung ương. Ngay lần thực hiện đầu tiên, người cô đã mang thai.

Sau 9 tháng giữ gìn, ngày 22/1/2016, BV Phụ sản Trung ương đã thực hiện ca mổ sinh cho sản phụ L.T.M. Cháu bé sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh và phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. “Tôi nhớ như in giây phút ấy. Đó là lần đầu tiên sau 18 năm làm vợ, tôi được tự tay bế con, cho con uống sữa, rồi ầu ơ ru con ngủ”, chị Duyên nhớ lại lúc bế bé Quỳnh Anh, sau khi người mang thai hộ sinh con.

Hiện cả nước có 3 BV được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ: BV Phụ sản Trung ương, BV Đa khoa Trung ương Huế và BV Từ Dũ TPHCM. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, đến nay cả nước có hơn 30 trẻ được ra đời từ phương pháp mang thai hộ. Hầu hết trường hợp phải nhờ mang thai hộ không có tử cung, dị dạng tử cung, sảy thai thường xuyên không rõ nguyên nhân.

Em Bé Việt Nam Đầu Tiên Ra Đời Bằng Phương Pháp Mang Thai Hộ

Đúng 7h26 sau 10 phút tiến hành ca mổ, GS Nguyễn Viết Tiến bế bé gái nặng 3,6 kg trao cho bố mẹ cháu bé.

Em bé Việt Nam đầu tiên ra đời bằng phương pháp mang thai hộ Đúng 7h26 sau 10 phút tiến hành ca mổ, GS Nguyễn Viết Tiến bế bé gái nặng 3,6 kg trao cho bố mẹ cháu bé.

Sáng nay, tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, chúng tôi Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia là người trực tiếp tiến hành ca mổ sinh cho trường hợp mang thai hộ (MTH) đầu tiên tại Việt Nam.

Vợ chồng chị H. từ sáng sớm đã có mặt tại bệnh viện để chuẩn bị chào đón đứa con được sinh bằng phương pháp đặc biệt này.

Chị chia sẻ, những khiếm khuyết bẩm sinh về hệ sinh sản khiến chị không thể mang thai. Suốt 16 năm trời chạy chữa không thành công nên sau khi luật về MTH được thông qua, tháng 3/2015, anh chị đã làm thủ tục đăng ký.

Người mang thai hộ cho chị chính là người cô, năm nay đã 46 tuổi. Đây là người duy nhất có đủ điều kiện giúp chị thực hiện ý nguyện. Đón con gái từ tay thứ trưởng Tiến, vợ chồng chị H không kìm nén được cảm xúc. Chị nói trong nước mắt nghẹn ngào: “Tôi thực sự hạnh phúc. Cháu bé rất đẹp. Chúng tôi sẽ đặt tên con gái là Đinh Quỳnh Anh”.

Sau khi bé chào đời, người cô mang thai hộ sẽ giúp vợ chồng chị nuôi con bằng sữa mẹ trong 1 tháng. Sau đó em bé sẽ được nuôi bằng sữa công thức.

Giáo sư Tiến cho hay, mang thai hộ là hình thức nhờ lấy trứng của mẹ và tinh trùng của bố để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó chuyển phôi vào tử cung cho người phụ nữ tự nguyện mang thai. Phôi được chuyển vào hoàn toàn không mang yếu tố di truyền của người được MTH. Chỉ khi người này ốm yếu thì ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi chứ không ảnh hưởng gì đến di truyền của đứa trẻ.

Việc thực hiện kỹ thuật này hoàn toàn khác với tiến trình xin noãn, xin phôi, xin tinh trùng. Những cặp vợ chồng phải nhờ đến kỹ thuật MTH vì bản thân người phụ nữ không có tử cung (bệnh lý bẩm sinh) nhưng vẫn có buồng trứng hoặc có tử cung bất thường. Trường hợp như vậy kỹ thuật lấy noãn cũng khó khăn hơn nhiều. Thậm chí có trường hợp phải thực hiện kỹ thuật lấy qua đường thành bụng, nếu không có kinh nghiệm không thể lấy được.

Chia sẻ thêm về trường hợp đầu tiên tại Việt Nam, GS Tiến cho hay, người mẹ không có tử cung nên không bao giờ có thể mang thai song buồng trứng cũng như tinh trùng của chồng vẫn bình thường nên các bác sĩ đã thực hiện MTH.

Số hồ sơ đã được duyệt tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương hiện tại là hơn 60 ca, cả nước (tại cả 3 trung tâm) là hơn 100 ca. Những nơi như Úc, mỗi năm chỉ thực hiện khoảng 20 ca, tức Việt Nam gấp tới 4 lần.

Bản thân ông đã thuyết phục rất nhiều các cặp vợ chồng chỉ khi các bác sĩ không thể tìm được cách, mới tiến hành MTH, không tùy ý thực hiện.

Trước đây, thụ tinh ống nghiệm đã cứu cánh, khi không thành công mới thực hiện biện pháp MTH. Về chi phí, thứ trưởng Tiến cho hay tương đương thụ tinh ống nghiệm, trung bình 60 triệu đồng mỗi ca.

Theo Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi, các cặp vợ chồng có quyền nhờ người MTH khi có đủ các điều kiện: Có xác nhận của đơn vị y tế về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi làm thụ tinh ống nghiệm; vợ chồng không có con chung; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. Người được nhờ MTH phải có các điều kiện: là người thân thích cùng hàng của bên vợ (hoặc bên chồng) nhờ MTH; từng sinh con và chỉ được MTH một lần; ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của đơn vị y tế về khả năng MTH; nếu người MTH đã có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của chồng; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

12 loại giấy tờ cần có để thực hiện kỹ thuật MTH:

1. Đơn đề nghị thực hiện kỹ thuật MTH theo mẫu.

2. Bản cam kết tự nguyện MTH vì mục đích nhân đạo theo mẫu.

3. Bản cam đoan của người đồng ý MTH là chưa MTH lần nào.

4. Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do UBND cấp xã nơi thường trú xác nhận.

5. Bản xác nhận của cơ sở y tế được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi. Người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

6. Bản xác nhận của cơ sở y tế được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người MTH về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định.

8. Bản xác nhận của chồng người MTH (trường hợp người phụ nữ MTH có chồng) về việc đồng ý cho MTH.

9. Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sĩ sản khoa.

10. Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên.

11. Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý.

12. Bản thỏa thuận về MTH vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ MTH và bên MTH theo quy định theo mẫu, phải có công chứng.

Mang Thai Hộ Giúp 7 Em Bé Ởra Đời Khỏe Mạnh

Quy định về mang thai hộ ở Việt Nam được công nhận từ tháng 3/2015. Cho đến nay, riêng tại chúng tôi đã có 7 trẻ ra đời khỏe mạnh nhờ phương pháp mang thai hộ.

Niềm hi vọng cho những cặp vợ chồng hiếm muộn

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, có 500 – 700 cặp vợ chồng có nhu cầu mang thai hộ mỗi năm. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp đều đủ điều kiện theo quy định.

Khảo sát lâm sàng, cận lâm sàng của Trung tâm Hỗ trợ sinh sản thuộc BV Phụ sản Trung ương cho biết, trong số 51 cặp nhờ mang thai hộ ở Bệnh viện có 35% do không có tử cung (18 trường hợp), 31% số cặp (16 trường hợp) thực hiện thụ tinh ống nghiệm nhiều lần bị thất bại, do đó không thể sinh con.

Trong đó tại chúng tôi Bệnh viện Từ Dũ đã tiếp nhận 56 trường hợp mang thai hộ, trong đó có 42 trường hợp đủ yêu cầu đang thực hiện mang thai hộ và 14 trường hợp chờ đợi.

Hiện tại trong cả nước đã cấp phép cho 3 địa điểm thực hiện mang thai hộ bao gồm: Bệnh viện Từ Dũ chúng tôi Bệnh viện Phụ sản Trung Ương và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế.

7 trẻ ở chúng tôi đã chào đời khỏe mạnh nhờ mang thai hộ

Trường hợp đầu tiên chào đời bằng phương pháp mang thai hộ tại chúng tôi là hai em bé song sinh nặng 1,9kg và 2,1kg. Người mang thai hộ là chị họ của người mẹ 29 tuổi, không thể sinh con vì không có tử cung.

Bác sĩ Bùi Trúc Giang, Phó trưởng Khoa Hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ chia sẻ về quá trình ra đời của em bé mang thai hộ đầu tiên:

Bệnh viện đã tiếp nhận 6 phôi trứng của người vợ và tinh trùng của chồng từ tháng 5/2015.

Tháng 8/2015, 3 phôi được đưa vào tử cung người mang thai hộ. Sau 4 tuần kiểm tra, các xét nghiệm y tế cho thấy hai bào thai được hình thành, cả người nhờ mang thai hộ và các bác sĩ, điều dưỡng đều vỡ òa hạnh phúc.

Ngày 16/03/2016, cặp song sinh đầu tiên chào đời bằng phương pháp mang thai hộ thành công.

Cho đến nay, cả thành phố đã ghi nhận 7 em bé sinh ra khỏe mạnh nhờ phương pháp mang thai hộ nhân đạo, tất cả 5 em bé sau đó đều nặng trên 3kg, sức khỏe ổn định.

Sẽ có nhiều em bé ra đời bằng phương pháp mang thai hộ

Tại phía Bắc, em bé ra đời bằng phương pháp mang thai hộ đầu tiên tại Bệnh viện Phụ sản trung ương nặng 3,6kg – niềm hạnh phúc của một cặp vợ chồng hiếm muộn cưới nhau đã 16 năm, người mang thai hộ cũng là chị họ của người vợ.

Trong khi đó, em bé đầu tiên ra đời từ phương pháp mang thai hộ ở miền Trung vào ngày 28/07 tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế nặng 3.5kg. Người vợ bị u xơ tử cung nên không thể mang thai.

Cho đến nay, cả nước đã có 10 em bé ra đời bằng phương pháp mang thai hộ khỏe mạnh và không mắc các bệnh lý bẩm sinh. Đây là tín hiệu đáng mừng mở ra hi vọng cho hàng ngàn cặp vợ chồng không thể sinh con trên khắp Việt Nam.

Chi phí thực hiện mang thai hộ là 60 – 70 triệu với những trường hợp khó và 40 – 45 triệu trong những ca bình thường.

Trên thế giới, việc mang thai hộ được coi là hành động nhân đạo được áp dụng rộng rãi, nhiều trường hợp chị mang thai hộ em gái, người quen mang thai giúp hoặc trường hợp đặc biệt bà ngoại mang thai cháu ruột hộ con gái ở Ấn Độ mới đây đã thắp lên hi vọng cho những cặp vợ chồng hiếm muộn có cơ hội thực hiện thiên chức làm cha, làm mẹ của mình.

Hoàng Thu – chúng tôi

Em Bé Đầu Tiên Ra Đời Nhờ Mang Thai Hộ Là Sự Kiện Y Tế Tiêu Biểu

Ngày 22-12, Bộ Y tế đã công bố 10 sự kiện y tế tiêu biểu trong năm 2016. Sự kiện đầu tiên đánh dấu thành của công kỹ thuật mang thai hộ và thực hiện theo Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi được Quốc hội thông qua năm 2015, em bé đầu tiên được sinh từ mang thai hộ đã chào đời tại bệnh viện phụ sản Trung ương, bằng kỹ thuật mổ sinh lúc 7 giờ 20 phút ngày 22-1-2016. Sau thành công này, đến nay, cả ước đã có gần 200 hồ sơ mang thai hộ được duyệt, trong đó hơn 30 trường hợp đã sinh con. Hiện tại, cả nước có 3 đơn vị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ là BV Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) và Bệnh viện Trung ương Huế.

Năm 2016 cũng là năm Bộ Y tế Triển khai đồng bộ các giải pháp hướng tới sự hài lòng của người bệnh: Đổi mới phong cách thái độ phục vụ của nhân viên y tế; Xây dựng cơ sở y tế xanh – sạch – đẹp; Tăng cường quản lý dịch vụ từ bên ngoài vào bệnh viện. Theo đó, Bộ Y tế triển khai đổi mới toàn diện phong cách, thái độ phục vụ của nhân viên y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Sau một năm thực hiện, đến nay, tại các cơ sở khám chữa bệnh đã có sự chuyển đổi rõ rệt trong tư duy quản lý theo phương pháp tiếp cận từ “phục vụ” sang “cung cấp dịch vụ”. Đa số cán bộ y tế đã nhận thức được tầm quan trọng của phong cách, thái độ phục vụ, kỹ năng giao tiếp với người bệnh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Năm 2016, Việt Nam sản xuất thành công vắc-xin phối hợp sởi – rubella. Dự kiến, loại vắc-xin này này sẽ được sử dụng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng từ năm 2017.

Ngày 10-12 vừa qua, Bệnh viện Bình Dân (TP HCM) thực hiện thành công phẫu thuật nội soi bằng robot và khánh thành khu phẫu thuật bằng robot. Đây là hệ thống robot phẫu thuật thứ hai được Bộ Y tế cấp phép điều trị tại Việt Nam. Trước đó, năm 2013, Bệnh viện Nhi Trung ương đã thực hiện kỹ thuật này cho trẻ em. Phẫu thuật nội soi Robot được thực hiện trong điều trị cho nhiều loại bệnh lý ngoại khoa phức tạp như: mổ các khối u tiền liệt tuyến, cắt dạ dày, cắt gan, cắt phổi, cắt u trung thất, cắt tử cung, phẫu thuật lồng ngực, tim mạch. Đặc biệt, hệ thống Robot phẫu thuật rất hiệu quả đối với điều trị u nang ống mật chủ, phình đại tràng bẩm sinh, thận ứ nước, teo đường mật, bắc cầu động mạch vành, chỉnh sửa van tim…

Năm 2016, tiền lương được tính vào giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại 32 tỉnh, thành phố có tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế cao, theo đúng lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, chuyển ngân sách nhà nước đang cấp tiền lương cho các bệnh viện sang hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế nhằm thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, đồng thời thực hiện chủ trương giảm số người hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17-4-2015 của Bộ Chính trị khóa XI.

Năm 2016, Việt Nam đã được bầu vào Ban Chấp hành (Executive Board) của Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization, WHO) nhiệm kỳ 3 năm, từ 2016 – 2019. Ban Chấp hành WHO là nơi đề xuất và chuẩn bị các chương trình nghị sự cho Đại hội đồng Y tế Thế giới, do đó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định các chính sách y tế chủ chốt trên cấp độ toàn cầu. Đại diện cho khối các nước ASEAN trong khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO, Việt Nam sẽ góp thêm tiếng nói từ các quốc gia đang phát triển với các hệ thống Y tế đang trong quá trình chuyển đổi. Những khách thức và khó khăn trong phát triển y tế của Việt Nam và các nước sẽ được quan tâm nhiều hơn trong quá trình thế giới và khu vực xây dựng và thực thi các chính sách y tế.

Ngoài ra, các sự kiện như: 80,3% dân số tham gia bảo hiểm y tế, vượt chỉ tiêu của Quốc hội và Chính phủ giao (năm 2016 Chính phủ giao 79%); Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Y tế tăng 9 bậc so với năm 2015 (xếp thứ 17/19 lên 8/19 bộ, ngành do Chính phủ công bố năm 2016); Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng nằm trong nhóm 10 sự kiện y tế tiêu biểu của ngành trong năm 2016.