--- Bài mới hơn ---
Xông Hơi Và Bầu Bí: Khi Mang Thai Có Được Xông Hơi Không?
Phụ Nữ Mang Thai Có Xông Hơi Được Không? 3 Cách Làm Đẹp Hiệu Quả
Chứng Mất Ngủ Khi Mang Thai Tháng Thứ 9 Và Cách Khắc Phục
Ra Máu Khi Mang Thai Tháng Thứ 8 Và 9 Điều Phải Lưu Ý
Tư Vấn Về Việc Mới Mang Thai Có Nên Quan Hệ Không?
0 lượt xem
Tình trạng có thai sau sinh
Tình trạng mang thai khi cho con bú được giải thích như sau: Thời kỳ mang thai và ngay sau khi sinh con phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt, đồng nghĩa với việc trứng không rụng nên sẽ không thể có thai. Nhưng chỉ sau khi sinh vài tháng, cơ thể người phụ nữ có điểm thay đổi đặc biệt là trứng sẽ rụng trước khi người phụ nữ có kinh nguyệt trở lại, nếu có quan hệ thì khả năng mang thai là rất cao.
Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những phụ nữ cho con bú có thời gian rụng trứng và có kinh nguyệt trở lại sau khoảng từ 4 – 6 tháng hoặc 1 năm. Còn những phụ nữ không cho con bú có thời gian rụng trứng và có kinh nguyệt trở lại sớm hơn rất nhiều, khoảng từ 6 – 10 tuần.
Dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú
Có thể mang thai dù chưa có kinh
Sau khi sinh cần có một khoảng thời gian nhất định để chu kỳ kinh nguyệt của bé quay trở lại nhưng sự rụng trừng trong lần đầu tiên có thể xảy ra trước khi bạn có kinh do vậy, bạn có thể dính bầu dù chưa thấy kinh nguyệt trở lại
Bé không còn thích bú sữa mẹ
Phụ nữ mang thai khi cho con bú sẽ làm thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể sẽ khiến cho nguồn sữa mẹ bớt thơm ngon và có vị chua, dẫn đến tình trạng bé không thích và giảm dần uống sữa mẹ. Người phụ nữ có thể nhận biết dấu hiệu có thai khi đang cho con bú thông qua triệu chứng này.
Thêm nữa, khi mang thai mẹ nào bị ốm nghén sẽ thường ăn ít, chán ăn nên cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Sữa không còn ngon ngọt như ban đầu khiến bé bú ít hoặc bỏ bú. Đây có thể coi là một dấu hiệu nhận biết có thai dù rất dễ nhầm với các triệu chứng của bệnh khác.
Đau ngực dữ dội
Đau ngực là một triệu chứng nổi bật khi mang thai, dù bạn có đang cho con bú mẹ hay không. Tuy nhiên, nếu bạn có thai khi đang cho con bú, đau ngực có thể dữ dội hơn. Nhiều người mẹ thấy việc cho con bú quá đau tới mức chỉ muốn ngừng cho bú. Dù vậy cũng có những người mẹ vẫn tiếp tục cho con bú, bất chấp đau đớn. Một số người mẹ không nhận ra cơn đau ngực tăng lên.
Mệt mỏi cùng cực
Vì cơ thể mẹ đang phải căng ra để cung cấp dinh dưỡng cả cho con và thai nhi trong bụng mẹ nên tình trạng mệt mỏi sẽ trở nên cùng cực hơn. Mệt mỏi cùng cực có thể là một dấu hiệu mang thai trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên, sự mệt mỏi vẫn là triệu chứng báo có thai, dù bạn có đang nuôi con bằng sữa mẹ hay không.
Giống như dấu hiệu có thai thông thường, phụ nữ có thai khi đang cho con bú cũng có thể xuất hiện triệu chứng ốm nghén (nôn khan, hoặc luôn có cảm giác buồn nôn, khó chịu ở bụng, đầy hơi…).
Biểu hiện của ốm nghén khi có con bú mẹ thường ăn ít, chán ăn khiến cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ khiến sữa mẹ không còn ngon ngọt như ban đầu làm bé không muốn bú, ít bú hoặc bỏ bú.
Mang thai khi cho con bú mẹ cần biết
Rất nhiều bà mẹ có suy nghĩ rằng nếu đang cho con bú mà mang thai thì cần phải cai sữa ngay, nếu tiếp tục thì bé sẽ bị đau bụng, không phát triển… Vậy những điều đó có đúng hay không?
Không cần cai sữa
Cơ thể người mẹ sẽ vẫn tiếp tục tiết sữa trong suốt thời gian có thai bé tiếp theo. Thậm chí, vẫn có thể cho bé lớn bú sau khi đã sinh bé tiếp theo.
Cho bé tiếp tục bú trong khi đang mang thai hoàn toàn không gây ra vấn đề nào cho sức khỏe của người mẹ, của bé hay thai nhi, với điều kiện là người mẹ phải ăn uống đủ chất và uống nước đầy đủ.
Những khó khăn thường gặp
Mang thai khi cho con bú cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi của các hormone có thể làm quá trình cho bé lớn bú trở nên khó khăn. Chẳng hạn, sự kích thích của tuyến vú trong suốt quá trình cho bé bú hay khi sinh hoạt tình dục có thể gây ra những cơn co thắt dạ con nhẹ.
Nhưng với hầu hết phụ nữ, các cơn co thắt này thường không gây ra bất cứ vấn đề gì. Chỉ những phụ nữ nào từng có tiền sử chuyển dạ sớm hay sảy thai hoặc tăng cân ít trong suốt thời kỳmang thai hay từng bị chảy máu mới nên cân nhắc việc có cho bé lớn bú tiếp hay không.
Bé sẽ bú sữa non của em?
Khi mang thai đến tháng thứ 4 và 5, bầu vú người mẹ lúc này bắt đầu tiết ra sữa non, loại sữa này rất giàu dinh dưỡng và rất cần thiết cho trẻ sơ sinh. Điều này khiến mùi vị cũng như lượng sữa tiết ra từ vú mẹ sẽ có những thay đổi nhất định. Lúc này sẽ có hai tình huống xảy ra – một số trẻ sẽ tự bỏ bú, còn số khác vẫn nhất quyết không bỏ bú.
Nếu bé muốn tiếp tục được bú mẹ, mẹ không nên lo lắng rằng nguồn sữa non có thể bị cạn, bởi vì cơ thể mẹ sẽ tiếp tục tiết ra loại sữa non cho đến khi em bé ở trong bụng mẹ chào đời. Như vậy, cả hai bé đều có thể tận hưởng được nguồn dinh dưỡng tuyệt vời từ sữa mẹ.
Cho bú song song?
Nếu bé lớn chưa đầy 1 tuổi và chế độ dinh dưỡng phụ thuộc nhiều vào nguồn sữa mẹ thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm cho bé bú tiếp để đảm bảo sự tăng cân bình thường. Tuy vậy, việc có cho cả hai bé bú mẹ cùng lúc hay không cũng là một điều nên cân nhắc.
Trong trường hợp cai sữa, mẹ cũng nên cắt giảm một cách từ từ, chẳng hạn như làm thưa dần các cữ bú mẹ để bé làm quen với sự thiếu vắng sữa mẹ. Bên cạnh đó, cách này cũng giúp tránh sự xáo trộn, thay đổi quá lớn của các hormone trong cơ thể người mẹ.
Dinh dưỡng cho mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng
Khi mang thai lúc đang cho con bú mẹ sẽ cần quyết định cho con bú hay là cai sữa, trường hợp nào thì mẹ vẫn cần tăng cường chế độ dinh dưỡng.
Nếu vẫn cho con bú khi mang thai, áp lực dinh dưỡng cho mẹ sẽ tăng cao, vì cơ thể mẹ không chỉ mỗi ưu tiên cung cấp dinh dưỡng để nuôi con thông qua sữa mẹ, mà còn phải cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi, cho sức khỏe của mẹ. Trường hợp mẹ quyết định cai sữa cho con thì mẹ vẫn phải bổ sung dinh dưỡng thêm, vì sau sinh là khoảng thời gian cơ thể mẹ thiếu nhiều dưỡng chất do đã ưu tiên truyền cho con khi mang thai và mất đi khi vượt cạn, thời gian mang thai hai lần quá gần nhau cơ thể mẹ chưa thể phục hồi kịp. Bé thứ 2 dễ bị thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng sự phát triển nếu mẹ không bổ sung đủ dưỡng chất.
Chính vì vậy việc tăng cường bổ sung cho mẹ mang thai trong thời gian cho con bú là cần thiết, giúp cơ thể mẹ mau phục hồi, mạnh khỏe và tăng chất lượng sữa cho con bú. Một điểm may mắn là nhu cầu dinh dưỡng cung cấp cho mẹ trong thời gian cho con bú gần tương tự như khi mang thai. Do đó, để cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng, ngoài tăng cường chế độ ăn, mẹ nên sử dụng vitamin tổng hợp trong giai đoạn này để bổ sung dưỡng chất đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi và cho em bé đang bú đồng thời tăng cường sức khỏe cho mình.
PM Procare Diamond là thuốc bổ chuyên dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, phù hợp với trường hợp có thai liên tục để đáp ứng nhu cầu Omega-3 tăng cao ở mẹ thời kỳ này. PM Procare Diamond cung cấp 18 dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể có gia tăng hàm lượng một số hoạt chất như: hàm lượng DHA/EPA, I-ốt, sắt, canxi folic và vitamin D3 và các vi chất dinh dưỡng khác. PM Procare Diamond cung cấp DHA ở hàm lượng cao đáp ứng đủ lượng DHA khuyến nghị cho phụ nữ có thai và cho con bú, cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và trẻ.
Đọc tiếp: Bổ sung DHA cho bà bầu bao nhiêu thì đủ?
Theo Dinhduongbabau.net
--- Bài cũ hơn ---
Bà Bầu Bị Đau Bụng 3 Tháng Cuối Thai Kỳ Có Phải Là Dấu Hiệu Nguy Hiểm?
Phụ Nữ Sau Khi Sinh Mổ Nên Ăn Hoa Quả Trái Cây Gì Tốt Nhất ?
Cảnh Giác Với Chứng Són Tiểu Khi Mang Thai
Nên Tiêm Phòng Những Mũi Gì Trước Khi Mang Thai & Giá Các Mũi Tiêm Ngừa
Bà Bầu Mệt Mỏi Nên Làm Gì Để Cảm Thấy Dễ Chịu?