Top 13 # Dấu Hiệu Chó Pug Mang Thai Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Chó Pug Mang Thai

Pug dog là một giống chó cực kỳ thông minh, lanh lợi và nhiều lúc thì khá bướng bỉnh. Bạn là người yêu nuôi chó Pug? Chó Pug của bạn mang thai nhưng bạn không biết cách chăm sóc? Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những dấu hiệu nhận biết – cách chăm sóc. Cùng theo dõi bài viết của Ipet ngay!

Chó Pug động dục ở độ tuổi nào?

Chó Pug thường động dục ở độ tuổi từ 6 – 8 tháng lúc nào bạn có thể nhận biết một số đặc điểm thay đổi ở Pug. Chúng có bộ lông óng mượt hơn, bộ phận sinh dục của chúng sẽ sưng lên, có thể chảy máu. Chúng sẽ có những biểu hiện như quấn quýt, gần gũi với những con chó khác giới,…

Như những giống chó khác chu kì động dục của chó Pug là 6 tháng/1 lần. Tùy theo hooc môn và những yếu tố bên ngoài mà chu kỳ có thể thay đổi sớm hoặc muộn hơn. Trong thời gian chó Pug có dấu hiện động dục các bạn chú ý kỹ nếu muốn phối giống chuẩn xác.

Nuôi chó Pug “mát tay” nhất | Những bí quyết chăm sóc hiệu quả

Dấu hiệu chó Pug mang thai

Khi mang thai chó Pug sẽ có những dấu hiệu sau:

Quan sát đầu vú chúng hồng hơi, căng phồng hơn bình thường

Giai đoạn từ 4 – 5 tuần của thai kỳ bụng sẽ phình lên, tròn đầy hơn

Chúng có biểu hiện mệt mỏi, dễ cáu giận hơn

Chán ăn, ngủ nhiều hơn

Khi chó Pug của bạn có những dấu hiện trên thì có thể chúng đã mang thai, để chắc chắn về việc này các bạn đưa chúng đến những cơ sở y tế thú cưng siêu âm và kiểm tra chi tiết nhé.

Chó Pug mang thai bao lâu?

Thời gian mang thai của chó Pug trung bình là 9 tuần tính từ khi thai hình thành . Một lần mang thai chó Pug có thể đẻ từ 4 – 6 em. Hoặc 1 – 9 là số lượng bình thường. Mang càng ít thai thì thời gian mang thai càng dài. Thời gian mang thai của chó Pug được chia làm 3 giai đoạn đầu, giữa, cuối. Mỗi giai đoạn kéo dài khoảng 20 ngày. Tính cách và ngoại hình của Pug thay đổi khác nhau trong 3 giai đoạn này. Nguồn:

Chăm sóc giai đoạn đầu mang thai

Trong thời gian đầu của thai kỳ chúng có những biểu hiện chán ăn, mệt mỏi. Nhiều người sẽ nhầm tưởng với việc chó Pug đang bị ốm và cho chúng uống thuốc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến Pug con trong bụng và Pug mẹ.

Vì vậy, khi thấy Pug có những biểu hiện bất thường. Điều đầu tiên bạn cần làm đó là cho chó Pug làm các siêu âm, để có thể biết được nguyên nhân chính xác chó Pug của bạn khi làm sao. Trong giai đoạn từ ngày 16 trở đi bạn muốn biết Pug mang thai bao nhiêu Pug con thì có thể cho siêu âm để biết nhé.

Nhà cho Pug | Cách lựa chọn nhà và những dụng cụ chăm sóc cơ bản

Chăm sóc giai đoạn giữa mang thai

Thời điểm này, chó Pug trở lại ăn uống bình thường, có thể ăn nhiều hơn. Bạn có thể tăng khẩu phần ăn của chúng từ 2 bữa lên 3 – 4 bữa. Bổ sung thêm sữa ấm cho Pug sẽ rất có lợi. Giai đoạn giữa bụng chúng bắt đầu to lên, các bạn chú ý không để Pug chịu những tác động mạnh từ bên ngoài gây ảnh hưởng đến chúng.

Chăm sóc chó Pug mang thai giai đoạn cuối

Lúc này, bụng chúng rất to chèn lên bàng quang khiến chúng đi tiểu nhiều lần. Bạn chú ý dọn dẹp sạch sẽ nơi ở của Pug tránh có mùi khó chịu. Thân hình của chúng sẽ nặng nề, di chuyển ì ạch hơn bình thường. Bạn chó chúng đi lại nhẹ nhàng, giúp chúng dễ sinh hơn.

Chăm sóc chó Pug sau sinh

Tiếp tục cho chúng ăn như lúc mang thai để nó có thể tiết đủ sữa cho con.

Ổ chó đủ rộng, thoáng và đủ ấm.

Không nên cho trẻ em và người lại đến gần chúng để đề phòng chúng có những hành động khác thường.

Không nên chạm vào các chú Pug con, vì chó Pug mẹ có thể sẽ không quan tâm chúng do chúng có thể bị lây mùi của bạn mà không có mùi của chó Pug mẹ.

Chào đón những chú Pug con là điều mà những người nuôi Pug trông trờ khoảnh khắc này. Hành trang chăm sóc chó Pug con sau sinh các bạn hãy theo dõi tại để biết thông tin nhé. Chúc các bạn có một ngày học tập và làm việc vui vẻ!

Dấu Hiệu Nhận Biết Mang Thai Và Chăm Sóc Trong Sinh Sản Ở Chó Pug

Đa phần khách hàng thường có xu hướng chọn mua chó Pug cái bởi chúng có thể sinh sản mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cho người nuôi. Nhưng không phải cứ mua về nuôi rồi để đấy cho chúng muốn sinh sản lúc nào thì sinh sản mà Pug cái cũng cần cần được theo dõi và săn sóc trong suốt quá trình từ lúc bắt đầu chuẩn bị động dục cho đến lúc sinh. Vậy làm thế nào để biết chó Pug sắp đến thời kì phối giống? Câu hỏi này được rất nhiều các khách hàng hỏi về trang Fanpage của Tùng Lộc Pet. Với những bạn chưa có kinh nghiệm nuôi cún bao giờ thì quả đúng là khó khăn. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng bởi chó đến thời kì động dục bao giờ cũng sẽ có những dấu hiệu nhất định để nhận biết. Cụ thể như sau:

Với gần 10 năm kinh doanh trong lĩnh vực thú cưng, sản sinh ra bao thế hệ chó Pug mang tới khách hàng, theo kinh nghiệm của Tùng Lộc Pet thì chó Pug thường động dục ở độ tuổi từ 6-8 tháng. Ở giai đoạn này âm hộ của chó cái sưng lên, bộ phận sinh dục của chó sẽ nở ra và hơi nhô ra ngoài. Bạn có thể quan sát điều này khi nhìn từ đằng sau chó Pug. Tiếp theo là hiện tượng chảy máu đi kèm với dịch nhầy trong máu của chó cái. Các vết máu sẽ dây ra ở khắp nơi chó di chuyển. Bạn có thể quan sát thấy rất nhiều vết máu ở nền nhà, ổ đểm của chó,… trong giai đoạn này. Khoảng 10-12 ngày hiện tượng chảy máu bắt đầu ít đi, máu cũng loãng dần và chó cái khả năng đã sẵn sàng để phối giống.

Chó Pug động dục bao nhiêu lần trong năm?

Cũng giống như đa phần các giống chó khác, chó Pug cái động dụng khoảng 6 tháng 1 lần tức là 2 lần/năm. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của từng con mà có thể sớm hoặc muộn hơn 1-3 tuần. Do đó, hãy quan sát và đưa chó đi giao phối vào thời điểm thích hợp nhất nếu nạn muốn phối giống chuẩn xác.

Dấu hiệu mang thai ở chó

Thông thường khi chó mang thai thì ngoại hình của chúng sẽ thay đổi theo. Đầu tiên là núm vú, núm vú chó có thai sẽ hồng hào căng phồng hơn bình thường. Khi núm vú hồng hào rõ rệt cho thấy quá trình thụ thai đã diển ra được khoảng 3-4 tuần. Thứ hai, vì mang trong bụng một sinh linh nữa nên chắc chắn phần bụng của chó sẽ to hơn. Điều này bắt đầu vào tuần thứ 4-5 của thai kì, eo chó dần dần phình to ra, bụng cũng lớn dần lên. Sang đến tuần thứ 6-9, bụng chó phình to rõ rệt, các núm vú căng phồng đến mức như có thể tiết sữa ra. Hãy kiềm chứng bằng cách sờ vào núm vú của Pug cái.

Ngoài những biểu hiện về ngoại hình thì tính cách của chó cái trong thời kì mang thai cũng có sự chuyển biến. Vào những tuần đầu của thai kì, chó sẽ khó tính và dữ dằn. Tuy nhiên, đây là biểu hiện thường thấy ở bất kì con chó nào khi mang bầu. Tiếp theo, Pug cái sẽ ít vận động, thời gian đầu thì chưa thấy rõ nhưng càng về những ngày cuối thai kì Pug lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi (cả một đàn con nằm trong bụng cơ mà). Bụng to dẫn đến di chuyển khó khăn nên chó mẹ chỉ có thể nằm và ngủ nhiều hơn.

Khi thấy các dấu hiệu trên để an tâm hơn thì hãy đưa chó Pug đến các cơ sở thú ý để siêu âm cũng như theo dõi sức khỏe chó con trong bụng.

Chăm sóc chó Pug sinh sản

Chu kì mang thai của chó Pug thường kéo dài 9 tuần và chia ra làm 3 giai đoạn: đầu, giữa và cuối. Mỗi giai đoạn tương ứng với 3 tuần. Và ở từng thời điểm của thai kì chó Pug lại có biểu hiện riêng đòi hỏi chủ nuôi phải quan tâm sát sao để quá trình mang thai diễn ra được “mẹ tròn con vuông”.

Chăm sóc giai đoạn giữa mang thai

Lúc này, chó Pug bắt đầu trở lại ăn uống như bình thường, thậm chí còn ăn nhiều hơn trước. Bởi dinh dưỡng lúc này không chỉ nuôi cơ thể chó mẹ mà con cung cấp cho cả chó con nữa. Do đó, hãy tận dụng thời điểm này bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho thai kì, tăng khẩu phần ăn lên thành 3-4 bữa trên ngày và chọn những món chó mẹ thích ăn. Ngoài ra, cho Pug uống kèm thêm cả sữa ấm nữa, rất có lợi cho việc mang thai.

Chăm sóc chó giai đoạn cuối mang thai

Thời kì này, Pug sẽ ăn ít lại như giai đoạn đầu thai kì. Do các em Pug con trong bụng chèn ép lên bàng quang, vì vậy những ngày trong thời kì cuối Pug đi tiểu sẽ nhiều hơn bình thường. Các bạn nên chú ý vệ sinh thân thể cũng như ổ của chó mẹ để tránh gây mùi làm chúng khó chịu. Mặc dù, cơ thể nặng nề gây khó khăn trong việc di chuyển nên chó mẹ sẽ thường nằm một chỗ. Điều này không thật sự tốt thay vào đó, hãy giúp chó Pug bằng cách cho chúng vận động nhẹ nhàng, đi lại hàng ngày để hỗ trợ sinh sản dễ dàng hơn.

Ngoài ra, cần chuẩn bị chỗ ở để chào đón ngày chó mẹ “lâm bồn”. Bạn hãy sắp xếp một nơi sinh nở có sàn không thấm nước và có thể lau dọn dễ dàng. Góc sinh nở của Pug cái cần kín gió, yên tĩnh nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng. Về ổ, đó có thể là một ổ lót khăn và quần áo cũ đơn giản hay như thời xưa các cụ vẫn thường làm ổ lót rơm cho chó đẻ.

Chó Pug đẻ một lần bao nhiêu con?

Thuộc giống chó cỡ nhỏ, không biết một lần sinh sản chó Pug đẻ bao nhiêu con nhỉ? Nhìn chung Pug cũng thuộc dạng khá mắn đẻ, một lần mang thai Pug có thể đẻ từ 4-6 bé và nhiều nhất có thể lên tới 9-10 bé. Tùy vào từng cơ địa mỗi chó mẹ sẽ sản sinh ra số lượng chó con khác nhau.

Lời kết

(Tham khảo bài viết về Giá chó Pug năm 2020)

Các bạn có nhu cầu sở hữu một chú xinh xắn, hoặc tư vấn dịch vụ phối giống chó Pug, xin vui lòng liên hệ Tùng Lộc Pet theo thông tin bên dưới:

Trụ sở chính Miền Bắc: 151 Hồ Dắc Di – Phường Quang Trung – Quận Đống Đa – TP Hà Nội

Địa chỉ tổ hợp trại chó: Ngõ 143 Thúy Lĩnh – Phường Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai – Hà Nội

Trại chó giống chuyên dòng Shiba: Đề Trụ – Xã Dương Quang – Huyện Gia Lâm – Hà Nội

Trung tâm trông giữ và phối giống Labrador Retriever: Ngõ 134 Phạm Văn Đồng – Phường Xuân Đỉnh – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Trại chó sinh sản và phối giống dòng chó Golden Retriever: Bê Tông Cảng – Thị xã Sơn Tây – Hà Nội

Điểm giao dịch miền Nam: Số 15 đường 19 – Phường Bình An – Quận 2 – TP HCM

Điểm giao dịch tại Hải Phòng: 74/384 Lạch Tray – Đằng Gia – Ngô Quyền – Hải Phòng

Để phục vụ chu đáo và tư vấn những thông tin tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch xem chó trước qua điện thoại theo số 0826880528 hoặc nhắn tin qua Fanpage chính thức của Tùng Lộc Pet . Xin chân thành cảm ơn! Trần Khánh Tùng

Dấu Hiệu Chó Mang Thai, Chó Mang Thai Mấy Tháng Thì Đẻ?

1. Chó mang thai mấy tháng thì đẻ?

Một năm tuổi chó bằng 7 năm tuổi người – sự so sánh tuy không thực sự chính xác 100% nhưng cũng giúp chúng ta có thể ước lượng được độ tuổi của chó.

Vậy trong khi người mang thai 9 tháng 10 ngày thì thời gian mang thai của chó là bao lâu?

Thông thường, một chú chó cái sẽ có thời gian mang thai trung bình khoảng 9 tuần. Đây chỉ là ước lượng vì đôi khi chó có thể đẻ sớm hơn, hoặc trễ hơn. Thời gian dao động khoảng 7 ngày. Như vậy, thời gian mang thai của chó kéo dài từ 2 tháng đến 2 tháng rưỡi.

Ngoài ra, có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích cỡ chó mẹ, số lượng con mang thai, tuổi thọ của giống chó, vùng sinh sống,…mà cũng có đôi chút khác biệt trong thời gian chó mang thai. Ví dụ, các loài chó lớn hoặc đẻ ít con sẽ có chu kỳ thai lâu hơn so với chó nhỏ và đẻ một lứa nhiều con.

2. Dấu hiệu chó mang thai thông qua sự thay đổi trên cơ thể

Màu sắc núm vú thay đổi: Dấu hiệu sớm nhất có thể đoán được chó có mang thai hay không chính là sự biến đổi của màu sắc núm vú. Thông thường sau khi thụ thai được 2-3 tuần, bạn sẽ thấy núm vú của chó bỗng nhiên căng tròn hơn, nhìn có vẻ hồng hào. Đây là biểu hiện của sự chuẩn bị cho việc tiết sữa để nuôi chó con sau này.

Hình dáng bụng thay đổi: Khi chó mới mang thai, kích cỡ bụng chó vẫn không có nhiều biến đổi. Tuy nhiên đến giai đoạn tuần mang thai thứ 4 và 5, eo chó sẽ hơi phình to hơn 1 tí, phần bụng thì đầy đặn. Lúc này bạn sẽ có cảm giác chó có vẻ mập ra, nhưng thực tế là các sinh linh bé nhỏ đang dần thành hình trong bụng chó mẹ đấy.

Các dấu hiệu rõ rệt: Bước qua giai đoạn cuối thai kỳ tuần thứ 6 đến thứ 9, dấu hiệu chó mang thai trở nên rõ rệt hơn. Ví dụ như bụng căng tròn, núm vú to ra, căng mịn và đôi khi có sữa. Thậm chí khi sờ tay nhẹ vào bụng chó, bạn còn có thể cảm nhận được các chú chó con đang cựa quậy.

3. Cách biết chó có mang thai hay không thông qua hành vi

Những biểu hiện khó tính bất thường

Tương tự như người, khi mới mang thai chó sẽ cảm thấy cơ thể hơi khó chịu. Vì thế trong giai đoạn đầu có thể chó mẹ sẽ cư xử không giống ngày thường.

Mặc dù vậy, tùy “tính nết” và cách huấn luyện chăm sóc của bạn trước đó mà sự thay đổi này có thể theo chiều hướng dễ thương hơn (chó quấn chủ hơn, muốn được cưng nựng,…), hay theo chiều hướng khó chịu (chó khó tính, gặm nhấm lung tung, dễ cáu,…)

Chó trông mệt mỏi và ngủ nhiều hơn

Bỗng một ngày chú chó nhí nhảnh, thích phá phách của bạn trở nên điềm tĩnh, dịu dàng hơn và trông hơi mệt mỏi, chỉ thích nằm ì một chỗ và ngủ. Kèm với những biến đổi cơ thể đã nêu ở trên, thì rất có thể chó của bạn đang mang bầu. Bởi những chú chó con lớn lên sẽ đòi hỏi nhiều dinh dưỡng từ chó mẹ, làm cơ thể cho mẹ trở nên nặng nề, mệt mỏi.

Nhưng tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng chó của bạn đang bị bệnh chứ không phải mang thai. Vậy hãy quan sát và đưa chó đến bác sĩ thú y nếu thấy cần thiết.

Chó mang thai kén ăn, ăn ít

Khẩu vị của chó khi mang thai, đặc biệt vào cuối thai kỳ sẽ có nhiều thay đổi. Chó của bạn có thể sẽ ăn ít hơn, kén ăn,mỗi lần chỉ ăn một chút chứ không ăn nhiều như trước kia. Nhiều người cho rằng đó là do ảnh hưởng từ việc mang thai. Đó là do tử cung ở giai đoạn càng về cuối thai kỳ sẽ nở ra để chứa chó con ngày một lớn. Vậy nên tử cung sẽ cần nhiều diện tích, làm cho khu vực bao tử bị hạn hẹp nên chó chỉ ăn chút ít, qua loa.

Trong khi đó, dinh dưỡng hấp thụ khi mang thai tác động rất nhiều đến sức khỏe của chó con trong bụng, vậy nên bạn cần bổ sung dinh dưỡng cho chó mẹ kịp thời. Ví dụ, bổ sung thêm thịt cá, sữa, chia bữa ăn chó mẹ thành nhiều bữa nhỏ,…

Chó chui vào những góc nhà tìm ổ

Theo bản năng, vào các tuần cuối thai kỳ, chó mẹ sẽ bắt đầu đi tìm ổ chuẩn bị cho việc lâm bồn. Vậy nên xu hướng của chó sẽ thích những góc nhà ấm áp, kín gió tạo cảm giác an toàn để nuôi con. Chúng thường cào đất rồi “sưu tầm” vải, quần áo hoặc các đồ vật ấm áp vào khu vực này.

4. Dấu hiệu chó mang thai giả

Cũng không loại trừ trường hợp chó mang thai giả hay còn gọi rối loạn tiền kinh nguyệt. Đây là một biểu hiện khá phổ biến bạn cần lưu tâm để chăm sóc chó cưng của mình tốt hơn.

Thông thường tình trạng chó mang thai giả sẽ xuất hiện ở những chú chó mới lớn hoặc chó đã bị hư thai trước đó. Khi mang thai giả, chó thường có đầy đủ các biểu hiện của một chú chó mang thai như bầu vú căng tròn, thậm chí tiết sữa, tìm kiếm ổ đẻ. Tuy nhiên cuối cùng chó không đẻ được.

Trong vòng 1 tháng chó sẽ tự khỏi nên bạn không nên quá lo lắng. Chỉ cần quan tâm chơi đùa với chó nhiều hơn, và cho chó ăn đầy đủ dinh dưỡng.

5. Cách để biết chó có mang thai chính xác

Không cần phải suy đoán mất thời gian, để biết chó có mang thai thật không bạn có thể nhờ đến các công nghệ kỹ thuật hiện đại. Đa số ở các phòng khám cho thú cưng đều sẽ có kèm dịch vụ siêu âm.

Ngay sau khi chó có giao phối khoảng 3-4 tuần, nhận thấy các biểu hiện như núm vú căng hồng, chó thay đổi tính nết, bạn nên đưa chó đi siêu âm. Khi có kết quả siêu âm sớm, bạn sẽ biết cách chăm sóc chó mang thai chính xác và đúng đắn. Đồng thời điều chỉnh chế độ ăn giúp các bé cún phát triển mạnh khỏe hơn.

6. Những lưu ý khi nuôi chó mang bầu

6.1. Chó mang thai nên ăn gì?

Nhiều người khi biết chó mang thai thường vội vàng tăng khẩu phần ăn của chó. Bắt ép chó ăn thật nhiều. Tuy nhiên như vậy không hề tốt và có thể khiến chó trở nên béo phì, thừa cân, ảnh hưởng chó con. Lúc này bạn chỉ nên bổ sung thêm một chút đạm (thêm trứng, thịt, cá,…) vào khẩu phần ăn của chó.

Tại giai đoạn thứ 3 của thai kỳ, tức từ khoảng tuần thứ 5, bạn có thể tăng khẩu phần ăn nhiều hơn vì thai bắt đầu phát triển mạnh, cần nhiều dinh dưỡng. Nếu gia đình có điều kiện, bạn cũng có thể mua cho chó các loại thức ăn dinh dưỡng đóng gói dành riêng cho chó bầu. Lưu ý lúc này chó có xu hướng ăn từng chút một, ăn nhiều lần, nhiều bữa.

6.2. Vệ sinh chó mang thai

Bạn cứ vệ sinh chó mang thai như trước đó vẫn làm, do chó đã quen như vậy. Đừng vội thay đổi cách thức sẽ khiến chó hoảng sợ.

Có thể thay loại xà phòng tắm dịu hơn, có thành phần tự nhiên để tốt hơn cho chó mẹ và con.

Nếu chó sợ tắm, bạn cần vuốt ve chúng nhiều hơn để trấn an tinh thần. Trường hợp chó vùng vẫy thì không nên ép buộc, có thể áp dụng tắm khô và sấy lông cho chó.

Khi cận ngày sinh, bạn không nên tắm chó tránh trường hợp ảnh hưởng sức khỏe của chó mẹ.

6.3. Các lưu ý khác

– Chó rất dễ bị sảy thai trong khoảng ngày 28 đến 45, vậy nên bạn cần lưu tâm, không tác động mạnh lên chó, không cho chúng nhảy cao, chơi đùa cắn nhau.

– Nếu được hãy cho chó ăn thêm các loại rau củ như bí đỏ, bí xanh, rau dền để tăng cường sắt

– Nên cho chó vận động với cường độ vừa phải như dẫn chó đi bộ, tránh trường hợp chó nằm một chỗ ù lì, lười biếng và béo phì

– Dấu hiệu chó sắp sinh như sau: Chó mẹ thở hổn hển, lè lưỡi, thở nhanh, bụng có những cơn gò mạnh

Khi chó cưng của bạn sinh, cũng đừng quên tìm hiểu thêm bài viết sau để muôi dạy chó tốt nhất: CÁCH DẠY CHÓ ĐI VỆ SINH ĐÚNG CHỖ 100% THÀNH CÔNG

2696 views

Chó Mang Thai Bao Lâu? 10 Dấu Hiệu Chó Mang Thai [Chi Tiết A

1. Chó mang thai bao lâu?

Mặc dù chó có nhiều chủng loại với đủ hình dạng và kích cỡ, nhưng thời gian mang thai lại giống nhau.

Hầu hết các giống chó đều mang thai trong khoảng thời gian từ 58 cho đến 64 ngày.

Ngày sinh có thể thay đổi một chút tuỳ thuộc vào giống và kích thước của chó, cũng như số lượng chó con đang mang. Nhưng đại đa số chó sẽ sinh con vào ngày thứ 63 kể từ lúc mang thai.

2. Cách tính thời gian mang thai của chó

2.1. Chu kì động dục

Sau khi đã nắm được chó mang thai bao lâu thì người nuôi cũng phải nắm rõ cách tính toán thời gian mang thai của chó.

Những bé chó cái chưa mang thai lần nào thường sẽ có 2 chu kì động dục trong một năm (cách nhau 6 tháng), một chu kì kéo dài từ 2 đến 3 tuần. Khi chó được 6 đến 15 tháng tuổi sẽ động dục lần đầu tiên. Giống chó nhỏ thường động dục sớm hơn so với giống chó to.

Ở những chú chó đực dễ thụ tinh thành công nhất vào giai đoạn trưởng thành. Chó đực không có chu kì động dục mà sẽ giao phối bất cứ thời gian nào trong năm.

Chu kì động dục ở chó cái có thể chia làm 4 giai đoạn chính:

Giai đoạn tiền động dục: Kéo dài từ 7 – 10 ngày. Lúc này bộ phận sinh dục của chó cái sẽ sưng lên và chảy máu. Chó cái thu hút chó đực nhưng chưa chịu giao phối.

Giai đoạn ghép đôi: Kéo dài từ 5 đến 10 ngày. Lượng máu kinh chảy ra ít dần và sau đó dừng lại. Chó cái thu hút và sẽ chấp nhận giao phối với chó đực. Thời điểm này trứng sẽ rụng, thường là 2 – 3 ngày sau khi giao phối. Tinh trùng của chó đực có thể sống đến 24 giờ trong tử cung của chó cái.

Giai đoạn sau động dục: Kéo dài trong khoảng 2 tháng, lúc này chó cái sẽ không tiếp nhận chó đực nữa và bước vào thời kì mang thai.

Giai đoạn nghỉ ngơi: Diễn ra trong khoảng thời gian chó cái nuôi con cho đến khi bắt đầu chu kì động dục kế tiếp.

2.2. Tính thời gian mang thai

Khi chó vào chu kì động dục, sẽ có 2 trường hợp khiến chó mang thai, các bạn hãy dựa vào đây để tính thời gian mang thai của chó sao cho chính xác nhất.

Mang thai tự nhiên

Đây là quá trình xuất phát từ bản năng tự nhiên của loài chó. Khi đến thời kì động dục, chó đực dùng khứu giác nhạy bén để phát hiện và tìm đến giao phối với chó cái trong bán kính 2 – 3 km. Sau đó chó cái sẽ mang thai.

Với quá trình tự nhiên, thời gian mang thai của chó cái sẽ được tính bắt đầu từ những lần giao phối. Vì việc kết đôi theo tự nhiên phù hợp vào nhiều yếu tố khác nhau nên không thể tính chính xác được thời gian mang thai của chó là lúc nào. Có thể sẽ bị dao động từ 2 – 3 ngày.

Lưu ý: Nếu bạn nuôi chó thả rông ở nhà thì nên chú ý thời kì này để tránh trường hợp chó cái mang thai ngoài ý muốn với bất kì giống chó đực nào xung quanh khu vực. Điều này sẽ dẫn đến sự lai tạo không mong muốn và ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của chó con sau này.

Mang chó đi phối giống

Mang chó đi phối giống sẽ giúp bạn tính toán được chính xác ngày bé chó cái của mình mang thai. Vì bạn chủ động mang chó đến trung tâm để phối với một bé chó đực khác. Bạn có thể tính toán và chia làm nhiều lần phối, lần 1 nên cách lần 2 từ 2 – 3 ngày vì khi đó là thời gian trứng rụng, dễ đậu thai. Cuối cùng, từ ngày đi phối giống cho tới khoảng 63 ngày sau thì chó sẽ đẻ.

3. Dấu hiệu chó mang thai

Thói quen ăn uống bắt đầu thay đổi. Chó cái lúc mới mang thai sẽ chán ăn hoặc thậm chí bỏ ăn. Lúc này bạn không cần ép bé, chỉ cần chuẩn bị sẵn thức ăn yêu thích hoặc sữa tươi để bé có thể dùng một ít.

Chó sẽ ủ rũ và mệt mỏi trong thời gian đầu, nhất là đối với những bé mới mang thai lần đầu tiên. Bạn không nên nhầm lẫn với việc bé bị bệnh. Đây là một biểu hiện hết sức bình thường nên đừng vội vàng cho bé uống thuốc vì sẽ rất có hại tới sức khoẻ của chó mẹ và chó con.

Vào tuần thứ 3 sau kỳ động dục là khoảng thời gian tốt nhất để đưa bé chó của bạn đi bác sĩ thú y kiểm tra. Lúc này bác sĩ có thể biết được chó đã có mang hay chưa.

Chó sẽ tăng cân vào khoảng ngày 21 của thai kỳ, lúc này bạn có thể nhận thấy được sự thay đổi về ngoại hình. Đến ngày thứ 35 việc tăng cân sẽ nhanh hơn và sẽ tiếp diễn trong suốt thai kỳ.

Một chút dịch nhầy có thể được tiết ra từ bộ phận sinh dục của bé chó cái vào khoảng ngày 30 của thai kỳ.

Núm vú của bé chó cái bắt đầu sưng lên và hồng hào hơn ở tuần thứ 5 – 6.

Chó mang thai cũng sẽ ít hoạt động hơn ngày thường, không thích chơi đùa hoặc chạy nhảy quá mức.

Bạn cũng có thể nhận thấy bé chó của mình thể hiện tình cảm nhiều hơn, dịu dàng hơn khi mang thai.

Đến ngày thứ 40 của thai kì, bụng chó đã lớn và bạn có thể dễ dàng nhận thấy những cử động của chó con.

Trước khi đẻ khoảng 7 – 9 ngày núm vú của chó mẹ bắt đầu cứng lại và có thể tiết sữa non. Nếu bé tiết sữa quá sớm thì có thể là dấu hiệu của việc sinh non.

4. Chăm sóc chó mang thai

Nếu bạn đang nuôi một bé chó cái đang mang thai, thì việc lên lịch trình cho ăn và chất lượng bữa ăn là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của chó mẹ và chó con. Để làm tốt việc này, bác sĩ thú y sẽ giúp bạn đưa ra một kế hoạch ăn uống hợp lí nhất cho chó của bạn.

Tuần thứ 1 đến 4

Trong khoảng thời gian nửa đầu thai kỳ không có quá nhiều sự thay đổi nên các bạn cứ cho các bé ăn theo lịch trình như thường ngày.

Tuần thứ 5

Tăng lượng thức ăn lên khoảng 20 – 30%. Chọn loại thức ăn cung cấp nhiều protein, chất béo, năng lượng và khoáng chất. Như thịt bò, thịt gà, trứng vịt lộn,…

Tuần thứ 6 – 7

Vào thời điểm này, chó con sẽ phát triển to lên nên dạ dày của chó mẹ sẽ co lại để nhường chỗ. Bạn nên giảm lượng thức ăn mỗi bữa xuống, nhưng tăng tần suất cho ăn lên khoảng 3, 4 hoặc 5 lần trong một ngày. Tăng cường chất béo bằng cách chọn nhiều thịt đỏ (thịt vịt, thịt lợn, thịt bò) hơn thịt trắng (gà, cá).

Tuần thứ 8 – 9

Ở tuần thứ 8, lượng thức ăn có thể tăng lên 50% so với lúc chưa mang thai. Vào tuần cuối cùng (tuần thứ 9) bé sẽ có dấu hiệu ăn ít lại. Lúc này bạn không nên ép ăn, cứ để tự nhiên. Trước khi sinh khoảng 1 đến 2 ngày, bé sẽ bỏ ăn hoàn toàn. Lúc này bạn cần phải chuẩn bị ổ đẻ và nước uống đầy đủ cho chó.

Giai đoạn sau sinh

5. Dấu hiệu chó sắp đẻ

Ngoài việc tìm hiểu xem chó mang thai bao lâu, biểu hiện cũng như cách chăm sóc khi chó đang mang thai thì bạn cũng nên nắm rõ những dấu hiệu khi chó sắp sinh đẻ để có thể chuẩn bị một cách tốt nhất.

Thường thì trong khoảng thời gian 48 giờ trước khi sinh, chó cái sẽ có những biểu hiện làm ổ như cào, bới chỗ nằm hoặc tìm nơi vắng vẻ. Bộ phận sinh dục sưng lên và tiết chất nhờn trong suốt.

Trong giai đoạn chuyển dạ, chó bắt đầu có biểu hiện cuống quít và kêu rên, thở gấp. Sau đó sẽ bắt đầu rặn để đẩy bọc ối cùng chó con ra ngoài.

Bạn nên lưu ý: Nếu thấy chất dịch màu xanh tiết ra từ bộ phận sinh dục của chó cái, điều này báo hiệu rằng nhau thai đã tách ra và chó sẽ sinh trong vòng 2 – 4 giờ tới. Nếu chó con vẫn chưa xuất hiện thì bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y để được trợ giúp.

6. Lời kết