--- Bài mới hơn ---
Điểm Qua Những Dấu Hiệu Mang Thai Giả
Những Trường Hợp Không Nên Quan Hệ Khi Mang Thai
Mang Thai Ngoài Ý Muốn Chị Em Nên Làm Gì? Hãy Hỏi Bác Sĩ
Thực Phẩm Vàng Cho Mẹ Mang Thai 6 Tuần Để Con Phát Triển Toàn Diện
Những Lưu Ý Phụ Nữ Béo Phì Khi Mang Thai Cần Biết
Áp lực việc sinh nở sau khi kết hôn, tâm lý khao khát muốn có con, … Khiến nhiều chị em có hiện tượng có thai giả. Khi phát hiện ra vấn đề này, nhiều chị em đã rơi vào trạng thái, thất vọng, hụt hẫng, suy sụp tinh thần, … Do đó, việc tìm hiểu trước giúp chị em phân biệt mang thai thật và có thai giả. Từ đó chuẩn bị tâm lý tốt.
Mang thai giả là như thế nào?
Theo bác sĩ chuyên khoa cho biêt: Mang thai giả là hiện tượng chị em có dấu hiệu như mang thai như: Chậm kinh, bụng phình to, … Tuy nhiên thực tế lại không có hiện tượng thụ thai và có bào thai ở trong tử cung.
Những dấu hiệu này có thể là do thay đổi mất cân bằng nội tiết tố hay thực thể.
Theo một thống kê ở Mỹ cho thấy, trong khoảng 22.000 ca sinh nở thì thường có khoảng từ 1 – 6 trường hợp gặp phải hiện tượng mang thai giả. Đặc biệt, tình trạng mang thai tưởng tượng này còn xuất hiện ở cả cánh mày râu.
Vì sao nữ giới có dấu hiệu mang thai giả
Trên thực tế cho đến nay. Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác hiện tượng mang thai giả là do nguyên nhân nào gây ra. Bởi hiện tượng này là hệ quả của mối liên hệ phức tạp giữa vỏ não, vùng dưới đồi, nội tiết tố và tâm lý.
Một số yếu tố được ho là tác động và gây ra hiện tượng mang thai giả gồm:
Các chuyên gia cho biết, hiện tượng có thai giả có thể bắt nguồn từ việc mâu thuẫn về cảm xúc. Một người phụ nữ khi quá khao khát hoặc quá sợ hãi việc mang thai có thể gây ra mâu thuẫn nội tâm. Điều này có thể làm thay đổi hệ thống nội tiết trong cơ thể và dẫn tới nguy cơ xuất hiện các dấu hiệu mang thai giả.
Áp lực phải có thai do một số biến chứng như: Sức ép gia đình, sảy thai, vô sinh, … Khiến nhiều chị em phán đoán sai hiểu lầm những thay đổi trong cơ thể là biểu hiện mang thai.
Những chất hóa học ở trong hệ thần kinh bị thay đổi. Nên dẫn tới trứng trầm cảm. Sự thay đổi này sẽ tác động lên trục hạ đồi – tuyến yên và thượng thận, làm tiết ra nội tiết tố. Điều này sẽ gây ra một số triệu chứng như khi mang thai gồm: Táo bón, bụng to, tăng trọng, tăng nhu động ruột giống cảm giác thai máy.
Dấu hiệu nhận biết mang thai giả phổ biến
Khi có thai giả, nữ giới sẽ gặp phải khá nhiều dấu hiệu giống với việc mang thai thật. Các bạn cần chú ý tới những triệu chứng này để có cách nhận biết và phân biệt rõ ràng. Một số dấu hiệu mang thai giả thường gặp gồm:
Bụng phình to
Đây được xem là triệu chứng thường gặp nhất ở những trường hợp mang thai giả (60% – 90%). Theo đó, ở trường hợp này, các chị em sẽ cảm thấy bụng phình to lên, giống với việc có thai thật. Sự lầm tưởng này khiến các chị em cố gắng bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng và khiến cho vòng 2 ngày một phình lên.
Thực tế, hiện tượng này có thể là do bị đầy hơi, tích tụ các chất thải, tăng cân hay tăng lượng mỡ thừa ở bụng, …
Kì kinh nguyệt bị rối loạn
Triệu chứng phổ biến tiếp theo khi mang thai giả chính là chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, trở nên thất thường. Nhiều chị em gặp phải tình trạng chậm kinh hay mất kinh.
Nguyên nhân của vấn đề này là do khi tâm lý của người phụ nữ quá căng thẳng, lo âu hay stress. Việc sản sinh ra hormone cũng bị tác động. Và khi nội tiết tố mất đi sự cân bằng, nó sẽ làm ảnh hưởng đến dẫn tới các biểu hiện rối loạn của kì kinh.
Cảm giác thai máy
Có khoảng ½ – ¾ nữ giới được chẩn đoán mang thai giả cho biết: Họ thường xuyên cảm nhận được sự chuyển động trong cơ thể mình, giống với hiện tượng thai máy khi có thai. Do tâm lý muốm có thai quá mức. Nhưng thực tế chỉ là do chuyển động của ruột non.
Có dấu hiệu tiền sản giật hoặc co thắt
Khi mang thai giả, nhiều người gặp phải các dấu hiệu của tiền sản giật hay co thắt. Do các cơ quan bị giảm lượng máu nên dẫn tới hội chứng này.
Các triệu chứng thường gặp khi bị tiền sản giật gồm: Cao huyết áp, nước tiểu có albumin, cơ thể bị phù. Trường hợp nặng, người bệnh còn có tình trạng nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ngộp thở,…
Ngực có thể to lên và đôi khi có chút sữa non
Một số nữ giới khi mang thai giả sẽ thấy vùng ngực của mình bị kích thích và tiết ra một chút sữa non. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do cơ thể bị rối loạn nội tiết tố ở mức độ nhẹ.
Dấu hiệu chuyển dạ (1%)
Ở thời điểm được cho là thai đủ tháng, nhiều trường hợp mang thai giả xảy ra tình trạng đau bụng từng cơn giống với dấu hiệu chuyển dạ. Điều này cũng gây ra sự nhầm lẫn cho các chị em.
Các triệu chứng khác
Ngoài những triệu chứng kể trên, khi mang thai giả, các chị em có thể gặp thêm một số triệu chứng khác như:
- Ốm nghén
- Buồn nôn, nôn ói
- Căng ngực
- Màu sắc nhũ hoa thay đổi
- Tăng cân
- Có cảm giác thèm ăn
- Tử cung mở rộng
Các triệu chứng này có thể biểu hiện rõ ràng. Thậm chí bác sĩ cũng cho rằng bạn đã mang thai, nếu như không được kiểm tra kỹ hơn.
Chị em phải làm gì khi có hiện tượng mang thai giả?
Phần lớn các trường hợp mangh thai giả sẽ không tự nhận biết được hiện tượng này thông qua cảm quan bên ngoài. Để xác định được tình trạng này, các chị em sẽ phải đến cơ sở y tế. Để được bác sĩ đánh giá các triệu chứng và thực hiện các phương pháp chẩn đoán như xét nghiệm, siêu âm ổ bụng,…
- Thăm khám lâm sàng: Việc thăm khám khu vực vùng chậu sẽ giúp bác sĩ kiểm tra các triệu chứng mà chị em cho là có thai có chính xác hay không. Hay nó là dấu hiệu của các vấn đề bất thường khác ở cơ quan sinh dục.
- Siêu âm: Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm ổ bụng. Nếu mang thai giả thì chắc chắn sẽ không có hình ảnh thai nhi trong tử cung và không có tim thai.
- Xét nghiệm nước tiểu: Thông thường khi mang thai, chỉ số HCg trong nước tiểu nữ giới sẽ tăng mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn có thai giả, kết quả sẽ là âm tính. Nhưng ít trường hợp bị ung thư tiết ra hormone giống với thai kỳ.
Căn cứ vào những kết quả thu được. Bác sĩ sẽ kết luận người phụ nữ có thực sự mang thai hay không. Trong trường hợp những dấu hiệu này bắt nguồn từ một số lí do khác như: Mang thai ngoài tử cung, béo phì hay ung thư… Thì người bệnh sẽ cần thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng khác để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp.
Điều trị khắc phục triệu chứng mang thai giả như thế nào?
Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết: Mang thai giả không được xem là bệnh lý. Bởi vậy những trường hợp gặp phải hiện tượng này sẽ không phải điều trị bằng thuốc.
Chỉ với những người có các dấu hiệu mang thai giả do bị rối loạn kinh nguyệt. Thì bác sĩ mới kê đơn thuốc để ổn định lại chu kỳ và cải thiện sức khỏe.
Trên thực tế, các trường hợp được chẩn đoán có thai giả đều bắt nguồn từ yếu tố tâm lý. Và nhiều chị em khi phát hiện bản thân có thai giả thường cảm thấy thất vọng. Thậm chí là dẫn đến trầm cảm và hoang mang.
Áp dụng các giải pháp tâm lý là biện pháp khắc phục tình trạng mang thai giả cho các chị em. Bác sĩ cần phải nhẹ nhàng và kiên nhẫn giải thích về kết quả cũng như: Đưa ra các phương pháp hỗ trợ trong việc điều trị tâm lý hay trị liệu. Giúp người bệnh có thể khôi phục tâm trạng một cách nhanh nhất. Và chuẩn bị sức khỏe cho lần mang thai thực sự.
Đặc biệt, quá trình này đòi hỏi phải có sự đồng hành, chia sẻ của người thân. Nhất là từ chồng để người phụ nữ có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này.
--- Bài cũ hơn ---
Bật Mí Những Loại Trái Cây Bà Bầu Không Nên Ăn Trong Thai Kỳ
Những “thực Phẩm Vàng” Giúp Mẹ Bầu Sinh Con Thông Minh
Những Thực Phẩm Lợi Sữa Dành Cho Bà Bầu
Những Thực Phẩm Bà Bầu Nên Và Không Nên Ăn Khi Mang Thai Các Chị Em Nên Biết
Những Thực Phẩm Bà Bầu Nên Kiêng Trong Suốt Thai Kỳ