Top 13 # Các Loại Hải Sản Bà Bầu Không Nên Ăn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Bà Bầu Có Nên Ăn Hải Sản Không Và Các Loại Hải Sản Tốt Cho Bà Bầu?

Bà bầu có nên ăn hải sản không?

Do lo ngại về lượng tiêu thụ thủy ngân có trong một số hải sản sống tại vùng biển bị ô nhiễm, nên nhiều chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn hải sản. Tuy nhiên, hải sản là một nguồn cung cấp acid béo omega-3 tuyệt vời. Tiêu thụ ít nhất 226gr cá giàu acid béo omega-3 mỗi tuần có thể mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của thai nhi. Những lợi ích này bao gồm giảm nguy cơ sinh non, tăng cường phát triển trí não và thị lực.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyên bạn nên ăn 2 – 3 bữa hải sản mỗi tuần. Nên lựa chọn các loại hải sản sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chỉ ăn khi đã được nấu chín.

Ăn hải sản đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu

Các loại hải sản tốt cho bà bầu và có thể ăn 2 – 3 bữa mỗi tuần như: Cua biển, tôm, cá hồi, sò điệp, tôm hùm đất, cá tuyết chấm đen, tôm hùm…

phụ nữ mang thai cũng có thể có 1 bữa cá mỗi tuần sau đây: Cá nục, cá hồng, cá ngừ…

Ngoài ra, bạn có thể ăn thêm một số loại thủy sản có lợi khác như: Cá chép, cá tra, tôm, tép, cua đồng…

Bà bầu không nên ăn hải sản sống hay tái, nhất là các món sushi, sashimi, hàu sống, gỏi cá… vì chúng có thể chứa vi khuẩn Salmonella và Vibrio vulnificus gây ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm bao gồm nôn, tiêu chảy, đau bụng, thậm chí là tử vong.

Nên đọc

Phụ nữ mang thai nên tránh các loại hải sản có tiềm năng chứa nhiều thủy ngân như: Cá thu, cá kiếm, cá ngừ mắt to, cá cờ, cá tráp cam…

Tiếp xúc với thủy ngân có thể gây hại cho thai nhi. Nó có thể dẫn đến các vấn đề thần kinh và bất thường bẩm sinh.

Nên chọn mua hải sản tươi. Vì khi đã chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thường, hải sản rất nhanh bị vi khuẩn xâm nhập và làm biến chất mùi vị của hải sản, sản sinh độc tố và đe dọa sức khoẻ của người ăn. Điển hình như với cá ngừ, cá thu, vi khuẩn xâm nhập vào thớ cá làm biến đổi acid amin histidine thành histamine, nhẹ thì gây dị ứng (ngứa ngáy, da đỏ ửng, nóng bừng), nặng thì ngộ độc (nôn ói, đau đầu, khó thở…). Nếu chưa ăn hải sản ngay, bạn nên bảo quản chúng trong hệ thống cấp đông, tủ lạnh hoặc trong đá bào nhỏ phủ kín… Không ăn hải sản lạ, có màu sắc, mùi vị lạ hoặc hải sản ở các khu vực bị ô nhiễm, không được bảo quản, chế biến hợp vệ sinh.

Biết Tuốt H+

Bà Bầu Nên Ăn Hải Sản Gì, Tránh Ăn Hải Sản Gì?

Cá và các loại hải sản khác chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho cả bà bầu và thai nhi đang phát triển. Một số loại cá rất giàu DHA – dưỡng chất cần thiết cho em bé. Tuy vậy, một số loài cá và hải sản cũng có chứa thủy ngân độc hại. Bởi vậy, bà bầu nên cẩn trọng khi ăn hải sản.

Ăn hải sản khi mang thai có lợi ích gì?

Cá rất giàu kẽm, sắt, protein cần thiết cho sự tăng trưởng của thai nhi. Các acid béo omega-3 có trong hải sản cũng giúp phát triển não bộ cho bé. DHA có trong cá giúp ngăn ngừa trầm cảm sau sinh, giảm các vấn đề về tim mạch và huyết áp, tốt cho não bộ của cả mẹ và bé.

Bà bầu nên ăn hải sản gì?

Cá ngừ có chứa thủy ngân, vì vậy bạn cần kiểm soát khẩu phần khi ăn. Trong một tuần, bạn chỉ nên ăn khoảng 140gr cá ngừ đã nấu chín.

Cá béo tuy tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều, bởi chúng có thể chứa một số chất gây hại như PCB và dioxin. Bà bầu chỉ nên ăn cá 2 lần/tuần.

Các loại cá béo nên ăn là: Cá trích, cá mòi, cá hồi, cá thu. Ngoài ra, bà bầu cũng nên ăn cá vược và cá chim – đây là những loại cá được đánh giá là an toàn và chứa nhiều dưỡng chất tốt.

Bà bầu không nên ăn hải sản gì?

Bà bầu nên tránh ăn động vật có vỏ sống, vì sẽ dễ bị nhiễm vi khuẩn hoặc các chất độc hại khác, không an toàn cho em bé. Động vật có vỏ được nấu chín kỹ thì an toàn. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn nghi ngờ và lo lắng, tốt nhất nên tránh.

– Cua- Sò điệp- Hàu- Tôm- Sò- Trai – Tôm hùm đất- Ốc mút

Để tránh các vấn đề về tiêu hóa hoặc các biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi, bà bầu chỉ nên ăn các loại cá hay hải sản đã được làm sạch, nấu chín kỹ.

Mẹ Bầu Ăn Hải Sản Có Sao Không, Nên Ăn Và Tránh Những Loại Nào?

Hỏi:

Em mới mới mang thai lần đầu, vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm. Em muốn hỏi là mang thai ăn hải sản có hại cho bé không bé ạ? Mẹ chồng em nói em chỉ nên ăn thịt và cữ những loại đồ biển vì sẽ có hại cho bé. Không biết điều này có đúng không mong được Mommy Baby giải đáp.

Bạn Hường, 23t, TPHCM

Trả lời:

Mẹ bầu ăn hải sản bình thường, không sao cả. Vì vậy, em hoàn toàn có thể ăn hải sản chứ không nhất thiết phải loại bỏ tất cả những thực phẩm này ra khỏi thực đơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy bên trong hải sản có chứa khá nhiều chất dinh dưỡng tốt cho hệ thần kinh và sự phát triển của trẻ.

Tuy nhiên em cần ghi nhớ những nguyên tắc sau để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.

Không ăn đồ sống

Nếu em muốn ăn hải sản trước hết chúng phải được nấu chín kỹ. Tránh không ăn bất kỳ hải sản sống nào trong thời gian này. Hải sản sống sẽ còn chứa các ký sinh trùng và vi khuẩn có hại như listeriosis, toxoplasmosis và salmonella.

Hải sản nên được nấu chín ở nhiệt độ cao, và được kiểm tra kỹ. Thức ăn chưa chín cũng nguy hiểm như thức ăn sống. Nếu như thức ăn đã nguội thì nên hâm nóng lại trước khi ăn.

Tránh những loại cá hay hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân cao

Thực tế thì tất cả các loại cá đều có chứa hàm lượng thủy ngân ít hay nhiều. Do đó nếu sử dụng quá nhiều sẽ có thể gây hại cho em bé của em.

Em nên tránh không nên ăn các loại cá như cá kiếm, cá thu lớn, cá mập. Em nên chọn các loại có thủy ngân thấp như tôm, cá hồi, nghêu, cá rô phi và cá da trơn. Riêng cá ngừ em cũng có thể ăn nhưng hạn chế không ăn quá 100gram mỗi tuần.

Nên ăn khoảng 200 gram tất cả hải sản trong 1 tuần, và tối đa không quá 300 gram một tuần

Những loại hải sản mẹ bầu nên ăn và không nên ăn

Mẹ bầu ăn hải sản gì an toàn?

Cua Mực ống

Tôm càng Cá mòi

Cá hồi Cá trích

Cá rô phi Sò điệp

Cá cơm Cá hồi

Hàu Tôm

Cá rô

Mẹ bầu hạn chế ăn loại hải sản nào?

Tôm hùm

Cá chép

Cá chim lớn

Cá mú

Cá ngừ

Cá tuyết

Mẹ bầu không nên ăn loại hải sản nào?

Cá thu lớn

Cá mập

Cá kiếm

Trên là một số chia sẻ về dinh dưỡng khi mang thai dành cho các mẹ bầu. Đây là thời kỳ khá nhạy cảm nên các mẹ chú ý trong việc ăn uống, sử dụng thuốc men. Tốt nhất nên đi các phòng khám sản khoa để được bác sĩ chuyên môn tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho từng mẹ. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trong suốt thai kỳ mà không có sự tư vấn của bác sĩ.

Bà Bầu Có Nên Ăn Hải Sản Cua Ghẹ Không?

Khi người mẹ mang thai thì vấn đề thực phẩm luôn đóng vai trò quan trọng. Vì thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe người mẹ và cả thai nhi trong bụng.

Và có nhiều mẹ bầu hay đặt câu hỏi là “bà bầu có ăn được hải sản cua ghẹ không”. Có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Vậy hãy cùng nghebep.hatenablog.com tham khảo bài viết này

Dinh dưỡng trong cua

Chúng ta đều biết cua là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều canxi, omega 3, và các vitamin nhóm B, chất béo. Ngoài ra thịt cua ghẹ chứa nhiều sắt, kẽm cao hơn cả thịt gà.

Và chính những dưỡng chất rất cần thiết và hữu ích cho phụ nữ mang thai.

Trong thời kì thai nghén, mẹ và bé đều cần được cung cấp một lượng lớn canxi để bổ sung cho hệ xương và răng. Thiếu canxi, mẹ bầu có thể đối mặt các cơn đau nhức khớp xương, chảy máu chân răng…Thai nhi thiếu canxi sinh ra nhẹ cân, thấp còi.

Và thời gian này chính là lúc mà mẹ bầu cần được bổ sung một lượng lớn canxi để cho đảm bảo được sức khỏe cho mẹ và cả thai nhi.

Tuy nhiên, một số lưu ý cho mẹ bầu là trong thịt cua, đặc biệt là cua biển chứa 1 lượng thủy nhan có thể ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Ngoài ra theo các nhà nghiên cứu khoa học thì trong thịt cua có chứa 2 chất độc đó là dioxin và polychlorinated biphenyls là chất gây phát ban vô cùng độc hại. Một lượng nhỏ dioxin và polychlorinated biphenyls nếu nhiễm phải có khả năng tấn công hệ miễn dịch, phá hủy chức năng hệ thần kinh, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh gây sinh non, sảy thai ở thai nhi.

Vậy nên câu hỏi bà bầu có nên ăn thịt cua không đã được trả lời. Các mẹ bầu vẫn ăn thịt cua được tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều. Theo khuyến cao là trong 1 tuần thì chỉ nên ăn khoảng 200gr thịt cua và bổ sung các loại thực phẩm tốt khác.

Ăn cua như thế nào mới đúng

+ Lựa chọn thịt cua: Mẹ bầu chỉ nên mua thịt cua tươi, ngon, chất lượng đảm bảo để chế biến.

Hạn chế ham rẻ mà ăn cua chết hoặc quá ươn thì không tốt cho sức khỏe. Nếu được thì các mẹ bầu nên cần trọng cần xem mặt hàng này có nguồn gốc đảm bảo không vì hiện này tình trạng hóa chất bảo quản thực phẩm rất nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

+ Không ăn thịt cua, gỏi cua: Các loại đồ ăn hải sản thường được ăn sống nhưng bà bầu nên tránh xa cách ăn này vì nguy cơ nhiễm khuẩn, sán, đặc biệt là vi khuẩn Listeria monocytogenes thường gặp ở các loại thịt sống có khả năng tấn công hệ miễn dịch của con người. Sau khi sơ chế sạch sẽ thịt cua cần được đun nấu chín cẩn thận.

+ Thịt cua, canh cua để qua đêm mẹ bầu không nên ăn vì dễ lạnh bụng hoặc đồ ăn đã nhiễm khuẩn mặc dù được cất giữ trong tủ lạnh.

+ Tránh uống trà, ăn quả hồng trước hoặc sau bữa ăn có thịt cua bởi đây là những thực phẩm kị kết hợp với nhau. Bạn có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nếu chẳng may ăn cùng nhau.

Một số lưu ý nữa là khi các mẹ bầu ăn thịt cua hay ghẹ mà xuất hiện các triệu chứng lạ, hay có dị ứng như nổi mân đỏ, ngứa thì mẹ bầu nên dừng ngay việc ăn cua và cần hỏi các y sĩ chuyên khoa.

Gợi ý những món ngon từ cua cho mẹ bầu

Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua và dưới đây là một vài gợi ý giúp mẹ bầu đa dạng thực đơn khi chế biến thịt cua.

– Bún riêu cua: Là món bún thanh mát được nhiều người yêu thích ăn trong bữa sáng.

– Canh cua: Canh cua rất thích hợp để giải nhiệt trong những ngày oi nóng, dễ ăn được nhiều chị em nội trợ yêu thích.

– Canh cua bí đao, canh cua rau đay… có tác dụng lợi tiểu, giảm phù nề, thanh nhiệt cơ thể.

– Nem cua, chả cua: Các món ăn này thường được chiên xào qua dầu mỡ, tuy ngon miệng nhưng mẹ bầu không nên ăn nhiều dễ gây khó tiêu.

– Cua biển, ghẹ hấp.

Khi ăn hải sản cần lưu ý những vấn đề sau

+ Hải sản là loại thực phẩm có thể bị nhiễm độc tố ở những vùng biển bị ô nhiễm, có thể gây các vấn đề nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Do vậy mà cua ghẹ cũng nên ăn vừa phải, mỗi tuần ăn 1-2 lần, mỗi lần khoảng 1-2 con nhỏ, ăn nhiều thái quá cũng không tốt.

+ Trong giai đoạn ốm nghén thì mùi hải sản có thể gây nôn ói cho mẹ bầu nên các mẹ bầu cần lưu ý vấn đề này.

+ Lựa chọn cẩn thận loại cua ghẹ tươi sống, tránh loại đã bị chết. Loại cua ghẹ đã chết sẽ tăng nguy cơ dị ứng, kèm với khả năng nhiễm khuẩn cao.

+ Cua ghẹ giàu đồng và selen nên có thể làm giảm hiệu quả của thuốc, cần biết để tránh trong quá trình dùng thuốc. Ví dụ như đồng làm giảm hấp thu sắt và kháng sinh, selen làm chậm quá trình đào thải thuốc giảm đau khỏi cơ thể nên sẽ tăng tác dụng phụ của thuốc, tăng dược tính của thuốc chống đông máu nếu đang uống thuốc này, làm tăng nguy cơ bị sung huyết,…

+ Nếu bà bầu đang bị ho thì nên tránh ăn cua ghẹ cho đến khi khỏi bệnh.

+ Khi chế biến nên rửa sạch và nấu chín kỹ vì cua ghẹ rất dễ bị nhiễm khuẩn. Khi ăn nên bỏ phần yếm, mang, và tuyến gan tụy (phần dịch lỏng màu vàng) vì đây là nơi tập trung nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng, và là phần dễ gây dị ứng nhất.

+ Bà bầu, đặc biệt là giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, không nên ăn nước luộc cua ghẹ vì các chất độc hại (nếu có) sẽ thôi nhiễm ra nước nhiều nhất.

Vậy qua bài viết này bạn đã thấy được những lợi ích và cũng như những việc mà chúng ta cần tránh khi ăn thịt để giữ sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhỉ

Chúc mẹ bầu nhiều sức khỏe

Tham khảo thêm: Mẹ bầu ăn bí đao được không