Top 12 # Bị Trĩ Khi Mang Thai Tháng Cuối Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Bị Trĩ Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối

không ít mẹ bầu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối do ảnh hưởng của sự thay đổi hormone, tăng cân quá nhiều hoặc do bị táo bón kéo dài. tuy nhiên, chị em không nên quá lo lắng bởi việc điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt cho khoa học, kết hợp cùng các giải pháp tự nhiên có thể giúp kiểm soát tốt triệu chứng bệnh hạn chế được những ảnh hưởng đến thai kỳ.

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối nguyên nhân do đâu?

Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng bởi bệnh trĩ nhiều nhất, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. búi trĩ hình thành khi các tĩnh mạch nằm trong ống hậu môn trực tràng bị đè nén liên tục. áp lực này sẽ khiến các lớp đệm nâng đỡ tĩnh mạch bị suy giãn và đến một ngày nào đó nó sẽ phình to, nằm bít ngang hậu môn hoặc sa ra ngoài.

Cũng như nhiều đối tượng khác, phụ nữ mang thai 3 tháng cuối có thể mắc các loại trĩ như bệnh trĩ ngoại, trĩ nội hay trĩ hỗn hợp. các nguyên nhân khiến chị em bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối bao gồm:

– Rối loạn nội tiết:

Khi mang thai 3 tháng cuối, nội tiết tố progesterone tăng cao khiến các tĩnh mạch bị suy yếu và co giãn bất thường. chúng rất dễ bị sưng phình khi có lực tác động, chẳng hạn như rặn mạnh khi đi cầu hoặc ngồi lâu…

– Do táo bón:

Sự gia tăng của hormone progesterone cũng đồng thời khiến cho hoạt động của nhu động ruột trở nên trì chệ. Thức ăn khi vào trong đường ruột sẽ di chuyển một cách chậm chạp và lâu được tiêu hóa. Đây là nguyên nhân khiến cho nhiều bà bầu bị táo bón ngay từ khi mới mang thai.

Tình trạng táo bón thường có khuynh hướng kéo dài cho đến hết thai kỳ và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. mỗi khi đi ngoài, bà bầu đều phải cố gắng rặn mạnh làm gia tăng áp lực lên vùng hậu môn. đây chính là mầm mống phát triển bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối.

– Chế độ dinh dưỡng không hợp lý:

Với mong muốn thai nhi được khỏe mạnh và có sự phát triển tốt nhất, đa số các mẹ đều cố gắng tẩm bổ bằng các thức ăn giàu chất đạm khó tiêu hóa. trong khi đó lượng chất xơ cũng như nước bổ sung lại không tương xứng vô tình khiến chị em mắc chứng táo bón triền miên. bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối là một hậu quả tất yếu.

– Do áp lực từ tử cung và thai nhi:

Trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi đã phát triển hoàn thiện và có sự gia tăng mạnh về cân nặng. Lúc này, tử cung cũng phải nới rộng hết cỡ đảm bảo đủ không gian sống cho em bé trong bụng. Tất cả những yếu tố này cộng hưởng tạo ra sức ép rất lớn lên vùng chậu và khiến cho các tĩnh mạch ở hậu môn ngày càng phình to.

– Bổ sung nhiều sắt và canxi:

Sắt và canxi là những khoáng chất quan trọng được khuyến khích bổ sung trong thai kỳ. Mặc dù có lợi nhưng việc tùy tiện uống thuốc bổ bừa bãi mà không theo sự chỉ dẫn của bác sĩ có thể khiến bà bầu gặp tác dụng phụ. Thường gặp nhất là tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón. Từ đây bệnh trĩ cũng có cơ hội phát triển.

– Có tiền sử bị trĩ trước đây:

Nếu một người phụ nữ từng bị trĩ trước khi mang thai, bệnh của họ sẽ có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn trong thai kỳ, đặc biệt là ở 3 tháng cuối.

Một số yếu tố làm tăng nguy bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối:

Dấu hiệu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối

Phụ nữ mang thai bị trĩ thường có các biểu hiện như sau:

Đi ngoài ra máu: Lúc mới bị trĩ, lượng máu khá ít và chỉ đủ dính vào khăn giấy. Càng ngày, số lần đi ngoài ra máu cũng như lượng máu mất tỷ lệ thuận với mức độ nặng của bệnh. Máu có thể phun bắn ra tia hoặc nhỏ giọt.

Búi trĩ sa ra cửa hậu môn: Các trường hợp bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối ở giai đoạn nặng có thể bắt đầu thấy búi trĩ sa ra cửa hậu môn. Búi trĩ có bề mặt nhẵn bóng, mềm giống như cục thịt thừa. Nó thường xuất hiện sau khi đi đại tiện, có thể tự co lên hoặc phải dùng tay đẩy mới thu lại vào trong hậu môn. Một số trường hợp búi trĩ nằm hẳn ngoài cửa hậu môn không thể thu vào được.

Ngứa và ẩm ướt hậu môn: Sự xuất hiện của búi trĩ có thể khiến chất thải bị ứ đọng lại khiến cho hậu môn bị kích ứng và ngứa ngáy. Ngoài ra, khi sưng to búi trĩ còn tiết dịch tạo cảm giác ẩm ướt ở đáy quần lót và càng làm tăng cơn ngứa.

Khó khăn, đau đớn khi đi vệ sinh: Búi trĩ sưng to nằm chắn ngay đường đi của phân sẽ khiến bà bầu gặp khó khăn khi đi ngoài, phải rặn mạnh để đẩy phân đi qua. Sự ma sát giữa phân với búi trĩ có thể khiến bà bầu đau đớn khó chịu.

Có cảm giác đi ngoài không hết phân: Búi trĩ làm cản trở hoạt động thải phân ra ngoài nên nếu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối, bà bầu sẽ có cảm giác vẫn còn sót phân sau mỗi lần đi đại tiện.

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó cũng gây ra một số ảnh hưởng nhất định cho mẹ bầu khi mang thai 3 tháng cuối, nhất là các trường hợp bị trĩ nặng.

Khi mắc căn bệnh này, tình trạng ngứa ngáy, đau rát hậu môn sẽ xảy ra thường xuyên khiến mẹ bầu khó tránh khỏi cảm giác lo lắng, khó chịu, tinh thần không được thoải mái.

Đặc biệt, nếu bệnh trĩ gây đi ngoài ra máu kéo dài, chị em có nguy cơ bị thiếu máu rất cao. Từ đó gây ra các triệu chứng khác như mệt mỏi, choáng váng và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thai kỳ.

Bên cạnh đó, nếu không được kiểm soát tốt, bệnh trĩ cũng có thể gây ra một số biến chứng cho mẹ bầu như:

Phụ nữ mang thai bị trĩ 3 tháng cuối có sinh thường được không?

Trường hợp bị trĩ cấp độ 1&2: Lúc này bệnh trĩ vẫn còn nhẹ và chưa gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Nếu sức khỏe của mẹ tốt và thai nhi không có vấn đề thì có thể sinh thường được. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dưới áp lực của việc rặn đẻ khi sinh thường, tĩnh mạch hậu môn vốn đang bị suy yếu có thể sưng phồng đẩy búi trĩ thò ra ngoài khiến chị em bị đau âm ỉ kéo dài sau sinh.

Trường hợp bị trĩ độ 3&4: Đây là các cấp độ nặng của bệnh trĩ. Búi trĩ có thể sa ra ngoài và không trở lại hậu môn được nữa. Nếu bà bầu sinh thường thì sẽ mất nhiều sức khi rặn. Đồng thời, áp lực rặn đẻ cũng khiến búi trĩ sưng to gây chảy máu nhiều hơn. Điều này có thể khiến chị em có nguy cơ gặp phải một số biến chứng như thiếu máu, thuyên tắc trĩ.

Đây hẳn là vấn đề mà rất nhiều mẹ bầu băn khoăn. việc bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối phải sinh mổ hay sinh thường còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe tổng thể của mẹ.

Để đưa ra được quyết định đúng đắn về việc sinh thường hay sinh mổ, trước thời điểm dự sinh chị em có thể tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa . Cần tìm hiểu kỹ mặt lợi hại của hai phương pháp sinh và những tác động từ việc sinh đẻ tới bệnh trĩ, đồng thời căn cứ vào sức khỏe tổng thể của bản thân để đưa ra được sự lựa chọn an toàn nhất.

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối phải làm sao?

Giai đoạn mang thai 3 tháng cuối là thời điểm hết sức nhạy cảm. việc lựa chọn phương pháp điều trị cần phải thận trọng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. lúc này, việc phẫu thuật cắt trĩ hiếm khi được chỉ định. bà bầu được khuyến khích nên thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và áp dụng các mẹo dân gian để khắc phục bệnh trĩ một cách tự nhiên.

1. Tắm với nước ấm

Ngâm mình trong bồn nước ấm là giải pháp đơn giản giúp mẹ bầu có thể xoa dịu cảm giác khó chịu do bệnh trĩ mang lại. Thêm vào đó, nước ấm còn thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong toàn bộ cơ thể, giải phóng áp lực cho các tĩnh mạch trĩ ở hậu môn trực tràng, qua đó ngăn chặn không cho búi trĩ tiếp tục sưng to hơn.

2. Chườm lạnh giảm sưng đau cho mẹ bầu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối

Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn sẽ khiến các mẹ đau đớn, khó chịu. Hãy lấy một bọc đá lạnh chườm trực tiếp vào hậu môn khoảng 10 phút, cảm giác đau sẽ được làm dịu hẳn. Đá lạnh cũng có tác dụng đóng băng các tế bào, làm búi trĩ bớt sưng. Lặp lại mẹo này vài lần trong ngày nếu sau đó mẹ vẫn còn cảm thấy đau.

3. Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục chính là chìa khóa có một sức khỏe tốt và giúp cơ thể chống lại bệnh tật, điều này đúng đối với mọi đối tượng, kể cả bà bầu.

Trong 3 tháng cuối, bụng phát triển khá to và cân nặng cũng tăng mạnh khiến mẹ có cảm giác nặng nề, tuy nhiên hãy cố gắng duy trì thói quen tập thể dục đều đặn, nhất là khi mẹ đang bị bệnh trĩ. hoạt động thể chất ở mức hợp lý không chỉ giúp mẹ dễ dàng sinh nở mà còn giúp giảm stress, kích thích tiêu hóa, ngừa táo bón, cải thiện lưu thông tuần hoàn máu, góp phần kiểm soát tốt bệnh trĩ.

Phụ nữ bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối có thể lựa chọn các bộ môn thể dục nhẹ nhàng như:

Điều quan trọng là mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có được kế hoạch luyện tập phù hợp, an toàn. Tránh các hoạt động thể chất có cường độ mạnh hoặc tập luyện quá sức sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, thậm chí sinh non.

4. Cách chữa bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối bằng rau diếp cá

Rau diếp cá giàu Quercetin và Isoquercetin – những chất đã được chứng minh về khả năng làm bền thành mạch, kháng viêm, giảm đau. Chính vì vậy, thực phẩm này đã trở thành cứu cánh cho nhiều bà bầu bị trĩ.

Để điều trị bệnh, các mẹ chỉ cần nấu nước lá diếp cá đem xông hậu môn mỗi ngày 1 lần . Chờ cho đến khi nước nguội thì láy bã lá đắp vào hậu môn khoảng 10 phút nữa giúp giúp giảm ngứa, thu nhỏ búi trĩ.

5. Sử dụng tinh dầu

Sử dụng tinh dầu cũng là mẹo trị bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối an toàn cho bà bầu. sở hữu đặc tính kháng viêm tự nhiên, các loại tinh dầu như dầu dừa, dầu ô liu có thể giúp giảm sưng đau ở hậu môn, loại bỏ các cơn ngứa ngáy khó chịu cho mẹ.

Mẹ hãy lấy tinh dầu bôi trực tiếp ngay cửa hậu môn. Để khoảng 20 phút say mới được rửa lại. Duy trì bôi tinh dầu 2 – 3 lần mỗi ngày để thấy được hiệu quả rõ ràng.

6. Điều trị bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối bằng thuốc kê đơn

Bà bầu chỉ nên sử dụng thuốc trong các trường hợp bất khả kháng khí búi trĩ sưng đau nặng và đã áp dụng các biện pháp tự nhiên nhưng không có hiệu quả. Bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc điều trị tại chỗ được phép sử dụng trong thai kỳ để giảm nhẹ triệu chứng cho mẹ và ngăn chặn không để bệnh trĩ tiếp tục phát triển nặng hơn. Chẳng hạn như Hemorrhostop, Rectostop hay Titanoreine…

Để giảm thiểu rủi ro khi sử dụng thuốc tây, mẹ bầu chú ý chỉ nên sử dụng loại thuốc được bác sĩ chỉ định và tuân thủ đúng liều lượng, thời gian dùng thuốc được hướng dẫn trong đơn.

Chế độ ăn uống sinh hoạt giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối

Uống nhiều nước, mỗi ngày tối thiểu 2 lít. Nước giúp duy trì lượng ối cho bà bầu, đồng thời góp phần tích cực trong việc chống táo bón, làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối là điều không ai muốn. tuy nhiên mẹ bầu cũng không nên quá loa lắng khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. ngay khi có dấu hiệu bị trĩ, hãy tới bệnh viện gặp bác sĩ để được tư vấn lựa chọn một phương pháp điều trị an toàn, phù hợp.

Top 5 loại trái cây tốt cho người bị bệnh trĩ nên ăn

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh trĩ của vừng đen

Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/bi-tri-khi-mang-thai-3-thang-cuoi)

Bị Bệnh Trĩ Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối

Đối với bà bầu, trĩ là một chứng bệnh rất dễ gặp, đặc biệt là khi mang thai 3 tháng cuối. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, cụ thể như sau:

Vào những tháng cuối của thai kỳ, kích thước thai nhi ngày càng lớn kéo theo sự to lên của tử cung. Điều này sẽ làm tăng áp lực cho xương chậu, nhất là tĩnh mạch gần vùng hậu môn và trực tràng khiến các tĩnh mạch sưng lên, gây đau.

Trong quá trình mang bầu, thể tích máu tăng cao dẫn đến tình trạng tắc tĩnh mạch. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh thường gặp.

Sự tăng lên của nồng độ hormone progesterone làm cho các tĩnh mạch bị giãn, dễ sưng nên làm tăng nguy cơ bị trĩ cho bà bầu.

Ngoài các nguyên nhân gây bệnh phổ biến, còn có những yếu tố khác tác động đến hậu môn dẫn đến bà bầu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối:

Bị táo bón, thường xuyên phải rặn khi đi ngoài.

Ngồi hoặc đứng quá lâu trong thời gian dài.

Trong quá trình mang thai trọng lượng cơ thể tăng lên quá nhiều.

Khi bà bầu bị bệnh trĩ, các triệu chứng dễ nhận thấy gồm ngứa, đau hậu môn. Ngoài ra, có thể chảy máu khi đi đại tiện, làm chị em khó chịu, đau đớn. Tuy nhiên, một điều may mắn là mang thai 3 tháng cuối bị trĩ ít khi gây ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Quá trình chuyển dạ, rặn khi sinh có thể gây áp lực lên vùng bụng khiến các triệu chứng nặng hơn, nhưng chúng sẽ biến mất sau sinh một thời gian.

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối phải làm sao?

Việc điều trị bệnh khi đang mang bầu cần phải đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn bé. Do đó, để làm giảm triệu chứng, phòng ngừa biến chứng, các mẹ nên tham khảo và áp dụng một số biện pháp sau đây:

Nên ngâm hậu môn trong nước ấm, để tăng hiệu quả, chị em có thể ngâm nhiều lần trong ngày.

Có thể sử dụng các loại thuốc bôi trơn hậu môn để giúp việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn.

Để giảm sưng đau, có thể dùng túi chườm lạnh để chườm lên hậu môn nhiều lần trong ngày.

Nếu bị ngứa, có thể sử dụng baking soda dạng ướt hoặc dạng khô để bôi trực tiếp lên hậu môn.

Giữ hậu môn luôn ở trạng thái khô ráo, sạch sẽ bằng cách dùng khăn vải mềm nhúng vào nước ấm, sau đó dùng nó để lau nhẹ hậu môn sau khi tắm. Bởi hậu môn ẩm ướt có thể gây kích ứng, khiến bệnh nặng thêm.

Sử dụng các loại thuốc tây là cách nhanh chóng giúp điều trị triệu chứng. Nhưng cần phải tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối

Thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ cho cơ thể. Nó thường có nhiều trong các loại trái cây như lê, quả mọng nước, bơ; các loại rau như bông cải xanh, ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, các loại đậu…

Uống nhiều nước, thường phụ nữ có thai nên uống khoảng 3 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, có thể bổ sung cho cơ thể các loại vitamin cần thiết bằng cách dùng các loại nước ép trái cây, sinh tố…

Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, thường xuyên di chuyển, vận động nhẹ nhàng sẽ giúp máu được lưu thông tốt hơn. Tránh gặp phải tình trạng táo bón.

Nên nằm nghiêng khi ngủ để làm giảm áp lực xuống phần tĩnh mạch trực tràng.

Ngoài các biện pháp ngăn ngừa táo bón, các chị em cũng cần phải chú ý:

Không bưng bê hoặc làm các công việc đòi hỏi gắng sức nhiều để tránh làm tăng áp lực lên vùng bụng.

Khi bị ngứa hậu môn, không nên gãi quá mạnh. Vì nếu bị trầy xước trên da sẽ làm ảnh hưởng đến tĩnh mạch.

Hạn chế tăng cân quá nhiều, bởi trọng lượng cơ thể tăng quá nhanh sẽ làm tăng áp lực lên trực tràng, tăng nguy cơ bị trĩ.

Không nên ăn các thực phẩm mặn, chứa nhiều muối. Vì sử dụng những thực phẩm này sẽ gây tích nước, tăng lượng dòng máu lưu thông.

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối sẽ gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Do đó, áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho bản thân sớm sẽ giúp các mẹ tránh được nguy cơ mắc bệnh, đảm bảo được sức khỏe cho bản thân.

Bị Trĩ Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối Và Cách Xử Lý

Thứ Năm, 17-11-2016

Chào mọi người, Mình mang thai tới tháng thứ 6 rồi nhưng mình đang rất hoang mang không biết nên xử lý thế nào là tốt nhất. Các triệu chứng của bệnh trĩ gây ngứa ngáy, chảy máu, đau rát vùng hậu môn. Nhất là khi sờ vào vùng hậu môn mình thấy có 1 u nhú nhỏ lòi ra rồi. Tham khảo một vài biện pháp chữa trị bệnh trĩ thường dùng thuốc và hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên mình đang mang thai cả 2 phương pháp này mình sợ ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng. Xin mọi người tư vấn giúp bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối và cách xử lý như thế nào là hiệu quả nhất được ạ. Rất mong chị em có kinh nghiệm tư vấn giùm.

Nếu như bị trĩ khi mang thai ở mức độ nhẹ 1 , 2 thì bệnh nhân có thể tham khảo một số các trị bệnh trĩ an toàn từ thiên nhiên như:

Có thể bổ sung rau diếp cá quá đường ăn uống để giúp nhuận tràng, mềm phân. Qua đó hạn chế bệnh táo bón giúp người bị trĩ đi đại tiện dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó diếp cá được biết tới có tính kháng khuẩn tuyệt vời. Vậy nên có thể dùng điều trị tại chỗ để giảm nhanh cảm giác đau đớn, viêm nhiễm tại hậu môn. Lấy khoảng 50g lá rau diếp cá đem rửa sạch rồi vò nát đem nấu nước cho vài hạt muối vào. Rồi đem ngâm rửa vùng hậu môn. Làm ngày 2 lần kết hợp với ăn rau diếp cá. Sử dụng thường xuyên sẽ giúp cải thiện bệnh trĩ cho mẹ bầu tốt nhất.

BẠN CÓ THỂ XEM THÊM:

Ngoài ra việc thay đổi chế độ ăn hàng ngày cũng hết sức quan trọng. Tăng cường ăn rau quả tươi trong bữa ăn hàng ngày để bổ sung chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng. Hơn nữa còn giúp ngăn ngừa bệnh táo bón rất hiệu quả.

Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn biết được bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối cần phải làm gì. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Bà Bầu Bị Trĩ Nội Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối Phải Làm Sao?

0 lượt xem

Bệnh trĩ nội là một dạng thường gặp của bệnh trĩ. Chúng có thể xuất hiện trên mọi đối tượng nam giới, nữ giới và cả trẻ em nhưng phụ nữ mang thai và nam giới uống nhiều bia rượu là hai đối tượng dễ gặp hơn cả.

☛ Mời bạn tìm hiểu chi tiết: Bệnh trĩ nội là gì?

Nguyên nhân nào khiến bà bầu dễ bị trĩ nội khi mang thai 3 tháng cuối?

Theo một báo cáo năm 2016, có tới hơn 50% phụ nữ mang thai bị mắc bệnh trĩ (thường gặp nhất là 2 dạng trĩ nội và trĩ ngoại) và tỉ lệ các mẹ bầu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối chiếm khoảng 22%. Những nguyên nhân khiến bà bầu dễ dễ bị bệnh trĩ nội khi mang thai 3 tháng cuối cần phải kể tới như:

Do chứng táo bón: Táo bón là một trong những nguyên nhân bên ngoài tác động khiến bệnh trĩ nội hình thành. Chứng táo bón kéo dài trong suốt thời gian mang bầu là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh trĩ nội ở các mẹ bầu.

Do chế độ ăn uống thiếu chất sơ khi mang thai: các mẹ bầu ăn nhiều món ăn bổ dưỡng, tẩm bổ nhiều loại loại thuốc bổ, sắt, canxi… cho em bé nhưng lại bổ sung ít lượng rau xanh và chất xơ khiến chứng táo bón nặng nề hơn.

Khi mang thai các nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ thay đổi nhiều, chúng phần nào tác động gây ra sự lỏng lẻo, trùng nhão ở các mô trong đó có bao gồm thành tĩnh mạch trĩ trong. Thời điểm 3 tháng cuối là thời điểm cực kì nhạy cảm, các tĩnh mạch trĩ trong bị trùng nhão do chịu những tác động nhất định từ đó làm gây ra bệnh trĩ nội.

3 tháng cuối thai kì là thời điểm thai nhi phát triển cân nặng nhanh nhất, túi thai nhi lớn gây chèn ép, tạo áp lực trực tiếp nên các tĩnh mạch vùng chậu trong thời gian dài từ đó khiến các tĩnh mạch trĩ trong bắt đầu giãn nở và hình thành các búi trĩ nội.

Bà bầu bị trĩ nội khi mang thai 3 tháng cuối có dấu hiệu gì?

Bị đi ngoài ra máu: Đây là dấu hiệu xuất hiện đầu tiên ở bệnh trĩ nội. Một buổi sáng thức dậy bạn phát hiện mình “đi nặng” có kèm theo máu tươi. Xin đừng coi thường vì rất có thể bạn đã mắc bệnh trĩ nội. Ban đầu, lượng máu chảy rất ít và không thường xuyên, người bệnh thường phát hiện qua giấy vệ sinh hoặc vô tình nhìn thấy. Nhưng lượng máu chảy sẽ nhiều dần khi bệnh nặng trĩ lên theo các cấp độ .

Bị sa búi trĩ: Sa búi trĩ là dấu hiệu thứ 2 và cũng là triệu chứng điển hình nhất của bệnh trĩ nội. Có thể hiểu sa búi trĩ là hiện tượng có “cục thịt hồng” lòi ra bên ngoài hậu môn mỗi khi người bệnh rặn đại tiện. Cũng giống như đi ngoài ra máu, mức độ sa búi trĩ nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ bệnh trĩ nặng hay nhẹ.

Có dịch nhày ở hậu môn và có cảm giác đau: Dịch nhày thường xuất hiện khi bệnh trĩ phát triển đến cấp độ 2. Dịch nhày gây cảm giác ẩm ướt rất khó chịu ở vùng hậu môn, số lượng dịch nhày cũng tăng dần theo thời gian. Bên cạnh đó người bệnh còn có cảm giác nhói đau khi người bệnh đi đại tiện.

☛ Sự thay đổi dấu hiệu bệnh trĩ qua từng cấp độ

Bà bầu bị trĩ nội khi mang thai 3 tháng cuối phải làm sao?

Do không thể dùng thuốc điều trị bệnh trĩ nội từ bên trong nhưng các mẹ bầu vẫn có thể áp dụng một số mẹo giúp làm giảm cảm giác khó chịu, đau rát do bệnh trĩ gây ra từ bên ngoài như:

Cân bằng chế độ ăn uống hàng ngày

Thiết lập chế độ ăn uống cân bằng giữa các thực phẩm bổ dưỡng với chất xơ và rau xanh không chỉ giúp các mẹ làm giảm chứng táo bón mà còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, đi đại tiện dễ dàng hơn, tình trạng đi ngoài ra máu giảm nhẹ hơn và bệnh trĩ cũng được cải thiện đáng kể.

Ngâm hậu môn bằng nước ấm pha muối loãng để giảm bớt cơn ngứa rát

Cân bằng lượng rau xanh và chất xơ hàng ngày giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng trĩ nội cho bà bầu

Dùng nước ấm pha muối loãng vệ sinh sạch hậu môn sau khi “đi nặng”

Sau khi đi đại tiện bạn không nên dùng giấy vệ sinh, hãy dùng vòi xịt xịt rửa nhẹ nhàng sau đó ngâm rửa lại hậu môn với nước ấm pha muối loãng giúp hậu môn được sạch sẽ, tránh tình trạng viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng xảy ra khiến bệnh nặng hơn.

Bên cạnh dùng nước ấm pha muối loãng, chườm lạnh vùng hậu môn trong những ngày hè cũng là cách làm rất tốt giúp giảm bớt các dấu hiệu bệnh trĩ và ngăn viêm nhiễm búi trĩ nội từ bên ngoài.

Vận động nhẹ nhàng

Dành 30 – 60 phút mỗi ngày để đi lại, vận động nhẹ nhàng. Việc này không chỉ giúp nâng cao sức khỏe các mẹ bầu, giúp tinh thần thoải mái, giảm stress mà còn giúp hỗ trợ làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh trĩ.

Không ngồi trong thời gian quá lâu

Việc ngồi quá lâu sẽ làm gia tăng áp lực lên khu vực trực tràng – hậu môn, từ đó có thể khiến bệnh trĩ nội độ nhẹ trở lên trầm trọng hơn. Đối với bệnh trĩ nội giai đoạn nặng (cấp độ 3 và 4) việc ngồi quá lâu có thể khiến người bệnh bị sa búi trĩ mất kiểm soát và bị chảy máu hậu môn (dù không đi đại tiện).

Vì vậy, trong sinh hoạt hàng ngày các mẹ bầu mắc trĩ nội nhớ hạn chế ngồi quá lâu. Thay vào đó các mẹ có thể đi lại hoặc nằm nghỉ ngơi (nên nằm nghiêng về phía bên trái) để dòng máu dễ dàng lưu thông xuống nửa dưới cơ thể và đồng thời làm giảm sức ép lên các đám rối tĩnh mạch trĩ trong.

Có lẽ bạn sẽ cần: Theo chúng tôi