--- Bài mới hơn ---
Mẹ Bầu Có Được Làm Đẹp Bằng Son?
Bà Đẻ Bà Bầu Có Nên Đi Làm Nail, Làm Gel Sơn Móng Tay Không?
Bà Bầu Có Nên Làm Đẹp Không Nhỉ?
Nằm Võng Khi Mang Thai: Nên Hay Không?
Có Bầu Nằm Võng Được Không? Có Ảnh Hưởng Gì Đến Thai Nhi Trong Bụng Không?
PNCN – Làm đẹp là nhu cầu tất yếu của phụ nữ, cho dù ở hoàn cảnh nào. Người phụ nữ trong giai đoạn chuẩn bị làm mẹ càng cần làm đẹp cho chính mình, bởi đó là một phần không thể thiếu của sức khỏe.
Làm đẹp bằng mỹ phẩm thời trang
Theo BS Lê Thái Vân Thanh, BV ĐH Y Dược chúng tôi thành phần trong kem chống nắng phù hợp cho mọi đối tượng, vì vậy, khi có thai, bạn nên tiếp tục duy trì loại kem chống nắng thường dùng. Nếu đổi thì nên chuyển sang loại chống nắng làm dịu da. Bên cạnh đó, thai phụ cần bảo vệ da kỹ hơn bằng các phụ kiện như nón, khẩu trang và áo khoác.
Mỹ phẩm được chia làm hai dòng: dược mỹ phẩm và mỹ phẩm thời trang. Dòng dược mỹ phẩm dùng để điều trị chuyên sâu những vấn đề của da như nám, mụn… khi sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ và phải theo dõi chặt vì dễ có tác dụng phụ. Dòng mỹ phẩm thời trang thường có tính chất dưỡng da nên ai cũng có thể sử dụng. Do vậy, thai phụ vẫn có thể dùng mỹ phẩm thời trang cũng như các dòng sản phẩm dưỡng thể, dưỡng da tay và dưỡng tóc trước đó thường sử dụng để trang điểm và dưỡng da hàng ngày. Chỉ nên lưu ý và tránh dùng những sản phẩm có thành phần gây dị ứng với cơ địa – BS Phạm Xuân Khiêm, Khoa Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện STO-Phương Đông, tư vấn.
Nhiều thai phụ vì lo sợ trong phấn có thành phần không tốt cho thai nhi nên chuyển sang dùng phấn rôm để trang điểm. Song, đối với một số loại da, phấn rôm lại dễ sinh mụn. Vì vậy, bạn vẫn có thể trang điểm với những loại phấn đã quen sử dụng trước đó.
BS Khiêm còn cho biết, với những sản phẩm như nước hoa, son môi, sơn móng tay, thai phụ cần lưu ý việc có tiền sử bị dị ứng hay nhạy cảm quá mức với thành phần nào trong đó không. Biểu hiện cụ thể là khi tiếp xúc trong cự ly gần với mùi từ các sản phẩm kể trên, bạn có bị khó chịu hoặc hắt hơi hay chảy mũi không. Nếu có thì phải ngưng sử dụng ngay. Để an toàn, thai phụ nên hạn chế sử dụng: son môi có màu đậm, sơn móng tay có màu, vì trong thành phần của nó có hàm lượng kim loại nặng nhất định. Nước hoa nên sử dụng dạng thoa hoặc bôi hơn là dạng xịt.
Các liệu trình massage thư giãn kết hợp với nghe nhạc (đặc biệt nhạc hòa tấu) được khuyến khích cho thai phụ, tuy nhiên, chỉ nên massage nhẹ ở tay và chân. Khi massage, bà bầu nên yêu cầu kỹ thuật viên tránh bấm huyệt vì có thể gây ra những cơn co thắt nội tạng. Một số thai phụ vẫn giữ thói quen xông tinh dầu trong phòng, điều này chưa khẳng định được tốt hay không. Tuy nhiên, tinh dầu hiện bán trên thị trường đa số là sản phẩm có xuất xứ Trung Quốc không ghi rõ thành phần. Hơn nữa, ngọn lửa để đốt tinh dầu có thể làm giảm lượng ôxy và tăng lượng CO2 trong phòng, gây khó thở. Xông hơi cũng tương tự, tuy nhiên trong quá trình đó, khi cảm thấy khó thở, thai phụ nên ra ngoài ngay chứ không nên cố gắng ở lại trong phòng – BS Vân Thanh cho biết thêm.
Bà bầu vẫn có thể làm móng tay-chân nhưng phải bảo đảm khâu vệ sinh của dụng cụ cắt, tỉa, khăn lau để tránh bị nấm hoặc các bệnh ngoài da; cũng không nên khoét quá sâu vùng da quanh móng để không gây tổn thương móng.
Các loại thuốc uốn, ép tóc thường có chứa axit. Trong khi mang thai, da dễ ngấm nước, các loại thuốc này có thể ngấm qua da đầu, gây ra những tổn thương có thể ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí có thể gây sẩy thai. Vì vậy, thai phụ không nên thực hiện những dịch vụ này để tránh tối đa những rủi ro có thể xảy ra.
Một trong những quan điểm sai lầm của thai phụ khi mang thai là liên tục sử dụng kem chống rạn nứt da, đặc biệt cho cả vùng tuyến vú. Nguyên nhân của tình trạng bị rạn nứt da trong quá trình mang thai là do hoóc môn thai kỳ (beta HCG) tiết ra từ nhau thai khiến cho các mô dưới da ngấm nước, làm giãn các sợi collagen, dẫn đến đứt gãy theo tiến độ lớn lên của thai. Một nguyên nhân phụ khác là do tình trạng thai nhi phát triển quá mức (thai trên 4kg hay gọi là thai to) khiến da của mẹ không kịp đàn hồi. Để tăng độ bền, độ đàn hồi của sợi collagen, chỉ có thể thực hiện bằng cách phòng ngừa thông qua việc cung cấp vitamin C, chất xơ từ rau, canxi từ xương động vật (cá, tôm, tép). Điều quan trọng là quá trình này phải được bắt đầu từ lúc bốn – năm tuổi và duy trì đến khi mang thai chứ không thể một sớm một chiều mà được. Do vậy, việc bị rạn nứt da hay không sẽ tùy thuộc nhiều vào cơ địa của từng thai phụ chứ không dựa vào việc thoa kem chống rạn sớm hay muộn, đều hay không đều.
Một sai lầm khác của nhiều thai phụ là uống những loại thuốc làm sáng da. Trong thai kỳ, dưới ảnh hưởng của hóc môn nhau thai, da mặt có thể bị sạm, tuy nhiên, triệu chứng này sẽ mất đi sau khi sinh. Vì vậy, việc uống thuốc hay dùng mỹ phẩm làm giảm nám vừa tốn chi phí mà lại có khả năng gây tổn thương cho da.
Ở ba tháng giữa thai kỳ, thai phụ có thể thực hiện được các dịch vụ như: trám, làm răng giả để giải quyết các trường hợp bất ngờ bị sún, bị mẻ hoặc vỡ răng.
Khi mang thai, sức đề kháng giảm, dễ bị các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, u nướu thai nghén nên thai phụ cần phải chú ý vệ sinh răng miệng thật kỹ. Tốt nhất là khi chuẩn bị mang thai, phụ nữ nên đi kiểm tra răng miệng toàn diện để giải quyết các vấn đề của răng, đặc biệt là răng số 8 rất dễ bị nhiễm trùng nên nếu cần thì phải nhổ trước khi mang thai.
Nên ăn uống, bổ sung các chất có lợi cho răng như: cam, quýt, chuối, thực phẩm giàu canxi…
Thực phẩm không thể ngăn ngừa nám da
Nhiều thai phụ cho rằng nên ăn nhiều quả bơ, kiwi, cà chua, uống trà xanh, nước chanh, chè đậu xanh, đậu đỏ,… để ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng nám da. Theo BS Đào Thị Yến Phi, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch chúng tôi cho đến nay chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh các loại rau, củ nêu trên có khả năng ngăn ngừa nám da, sạm da. Theo các nghiên cứu y khoa thì những người thường xuyên làm việc hoặc đi dưới ánh nắng mặt trời sẽ bị nám da, do tế bào hắc tố xuất hiện như một chiếc dù để bảo vệ da. Vì vậy, không có mối liên hệ nào giữa thực phẩm dinh dưỡng và nám da.
Tuy không thể khắc phục nám da, sạm da nhưng thực phẩm có thể giúp da săn chắc, tăng cường tuần hoàn máu giúp cho da khỏe và đẹp hơn. Cụ thể như sinh tố C có nhiều trong trái cây, sinh tố E có nhiều trong dầu (ôliu, hạt cải, đậu nành), bê ta carôten có nhiều trong rau, củ màu vàng, xanh đậm, kẽm, selen có trong hàu và các loại hải sản…
Ngay từ khi lọt lòng mẹ, trẻ em đã cần tiêm chủng vacxin phòng bệnh và lịch tiêm chủng được hoàn tất trước khi trẻ trưởng thành. Nếu một người phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ đã được tiêm chủng đủ loại vacxin phòng bệnh thì khi có thai họ không cần phải tiêm chủng phòng bệnh nữa
Tiêm phòng trước và trong khi mang bầu – không thể bỏ qua (google image)
Để phòng bệnh uốn ván, bà mẹ cần được tiêm hai mũi vacxin phòng uốn ván trong khi có thai
Tuy nhiên, có những người đó thì vẫn cần phảI tiêm chủng một số loại vacxin nào đó để phòng ngừa các tai biến nghiêm trọng cho cả mẹ và con.
Ví dụ: với các bà mẹ Việt Nam hiện nay khi có thai thì hầu hết trong số họ chưa có ai đã tiêm đủ liều vacxin phòng uốn ván để có thể có miễn dịch suốt đời (5 lần tiêm trong 3 năm với khoảng cách từ một tháng đến sáu tháng rồi một năm),
Sở dĩ người ta ít nhiều e ngại không muốn tiêm chủng vacxin cho người có thai vì hai lý do:
Vì thế để phòng bệnh uốn ván, bà mẹ cần được tiêm hai mũi vacxin phòng uốn ván trong khi có thai. Mũi thứ hai tiêm sau mũi thứ nhất ít nhất 4 tuần (một tháng) và mũi thứ hai phải tiêm trước ngày đẻ ít nhất một tháng thì mới bảo đảm kết quả phòng tránh được bệnh.
+ Nhiều vacxin được bào chế từ vi sinh vật còn sống chỉ giảm độc lực (để không gây bệnh cho người được tiêm) sẽ có thể trở thành nguy cơ đối với thai nhi.
Cho đến nay, khoa học đã xếp các vacxin đối với người có thai thành ba nhóm:
+ Sau khi tiêm chủng, phản ứng phụ của một số loại vaxin quá mạnh có thể làm cho mẹ bị sốt cao và từ đó ảnh hưởng xấu cho thai.
– Nhóm 1: bao gồm những vacxin hoàn toàn vô hại đối với thai, ngược lại còn tác dụng bảo vệ thai sau khi đẻ ra trong vài tháng đầu tiên nhờ chất kháng thể của mẹ có được sau khi tiêm chủng đã chuyển sang con qua hàng rào rau thai. Đó là các vacxin phòng uốn ván, vacxin chống viêm gan virút B, vacxin phòng bại liệt bào chế từ những virut đã bất hoạt, vacxin phòng cúm .
– Nhóm 2: là những vacxin có thể tiêm chủng trong một số hoàn cảnh như vacxin phòng bệnh tả (khi có dịch ở khu vực người mẹ sống), vacxin phòng bệnh dại (khi bà mẹ bị chó dại cắn hoặc chó nghi ngờ bị dại cắn), vacxin chống bệnh sốt vàng.
Lịch tiêm phòng, khám thai cho thai phụ : Lần 1: Tuần thứ 5
– Nhóm 3: là các vacxin không được dùng cho các bà mẹ đang có thai, bao gồm vacxin phòng bạI liệt uống (chế bằng vi rút giảm độc lực) của Sabin, vacxin chống bệnh ho gà, bạch hầu, thương hàn, sởi, quai bị và lao (BCG).
Lần 2: Tuần thứ 8
– Siêu âm 2D (kiểm tra túi phôi trong buồng tử cung)
– Khám thai, kiểm tra nội tiết
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
– Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)
Lần 3: Tuần thứ 12
– Siêu âm 2D (kiểm tra tim thai)
– Khám thai, kiểm tra nội tiết
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
– Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)
Lần 4: Tuần thứ 16
– Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
– Khám thai, kiểm tra nội tiết
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
– Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)
Lần 5: Tuần thứ 20
– Siêu âm 2D
– Khám thai, kiểm tra nội tiết
– Xét nghiệm máu (Tripple test)
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
– Uống canxi, sắt và magie B6
– Uống (tiêm) nội tiết (nếu cần)
Lần 6: Tuần thứ 22
– Siêu âm 2D
– Khám thai, kiểm tra nội tiết
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
– Uống thuốc canxi, sắt, magie B6
– Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)
Lần 7: Tuần thứ 26
– Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
– Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)
Lần 8: Tuần thứ 30
– Siêu âm 2D
– Khám thai, kiểm tra nội tiết
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
– Uống thuốc canxi, sắt, magie B6
– Kiểm tra thai máy (3 lần/ ngày)
Lần 9: Tuần thứ 32
– Xét nghiệm máu, thử tiểu
– Làm thủ tục đăng ký đẻ
– Tiêm phòng uốn ván (AT1)
– Khám thai, siêu âm 2D
– Uống vi chất dinh dưỡng
– Uống canxi, sắt
– Bắt đầu ăn nhạt cho đến khi sinh
Lần 10: Tuần thứ 34
– Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
– Khám thai
– Thử tiểu
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt
Lần 11: Tuần thứ 36
– Khám thai, thử tiểu, siêu âm
– Tiêm phòng uốn ván (AT2)
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt
Lần 12: Tuần thứ 38
– Khám thai, thử tiểu, siêu âm
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt
Lần 13: Tuần thứ 39
– Khám thai, thử tiểu, siêu âm
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt
Lần 14: Tuần thứ 40
– Khám thai, thử tiểu, siêu âm
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt
– Khám thai, thử tiểu, siêu âm
– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt
Đây là bệnh lành tính, khỏi trong thời gian ngắn và hoàn toàn có thể phòng ngừa. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật. Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm Rubella. Ngay cả người khỏe mạnh nhất cũng không nên thờ ơ với bệnh này.
Viêm gan B
Trước khi tiêm phòng Rubella, bạn cần nhớ chính xác xem mình đã tiêm chủng bao giờ chưa, có thể làm xét nghiệm và cần sự tư vấn của bác sỹ.
Thủy đậu
Ở Việt Nam, rất nhiều người bị nhiễm virus viêm gan B. Trước khi có bầu, bạn cũng nên làm xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B. Vì bệnh này rất dễ tới bệnh ung thư gan.
Thủy đậu có thể gây sốt và vùng da nổi ban ngứa ngáy. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.
Uốn ván
Trước khi chuẩn bị có bầu, bạn cũng nên tiêm phòng bệnh thủy đậu và ít nhất sau 2 tháng mới nên có em bé.
Mẹ có thể tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai hoặc trong lúc mang thai mà hoàn toàn vô hại với em bé.
Uốn ván là một chứng bệnh tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây cứng cơ và mất nhận thức. Vi khuẩn gây uốn ván có thể được tìm thấy trong đất hay chất thải của động vật. Chúng sẽ xâm nhập vào mạch máu qua vết thương hở trên da; vì thế, thai phụ cần đi khám ngay khi có vết thương sâu hoặc vết thương nhiễm bẩn. Chứng uốn ván có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.
Tiêm phòng cúm
Lịch tiêm vacxin uốn ván cho phụ nữ
Mũi 1: Càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15-35 tuổi ở vùng có nguy cơ cao. Mũi 2: Ít nhất 4 tuần sau mũi 1. Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc trong kỳ có thai sau. Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc trong kỳ có thai sau. Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc trong kỳ có thai sau. Không có khoảng cách tối đa giữa các mũi tiêm uốn ván.
Bạn cũng nên tiêm phòng cúm trước khi có ý định mang bầu để phòng tránh những bị hắt hơi, sổ mũi, cúm trong thời gian mang thai. Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ khuyến cáo, bà bầu nên tiêm phòng cúm trong mùa cúm, từ tháng 11 đến tháng 3. Văcxin phòng cúm được coi là an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Thời điểm tiêm phòng cúm tốt nhất là tháng 10 hoặc tháng 11 – giai đoạn cúm bùng phát mạnh.
Với trường hợp chưa tiêm phòng mà nhiễm cúm, bạn cần đi khám sớm, nghỉ ngơi và uống đủ nước. Hãy đi khám ngay nếu xuất hiện triệu chứng cúm như hắt hơi, ho hay chảy nước mũi, khó thở.
Up lên cho các mẹ tham khảo.
e cũng đang thắc mắc về lịch tiêm uốn ván,không biết tiêm như thế nào.e đâng bầu tháng thứ 5 chưa tiêm mũi nào.có mẹ nào biết chỉ e với a
--- Bài cũ hơn ---
Bà Bầu Có Nên Đi Làm Tóc Khi Mang Thai?
Sữa Ong Chúa Có Tốt Cho Bà Bầu Không? Tuyệt Đối Đừng Lạm Dụng
Bà Bầu Có Được Dùng Dầu Gió Phật Linh Trường Sơn, Dầu Tràm Không? : XuanhathudongのBlog
Bà Bầu Có Được Dùng Dầu Gió Phật Linh, Dầu Tràm Không?
Bà Bầu Có Nên Ăn Trứng Ngỗng Không?