Top 8 # Bà Bầu Tháng Thứ 9 Bị Chóng Mặt Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Bà Bầu Bị Chóng Mặt

Chóng mặt (Tên tiếng anh: Vertigo) theo y học lâm sàng là tình trạng rối loạn cân bằng, hệ thống tiền đình gặp nhiều tác động. Bà bầu gặp tình trạng này có nguyên nhân gì đặc biệt hay nguy hiểm đến thai nhi không?

MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN BÀ BẦU BỊ CHÓNG MẶT?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị chóng mặt, buồn nôn. Có thể kể đến một số nguyên nhân chính sau đây:

Đứng dậy quá nhanh

Một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chóng mặt đó chính là đứng dậy quá nhanh, làm mất cảm giác cân bằng. Khi ngồi, máu trong cơ thể dồn ứ ở phía bắp chân và bàn chân, việc bật dậy quá nhanh khiến máu chưa kịp lưu thông lên tim, gây ra triệu chứng chóng mặt và choáng váng. Hiện tượng này xuất hiện với cả những phụ nữ không mang bầu.

Nằm ngửa

Nằm ngửa khiến nhịp tim, huyết áp của mẹ bầu tăng nhanh, gây ra tình trạng choáng váng buồn nôn.

Thiếu dinh dưỡng

Hiện tượng chóng mặt ở bà bầu xảy ra có thể là do ăn uống không đầy đủ, thiếu dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Khi cơ thể không được đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ, bà bầu dễ bị hạ đường huyết, gây hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.

Thiếu máu

Thiếu máu cũng là một nguyên nhân khiến bà bầu bị hoa mắt chóng mặt. Tình trạng thiếu máu khiến cho hệ thần kinh, não bộ không được cung cấp hồng cầu và oxy đầy đủ. Khi đó phụ nữ mang thai sẽ gặp phải hiện tượng chóng mặt.

Quá nóng

Việc bà bầu ở lâu trong môi trường quá nóng, nhiệt độ ngoài trời cao có thể dẫn đến mạch máu bị giãn, huyết áp hạ nhanh gây choáng váng, chóng mặt. Chính bởi vậy khi ra ngoài đường vào buổi trưa nắng nóng, mẹ bầu cần lưu ý che chắn cơ thể đầy đủ, tránh những nơi đông đúc, ngột ngạt để hạn chế tối đa nguy cơ chóng mặt có thể xảy ra.

Mất nước

Việc căng thẳng, lo lắng thường xuyên, tập luyện thể dục quá sức khiến cơ thể bà bầu mất nước dẫn đến choáng váng.

BÀ BẦU BỊ CHÓNG MẶT CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI?

Bà bầu bị đau đầu chóng mặt khá phổ biến, đa phần do thay đổi nội tiết tố cơ thể cùng với sự mệt mỏi khi mang thai gây nên. Khi gặp tình trạng này chị em cần hết sức chú ý bởi chóng mặt có thể báo hiệu cho nhiều mối tiềm ẩn về hiện tượng xấu ảnh hưởng đến thai nhi: tiền sản giật, mang thai ngoài tử cung, sẩy thai ở 3 tháng đầu và sinh non ở 3 tháng cuối thai kỳ.

Hiện tượng này ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bà bầu, chính bởi vậy khi có những triệu chứng và dấu hiệu này chị em cần đến ngay trung tâm y tế để được siêu âm sản khoa, chẩn đoán và đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời. Tuyệt đối mẹ bầu không được chủ quan bởi như vậy tiềm ẩn những mối nguy hiểm không thể lường trước.

CHÓNG MẶT KHI MANG THAI NÊN LÀM GÌ

Chọn tư thế ngủ phù hợp

Quá trình thai nhi lớn lên gây khó khăn cho bà bầu trong việc chọn tư thế ngủ phù hợp. Đa phần các mẹ đều suy nghĩ nằm ngửa sẽ tốt cho con nhưng điều này hoàn toàn không đúng và phản khoa học. Việc nằm ngửa khiến các mạch máu bị chèn ép và khó lưu thông, gây ra tình trạng chóng mặt.

Bởi vậy tư thế ngủ tốt nhất cho bà bầu là nằm nghiêng sang bên trái để giúp quá trình lưu thông máu tốt hơn. Lưu ý: Mẹ bầu nên đặt một chiếc gối mỏng ở bên hông để đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn.

Tiết chế các hoạt động

Khi đứng lên hoặc hoạt động nhanh, bất ngờ khiến máu chưa kịp lưu thông hết vòng tuần hoàn, gây ra triệu chứng chóng mặt buồn nôn. Nếu tình trạng này xảy ra liên tục và thường xuyên có thể khiến mẹ bầu choáng, té ngã, gây nguy hiểm cho thai nhi.

Các bà bầu nếu đang ngồi hoặc nằm thì cần tiết chế hoạt động, đứng dậy từ từ, tốt nhất là đứng im khoảng 1 phút trước khi di chuyển. Một mẹo nhỏ cho các chị em chuẩn bị bước sang giai đoạn làm mẹ là nên mặc quần ống rộng hoặc váy, hạn chế mặc quần bó để máu lưu thông phần dưới cơ thể được tốt hơn.

Tránh căng thẳng, mệt mỏi

Công việc căng thẳng, mệt mỏi gây ra nhiều phiền toái, đau đầu, chóng mặt cho bà bầu nói riêng và tất cả mọi người nói chung. Để cải thiện tình trạng này, chị em cần phải học cách cân bằng cảm xúc và tâm lý, luôn suy nghĩ tích cực, cố gắng sắp xếp công việc khoa học, ngăn nắp.

Ngoài ra, bà bầu nên thường xuyên trò chuyện với người thân, bạn bè, chồng để chia sẻ những nhu cầu và vấn đề mình đang gặp phải, tìm cách tháo gỡ rắc rối đó một cách nhanh chóng nhất.

Xây dựng chế độ ăn khoa học, hợp lý

Bà bầu bị chóng mặt nên ăn gì?

Bà bầu bị chóng mặt thường xuyên nên ăn các thực phẩm giàu sắt, giàu vitamin C, Uống nước đầy đủ và dùng thêm trà gừng để bổ sung vitamin này cho cơ thể, đẩy lùi triệu chứng đau đầu, chóng mặt và buồn nôn. Trà gừng: Gừng có tính ấm nên có tác dụng cải thiện tình trạng bà bầu bị chóng mặt hiệu quả.

Thực phẩm giàu sắt:

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng chóng mặt ở bà bầu là do thiếu máu. Chính bởi vậy nếu bị thiếu máu, mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn ăn uống của mình các thực phẩm giàu sắt như: Thịt bò, thịt lợn, sò, hến, rau cải xoong, cải xoăn, yến mạch, các loại đỗ, trứng gà… Những thực phẩm này tốt cho cơ thể rất nhiều so với sử dụng dược phẩm hoặc thuốc Tây.

Thực phẩm giàu vitamin C:

Vitamin C có vai trò tích cực trong việc giúp cơ thể bà bầu hấp thụ chất sắt từ thực vật. Bởi vậy bà bầu nên thường xuyên ăn nhiều trái cây: Cam, quýt, dâu tây, xoài… để bổ sung vitamin này cho cơ thể, đẩy lùi triệu chứng đau đầu, chóng mặt và buồn nôn.

Gừng có tính ấm nên có tác dụng cải thiện tình trạng bà bầu bị chóng mặt hiệu quả. Bà bầu có thể pha nước gừng, bỏ thêm chút đường vào để dễ uống. Để tiện lợi hơn chị em có thể ăn kẹo gừng hoặc ô mai gừng cũng giúp giảm triệu chứng chóng mặt nhanh chóng.

Uống nước đầy đủ:

Để cải thiện được tình trạng chóng mặt trong thời kì mang thai thì bà bầu phải cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể. Một ngày bà bầu cần đảm bảo uống tối thiểu 1.5 đến 2 lít nước. Có như vậy cơ thể mới khỏe mạnh, các triệu chứng chóng mắt, đau đầu sẽ nhanh chóng biến mất.

Bà bầu bị chóng mặt không nên ăn gì?

Đồ ăn mặn và nhiều dầu mỡ:

Khi gặp hiện tượng chóng mặt, bà bầu nên hạn chế tối đa ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán hoặc những đồ ăn quá mặn. Việc ăn những đồ này không chỉ làm hệ tiêu hóa gặp khó khăn trong việc hấp thụ thức ăn mà còn khiến chị em gặp phải các dấu hiệu như đau đầu, chóng mặt và buồn nôn.

Các thức ăn chưa được chế biến kỹ:

Những thức ăn chưa chín tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm sức khỏe đối với khả năng sinh sản của bà bầu. Trong thức ăn chưa được chế biến chín kĩ chứa rất nhiều vi khuẩn độc hại. Ăn những thực phẩm này khiến mẹ bầu dễ bị ngộ độc, cảm thấy buồn nôn và chóng mặt, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi. Chính bởi vậy bà bầu nên tránh xa thực phẩm này ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày của mình.

Đồ uống có chứa cafein, chất kích thích

Trong thời gian mang bầu, bà bầu không nên sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia hay cà phê. Những đồ uống này tác động đến thần kinh học, khiến các giác quan trong cơ thể mất cân bằng, mẹ bầu có thể mất ngủ, khó ngủ, tình trạng này kéo dài gây ra các hiện tượng choáng váng, chóng mặt.

Tập những bài thể dục nhẹ nhàng

Một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị chóng mặt là do sức đề kháng kém. Để khắc phục hiện tượng chóng mặt, bà bầu cần phải thường xuyên tập thể dục mỗi ngày.

Những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản, mang đến cảm giác thoải mái cho chị em có thể kể đến như: Yoga, đi bộ… Việc tập thể dục đều đặn mang đến cho bà bầu hệ miễn dịch và sức đề kháng khỏe mạnh, đẩy lùi các tác nhân gây bệnh, hiện tượng chóng mặt sẽ nhanh chóng biến mất.

Không để cơ thể bị nóng quá

Để khắc phục tình trạng chóng mặt ở bà bầu thì chị em cần giữ nhiệt độ cơ thể và môi trường sống ổn định. Không tắm nước quá nóng hoặc ra ngoài trời khi thời tiết nắng gắt. Trong trường hợp bạn tắm nước nóng mà thấy hoa mắt, choáng váng, lúc này bạn nên ngừng tắm, nghỉ ngơi 2 – 3 phút trước khi bước ra khỏi phòng tắm.

Cách Hạ Sốt Nhanh Chóng Cho Bà Bầu Tháng Thứ 9

Trong thời kì mang thai, việc giữ gìn sức khỏe là điều hết sức quan trọng đối với người phụ nữ. Và một trong những nỗi lo của không ít thai phụ là bị sốt trong 3 tháng đầu thai kì.

Bà bầu sốt cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe

Cách hạ sốt an toàn cho bà bầu

Có nhiều biện pháp giúp ba bau thang thu 9 bi sot hạ sốt hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc.

Bạn có thể áp dụng nhiều biện pháp dân gian, tuy thời gian điều trị kéo dài những sẽ không gây ảnh hưởng cho thai nhi.

Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có sức đề kháng rất kém. Điều này dẫn đến việc thai phụ dễ nhiễm các loại bệnh. Thực tế, có rất nhiều điều băn khoăn khi cho bà bầu dùng thuốc. Bởi nó phụ thuộc vào việc thuốc có ảnh hưởng xấu tới thai nhi hay không.

– Việc đầu tiên bà bầu tháng thứ 9 cần làm là để người bệnh trong môi trường thoáng mát, cởi bớt y phục, dùng khăn ướt lau mát khắp người, giúp tăng thải nhiệt qua da. Một số trường hợp bệnh nhân khi sốt lại kèm cảm giác ớn lạnh, đôi khi lạnh run và muốn ủ ấm, do đó phải thuyết phục bệnh nhân và người nhà chịu lau mát.

– Dùng thuốc xịt mũi: Các loại thuốc xịt có chứa kháng thể histamin, sau khi sử dụng 2, 3 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả khác biệt. Việc giảm viêm ở xoang mũi sẽ giúp bạn thở dễ hơn, hạ sốt nhanh hơn.

– Mở các cửa cho thông thoáng mát, không khí mát mẻ sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng, nhưng cần tránh gió lùa không tốt cho sức khỏe của bà bầu do sức đề kháng yếu. Liên tục dùng nhiệt kế kiểm tra để kiểm soát được nhiệt độ của cơ thể bà bầu.

– Ăn uống đủ chất, nhiều dinh dưỡng cho bà bầu, nên ăn lỏng, dễ tiêu hóa, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ. Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây để bù đắp lại phần mất nước.

Không thể chủ quan việc bà bầu bị sốt. Trước và trong khi mang thai, cần có biện pháp ngăn ngừa một cách thích hợp nhất. Điều quan trọng nhất là khi trời thay đổi thời tiết, trở lạnh, nên mặc áo ấm và hạn chế đi mưa khi đang mang thai. Khi ngủ, để phòng thoáng đãng, không nên bật quạt quá lạnh và để thốc vào mặt. Kiểm tra thai thường xuyên để biết con có an toàn hay không. Thường xuyên ăn gừng, tỏi để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Bà Bầu Bị Chóng Mặt, Hãy Cẩn Thận!

Chóng mặt, choáng váng là hiện tượng mà hầu như mẹ nào cũng gặp khi mang bầu, chủ yếu xảy ra trong ba tháng đầu. Ở thời kỳ này, hệ thống tim mạch của mẹ có nhiều thay đổi đáng kể, mạch máu mở rộng hơn để đưa máu và chất dinh dưỡng đến thai nhi, nhịp tim tăng lên, tốc độ bơm máu nhanh hơn, lượng máu trong cơ thể mẹ gần như tăng gấp đôi để đáp ứng các nhu cầu của mẹ và em bé. Những điều này làm cho máu trở về tĩnh mạch chậm hơn, khiến huyết áp giảm đi trong thai kỳ.

Hệ thống tim mạch và thần kinh của mẹ có thể điều chỉnh để phù hợp với tất cả những thay đổi trên. Tuy nhiên, việc điều chỉnh nhiều khi không kịp thời, làm cho mẹ có cảm giác choáng váng hay chóng mặt.

Huyết áp của mẹ sẽ giảm dần trong thời gian đầu “bụng mang dạ chửa”, giảm đến mức thấp nhất ở khoảng giữa thai kỳ và sẽ bắt đầu tăng rồi trở về bình thường vào cuối thai kỳ. Tuy chóng mặt là một hiện tượng bình thường, nhưng nếu nó xảy ra liên tục, thậm chí mẹ bị ngất đi, thì rất có thể đó là dấu hiệu sức khỏe nghiêm trọng mà mẹ nên đi khám bác sĩ ngay.

Mẹ làm gì để khắc phục hiện tượng chóng mặt?

Mẹ có thể tham khảo những cách này để khắc phục chứng chóng mặt khi mang thai:

– Nằm hoặc ngồi xuống ngay: Tốt nhất mẹ nên nằm xuống ngay khi cảm thấy choáng váng, chóng mặt để không bị ngã, nếu không, mẹ có thể ngồi xuống từ từ và dừng mọi việc đang làm lại để đảm bảo an toàn.

– Tránh đứng quá lâu hoặc đứng lên đột ngột: Khi mẹ đứng quá lâu hoặc đang ngồi mà đứng lên quá nhanh, cơ thể sẽ không kịp điều chỉnh lượng máu đang dồn lại ở dưới và mẹ có thể sẽ bị hoa mắt, chóng mặt.

– Uống đủ nước, ăn đủ chất: Thiếu nước và khoảng cách dài giữa các bữa ăn cũng là một lý do dẫn đến chứng chóng mặt ở mẹ bầu. Mẹ hãy uống đủ 8-10 ly nước mỗi ngày và ăn nhiều bữa nhỏ đều đặn, đủ chất để đẩy lùi chứng chóng mặt khi mang bầu.

– Bổ sung sắt, tránh thiếu máu: Thiếu máu cũng là một nguyên nhân tất yếu khiến đầu óc mẹ nhiều khi “quay quay” bởi lượng oxy đến não và các cơ quan khác giảm. Để khắc phục điều này, mẹ nên đảm bảo chế độ ăn uống giàu sắt và sử dụng các loại vitamin bổ sung chất sắt phù hợp.

Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/ba-bau-bi-chong-mat-hay-can-than-c32a494876.html

Theo Cẩm Nhung (Theo Thehealthsite) (Khám phá)

Bà Bầu Chóng Mặt Nên Ăn Gì? Thực Đơn Cho Bà Bầu Hay Chóng Mặt

Khi mang thai, huyết áp thường xuyên thay đổi khiến mẹ bầu thấy chóng mặt. Hormone progesterone khiến các tĩnh mạch giãn ra, làm cho huyết áp tụt xuống. Tình hình càng tệ nếu mẹ đứng lên, ngồi xuống quá nhanh, hoặc mẹ bị thiếu máu, thường xuyên nôn mửa, mất nước.

Mang thai được vài tháng, máu và dịch chất trong cơ thể tăng lên để “làm tổ” cho em bé. Điều này khiến mẹ bị tăng huyết áp, gây đau đầu chóng mặt.

Vào những tháng cuối thai kỳ, trọng lượng của em bé có thể khiến các mạch máu ở chân, xương chậu và hạ thân bị chèn ép khi bạn nằm ngửa. Lúc này huyết áp tụt giảm khiến mẹ bị chóng mặt.

Mang thai khiến thân nhiệt tăng thêm khoảng 1°C, khiến mẹ cảm thấy nóng bức và dẫn tới chóng mặt. Mẹ bầu bị tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ cũng thỉnh thoảng bị chóng mặt.

Đôi khi chóng mặt là dấu hiệu của những tình trạng nghiêm trọng hơn, như mang thai ngoài tử cung hay chảy máu nhau thai.

Bà bầu chóng mặt nên ăn gì?

Để chấm dứt hiện tượng chóng mặt, mẹ bầu cần phải duy trì đường huyết ổn định bằng cách ăn uống thường xuyên, chia nhỏ bữa ăn. Thay vì ăn 3 bữa lớn thì bà bầu hãy ăn 6 bữa nhỏ, tránh để bụng rỗng. Bởi vì nếu mẹ bị ốm nghén, thì chiếc bụng rỗng càng khiến mẹ buồn nôn, ăn vào để lấp bụng thì lại nôn ra, khiến mẹ bị tụt đường huyết và thấy choáng váng.

1. Bà bầu chóng mặt nên ăn gì? Tăng cường ăn vặt

Giữa bữa chính, mẹ nên ăn thêm bánh quy, hạnh nhân hoặc chuối. Nên tránh các thực phẩm nhiều đường, vì chúng khiến bạn nhanh tăng đường huyết, nhưng sau đó lại tụt xuống nhanh khiến mẹ rơi vào choáng váng.

2. Uống nhiều nước

Bên cạnh việc uống nhiều nước, mẹ bầu cũng nên hạn chế các thức uống chứa caffeine như trà, nước ngọt, cà phê vì chúng khiến bạn đi tiểu nhiều, dẫn đến mất nước.

3. Bà bầu chóng mặt nên ăn gì? Bổ sung thực phẩm nhiều sắt

Bác sĩ có thể kê cho bạn viên uống bổ sung sắt. Nếu uống sắt khiến bạn bị táo bón thì hãy trình bày với bác sĩ. Bạn sẽ được kê loại thuốc sắt khác phù hợp với cơ thể hơn.

4. Chọn thực phẩm nguyên cám, chưa qua chế biến

Gạo lứt, đậu lăng, rau lá xanh, hoa quả, các loại hạt và những loại thực phẩm tươi nhiều màu sắc sẽ giúp cung cấp cho mẹ và bé nhiều dưỡng chất. Chất xơ giúp bạn no lâu, không ảnh hưởng tới lượng đường trong máu, giúp huyết áp cân bằng, tránh thiếu máu.

5. Bà bầu chóng mặt nên ăn gì? Bổ sung tỏi, cá dầu

Ăn tỏi giúp kích thích tuần hoàn máu. Các loại cá dầu như cá hồi, cá cơm, cá trích, cá mòi, cá thu cũng giúp bổ sung sắt, vitamin D và omega-3 giúp cân bằng huyết áp cho mẹ, đồng thời kích thích trí não trẻ phát triển.

Hạn chế các loại đồ hộp, đồ đóng gói nhiều muối, nhiều đường, rượu bia…

Làm gì khi bị tụt huyết áp khẩn cấp?

Trong trường hợp mẹ bầu bị tụt huyết áp khẩn cấp thì nên bổ sung ngay 15g carb, các loại carb đơn giản sẽ chứa nhiều đường hơn. Cụ thể bạn nên:

Uống 120ml nước ép trái cây hoặc nửa lon nước ngọt (có đường)

4 viên uống glucose

1 thìa đường hoặc mật ong

Kẹo

Những thực phẩm này bà bầu có thể mang theo bên mình, để bổ sung kịp thời khi đi tàu xe, hội họp… Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp chữa cháy, bà bầu không nên ăn thường xuyên kẹo, đường hay nước ngọt.

Đôi khi mẹ trằn trọc giữa đêm vì bụng đói, thường là 4 tiếng sau khi ăn. Tụt huyết áp vào lúc này sẽ rất nguy hiểm. Để tránh bị choáng váng, trước khi đi ngủ, mẹ bầu nên để sẵn một loại snack ngay bên giường để lúc tỉnh giấc, mẹ có thể ăn luôn.

Quy tắc 15-15 đối với mẹ bầu bị tụt huyết áp

Khi bắt đầu cảm thấy các dấu hiệu choáng váng, bạn nên ăn hoặc uống bổ sung 15g carb. Chờ 15 phút sau và kiểm tra lại lượng glucose trong máu. Nếu đường huyết vẫn dưới 60mg/dL hoặc mẹ vẫn còn cảm thấy váng vất, thì nên ăn thêm 15g carb. Nếu hơn 45 phút sau mới tới bữa ăn chính, thì bạn nên lót dạ bằng một miếng bánh mì để bổ sung protein.

Một ít mận khô

1 quả táo (chuối hoặc cam)

15 quả nho

2 thìa súp nho khô

Nửa thanh granola

Xuân Thảo

Nguồn: https://www.babycenter.in/a549310/fainting-and-dizziness-in-pregnancy-natural-remedies https://www.medicalnewstoday.com/articles/dizziness-in-pregnancy#seeing-a-doctor https://www.healthline.com/health/pregnancy/hypoglycemic-and-pregnant#treatment https://greatist.com/health/hypoglycemic-and-pregnant#treatment