--- Bài mới hơn ---
Giải Thích Sự Thay Đổi Hormone Khi Mang Thai Của Phụ Nữ Dành Cho Bố
Sự Thay Đổi Của Nhũ Hoa Khi Mang Thai
Thay Đổi Khi Mang Thai: Sự Thay Đổi Nhũ Hoa
Có Nên Mua Sữa Bột Friso Gold Mum Cho Bà Bầu?
Sữa Cho Bà Bầu Friso Gold Mum 900G
Việc tăng cân khi mang thai là cần thiết để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ trong thai kỳ và sự phát triển của thai nhi. Có nhiều câu hỏi được chị em đặt ra như: bà bầu tăng cân từ tháng thứ mấy, quá trình tăng cân của bà bầu diễn ra như thế nào?
Ngày nay, cuộc sống vật chất đầy đủ khiến các mẹ thường ăn uống nhiều khiến việc tăng cân không thể kiểm soát, thậm chí có những người còn tăng đến 20-30kg.
Bảng tăng cân chuẩn của mẹ bầu
Các chuyên gia cho biết, trong thai kỳ, sự tăng cân của mẹ bao gồm những thành phần sau:
- Thai nhi: 3.200g – 3.600g
- Nhau thai: 500g – 900g
- Dịch ối: 900g
- Sự phì đại tuyến vú: 500g
- Tử cung: 900g
- Thể tích máu được gia tăng: 1.400g
- Mỡ cơ thể: 2.300g
- Mô và dịch cơ thể tăng: 1.800g – 3.200g
Thông thường, mức tăng cân bình thường của bà bầu được tính dựa vào chỉ số BMI – chỉ số khối cơ thể theo công thức: BMI = trọng lượng/(bình phương chiều cao)
Đối với mẹ bầu đơn thai, nếu chỉ số BMI:
Đối với thai phụ mang song thai đa thai, thì cân nặng có sự điều chỉnh như sau:
Bà bầu tăng cân qua từng giai đoạn
Tam cá nguyệt đầu tiên
Trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ (từ sau kỳ kinh nguyệt cuối), mẹ nên tăng khoảng 450-700g mỗi tháng và khoảng 1,5 – 2,5kg trong cả giai đoạn. mẹ cần thêm 200 calo mỗi ngày so với nhu cầu năng lượng bình thường (tương đương với 1 ly sữa không béo và 2 lát thịt ức gà).
Với bé, thai nhi đến tuần thứ 12 sẽ có cân nặng khoảng 18g và dài 6,5cm. Hầu hết các mẹ chưa cảm nhận được sự thay đổi nhiều về trọng lượng của bé, hãy bổ sung đều đặn chất béo, đạm, vitamin, khoáng chất… bình thường.
Đừng dồn ép cơ thể bằng việc nạp quá nhiều và quá sớm các dưỡng chất này ở tam cá nguyệt đầu tiên.
Tam cá nguyệt thứ hai
Trong 13 tuần tiếp theo (từ tuần thứ 13 đến 25) của thai kỳ, mẹ cần tăng khoảng 450g mỗi tuần và khoảng từ 5 – 6,5kg trong cả giai đoạn. Mẹ sẽ cần thêm 300 calo mỗi ngày so với nhu cầu năng lượng bình thường (tương đương với một ly sinh tố cam – cà rốt và một hộp sữa chua trái cây).
Chỉ số cơ thể của thai nhi trong ba tháng giữa có xu hướng tăng từ từ theo từng tuần rõ rệt. Thông thường đến khoảng tuần 24, thai nhi sẽ nặng khoảng 573g và dài 33cm.
Tam cá nguyệt thứ ba
Trong tam cá nguyệt cuối cùng, từ tuần thứ 26 trở đi, sự thèm ăn của thai phụ đa phần tăng lên, nhưng nếu bạn bị ợ nóng hoặc cảm thấy đầy bụng thì nên chia nhỏ bữa ăn và ăn thường xuyên.
Trọng lượng của mẹ ở tuần 28 sẽ tăng khoảng 9kg và ở tuần 36-38 là 12 -13kg (so với cân nặng trước khi mang thai).
Cân nặng lý tưởng khi mang bầu thường là ở mốc này vì nếu bạn giữ được mức dưới 13kg thì sau khi sinh bé, bạn sẽ dễ trở về với trọng lượng ban đầu nhất.
Tuần 40-41, đa phần các thai phụ bị sụt cân một chút nhưng không đáng kể, đây là giai đoạn chuẩn bị lâm bồn
Bà bầu tăng cân ít
Không tăng cân hay tăng cân không đáng kể trong thai kỳ có thể do mẹ không thể hấp thu đủ lượng dinh dưỡng cần thiết.
Điều này tưởng chừng như không đáng lo ngại nhưng nếu mẹ không tăng cân hoặc tăng cân rất ít thì sẽ không đảm bảo đủ năng lượng cung cấp cho thai nhi phát triển tốt nhất.
Từ đó, thai nhi dễ bị suy dinh dưỡng hoặc mắc các dị tật bẩm sinh về ống thần kinh và xương sống nếu mẹ không bổ sung ít nhất 400mcg axit folic mỗi ngày.
Ngoài ra, nếu không tăng cân trong thai kỳ mẹ còn dễ đối mặt với dấu hiệu chuyển dạ sớm và bé sinh ra nhẹ cân. Điều này kéo theo hàng loạt rắc rối về mặt sức khỏe khác ở bé, như chứng còi cọc, suy dinh dưỡng sau này.
Tăng cân cho bà bầu
Để đưa ra được chế độ ăn phù hợp, mẹ bầu cần biết những nguyên tắc cần thiết để con yêu trong bụng tăng cân nhanh và đúng chuẩn.
- Thứ nhất: Về cơ bản sự tăng cân của thai tỉ lệ thuận với sự tăng cân của mẹ. Trong 9 tháng thai kỳ, mẹ bầu có thể tăng từ 9-14 kg là phù hợp, tùy thuộc vào chiều cao, cân nặng của chị em trước khi mang thai. Không cần thiết phải tăng cân quá nhiều vì béo phì thai kỳ có thể gây ra biến chứng sản khoa, khó sinh nở.
- Thứ hai: Thiết lập chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học để đáp ứng sự phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn. Nếu thai nhi quá nhẹ cân so với tiêu chuẩn thì việc bổ sung thực phẩm giàu protein hay nguồn đạm cao là rất cần thiết. Để thai tăng cân nhanh, lúc này mẹ bầu cần bổ sung thêm 15 gram đạm mỗi ngày.
- Thứ ba: Mẹ bầu có lối sống lành mạnh, năng động sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần, đồng thời tăng cân nhanh.
Lời khuyên giúp bà bầu kiểm soát cân nặng
Việc thừa cân là hoàn toàn không có lợi cho bà bầu. Nên mẹ cần có chế độ ăn uống hợp lí để kiểm soát tình trạng này. Chắc hẳn mẹ không muốn đối mặt với nguy cơ tiểu đường thai kỳ, béo phì, khó sinh thậm chí có thể khiến em bé của mình mắc chứng tim mạch phải không?
Vậy thì, hãy ăn uống đa dạng các thực phẩm một cách khoa học, thay vì ăn quá nhiều một loại thức ăn nào đó. Như vậy bạn mới có một thai kỳ khỏe mạnh được.
Ăn uống hợp lí
Trong quá trình mang thai, chỉ nên bổ sung đủ các chất cần thiết cho thai nhi như sắt, đạm, axit folic… Những chất này có trong các loại thịt đỏ, rau xanh, sữa… nên chỉ cần bổ sung bằng cách ăn uống đa dạng và đầy đủ.
Không nên ăn quá nhiều trong một bữa vì cho rằng như thế tốt cho con, nhiều bà mẹ ăn quá nhiều nhưng chỉ béo mẹ mà con lại không tăng cân đúng chuẩn.
Đặc biệt là không nên ăn quá nhiều một loại thức ăn. Nếu cảm thấy đói giữa buổi, có thể bổ sung bằng các loại hoa quả, sữa không đường… để vừa đủ chất, lại không quá béo.
Tập luyện khi mang thai
Việc tập luyện khi mang thai không những giúp tăng cường sức khỏe cho bà bầu, giúp thai nhi khỏe mạnh, việc vượt cạn dễ dàng mà còn giúp bà bầu tránh được tình trạng tăng cân phi mã.
Từ tháng thứ tư trở đi, các bà bầu nên tăng cường vận động, tập thể dục bằng cách đi bộ, tập yoga, đi bơi… để tăng cường sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bà bầu thường xuyên vận động, tập thể dục khi mang thai thì con sinh ra sẽ giảm đáng kể nguy cơ bị béo phì
--- Bài cũ hơn ---
Hormone Của Mẹ Có Khác Nhau Khi Mang Con Trai Hay Con Gái?
Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Hội Chứng Tiền Kinh Nguyệt Và Dấu Hiệu Mang Thai
Có Gì Khác Nhau Giữa Cách Dạy Con Trai Và Con Gái?
Phát Triển Trí Não: Sự Khác Biệt Giữa Bé Trai Và Bé Gái?
Hướng Dẫn Sử Dụng Mật Ong Đúng Cách Cho Bà Bầu