Top 5 # Bà Bầu Nên Tránh Ăn Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Bà Bầu Nên Ăn Và Tránh Món Gì

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, để một đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh, đủ cân, chiều cao đạt chuẩn, hay ăn, chóng lớn, người mẹ cần ăn ngon, ngủ tốt, giữ BMI trong khoảng từ 18,5 đến 23. Thai phụ c ần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối 4 nhóm thực phẩm đạm, béo, bột đường, vitamin, khoáng chất.

Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo phụ nữ mang thai cần chú ý tăng cường một số chất dinh dưỡng cần thiết như:

– Sắt và axit folic. Bổ sung viên sắt và axit folic khi chuẩn bị mang thai để giảm nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh của trẻ có thể xuất hiện từ rất sớm trong quá trình mang thai. Tăng cường các thực phẩm nhiều axit folic như các loại rau xanh (rau chân vịt, cải xanh), các loại đậu đỗ và ngũ cốc, gan, thịt gà và một số hoa quả như cam, bưởi…

– Omega-3 là chất không thể thiếu trong quá trình phát triển trí não của trẻ nên mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ omega-3 trong chế độ ăn. Dầu thực vật và các loại cá như cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá mòi… là những thực phẩm giàu omega-3.

– Tăng cường thực phẩm giàu canxi và các vi chất khác như magiê, kẽm. Người mẹ cần bổ sung đầy đủ canxi để đảm bảo xương chắc khỏe, giúp thai nhi đạt được chiều cao tối đa và là nền tảng cho trẻ phát triển chiều cao, hệ xương, răng tốt, đồng thời giúp mẹ phòng được chứng hạ canxi huyết và loãng xương sau này. Các thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cua, trứng…nên được đưa vào thực đơn hàng ngày.

– Chú ý chọn các loại thức ăn có nhiều vitamin E như đậu, vừng, các loại hạt, lòng đỏ trứng gà, bột mì… Vitamin E được chứng minh có khả năng thúc đẩy quá trình thụ thai trong cơ thể phụ nữ.

Riêng với thai phụ gầy còm, ăn nhiều mà vẫn thiếu cân, nên tăng cường chất béo và chất bột đường trong khẩu phần, ăn thêm bữa tối trước khi đi ngủ. Nếu cảm thấy ăn không ngon miệng, có thể bạn đang có bệnh hoặc thiếu một sốu dưỡng chất, hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn điều trị.

Với thai phụ thừa cân, cần quyết tâm giảm trọng lượng cơ thể về mức BMI bình thường từ 18,5 đến 23 . Bên cạnh đó, cần tăng cườ ng vận động nhiều hơn hiện tại 30-60 phút mỗi ngày. Nên giảm khoảng 1/4 lượng thực phẩm bạn đang ăn trong bữa chính. Tăng cường rau, trái cây ít ngọt. Tránh thực phẩm béo, ngọt. Ăn đủ 3 bữa chính trong ngày, không nhịn ăn hay bỏ bữa. Không ăn khuya sau 20h. Ngủ đủ giấc, ban đêm cần ngủ trước 22h.

Tất cả phụ nữ mang thai được khuyến cáo từ bỏ những thói quen có hại như hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá . H ạn chế nước uống có cồn và các loại thuốc gây nghiện, cà phê, các chất kích thích. Bỏ thói quen lười vận động.

Để đảm bảo đứa con trong bụng phát triển ổn định, mẹ nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần nhằm phát hiện những bất thường của cơ thể để điều chỉnh kịp thời. Phụ nữ trước khi muốn có thai cũng cần chú ý lắng nghe lời khuyên từ các chuyên gia y tế sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho con sau này.

Thi Trân

Bà Bầu Bị Ho Nên Tránh Ăn Gì?

Khi bị ho không nên ăn đồ bảo quản trong tủ lạnh hoặc đồ đông lạnh mà chưa qua giã đông hoặc làm nóng. Theo quan niệm Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi, mà ho phần lớn là do các bệnh ở phổi gây ra. Lúc này nếu ăn uống các thực phẩm lạnh dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm Đồng thời, các chứng viêm ít nhiều cũng có quan hệ đến tì. Nếu ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh, cũng có thể gây tổn thương tì vị, khiến chức năng tì bị suy giảm.

Quả quýt

Vỏ quýt có thể chữa ho, long đờm nhưng thịt quýt lại có tác dụng ngược lại. Trong thịt quýt chứa cellulite khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.

Đậu phộng, hạt dưa, sô cô la

Đây là nhóm thực phẩm chứa dầu có thể làm tăng lượng đờm khi ăn chúng. Do vậy, nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm này khi bị ho.

Cá, tôm, cua

Nếu ăn cá, tôm, cua khi đang bị ho thì sẽ khiến bệnh càng nặng hơn. Nguyên nhân bởi hệ hô hấp dễ bị kích thích do vị tanh của cá. Chưa kể đến việc nhiều người bị dị ứng với chất protein trong tôm, cá. Mà dị ứng thức ăn là một trong những nguyên nhân gây ra ho.

Thuốc lá

Phụ nữ mang thai phải đoạn tuyệt với thuốc lá, nếu đã ho thì càng cần phải tránh xa thuốc lá. Trong khói thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hóa học (4.000 chất), trong đó có 43 chất gây ung thư, hắc ín, cacbonmoncit, nicotin… ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là phổi và thanh quản. Vì vậy kể cả môi trường nào có người đang hút thuốc hoặc vừa hút thuốc xong bạn cũng cần phải tránh xa.

Thực phẩm ngọt, vị đậm

Hàng ngày nếu bạn ăn quá nhiều các thực phẩm béo, ngọt, vị đậm sẽ khiến cơ thể bị bốc hoả, làm triệu chứng ho nặng hơn. Nếu bạn có ý định ăn quýt để chữa ho thì bạn cần lưu ý tuy vỏ quýt có công hiệu trị ho, long đờm, nhưng thịt quýt lại khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.

Nếu bị ho nhẹ thì không nên ăn cá muối, thịt xông khói hay các thực phẩm có hàm lượng muối cao khác.

Thực phẩm ngọt, vị đậm sẽ khiến cơ thể bị “bốc hỏa”, làm triệu chứng ho nặng hơn

Thực phẩm chiên rán

Chức năng tiêu hóa của cơ thể khi bị ho là tương đối yếu. Thức ăn chiên xào có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho việc tiêu hóa kém đi, từ đó dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh ho càng lâu khỏi.

Bà Bầu Nên Ăn Gì Để Phòng Tránh Bệnh Cúm?

Các thực phẩm bà bầu nên ăn để tránh được bệnh cúm rất hiệu quả, vậy bạn đã biết những loại thực phẩm nào có tác dụng phòng tránh cảm cúm chưa?

Cùng với việc sinh hoạt điều độ, thói quen tập luyện thể thao thường xuyên… thì chế độ ăn uống đúng cách cũng giúp bà bầu giảm nguy cơ mắc bệnh. Vậy bạn đã biết những loại thực phẩm nào có tác dụng phòng tránh cảm cúm chưa?

Tỏi

Trong thành phẩn của tỏi có chứa chất sulfur, có tác dụng diệt trừ vi khuẩn và phòng ngừa bệnh cảm cúm hiệu quả. Vì vậy trong những ngày đầu đông này, bạn nên bổ sung tỏi vào bữa ăn hàng ngày. Bạn cũng có thể ăn tỏi sống, uống nước tỏi hoặc ăn tỏi ngâm. Bên cạnh công dụng phòng ngừa cúm, tỏi còn có tác dụng kháng viêm, chống ung thư, đầy bụng, khó tiêu… rất có lợi cho sức khỏe mọi người.

Sữa chua

Nhiều nghiên cứu cho thấy uống một ly sữa chua mỗi ngày sẽ giúp các vùng của dạ dày khỏe mạnh hơn, từ đó tránh được cảm cúm vì sữa chua có chứa rất nhiều vi khuẩn sống. Mỗi ly sữa chua trung bình có chứa khoảng 112 calo.

Nấm

Trong thành phần của nấm có chất beta – glucan, một loại đường chống viêm nhiễm và giảm nguy cơ mắc cúm. Thực phẩm này cũng rất dễ ăn và bạn có thể chế biến món súp, salay, các món xào…

Gừng

Gừng không chỉ là thực phẩm thân thiết của những bà bầu bị ốm nghén mà nó còn có công dụng chống viêm nhiễm và phòng ngừa cảm cúm. Bạn có thể sử dụng gừng trong trà, ăn sống hoặc cho vào chế biến cùng các món ăn hàng ngày.

Cải xanh

Cải xanh rất giàu vitamin C cùng chất xơ và folate, giúp tăng cường chất glucosinolate – chất rất quan trọng trong việc chống bệnh cảm cúm và các căn bệnh ung thư hiểm nghèo. 100g cải xanh có chứa khoảng 42 calo.

Cà rốt

Cà rốt chứa nhiều vitamin A, có tác dụng giúp tăng cường các tế bào và giúp cơ thể cải thiện hệ miễn dịch. Cà rốt là loại thực phẩm không chỉ giúp bạn phòng ngừa nguy cơ mắc cảm cúm mà còn cải thiện thị lực, giúp mắt sáng và tinh tường hơn.

Hạt điều

Thực phẩm này có chứa nhiều khoáng chất như kẽm, selen và sắt có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch. Loại hạt này có chứa rất nhiều chất béo, protein và calo, nhưng rất may mắn là hầu hết số chất béo này là chất béo unsaturated – chất có lợi cho sức khỏe.

Cá là loại thực phẩm dồi dào axit béo Omega-3 – chất béo không có khả năng tự tổng hợp mà phải thu nạp bên ngoài qua các loại thực phẩm. Omega-3 có lợi cho tim mạch nói chung và cải thiện hệ miễn dịch, giúp phòng ngừa chứng cảm lạnh và cảm cúm hữu hiệu. Tuy nhiên, bạn cần chú ý chọn những loại cá không chứa nồng độ thủy ngân vì thủy ngân rất hại cho thai nhi và mẹ bầu.

+ BÀ BẦU ĂN GÌ TỐT NHẤT TRONG 9 THÁNG THAI KỲ?

+ 7 MẸO HAY HẾT ỐM NGHÉN KHI MANG THAI

Nguồn bài viết: vnexpress

Bữa Ăn Sáng Của Bà Bầu Nên Tránh Những Thức Ăn Gì ?

Những thực phẩm bà bầu nên tránh khi ăn sáng

Caffeine

Mẹ bầu không nên dùng caffeine trong thời gian mang bầu. Nếu mẹ thèm quá, mẹ có thể uống một chút xíu. Tuy nhiên, tuyệt đối không uống hơn 200 mg caffeine mỗi ngày tương đương với hai tách cà phê pha.Đặc biệt, caffeine không chỉ có trong cà phê mà nó còn có trong rất nhiều loại đồ uống khác như soda, trà…Giải pháp thay thế: ca cao nóng, các loại trà thảo dược, các loại đồ ăn hoặc uống có hương vị cà phê để giảm cơn thèm chẳng hạn sữa bầu hương vị cà phê.

Sữa chưa tiệt trùng

Listeria, salmonella và các vi khuẩn có hại khác có thể được tìm thấy trong sữa tươi và pho mát mềm.

Hải sản hun khói

Cá hồi hun khói có thể chứa listeria. Nếu mẹ bị Listeria có thể gây sinh non, có khả năng gây sảy thai sớm và nguy cơ các biến chứng khác.

Thực phẩm có đường

Khi mang thai, mẹ nên kiểm soát chế độ ăn uống và hạn chế đồ ăn, đồ uống nhiều đường. An thực phẩm nhiều đường có thể làm tăng đường huyết trong thai kỳ dẫn đến tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm.

Trứng sống

Trứng sống, trứng luộc lòng đào hay các chế phẩm từ trứng sống có thể là món ngon ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn các món ăn này vì nó có thể chứa salmonella và các vi khuẩn có hại.

Lời khuyên cho bữa sáng khi mang thai

Giữ thực phẩm tươi sống

Luôn xem hạn sử dụng khi chọn mua thực phẩm;

Thực phẩm ngoài chợ nên chọn tươi sống và bảo quản đúng cách;

Sử dụng và bảo quản thực phẩm đúng cách

Thực phẩm đã chế biến cần hạn chế tái sử dụng; sử dụng đúng cách.

Chẳng hạn, có rất nhiều mẹ bầu nấu cơm từ buổi tối để sáng hoặc trưa hôm sau mới ăn. Nếu không bảo quản đúng cách hoặc không phải thực phẩm nào cũng để được thời gian lâu như vậy.Hoặc một số mẹ bầu thường uống nước trái cây đã ép được nhiều giờ mà không biết rằng chúng sẽ bị biến chất và phát sinh mầm bệnh.Một khi nghi ngờ có mùi, vị lạ, cần bỏ đi ngay.

Rửa tay trước khi ăn, uống

Mẹ bầu cần ăn chín, uống sôi nhưng cũng cần ăn sạch uống sạch.

Không chỉ là giữ thực phẩm sạch mà còn phải rửa tay sạch thường xuyên như trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh, ra vào nơi công cộng. xét nghiệm double test là gì ?

Cách ăn sáng đúng cách khi mang thai

Thức ăn nên được ăn theo thứ tự:

Uống nước trước tiên;

Ăn thức ăn lỏng, thức ăn mềm tiếp theo;

Tăng dần thức ăn rắn để hệ tiêu hóa thích nghi và dễ làm việc hơn

Ăn đủ bữa

Cho dù mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn ốm nghén hay bận rộn thì cũng cần nhớ ăn đủ ít nhất 3 bữa chính mỗi ngày.

Mẹ có thể tăng thêm các bữa phụ với đồ ăn nhẹ;

Không nên để bụng quá đói;

Luôn nhớ uống nước cho dù không khát.

Luôn chuẩn bị đồ ăn sẵn

Bữa ăn sáng rất quan trọng, nhiều khi mẹ không kịp nấu bữa ăn sáng một cách cẩn thận thì đồ ăn sẵn là một lựa chọn.

Nhưng cần lưu ý:

Xem hạn sử dụng;

Đồ ăn uống sẵn cần được bảo quản đúng cách.

Chất béo cho bữa sáng

Một lượng chất béo lành mạnh nhất định (từ bơ, các loại hạt, cá béo như cá hồi và dầu ô liu) rất quan trọng, giúp hấp thụ vitamin và axit béo thiết yếu cho mẹ và cho bé.Thêm chất béo vào bữa ăn sáng với một ít bơ vào sinh tố, các loại hạt vào bột yến mạch hoặc nấu đồ ăn với dầu ô liu.

Chuối

Chuối là một siêu trái cây tổng hợp có chứa: prebiotic, giàu kali, chất xơ, protein, vitamin C và dễ dàng mang đi với một bữa ăn nhẹ.Thêm chuối vào sinh tố, ngũ cốc, sữa chua, kẹp trong bánh sandwich hoặc trong món salad trái cây sẽ làm phong phú thêm bữa ăn sáng của mẹ bầu.