Top 6 # Bà Bầu Nên Ăn Loại Rau Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Bà Bầu Nên Ăn Những Loại Rau Gì?

Những loại rau, củ tốt cho mẹ bầu như: súp lơ xanh, cà chua, đậu xanh, khoai lang,… chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất giúp mẹ và bé có đầy đủ dinh dưỡng cần thiết nhất.

Ăn súp lơ xanh bổ sung canxi, folate

Súp lơ xanh cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho cả thai nhi và bà bầu.

Trong súp lơ xanh chứa rất nhiều canxi, folate, nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa cùng nhiều vi chất dinh dưỡng khác rất tốt cho bà bầu.

Ăn các loại rau xanh

Từ trước tới nay, rau xanh luôn là một trong số những loại thực phẩm chứa rất nhiều dưỡng chất không chỉ có lợi cho sức khỏe của bà bầu mà còn có lợi cho sức khỏe của tất cả mọi người.

Trong các loại rau xanh, thì 4 loại rau tốt nhất cho bà bầu đó là: rau bina, rau diếp cá, rau cải và cỏ cà ri – bởi đây là những loại rau xanh chứa rất nhiều canxi và folate. 4 loại rau này vừa có tác dụng giúp ngăn ngừa các loại khuyết tật bẩm sinh gặp ở trẻ nhỏ vừa góp phần trong việc hình thành nên hệ thần kinh cho thai nhi.

Các loại rau củ ngày nay chứa hàm lượng chất bảo quản, chất kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu vượt quá quy định rất nhiều, vì vậy để đảm bảo sức khỏe cho bạn và em bé trong bụng cũng như cho sức khỏe của cả gia đình, trước khi sử dụng thực phẩm, rau củ quả để ăn uống hoặc chế biến bạn nên ngâm qua nước muối hoặc nước ô zôn.

Cà chua nhiều vitamin C và sắt.

Trong cà chua chứa rất nhiều vitamin C và sắt.

Hai thành phần này có khả năng chống lão hóa và giảm stress rất tốt.

Vì vậy, các bà bầu nên thường xuyên ăn cà chua mỗi ngày để có thể giúp cơ thể cẩm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Các bà bầu có thể thêm cà chua vào các món ăn như: cà ri, salad…

Ăn đậu xanh giúp xương chắc khỏe, giảm mệt mỏi

Trong đậu xanh có hàm lượng vitamin K và protein cao.

Vì vậy, nếu các bà bầu thường xuyên ăn đậu xanh sẽ giúp xương chắc khỏe, giảm mệt mỏi trong suốt thời kỳ mang thai.

Ăn ớt chuông bổ sung vitamin C

Ớt chuông cũng là một loại thực phẩm giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cho thai nhi cũng như cho các bà bầu.

Trong quả ớt chuông đỏ có chứa hàm lượng vitamin C gấp khoảng ba lần so với hàm lượng vitamin C trong một quả cam.

Ăn ớt chuông còn giúp các bà bầu hấp thụ sắt tốt hơn, làm giảm nguy cơ thiếu máu trong suốt thời kỳ mang thai.

Ăn khoai lang giàu chất xơ, vitamin A, kali và sắt

Khoai lang chứa hàm lượng chất xơ, vitamin A, kali và sắt rất cao.

Những thành phần này hỗ trợ rất tốt cho nguồn sữa của bà bầu sau khi sinh đồng thời có khả năng chống hiện tượng bị táo bón.

Ngoài ra, chất sắt trong khoai lang còn giúp ngăn ngừa tình trạng ốm nghén và hỗ trợ thai nhi phát triển rất tốt.

Ăn quả bơ bổ sung vitamin K, kali, folate và vitamin B6 tốt cho sức khỏe

Trong bơ chứa rất nhiều vitamin K, chất xơ, kali, folate và vitamin B6 tốt cho sức khỏe.

Bơ cũng là một thực phẩm giúp phát triển não bộ của thai nhi rất tốt.

Ăn củ cải đường giàu vitamin C, axit folic và sắt

Củ cải đường là thực phẩm rất giàu vitamin C, axit folic và sắt rất tốt cho sức khỏe.

Ăn củ cải đường thường xuyên sẽ giúp các bà bầu có thể loại bỏ tất cả những loại độc tố có hại trong cơ thể ra ngoài đồng thời giúp gan luôn được khỏe mạnh.

bà bầu nên ăn rau gì trong 3 tháng đầu

trái cây gì tốt cho bà bầu

rau xanh nào tốt cho bà bầu

bà bầu có nên ăn rau bí xào

bà bầu không nên ăn rau gì

Bà Bầu Ăn Rau Gì Tốt? Những Loại Rau Bà Bầu Nên Ăn Mỗi Ngày

Bà bầu ăn rau gì tốt cho cả mẹ và thai nhi luôn khiến các chị em băn khoăn. Các loại rau củ quả mà bà bầu nên ăn như cà chua, rau chân vịt, bông cải xanh, măng tây… Vậy những loại rau này tốt cho bà bầu như thế nào?

Các loại rau bà bầu nên ăn mỗi ngày

Những loại rau xanh tốt cho bà bầu

Rau chân vịt

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), cứ 100g rau chân vịt sẽ đáp ứng 34% nhu cầu vitamin mỗi ngày của bà bầu. Rau chân vịt giàu khoáng chất như kali, kẽm, magiê, sắt, canxi, folate, niacin, vitamin A, B6, C, K, B1 (thiamine), B2 (riboflavin)… Đây là một chất có lợi cho sức khỏe bởi có hàm lượng chất béo, chất xơ và chất chống oxy hóa cao. Mẹ bầu có thể dùng rau chân vịt nấu canh, xào hoặc chiên với trứng. Có thể ăn theo dạng salad hoặc cuốn gói đều được.

Tác dụng của rau chân vịt giúp phòng tránh tiểu đường thai kỳ, ngăn ngừa ung thư và giúp hệ xương phát triển khỏe mạnh… Do đó, bà bầu nên ăn rau chân vịt hàng ngày.

Hoa Atisô

Atisô là rau ăn lá, nụ, hoa. Trong búp atiso chứa nhiều choline, folate, magiê, chất xơ. Đặc biệt, loại hoa này chứa cực ít chất béo và cholesterol. Điều này giúp bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh, giảm táo bón cho bà bầu …

Súp lơ xanh (Bông cải xanh)

Súp lơ xanh có hàm lượng sắt và axit folic cao. Cả 2 chất này đều đóng vai trò quan trọng giúp lưu thông máu và cung cấp sắt cho bà bầu. Phụ nữ mang thai có thể ăn loại rau này hàng ngày mà không sợ bị tăng cân. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều trong một bữa. Bởi hàm lượng chất xơ trong bông cải xanh rất cao. Điều này có thể gây gầy hơi, ứ khí trong bụng.

Măng tây

Măng tây là loại thực phẩm giàu prebiotic giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột rất tốt. Măng tây chứa nhiều axit folic, vitamin D, K,… Nhờ đó giúp ổn định và phát triển toàn diện của trẻ. Ngoài ra, ăn măng tây còn giúp phòng ngừa dị tật xảy ra. Mẹ bầu có thể chế biến măng tây với các món như xào thịt bò, bít tết, xào nấm, thịt gà…

Rau ăn củ, quả mẹ bầu nên ăn

Cà chua là loại rau ăn quả có vị chua nhẹ, giàu vitamin C, youvitamin, sắt và lycopeme rất tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai nên ăn loại quả này thường xuyên. Bởi cà chua giúp bà bầu có tâm trạng thoải mái, tránh xa stress và chống lão hóa cao. Mẹ bầu có thể chế biến nước sốt cà chua, salad hoặc nấu canh cũng rất ngon. Nếu được hỏi bà bầu ăn rau gì tốt thì cà chua chính là câu trả lời hoàn hảo.

Cà rốt

Vua vitamin A không thể không nhắc đến cà rốt. Loại củ này còn giàu beta-carotene, falcarinol poly-acetylen. Vitamin A, C, B6, K… cũng nằm nhiều trong trái cà rốt. Nhờ đó, cà rốt tốt cho sức khỏe của đôi mắt, hệ miễn dịch và làn da. Mẹ bầu nên uống nước ép cà tốt hoặc hầm cà rốt cùng chân giò và khoai tây.

Củ sen

Củ sen được xem là loại rau ăn củ ít calorie và giàu chất xơ. Loại rau này có vị ngọt thanh, giàu hàm lượng vitamin và khoáng chất. Nhờ công dụng này, củ sen giúp tiêu hóa tốt, an thần, lưu thông máu và huyết áp ổn định. Có thể ăn ngó sen, hạt sen, củ sen… Các món ăn giàu dưỡng chất như củ sen hầm sườn non, chè củ sen đậu xanh, gỏi củ sen, ngó sen xào thịt bò…

Mẹ bầu nên ăn các loại hạt này

Các loại hạt không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của bà bầu. Một số loại hạt như đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu phộng, hạt lanh, hạt chia… hỗ trợ tốt cho sức khỏe mẹ bầu, sữa và phát triển của thai nhi. Nhờ tác dụng này hệ xương và thần kinh của thai nhi phát triển tốt. Đồng thời ngăn ngừa khuyết tật, dị tật thai nhi. Mẹ bầu khỏe mạnh và hệ miễn dịch được tăng cường.

Phụ nữ mang thai nên tránh ăn loại rau nào?

Vì sao rau chùm ngây không tốt cho bà bầu?

Các chuyên gia khuyên bà bầu không nên ăn rau chùm ngây. Bởi loại rau này chứa alpha-sitosterol làm mềm tử cung. Điều này khiến tử cung bị trơn, không co bóp làm tăng nguy cơ sảy thai. Ngoài việc khiến cổ tử cung có thắt, alpha-sitosterol có cấu trúc giống với estrogen. Do đó, chúng có tác dụng ngừa thai, không tốt cho người mang bầu.

Phụ nữ mang thai có nên ăn khổ qua?

Quả khổ qua chứa Monodicine và Quinin kích thích co bóp tử cung nên mẹ bầu khi ăn rất dễ bị sảy thai. Nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.

Rau ngót gây hại cho mẹ bầu

Rau ngót chứa nhiều Papaverin. Đây là chất có tác dụng giảm đau, giãn cơ trơn và hạ huyết áp. Do đó, khi phụ nữ mang thai ăn nhiều loại rau này phải đối mặt với nguy cơ sảy thai cao.

Đu đủ xanh khiến co thắt tử cung

Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là tam cá nguyệt đầu, tử cung co thắt gây sảy thai hoặc sinh non. Đu đủ xanh chính là “kẻ thù” của bà bầu. Do đó, mẹ bầu có thể ăn đu đủ chính hẳn, tuyệt đối không ăn đu đủ xanh hoặc ương.

Những Loại Rau Quả Bà Bầu Không Nên Ăn

Rau củ quả là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của mỗi người, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Bởi rau quả sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bà bầu, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, kích thích vị giác và có thể ngăn ngừa được tình trạng ốm nghén trong những tháng đầu. Tuy nhiên, không phải loại rau củ nào bà bầu cũng ăn được. Theo khuyến cáo của bác sĩ, có những loại rau quả bà bầu không nên ăn bởi chúng có thể khiến cơ thể mẹ bầu mắc một số bệnh lý thai kỳ, khó sinh và thậm chí là đe dọa tới tính mạng của cả mẹ lẫn con.

1. Mướp đắng:

Mặc dù tất cả các nghiên cứu không cho kết quả rõ ràng rằng chất đắng trong mướp đắng có thể gây hại cho bào thai. Tuy nhiên, thử nghiệm với chuột cho thấy, việc sử dụng mướp đắng với liều cao có thể gây ra dị dạng bào thai chuột. Vì vậy, các nhà khoa học khuyên phụ nữ mang thai không nên ăn mướp đắng. Ngoài ra, chất Vicine trong hạt của mướp đắng có thể gây ngộ độc cho một số cơ quan nhạy cảm. Vì vậy, trẻ em và phụ nữ mang thai nên tránh ăn hạt của mướp đắng. Khi nấu, bạn nên loại bỏ hoàn toàn hạt mướp đắng.

2. Rau sam: Rau sam là một loại rau dễ trồng, dễ chăm sóc và tìm vì chúng mọc hoang nhiều. Rau sam ngoài tác dụng là thảo dược chữa bệnh, nó còn là thực phẩm để ăn. Rau sam có tính hàn, lạnh. Thực tế cho thấy khi phụ nữ mang thai ăn nhiều rau sam, nó sẽ kích thích tử cung mạnh. Hậu quả là có thể dẫn đến sẩy thai.

3. Rau ngải cứu: Ngải cứu là một loại thảo dược có tác dụng giảm đau cơ bắp, giúp lưu thông máu, giảm đau bụng và được bác sĩ sử dụng cho các trường hợp an thai, sảy thai liên tục. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu phụ nữ mang thai ăn ngải cứu trong 3 tháng đầu tiên thì sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung. Hậu quả có thể dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.

Nếu các bà mẹ sử dụng ngải cứu với tác dụng an thai, bà mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, nếu người mẹ có tiền sử sẩy thai hoặc sinh non, các bà mẹ không nên ăn nhiều ngải cứu.

4. Rau ngót: Rau ngót có thể gây ra hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung và dẫn đến sẩy thai, tiêu chảy vì lá rau ngót có chứa chất Papaverin. Vì vậy, nếu bạn sử dụng hơn 30 gram lá rau ngót tươi, bạn sẽ có nguy cơ cao bị sẩy thai.

5. Rau chùm ngây (còn gọi là rau cải ngựa): Rau chùm ngây có tên khoa học là Moringa oleifera. Loại rau này được biết đến và sử dụng hàng ngàn năm nay ở Hy Lạp, Ấn Độ và Italia. Theo các nghiên cứu khoa học, lá và hoa của chùm ngây có lượng vitamin C cao hơn 7 lần so với cam. Về canxi, chùm ngây nhiều hơn 4 lần so với sữa; về protein, nó nhiều gấp hai lần sữa. Chùm ngây nhiều hơn 4 lần so với cà rốt về vitamin A, hơn 3 lần chuối về kali.

Tuy nhiên, phụ nữ ở một số vùng trên thế giới dùng loại rau này để tránh thai vì chùm ngây có chứa alpha-sitosterol – chất tương tự như estrogen nên có tác dụng trong việc ngăn ngừa mang thai. Chất Alpha-sitosterol trong rau chùm ngây làm cho cơ trơn của tử cung co lại và sẽ dẫn đến sẩy thai. Vì vậy, các nhà khoa học nhắc nhở phụ nữ mang thai không nên ăn chùm ngây.

6. Rau răm: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau răm vì ăn rau răm nhiều sẽ dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, rau răm chứa chất gây ra tình trạng tử cung co thắt và hậu quả là, nó sẽ dẫn đến sẩy thai. Do đó, phụ nữ mang thai không nên quá nhiều rau răm nhưng có thể ăn trứng vịt lộn với một vài cọng rau răm thì nó không gây ra bất kỳ vấn đề gì.

7. Súp lơ: Mặc dù súp lơ xanh có hàm lượng lớn vitamin C rất tốt cho bé nhưng nếu mẹ ăn súp lơ xanh hàng ngày, nhất là khi mới có thai có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai. Lý do là quá nhiều vitamin C cũng không tốt cho chị em trong quá trình mang thai. Cũng giống như súp lơ xanh, nếu ăn quá nhiều súp lơ trắng hàng ngày thì mẹ bầu cũng có nguy cơ sảy thai do hàm lượng lớn vitamin C có trong loại rau này rất cao

8. Cải xoăn: Cải xoăn là loại rau tốt cho chị em trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng lại không tốt cho người mang thai. Nếu thích cải xoăn, mẹ bầu chỉ nên ăn 1-2 thìa không nên sử dụng chúng quá nhiều vì nó có thể làm chị em sảy thai.

10. Củ dền: Mặc dù giàu vitamin K và sắt nhưng củ dền lại không tốt cho phụ nữ mang thai như nhiều người vẫn tưởng. Củ dền là nhóm thực phẩm gây nhiệt và có thể gây chảy máu cho mẹ giai đoạn đầu mang thai.

Những loại quả bà bầu không nên ăn

Trong đu đủ xanh có chứa rất nhiều chất gây nguy hiểm cho thai nhi như papain, prostaglandin và oxytocin. Trong đó, chất papain có thể khiến tế bào phôi thai bị phá hủy, còn prostaglandin và oxytocin lại kích thích co bóp tử cung sớm đẩy thai nhi ra ngoài, điều này sẽ gây sảy thai nếu như thai nhi chưa đủ tháng

Quả đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu có thể bị xuất huyết. Hơn nữa, lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng dứa có chứa chất bromelain, đặc biệt là những quả dứa xanh. Chất này có tác dụng làm mềm tử cung, từ đó có thể khiến tử cung bị co bóp cho nên bà bầu ăn loại quả này rất dễ gây sảy thai, nhất là trong 3 tháng đầu.

Do đó, trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu không nên ăn, uống quá nhiều nước ép dứa. Tuy nhiên, qua 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp.

Nhãn có vị ngọt, tính nóng trong khi đó phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong, dễ bị táo bón. Vì vậy khi bà bầu ăn nhiều nhãn có thể làm tăng thân nhiệt, gây động thai, ra huyết, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.

Táo mèo có vị chua, chát, ngọt rất hợp với những bà bầu ốm nghén nhưng loại quả này lại không tốt cho phụ nữ mang thai. Theo nhiều tài liệu ghi lại, táo mèo có thể kích thích tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non.

Mặc dù khi mang thai, bà bầu rất thèm ăn và khó chịu nếu không được động đũa vào món ăn mình muốn. Tuy nhiên, để thai kỳ khỏe mạnh thì các mẹ không nên ăn nhiều những loại rau bà bầu không nên kể trên.

Theo thống kê của các nhà khoa học Anh cho biết cứ 100 người thì lại có 2 người dân bị dị ứng với đậu phộng, vì thế các bà mẹ đang mang thai dễ có nguy cơ bị dị ứng với đậu phộng, nhất là những gia đình có người thân có tiền sử bị dị ứng đậu phộng thì càng cần phải cẩn thận.

Nguyên nhân là vì trong đậu phộng có chứa chất đạm dị ứng có thể đi vào bào thai và gây ra việc dị ứng khiến khi sinh con ra con bạn sẽ bị dị ứng với loại này. Vì vậy, trong thời gian mang thai, phụ nữ nên căn nhắc với thực phẩm này.

Củ khoai tây, nhất là khoai tây đã mọc mầm xanh có chứa một độc tố gọi là solaninne (còn gọi là chất kiềm sinh vật). Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây có chứa kiềm sinh vật khá cao, chất kiềm này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hiệu ứng dị tật, ăn 44,2g – 252g khoai tây có thể làm cho thai nhi dị dạng.

Những điều cấm kỵ khi bà bầu ăn hoa quả

Việc ăn uống khi mang thai không cần quá nghiêm ngặt tuy nhiên các mẹ bầu vẫn cần chú ý để tránh gặp phải rắc rối không mong muốn. Ngay cả việc ăn hoa quả trong thai kỳ cũng có những nguyên tắc riêng mà chị em nên lưu ý. Đồng ý rằng hoa quả là thực phẩm giàu dưỡng chất, rất có lợi cho sản phụ tuy nhiên nếu ăn không đúng cách sẽ gây phản tác dụng.

Cũng như trong các loại thịt tái, sống, hoa quả chưa rửa có chứa các loại ký sinh trùng, chất hóa học, chất bảo vệ thực vật như toxoplasmosis và nhiều hóa chất độc khác gây hại cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

Không súc miệng sau khi ăn hoa quả: Hầu hết các loại trái cây đều chứa carbohydrate lên men, axit có tính ăn mòn răng. Nếu mẹ ăn nhiều trái cây nhưng lại không biết giữ vệ sinh răng miệng đúng cách thì sẽ liên tục đưa axit vào tiếp xúc với răng của mình.

Ngoài ra, trong trái cây cũng có đường và nước bọt sẽ không thể loại bỏ hết được chúng, cũng như không thể trung hòa axit. Điều này rất dễ làm hại răng của mẹ bầu. Vì vậy, lời khuyên của các nha sĩ là nên súc miệng sạch sau khi ăn trái cây.

Trên thực tế, ăn bất cứ thứ gì nhiều quá cũng không tốt và với trái cây cũng vậy. Mặc dù trái cây bổ dưỡng nhưng lại không chứa đầy đủ tất cả các loại dưỡng chất đặc biệt là protein và chất béo – hai loại chất này lại vô cùng quan trọng cho sự tăng trưởng của thai nhi trong bụng mẹ.

Ăn hoa quả ngay sau bữa ăn:

Ăn hoa quả ngay sau bữa ăn chính có thể gây đầy hơi và táo bón cho mẹ bầu – chứng bệnh thường gặp trong thai kỳ. Vì vậy mẹ bầu nên ăn trong vòng 2 giờ sau ăn và 1 giờ trước bữa ăn chính.

Đồ ăn vừa được lấy ra từ tủ lạnh đặc biệt là hoa quả rất dễ khiến mẹ bầu đau bụng, tiêu chảy. Chính vì vậy, chị em chỉ ăn sau khi đã để đồ ăn ra ngoài khoảng 1 giờ.

Ăn quá nhiều loại hoa quả có tính nóng như táo gai (táo mèo), anh đào, quả lựu, vải thiều… sẽ khiến mẹ bầu dễ dàng “bốc hỏa” và khiến tậm trạng dễ nóng nảy. Tốt hơn hết là nên hạn chế ăn.

Những mẹ mang bầu 3 tháng đầu cần chú ý ăn uống để tránh xảy ra những việc đáng tiếc. Hy vọng qua bài viết này, các mẹ có thêm nhiều kiến thức về những loại rau quả bà bầu không nên ăn để chú ý tới chế độ dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi.

Bà Bầu Nên Ăn Rau Gì Trong 3 Tháng Đầu Và Những Loại Rau Cần Tránh

Nội dung bài viết

1. Những loại rau bà bầu nên ăn trong 3 tháng đầu

– Rau bina (cải bó xôi, rau chân vịt)

Ai cũng biết rau xanh chứa nhiều vitamin, chất xơ và là một trong những nhóm thực phẩm cần có trong bữa ăn hàng ngày. Thế nhưng, đối với phụ nữ mang thai thì không phải rau gì cũng ăn được, nhất là giai đoạn quan trọng như tam cá nguyệt đầu tiên. Vì vậy, bà bầu nên ăn rau gì trong 3 tháng đầu là thông tin cần thiết cần nắm rõ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và con.

1. Những loại rau bà bầu nên ăn trong 3 tháng đầu

– Rau bina (cải bó xôi, rau chân vịt)

Nằm trong danh sách rau cho bà bầu 3 tháng đầu phải nhắc đến là rau bina hay còn có tên gọi khác là rau chân vịt, cải bó xôi. Bởi rau bina có thành phần chất béo bão hòa cholesterol thấp nhưng dồi dào chất xơ, vitamin A, K, C, E cũng như các khoáng chất canxi, sắt, kali, mangan… mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bà bầu.

Tuy nhiên, vì hàm lượng vitamin cao nên bà bầu chỉ nên ăn một lượng vừa phải rau bina kèm theo những thực phẩm đa dạng khác để đảm bảo sức khỏe cân bằng và ổn định.

– Cải xoăn (kale)

Cải xoăn (kale) là một trong những loại rau xanh giàu dinh dưỡng, ít chất béo, chứa nhiều chất xơ, protein và vitamin.

Nếu bổ sung cải xoăn trong bữa ăn hàng ngày thì đây chính là một cách tuyệt vời để bà bầu nạp vào cơ thể nguồn dinh dưỡng lành mạnh nuôi dưỡng thai nhi.

– Bông cải xanh

Bông cải xanh (hay còn gọi là súp lơ xanh) được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là loại thực phẩm vàng cho bà bầu. Vì bông cải xanh giàu sắt, canxi, nhiều protein, carbohydrate, vitamin A, C và nhiều vi chất có lợi khác.

Bổ sung bông cải xanh vào thực đơn thường xuyên sẽ tốt cho xương, có lợi cho não bộ, bảo vệ mắt, điều hòa huyết áp ổn định.

– Rau diếp cá

Từ lâu rau diếp cá đã được sử dụng như một loại rau ăn sống, rau gia vị giúp kích thích vị giác, cải thiện hoạt động tiêu hóa, hỗ trợ điều trị bệnh táo bón, nhất là trong thai kỳ.

Nhiều bà bầu gặp phải tình trạng táo bón nhưng không thể uống nhiều thuốc, sợ ảnh hưởng đến thai nhi thì ăn rau diếp cá hoặc uống nước ép diếp cá sẽ giúp cải thiện bệnh táo bón hiệu quả.

– Măng tây

Là một trong những loại rau bà bầu nên ăn trong 3 tháng đầu, măng tây giàu axit folic, canxi và nhiều vitamin, khoáng chất rất cần thiết trong quá trình mang thai.

Trong đó, axit folic, canxi có trong măng tây giúp hỗ trợ hình thành hệ thần kinh và xương của thai nhi, ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, măng tây còn cung cấp nguồn dinh dưỡng chống lại sự hình thành và phát triển của các gốc tự do, phòng tránh bệnh tật trong thai kỳ.

– Rau dền đỏ

Canxi, axit folic, chất xơ là 3 chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho bà bầu 3 tháng đầu thì rau dền đỏ đều hội tụ đủ.

Nhờ đó, sử dụng rau dền đỏ thường xuyên sẽ giúp bà bầu cung cấp canxi phát triển xương và răng thai nhi, bổ sung hàm lượng chất xơ cao cải thiện hệ tiêu hóa, giảm táo bón cũng như đem đến nguồn axit folic quan trọng cho sự phát triển ổn định của thai nhi giai đoạn đầu.

– Atiso

Bà bầu nên ăn rau gì trong 3 tháng đầu? Câu trả lời không thể thiếu atiso. Bởi atiso cung cấp choline cho cơ thể mẹ, giúp thai nhi phát triển, phòng ngừa dị tật ống thần kinh.

Không những thế, atiso còn cung cấp folate giúp thúc đẩy hình thành các tế bào mới, ngăn chặn dị tật ở thai nhi.

Tuy nhiên, sử dụng atiso cần có liều lượng hợp lý. Chỉ nên dùng khoảng 10 – 20gr atiso tươi hoặc 5 – 10gr atiso khô/ngày để đảm bảo sức khỏe hai mẹ con.

2. Những loại rau bà bầu 3 tháng đầu cần tránh

Mang thai là thời điểm quan trọng, có nhiều loại thực phẩm có nguy cơ gây co thắt tử cung hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi thì bà bầu cần chú ý để tránh xa.

– Rau má

Không phải là loại rau gây hại cho bà bầu nhưng trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bà bầu không nên ăn rau má.

Để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi, bà bầu chỉ nên ăn rau má từ tháng thứ 4 của thai kỳ.

– Ngải cứu

Bình thường thì ngải cứu có khả năng thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm đau hiệu quả nhưng đối với bà bầu 3 tháng đầu, ăn nhiều ngải cứu có nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên cần hạn chế sử dụng.

– Rau răm

Ăn rau răm nhiều dễ bị mất máu, co bóp tử cung gây sảy thai nên bà bầu 3 tháng đầu cần tránh.

– Rau ngót

Rau ngót khá phổ biến và được nhiều người ưa thích nhưng nếu đang ở trong thời kỳ mang thai, tốt nhất không nên ăn rau ngót để tránh bị tiêu chảy, co thắt cơ trơn tử cung, thậm chí là sảy thai, sinh con non.

– Rau sam

Rau sam là rau dại có nhiều dược tính tốt cho sức khỏe nhưng bà bầu 3 tháng đầu thì cần tránh xa. Vì nếu dùng rau sam, bà bầu có nguy cơ co thắt tử cung mạnh, nguy hiểm cho tính mạng của thai nhi.

– Rau mầm

Rau mầm có thể là rau tốt cho bà bầu 3 tháng đầu nhưng nếu được ủ trồng dùng hóa chất tăng trưởng, không đảm bảo chất lượng và an toàn thì lại là nguồn thực phẩm có hại, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn khó điều trị cho bà bầu.

– Dưa cải muối

Dưa cải muối kích thích vị giác, giúp bữa cơm ngon miệng nhưng bà bầu 3 tháng đầu nên hạn chế ăn. Vì dưa cải muối chứa hàm lượng nitric cao lại nhiều muối, không tốt cho sức khỏe bà bầu, nhất là những người bị tiền sản giật, cao huyết áp.

– Chùm ngây

Chùm ngây chứa thành phần hormone alpha-sitosterol có hại cho bà bầu, dễ gây nguy hiểm đến sự hình thành và phát triển của bào thai.

3. Cách ăn uống đúng chuẩn cho bà bầu 3 tháng đầu

Giai đoạn đầu của thai nhi là thời điểm ăn uống đầy đủ chất để không bị thiếu hụt thành phần nào gây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi chứ chưa cần phải tăng tốc để lên cân cho cả mẹ và con. Vì thế, việc ăn uống đặt ưu tiên chất lượng lên hàng đầu.

Dù chọn mua rau xanh hay bất kỳ thực phẩm nào cũng phải kiểm tra nguồn gốc uy tín, rõ ràng, đảm bảo chất lượng, an toàn cho sức khỏe. Rau không chỉ tươi ngon bên ngoài mà còn phải sạch, không hóa chất, thuốc tăng trưởng độc hại.

Bên cạnh rau xanh, thực đơn ăn uống hàng ngày của bà bầu 3 tháng đầu cũng không thể thiếu các nhóm thực phẩm cần thiết khác như nhóm bột đường, đạm, chất béo… Cần kết hợp đa dạng, đổi món thường xuyên để bổ sung dưỡng chất đầy đủ.

Dành thời gian chuẩn bị bữa ăn lành mạnh, tránh dùng ăn đồ chế biến sẵn, bánh kẹo nhiều đường, nhiều béo không tốt cho sức khỏe.

Nên chế biến thức ăn ở dạng cơ bản, hạn chế nêm nhiều gia vị muối, đường gây sưng phù, béo phì, cao huyết áp. Rau xanh nên ăn tươi sống, nấu canh, luộc hoặc xay làm nước ép uống mỗi ngày.

Có thể chia nhỏ bữa ăn với một lượng vừa đủ, tránh ăn một bữa quá nhiều. Nếu bị nghén, khó ăn uống thì nên điều chỉnh các món hợp khẩu vị để không bỏ bữa, sút cân.

Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh xa thuốc lá, rượu, bia, chất kích thích, nước ngọt có gas ảnh hưởng đến sức khỏe.

Như vậy, rau xanh là nguồn thực phẩm cần thiết và quan trong trong chế độ ăn uống của bà bầu. Tuy một số loại rau có mặt lợi và hại nhưng chỉ cần nắm rõ bà bầu nên ăn rau gì trong 3 tháng đầu và những lưu ý để ăn đúng cách thì sức khỏe luôn đảm bảo cho cả mẹ và con.

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/ba-bau-nen-an-rau-gi-trong-3-thang-dau-va-nhung-loai-rau-can-tranh-365404.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/ba-bau-nen-an-rau-gi-trong-3-thang-dau-va-nhung-loai-rau-can-tranh-365404.html

Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/me-bau-214/ba-bau-nen-an-rau-gi-trong-3-thang-dau-va-nhung-loai-rau-can-tranh-365404)