Top 12 # Bà Bầu Nên Ăn Gì Ở Tuần Thứ 23 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Chế Độ Dinh Dưỡng Mang Thai Tuần Thứ 23: Bà Bầu Nên Ăn Uống Như Thế Nào?

Chế độ dinh dưỡng mang thai tuần thứ 23: Bà bầu nên ăn uống như thế nào? Trong tuần thai này, hẳn là tình trạng mệt mỏi của các mẹ cũng thuyên giảm phần nào rồi đúng không nhưng nếu có mẹ nào vẫn đang còn nghén thì nên lựa chọn những thực phẩm lành mạnh dễ tiêu hóa hơn để hấp thu một cách hiệu quả tốt nhất nhé. Mang thai tuần 23, không phải cứ ăn nhiều là đã tốt đâu mẹ nha, lời khuyên hữu ích đó là nên cân bằng chế độ ăn một cách khoa học nhất. Đừng ăn mãi một vài thực phẩm nào đó quá bổ dưỡng mà hãy phân chia đều ra, ăn một lượng vừa đủ để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho thai kỳ. Và đơn nhiên là cũng tùy theo tình hình sức khỏe và thể trạng của người mẹ mà chúng ta cũng sẽ có cách điều chỉnh, xây dựng chế độ ăn uống thật hợp lý.

Nào hãy cùng gonhub.com chúng tôi nghiên cứu qua chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 23 và kiến thức dinh dưỡng cho bà bầu tuần thứ 23 bên dưới đây nhé!

Trong tuần thai 23, mẹ bầu có thể cảm nhận thai nhi bắt đầu lớn dần. Khi ấy, trọng lượng bé đã đạt khoảng 600g (tăng thêm 130g so với tuần trước). Chiều dài từ đầu đến chân của bé đạt 30cm. Dinh dưỡng trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Khẩu phần dinh dưỡng cần đầy đủ dưỡng chất. Nó bao gồm: 37% bột đường, 25% đạm, 10% chất béo và 28% rau xanh và hoa quả.

Chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 23: Bà bầu cần xây dựng nguyên tắc ăn uống như thế nào để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé?

1. Hiểu rõ những thức ăn cần tránh

Bánh ngọt: Mặc dù bánh ngọt, bánh quy rất ngon và kích thích vị giác nhưng bà bầu không nên ăn quá nhiều. Vì lượng đường có thể tích lũy trong nước tiểu lâu ngày dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm đường tiết niệu. Hãy lựa chọn bánh mì nguyên chất 100% thành phần bột lúa mì sẽ tốt hơn cho bạn. Ngũ cốc nhúng trong sữa và phủ thêm trái cây. Đó chắc chắn là món ăn tuyệt vời khi bạn thèm ngọt.

Thức uống có hại: Chất caffeine có trong cà phê có thể gây sẩy thai, làm rối loạn quá trình phát triển thai nhi khi đi qua nhau thai. Các loại thức uống có cồn, có ga dễ gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Không chỉ thế, nó còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh và làm tăng nguy cơ mắc bệnh đao ở bé khi chào đời.

Thịt chưa nấu chín: Thực phẩm tái sống thường chứa ký sinh trùng toxoplasmosis đe dọa sức khỏe. Hãy tránh xa các loại thịt tái, cá sống ăn tái chanh, kèm mù tạt, sushi..tránh hậu quả nghiêm trọng: ngộ độc, sẩy thai, thai chết lưu, biến chứng nguy hiểm.

Không ăn thịt muối, pho mát mềm: Nếu trong khẩu phần dinh dưỡng tuần 23 của mẹ bầu có chứa những thực phẩm này sẽ khiến cơ thể nhiễm khuẩn listeria. Listeria khi đi qua nhau thai khiến thai nhi bị nhiễm trùng, Nó đe dọa đến tính mạng thai nhi, gây nên tình trạng sẩy thai nguy hiểm.

Không chọn khoai tây mọc mầm: Một khi khoai tây mọc mầm là khi nó chứa độc tố solaninne. Đây là chất độc hại nếu tích tụ quá nhiều dễ dẫn đến dị tật ở thai nhi.

2. Uống nước đều đặn

Khi mang thai, hầu hết các bà bầu đều đi vệ sinh thường xuyên. Do kích thước bào thai quá lớn gây áp lực đè lên bàng quang. Vì thế, cơ thể mẹ bị mất nước nhiều hơn. Hãy uống nước đều đặn và đầy đủ để bù đắp lượng nước đã mất nhé! Thay vì uống nước lọc hoàn toàn, bạn cũng nên kết hợp nước ép từ hoa quả như nước cam, bưởi ép…

3. Hạn chế lượng natri hấp thu vào cơ thể

Nếu hấp thu natri quá nhiều, cơ thể mẹ bầu sẽ bị phù nề khi mang thai. Điều này là hậu quả từ khả năng giải phóng nước của cơ thể mẹ bị hạn chế. Vì vậy, mẹ bầu cần hạn chế muối khi chế biến. Ngoài ra, đồ ăn nguội như khoai tây, xúc xích, thức ăn hộp cũng không hề tốt cho sức khỏe.

Mong rằng, với chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 23 dành cho mẹ bầu mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quý giá nhất để bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe thai kỳ thật tốt. Một lưu ý quan trọng nữa ở tuần thai này nữa đó chính là, hãy tiếp tục khám thai định kỳ đều đặn để bác sĩ theo dõi tình hình phát triển của thai nhi, nếu bé quá nhẹ cân hoặc chậm phát triển thì tăng cường thêm các dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể người mẹ còn nếu bé phát triển tốt, sức khỏe bình thường thì coi như thai kỳ tạm ổn định ở tuần thứ 23 này. gonhub.com chúc các mẹ xem tin vui!Mẹ – Bé – Tags: chế độ dinh dưỡng

Sự Phát Triển Của Thai Nhi Ở Tuần Thứ 23 Của Thai Kỳ

Điều gì sẽ diễn ra khi thai 23 tuần tuổi?

Trong tuần thứ 23, bác sĩ có thể nghe được tiếng đập của tim bé yêu khi đặt ống nghe lên bụng mẹ. Đây cũng là quãng thời gian thai nhi  tiếp tục phát triển những kỹ năng quan trọng khác đấy mẹ!  Ấn tượng nhất, lúc này, bé đã có thể cựa quậy những ngón chân bé tí của mình và quấn lấy dây rốn rồi đấy mẹ ơi.

Mặc dù cơ thể bé yêu ngày càng hoàn thiện nhưng những cơ quan và xương thì vẫn chỉ có thể được nhìn thấy dưới làn da mờ mà thôi.

Thai nhi tuần 23 cũng đánh dấu sự phát triển của hệ thống thần kinh của bé khi giờ đây bé yêu đã có thể bắt đầu kiểm soát vài chức năng của cơ thể. Lúc này, hàng tỷ tế bào não cũng đang phát triển mạnh mẽ..

Xem nào, bé yêu giờ đã có kích thước khoảng bằng một trái đu đủ, dài khoảng 20 cm và nặng hơn 455 gram một chút.

Khi mang thai tuần 23, cơ thể mẹ có gì thay đổi?

Chuyển sang sử dụng sữa rửa mặt ít hoặc không chứa dầu: Thành phần dầu có trong sữa rửa mặt có thể khiến da “phản pháo” và nổi mụn. Vì vậy, tốt nhất mẹ nên sử dụng sản phẩm dịu nhẹ với làn da. Tuyệt đối tránh xa những sản phẩm tẩy tế bào chết và chất làm sạch mạnh khiến da dễ bị kích ứng

Tìm đến bác sĩ da liễu nếu da nổi nhiều mụn vì không phải mọi phương pháp điều trị mụn đều phù hợp với mẹ bầu đâu.

Mẹ nên làm gì trong thời điểm thai nhi 23 tuần tuổi?

iv. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Your Pregnancy Week by Week (8th ed.). Philadelphia, PA: Da Capo Press.

v. Gibson, L. (2016, August 25). What’s the best way to treat pregnancy acne? Retrieved April 11, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/exper…

vi. What Can be Done to Prevent Stretch Marks? (n.d.). Retrieved February 15, 2017, from http://americanpregnancy.org/your-pregnancy/prevent-pregnancy-stretchmarks/

vii. Montgomery, K. S. (2002). Nutrition Column An Update on Water Needs during Pregnancy and Beyond. The Journal of Perinatal Education, 11(3), 40–42.

viii. What are the best foods for healthy skin? Retrieved May 26, 2017, from

ix. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Thai kỳ theo tuần (8th ed.). Philadelphia, PA: Da Capo Press.

ix. Gibson, L. (2016, August 25). Phương pháp tốt nhất để trị mụn khi mang thai, đăng lại vào 11/4/2017 theo http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/exper…

ix. Làm thế nào để điều trị những vết rạn da (n.d.). đăng lại vào 15/2/2017 theo http://americanpregnancy.org/your-pregnancy/prevent-pregnancy-stretchmarks/

ix. Montgomery, K. S. (2002). Chuyên mục dinh dưỡng: Những cập nhật mới về nguồn nước cần thiết cho thai kỳ An 11(3), 40–42.

ix. Thực phẩm nào là tốt nhất cho da? Đăng lại vào 27/5/2017, theo

Thai Nhi 23 Tuần

Thai nhi 23 tuẩn tuổi gần giống như một đứa trẻ sơ sinh nhưng có kích thước nhỏ hơn và lớp da mỏng hơn. Vì bất kì lý do gì, nếu thai nhi chào đời ở thời điểm này, cơ hội sống sót của trẻ với sự can thiệp của các bác sĩ và nhân viên y tế khác là 25 – 35%.

Sự phát triển của thai nhi 23 tuần tuổi

Kích thước của thai nhi 

Thai nhi 23 tuần tuổi dài khoảng 28 cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân. Trọng lượng cơ thể khoảng 500 gram và sẽ tăng nhanh sau đó.   

Ở giai đoạn này, thai nhi đã có thể nghe thấy tim mẹ đập nhẹ nhàng, giọng nói và các âm thanh khác qua đôi tai nhỏ bé của mình. 

Cơ thể thai nhi thay đổi như thế nào?

Hệ tiền đình nằm giữa cầu não bắt đầu thực hiện chức năng là cảm nhận được những chuyển động

Phổi của thai nhi cũng sẵn sàng hoạt động, chuẩn bị đem lại cho bé một bầu không khí trong lành lúc bé chào đời. Phổi tiết ra một chất hoạt động bề mặt sẽ cho phép phổi phồng lên và xẹp lại do bé có khả năng hít vào và thở ra một lượng nhỏ nước ối, các nang phế quản không bị dính lại gây mất cấu trúc phối

Thai nhi 23 tuần có khả năng nuốt nước ối và đi tiểu một cách dễ dàng trong dịch nước ối bao xung quanh. Nước ối có khả năng tự làm sạch 6-7 lần một ngày. Như vậy, bạn không phải quá lo lắng về những chất dịch chảy qua miệng của bé.

Bé biết mở và nhắm mắt 

Khi quan sát, da bé có màu đỏ do các động mạch và tĩnh mạch mà mẹ có thể nhìn thấy qua lớp da mỏng của bé

Cân nặng của bé tăng lên và có thể tăng gấp đôi trong 4 tuần tới

Lớp da nhăn nheo bao phủ cơ thể thai nhi dần căng ra bởi lớp mỡ bên trong cơ thể bắt đầu được tích tụ

Tất cả các cơ quan nội tạng đều phát triển và trưởng thành tốt.

Thai nhi 23 tuẩn tuổi gần giống như một đứa trẻ sơ sinh nhưng có kích thước nhỏ hơn và lớp da mỏng hơn. Vì bất kì lý do gì, nếu thai nhi chào đời, cơ hội sống sót của trẻ với sự can thiệp của các bác sĩ và nhân viên y tế khác là 25 – 35%. Tỷ lệ sống sót tăng lên sau mỗi tuần và đạt 90% nếu trẻ sinh ra trong tuần thứ 26 hoặc 27.

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Ở giai đoạn mang thai tuần 23 này, mỗi bà mẹ lại có những sự thay đổi về cơ thể khác nhau, vì thế nên bạn hãy lựa chọn cho mình lối sống, chế độ ăn, luyện tập phù hợp nhất với bản thân.  Về cơ thể: Tình trạng phù (Giữ nước ở chân) vẫn tiếp tục nặng hơn mỗi ngày. Trung bình bạn sẽ tăng thêm khoảng 5-7 kg trong giai đoạn này.

1. Sự tăng trưởng của tử cung

Khi thai nhi 23 tuần, tử cung trong bụng mẹ tiếp tục lớn lên và đẩy lên phần rốn khoảng 3-4 cm. Do bàng quang (nơi chứa nước tiều) nằm ngay dưới tử cung nên khi tử cung mở rộng có thể gây chèn ép bàng quang dẫn tới tiểu rắt khi mang thai. Đồng thời, bạn cần thường xuyên theo dõi cơ thể hàng ngày để phát hiện bất thường nếu nước ối bị rò rỉ. Nước ối là chất lỏng, không mùi, là môi trường tồn tại và phát triển của thai nhi. (Phân biệt nước ối và nước tiểu). Nếu nước ối chảy rò rỉ liên tục trong một thời gian dài, bạn cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra.

2. Tăng lưu lượng máu

Sự thay đổi lượng máu về phần dưới cơ thể tăng lên khiến bạn muốn đi tiểu thường xuyên hơn, tăng tiết dịch âm đạo. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi thai nhi 23 tuần. Nếu bạn cảm thấy khó chịu, bất ổn thì ngay lập tức hãy liên hệ tới bác sĩ của bạn.

3. Mơ nhiều hơn

Mang thai tuần 23, bạn có thể nằm mơ thường xuyên hơn. Bạn không nên cố giải thích các giấc mơ. Đây là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên mà bạn không phải lo lắng. Trong giấc mơ, hình ảnh thai nhi có thể xuất hiện hoặc không, và giấc mơ cũng rất gần gũi với đời sống hàng ngày của bạn. Lý do là khi mang thai, não hoạt động nhiều hơn có thể khiến bạn thường xuyên ngủ mơ hơn.  

4. Thay đổi hoạt động hệ thần kinh

 

Khi thai nhi 23 tuần, sẽ có những lúc, bạn cảm thấy tinh thần rất bất ổn. Bạn phải đối phó với những thay đổi về cả tinh thần, tình cảm, hormone, quan hệ và thể chất trong thời kì mang thai. Dường như bạn đột ngột trở thành một người khác. Bên cạnh trách nhiệm lớn lao bảo vệ sự an toàn cho thai nhi, bạn sẽ cảm thấy cực kì lo lắng. Bạn cần hít thở thật sâu và thư giãn. Điều này rồi sẽ dần đi qua.

5. Đau xương sườn

Giai đoạn mang thai tuần 23, các bà mẹ thường bắt đầu bị đau sườn, nguyên nhân có thể do thai nhi đạp mạnh vào khu vực xương sườn và cơ quan nội tạng của mẹ (hoặc bào thai cần không gian để di chuyển vào, chèn ép lên xương lồng ngực khiến xương sườn của bạn bị sưng và đau nhức)

6. Nguy cơ sinh non

Nếu có dấu hiệu dọa sinh non, mẹ đừng hoảng sợ, hãy thư giãn, uống 1 chút nước và nghỉ ngơi 1 chút cho đến khi những dấu hiệu này qua đi. Bạn cũng có thể nằm xuống gường, nâng phần dưới cơ thể cao hơn để giảm nguy cơ sinh non. Nếu các dấu hiệu dọa sinh non vẫn tiếp diễn, bạn hãy liên lạc ngay với bác sĩ và các nhân viên y tế để được chăm sóc tại bệnh viện và giữ an toàn cho thai nhi. Khi thai nhi 23 tuần, những thay đổi cơ thể của bạn mà có thể dễ dàng quan sát:

Chân và tay phù do giữ nước. Kích thước cơ thể bạn lớn hơn, có thể dễ dàng nhận ra kể cả từ những người lạ. Hãy cứ tự tin và thoải mái về điều này

Đi tiểu thường xuyên để làm trống bàng quang, làm giảm áp lực cho bàng quang.

Tăng sự thèm ăn. Chứng thèm ăn có thể kéo dài đến giai đoạn bạn cho con bú

Dễ dàng nhận thấy tóc và móng tay dày và dài nhanh 

Não mất sự tập trung hoặc ngừng phản ứng với những yêu cầu tại 1 thời điểm

Bạn có giảm giác như bị ghim châm trong tay. 

Bàn tay, bàn chân bị đau và tê

Táo bón

Trào ngược acid dạ dày

Nhức đầu

Tâm trạng thường xuyên ngay đổi, ngay cả khi cơ thể bạn hoàn toàn ổn định

Chảy máu nướu răng

Cơn co thắt Braxton Hicks (hay còn gọi là cơn gò sinh lý) có tần suất ngày càng tăng

Chảy nước mũi

Tăng dịch tiết âm đạo

Lời khuyên cho những ông bố khi mẹ bầu mang thai 23 tuần tuổi

Bạn cần dành thời gian rảnh rỗi để trò chuyện với vợ mang thai và thai nhi. Khi này, bạn cũng nên sẵn sàng chuẩn bị tinh thần cho thời gian sắp chào đời của con, lên kế hoạch chăm sóc con sau khi vợ sinh. Nếu vợ bạn vẫn đang trong thời gian đi làm, bạn và vợ mình hãy lên kế hoạch nghỉ sinh.

Những lưu ý cuối cùng cho những bà mẹ mang bầu 23 tuần

Mang thai có thể đang là những khó khăn với bạn ở thời điểm hiện tại nhưng niềm vui làm cha, làm mẹ chắc chắn là những giá trị cao cả và rất ý nghĩa đối với bạn.

► Xem tiếp: ​Thai nhi 24 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết

 

Mang thai tuần 23, tâm trí bạn trở nên mơ hồ và bạn có thể sẽ hay quên, vì vậy, bạn cần ghi lại các và kiểm tra lại các công việc mình cần lưu tâm. Bên cạnh đó, bạn có thể thực hành yoga. Yoga cho phụ nữ có thai không chỉ giúp bạn khỏe mạnh về thể chất mà còn giúp bạn cân bằng về tinh thần. Và bạn đừng ngại ngần khi tham khảo ý kiến từ các bác sĩ hoặc các nhân viên y tế khác khi bị ngã. Dinh dưỡng thích hợp và uống nhiều nước là điều cần thiết. Nước trái cây và súp rau là lựa chọn lành mạnh cho bạn. Hãy tránh dùng soda, cà phê và trà.Mang thai có thể đang là những khó khăn với bạn ở thời điểm hiện tại nhưng niềm vui làm cha, làm mẹ chắc chắn là những giá trị cao cả và rất ý nghĩa đối với bạn.

Mang Thai Tuần Thứ 23 Và Những Điều Mẹ Cần Biết

Đến tuần thai thứ 23 này, thai nhi sẽ đạt chiều dài 30cm và nặng khoảng 600g, cỡ một quả bắp ngô lớn. Cơ thể của bé đang phát triển cân đối và bé sẽ bắt đầu đầy đặn lên. Nếu sinh non xảy ra trong tuần này, một em bé có thể sống sót với sự trợ giúp của các bác sĩ chuyên khoa. Nhưng em bé có thể có khuyết tật nặng đến nhẹ.

Tuần này lỗ mũi của em bé đã thông, nghĩa là chúng không còn đóng như trước đây. Có những thay đổi đang diễn ra trong phổi của em bé, giúp em bé có thể thở độc lập vào lúc sinh. Chất hoạt dịch đang bao phủ các túi phổi của em bé, giúp chúng mở và giữ khí oxi sau khi sinh sinh.

Em bé đang tiếp tục tăng cân. Lông tơ hoặc tóc mỏng bao phủ cơ thể của bé. Em bé của bạn cũng bắt đầu trông giống như lúc mới sinh ra.

Não và các gai vị giác của bé phát triển nhanh chóng. Đồng thời, phổi của bé đang hình thành các nhánh hô hấp và các tế bào sản xuất surfactant, một chất giúp phổi hít đầy không khí ngay khi bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Da của bé vẫn mỏng và trong suốt nhưng sẽ sớm thay đổi.

Bạn có thể phát hiện thấy lợi của mình bị sưng hoặc viêm. Nhớ đánh răng mỗi ngày ít nhất hai lần và dùng chỉ nha khoa vào ban đêm. Lợi bị chảy máu là dấu hiệu cho thấy cần phải đánh răng nhiều hơn chứ không phải ít đi. Hãy nhớ rằng bạn nên hẹn gặp nha sĩ ít nhất 2 lần trong suốt thai kỳ.

Dây chằng và cơ hỗ trợ tử cung cũng đang tập thể dục! Mẹ sẽ bị vài cơn đói hành hạ, và luôn cảm giác muốn thèm ăn gì đó. Hãy nhớ rằng bánh quy và bánh ngọt có thể hấp dẫn nhưng không tốt cho bạn hay em bé đâu. Hãy chọn bánh mì làm từ 100% bột lúa mì nguyên hạt, bánh nướng xốp, thức uống từ sữa và ngũ cốc loại tốt nhúng trong sữa phủ thêm ít trái cây. Hãy nghĩ đến chất lượng, không phải số lượng. Không cần phải bỏ đói chính mình, nhưng nên tránh những thứ vô bổ vì chúng không giúp em bé phát triển.

Mẹ sẽ bị vài cơn đói hành hạ, và luôn cảm giác muốn thèm ăn gì đó. Hãy nhớ rằng bánh quy và bánh ngọt có thể hấp dẫn nhưng không tốt cho bạn hay em bé đâu. Hãy chọn bánh mì làm từ 100% bột lúa mì nguyên hạt. Bánh nướng xốp, thức uống từ sữa và ngũ cốc loại tốt nhúng trong sữa phủ thêm ít trái cây. Hãy nghĩ đến chất lượng, không phải số lượng. Không cần phải bỏ đói chính mình, nhưng nên tránh những thứ vô bổ vì chúng không giúp em bé phát triển.

Hoàn thiện kế hoạch và thủ tục giấy tờ nghỉ thai sản là quyết định quan trọng cần thực hiện trong tuần này.

Thực hiện các kế hoạch cải thiện nhà cửa. Hãy để chồng bạn thực hiện chúng vì phụ nữ mang thai. Không nên tiếp xúc với hóa chất hoặc lên xuống cầu thang nhiều.

An toàn vẫn là việc cần thực hiện khi mẹ mang thai. Thắt dây an toàn khi ngồi trong xe. Mặc dù có thể mẹ sẽ cảm thấy hơi chật, lựa chọn an toàn nhất của mẹ vẫn là thắt dây an toàn mọi lúc. Hãy ngồi ở dãy ghế hai bên xe tàu xe, và tập trung nhìn về phía đường chân trời.

Mang thai tuần thứ 23 mẹ cần chú ý

Tập thói quen nằm về phía bên trái, thay vì nằm ngửa. Nhớ đầu tư gối chất lượng tốt và sắp xếp sao cho thoải mái nhất trên giường.

Hãy đảm bảo sự an toàn trong thức ăn của mẹ. Vi khuẩn hình que hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể tìm thấy trong một số món ăn. Phó-mát mềm, xà lách trộn, pate, sữa chưa tiệt trùng, thịt đông lạnh, sushi và thịt sống đều có thể có nguy cơ. Giữ vệ sinh cho nhà bếp và rửa tay sạch sau khi xử lý thịt sống.

Nếu thấy đau, bị ra máu hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, cần phải báo với hộ sinh hoặc bác sĩ. Một số phụ nữ dễ bị sinh non hơn, nhưng dấu hiệu bắt đầu có thể khá mơ hồ. Đừng ngại kiểm tra ngay cả khi bạn chỉ muốn biết để an tâm hơn.