Top 13 # Bà Bầu Không Nên Ăn Lẩu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Bà Bầu Có Nên Ăn Lẩu Nướng Buffet Không? Lưu Ý Gì Khi Ăn Đồ Lẩu Nướng?

Bà bầu có nên ăn lẩu nướng buffet không? Lẩu nướng buffet là món ăn khá phổ biến và được nhiều người ưa thích, nhất là trong thời tiết chuyển lạnh như hiện nay. Tuy các chuyên gia sức khỏe đều khuyên phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn nhưng không phải là không thể ăn. Vậy bà bầu ăn Lẩu, nướng, buffet thế nào để khỏe mạnh?

Mời chị em xem clip (Full HD) dưới đây để có câu trả lời chi tiết nhất nhé!

Hãy đăng ký kênh Làm Mẹ Vlog để cập nhật những video mới nhất nhé!

Bà bầu có được ăn lẩu nướng không?

Những ngày mùa đông với thời tiết lạnh giá chính là thời điểm thích hợp để món lẩu lên ngôi. Nồi lẩu nghi ngút khói, nóng hổi với nhiều loại đồ nhúng khác nhau chính là món ăn yêu thích của nhiều gia đình.

Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai thì cần thật cẩn thận khi ăn lẩu vì đồ nhúng chưa kỹ có thể dẫn đến các bệnh về ký sinh trùng như sán lá. Đối với phụ nữ mang thai, hệ thống tiêu hóa bị kích tố sinh dục làm ảnh hưởng, cơ trơn của dạ dày và đường ruột bị giảm sút trương lực, nhu động ruột bị giảm ít hoặc yếu đi. Việc ăn lẩu dễ làm tổn thương dạ dày và đường ruột.

Những lưu ý cần nhớ khi bà bầu thích ăn lẩu nướng buffet

Rửa sạch nồi, nguyên liệu trước khi sử dụng

Việc rửa sạch nguyên liệu giúp loại bỏ phần nào trứng ký sinh và vi khuẩn gây hại. Vì thế, bạn không nên bỏ qua bước giản đơn này.

Nhúng, nướng thực phẩm chín kĩ

Món lẩu, nướng sử dụng thịt, cá và rau sống. Trong quá trình chế biến và sử dụng dễ bị nhiễm trứng ký sinh trùng. Do đó, nguyên liệu cần được nấu chín để nâng cao hiệu quả khử trùng, đảm bảo tính an toàn cho thực phẩm. Thêm nữa, bạn nên để các nguyên liệu trong những đĩa tách biệt.

Thổi nguội trước khi ăn

Đưa đồ ăn vào miệng khi còn quá nóng sẽ gây tác động xấu đến niêm mạc, thực quản. Ngoài ra, đồ nóng còn gây hại cho răng và nướu. Bạn nên gắp thức ăn ra bát để giảm nhiệt độ rồi mới ăn giúp bảo vệ cho những cơ quan nhạy cảm.

Lựa chọn nguyên liệu phù hợp cho nồi lẩu, món nướng, các món buffet

Một nồi lẩu đầy xương, thịt không phải là cách hay. Bạn nên tăng cường các loại rau củ giúp điều hoà lượng dinh dưỡng từ thịt cá.

Không nên ăn Lẩu nướng buffet thường xuyên

Ăn lẩu, nướng, buffet quá nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hoá, khiến bạn từ một người khoẻ mạnh lại phải mang trong mình những căn bệnh phiền toái.

Tổng kết

Bà bầu không nên ăn lẩu nướng buffet quá nhiều và thường xuyên. Đặc biệt cần lựa chọn địa chỉ uy tín đảm bảo vệ sinh để ăn. Tốt nhất nên tự chế biến tại nhà. Sức khỏe của thai kỳ là quan trọng nhất các mẹ hãy tránh xa món thịt tái sống, không rõ nguồn gốc nhé. Hãy ăn thực phẩm tươi rõ xuất xứ, nấu chín kỹ đảm bảo vệ sinh.

Chúc các mẹ có thật nhiều kiến thức để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như cho bé yêu tốt nhất.

Bà Bầu Nên Hạn Chế Ăn Lẩu

Món lẩu không tốt cho bà bầu vì có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa và gây nhiễm ký sinh trùng. Ngoài ra, phụ nữ có thai cũng nên hạn chế các thực phẩm như quẩy, nhãn, gan động vật…

Các nghiên cứu y học chứng tỏ, ăn lẩu có nhiều cái hại, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Món lẩu nhúng chưa kỹ có thể dẫn đến các bệnh về ký sinh trùng như sán lá. Đối với phụ nữ mang thai, hệ thống tiêu hóa bị kích tố sinh dục làm ảnh hưởng, cơ trơn của dạ dày và đường ruột bị giảm sút trương lực, nhu động ruột bị giảm ít hoặc yếu đi. Việc ăn lẩu dễ làm tổn thương dạ dày và đường ruột. Do đó, thai phụ không nên ăn lẩu nhiều.

Những món sau cũng nên hạn chế với bà bầu:

Khi làm quẩy, người ta phải đưa vào một lượng nhất định phèn chua, mà phèn chua chứa nhôm – một chất vô cơ. Khi rán quẩy, cứ 500 g bột mì phải dùng 15 g phèn chua. Phụ nữ mang thai cứ mỗi ngày ăn 2 chiếc quẩy sẽ đưa vào cơ thể 3 g phèn chua. Nếu ăn nhiều, lượng nhôm tích lũy sẽ lớn, làm cho não thai kém phát triển, tăng nguy cơ bệnh đần độn.

Nhãn, đặc biệt là long nhãn, luôn được người ta coi là thức ăn tẩm bổ tốt. Nhưng đối với phụ nữ mang thai, nó là quả cấm. Long nhãn tính ôn, vị ngọt, rất dễ trợ hỏa, phụ nữ mang thai ăn vào sẽ tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hòa, làm cho vị khí ngược lên, dẫn đến nôn mửa. Nếu dùng lâu sẽ hại đến âm, xuất hiện hiện tượng nhiệt, đau bụng, xuất huyết. Đấy là những dấu hiệu báo trước việc sẩy thai, sinh non.

Theo phân tích, một chai cola 340 g có 50-80 mg caffeine. Mỗi lần uống 1 g chất này, thai phụ có thể bị hưng phấn trung khu thần kinh trung ương, làm tăng nhịp thở, tim đập nhanh, mất ngủ, hoa mắt, ù tai. Dù uống dưới 1 g, nó vẫn kích thích niêm mạc dạ dày, gây buồn nôn, nôn mửa, hoa mắt, tim hồi hộp, đó là các triệu chứng trúng độc. Nhân cà phê còn có thể nhanh chóng đi qua cuống nhau, ảnh hưởng đến thai nhi.

Rau chân vịt

Mục đích của phụ nữ có thai ăn rau chân vịt là nhận được nhiều chất sắt, đề phòng thiếu máu (do thiếu sắt) trong thời kỳ mang thai. Có người cho rằng ăn được càng nhiều rau chân vịt thì càng ít nguy cơ bị thiếu máu. Kỳ thực không phải như vậy.

Một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy, rau chân vịt làm tình trạng thiếu máu nặng thêm. Nguyên nhân, do rau chân vịt có nhiều axít trong cỏ, làm cho chất sắt của nó không được ruột non hấp thu, thậm chí còn bị đẩy ra khỏi cơ thể. Ăn rau chân vịt càng nhiều càng gây trở ngại cho việc thu chất sắt, khiến tình trạng thiếu máu nặng thêm.

Sơn tra (táo mèo)

Sơn tra giá trị dinh dưỡng cao, lại có công hiệu tiêu hóa thức ăn và khai vị. Nó vừa chua vừa ngọt, rất “vừa miệng” đối với bà bầu. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều loại quả này. Có tài liệu đã chứng tỏ, sơn tra làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sẩy thai và sinh non.

Thức ăn xông khói, nướng

Các thực phẩm loại này phải dùng gỗ, than làm chất đốt để chế biến. Nhiên liệu đốt lên sẽ tán phát ra một loại chất độc làm ô nhiễm các thức ăn được xông nướng. Chất độc này có thể gây ra ung thư. Cứ mỗi kg cá xông và thịt nướng có tới mấy chục mg chất độc này, cứ mỗi kg bánh thịt nướng có 79 mg chất độc.

Gan động vật

Gan động vật giàu sắt và vitamin A. Nếu phụ nữ mang thai ăn quá nhiều gan động vật, đặc biệt là khi dùng các viên thuốc bổ sung sinh tố khác, lượng vitamin A được đưa vào cơ thể sẽ quá nhiều, ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí gây quái thai.

Ngoài ra, gan làbộ máy giải độc, là “kho” chứa chất độc lớn nhất trong cơ thể động vật. Một số chất độc đó khi ăn vào có thể ảnh hưởng xấu tới phụ nữ mang thai và thai nhi.

Bà Bầu Có Được Ăn Lẩu Gà Lá É Không? 8 Lưu Ý Mẹ Bầu Cần Nhớ Khi Ăn Lẩu

Với nguyên liệu đa dạng và cách chế biến không quá cầu kì, nhiều mẹ bầu thường chọn lẩu làm món ngon đổi vị cùng gia đình trong những bữa ăn cuối tuần. Tuy nhiên, không ít chị em lại thắc mắc: Bà bầu có được ăn lẩu gà lá é không? Theo kinh nghiệm, phụ nữ mang thai vẫn có thể ăn lẩu nhưng nên hạn chế những món lẩu có gia vị cay nồng và có những nguyên liệu không tốt cho thai nhi.

Đặc tính của lá é

É là 1 loại cây nhỏ, thân hình vuông, màu lục nhạt, thuộc họ húng quế nên còn được gọi là lá húng quế lông cùng 1 số tên gọi khác như lá hương thảo, trà tiên… Trong Đông y, é là 1 loại cây quý, có thể sử dụng được tất cả các bộ phận như lá, cành, hạt với những công dụng khác nhau. Tại các các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, lá é là món rau gia vị đặc trưng được sử dụng trong chế biến nhiều món ăn, phổ biến là giã nhuyễn cùng muối ăn với cơm nóng hoặc dùng để chấm các món hải sản, thịt nướng. Khi ăn, lá é có vị hơi giống mùi sả, the nhẹ, cay cay như tinh dầu, mùi thơm dịu rất dễ chịu.

Bà bầu có được ăn lẩu gà lá é không?

Trong các món lẩu, lẩu gà có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nên khá dễ ăn, giàu dinh dưỡng và phục vụ được nhiều đối tượng. Ngoài thực phẩm chính là gà, lá é cũng rất hợp vị với món lẩu này. Thông thường lẩu gà lá é hay kết hợp cùng các nguyên liệu khác như ớt xiêm xanh, sả, măng tươi, lá giang, tạo nên hương vị nước dùng chua chua, cay cay, phù hợp với thời tiết se lạnh nên được rất nhiều người ưa thích. Sự hấp dẫn của nồi lẩu gà lá é khiến không ai có thể chối từ. Nhưng sự thực thì các bà bầu có được ăn lẩu gà lá é không?

Theo các chuyên gia sức khỏe, lá é là 1 trong những loại rau gia vị thuộc nhóm thuốc hành khí, mùi thơm, vị cay, tính nóng, ấm, có tác dụng hoạt huyết. Vì vậy, phụ nữ mang bầu không nên dùng nhiều vì có thể gây động thai. Trong trường hợp muốn tăng thêm hương vị của món ăn chỉ nên dùng 1 vài lá và không ăn quá thường xuyên.

8 lưu ý mẹ bầu cần nhớ khi ăn lẩu

Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn lẩu nhưng không phải là không thể ăn nếu biết ăn đúng cách và đừng quên những lưu ý quan trọng sau:

Với bà bầu, tuy có thể ăn lẩu trong thai kỳ nhưng nguyên liệu chế biến không thể tùy ý và đa dạng như bình thường. Cần tránh các loại thực phẩm đóng hộp hoặc đã qua tẩm ướp, phơi khô, làm mặn… ,nên chọn nguyên liệu tươi ngon, bổ dưỡng, an toàn và ít gây tác dụng phụ nhất. Hạn chế ăn các loại lẩu thập cẩm hoặc lẩu hải sản vì có thể gây ra dị ứng hoặc rối loạn tiêu hóa. Có thể thay thế bún, mì bằng các loại tinh bột khác như khoai tây, khoai lang, khoai môn, ngô ngọt…

Nếu lẩu là món ăn khoái khẩu của cả gia đình kể cả các mẹ bầu thì khi ăn mọi người cũng nên lưu ý về nguyên liệu làm nước dùng. Thay vì ăn lẩu ở hàng quán bên ngoài sẽ sử dụng những loại nước dùng nhiều gia vị, có nguồn gốc phức tạp và tương đối mặn, không tốt cho cả mẹ và bé thì chị em có thể cùng mọi người xắn tay vào bếp chế biến loại lẩu ưa thích, vừa an toàn lại ngon miệng.

Các loại nước dùng như nước hầm xương, nước hầm từ gà, cá tương đối an toàn khi chế biến lẩu. Ngoài ra, nên giảm bớt các loại gia vị cay nồng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu.

Nước chấm khi ăn lẩu ở quán xá tương đối đa dạng, còn thường được trộn 3 – 4 loại với nhau tạo thành món nước chấm với hương vị đặc biệt, thu hút khách hàng. Tuy nhiên, lời khuyên dành cho bà bầu là nên hạn chế nước chấm có tương ớt, muối tiêu, mù tạt và không nên trộn lẫn quá nhiều loại. Lựa chọn lý tưởng cho nước chấm ăn lẩu khi chị em mang thai vẫn là dầu mè, bơ đậu phộng hoặc nước tương.

Khi ăn lẩu, nhiều người thích uống bia cho tăng khẩu vị và hào hứng, nhưng bà bầu tuyệt đối không nên có thói quen này. Thức uống tương đối an toàn có thể dùng là trà hoa cúc, nước ép dâu tây, trà giấm táo…

Ăn nhiều rau bao giờ cũng tốt cho sức khỏe, nhất là chị em phụ nữ trong thời kỳ bầu bí. Các món lẩu thường có nhiều loại rau dễ ăn, nhiều giá trị dinh dưỡng như cải bó xôi, rau mầm, bắp cải, cà rốt, nấm hương, rong biển. Vì vậy, khi thưởng thức lẩu, mẹ hãy tích cực ăn nhiều rau để có đủ chất xơ, phòng tránh táo bón và đảm bảo dinh dưỡng cho thai kỳ.

Các loại thực phẩm tươi sống dùng để nhúng lẩu như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, tôm, cá… cần được nhúng chín tức là nấu trong nước dùng với thời gian đủ lâu để loại bỏ vi khuẩn và ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể nếu ăn theo kiểu chần tái.

Đa số mọi người khi ăn lẩu vẫn thường có thói quen dùng đũa gắp thịt sống, chần thịt vào nồi rồi gắp đưa lên miệng luôn. Để đũa trong nồi lẩu nóng chỉ một thời gian ngắn không thể đảm bảo vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt. Mẹ bầu cần chắc chắn luôn chuẩn bị hai đôi đũa khác nhau khi ăn lẩu: 1 để gắp thực phẩm sống, 1 để gắp thực phẩm chín nhằm ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây hại cho đường tiêu hóa và thai nhi trong bụng.

Do đặc điểm của các món lẩu là vừa nấu vừa ăn nên mọi người thường gắp trực tiếp thức ăn từ trên bếp và thưởng thức. Việc ăn quá nóng sẽ làm cho niêm mạc miệng và thực quản bị tổn thương, thậm chí có thể gây viêm dạ dày và thực quản cấp tính. Vì vậy, không riêng gì các bà bầu, cách ăn lẩu khoa học nhất là gắp thức ăn vào bát, chờ 1 chút cho nguội rồi mới bắt đầu ăn.

1 bữa ăn quá dài sẽ khiến dạ dày tiết dịch vị, mật tiết dịch mật, tụy cũng phải tiết dịch nên hệ tiêu hóa liên tục phải làm việc, các cơ quan nội tạng không được nghỉ ngơi hợp lý dẫn đến chức năng dạ dày suy giảm. Từ đó sinh ra rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, nguy hiểm hơn là viêm dạ dày, ruột cấp tính, viêm tụy. Nguy cơ này hoàn toàn có thể xảy ra với cả phụ nữ mang thai nếu các chị em không kiểm soát được thời gian bữa ăn và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cả thai nhi.

Thay lời kết

Ăn Lẩu Ếch Khi Mang Thai

Xin chào bác sĩ,

Em là Phương Anh Ạ, Hiện tại em đang mang thai được tháng thứ 2 rồi ạ. Hôm trước em có ăn món lẩu ếch ngoài hàng. Em có đọc trên mạng thì có nhiều ý kiến trái chiều về món ăn này, giữa nên và không nên ăn. Bác sĩ tư vấn giúp em được ko ạ?Em lỡ ăn lẩu ếch như vậy rồi liệu có ảnh hưởng gì tới em bé không ạ?

Trả lời

Chào bạn!

Ếch là món ăn bổ dưỡng, tuy nhiên, do môi trường sống của loài này là đồng ruộng nên chúng có thể chứa các ấu trùng sán dễ gây bệnh. Hơn nữa ngày nay, việc sử dụng thuốc trừ sâu khá nhiều khiến những động vật sống ở môi trường đó như ếch, trong quá trình ăn các cô trùng bị hại cũng tự nhiên tích lũy vào trong cơ thể mình những chất hóa học từ cơ thể các côn trùng bị giết.

Nhưng thịt ếch lại là món ăn ngon, chứa nhiều dưỡng chất. Do đó, khi ăn mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý trong khâu chế biến để đảm bảo độ an toàn cho món ăn. Đối với phụ nữ mang thai, nếu không chế biến thịt ếch đúng cách thì sau khi ăn, ấu trùng sán sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây bệnh cho người mẹ và thai nhi.

Lưu ý khi chế biến: Bạn cần chọn ếch tươi, còn sống rồi mổ, làm sạch ruột. Bạn phải tách những đường gân chỉ trên đùi ếch do ấu trùng sán dễ ẩn nấp trong các mạch máu hay gân cơ của chúng. Đặc biệt, bạn nên dùng các món ăn từ thịt ếch đã được nấu chín kỹ để loại trừ các ký sinh trùng có thể nằm trong đó.