Bà Bầu Hay Đói Bụng Khi Mới Mang Thai Phải Làm Sao?
--- Bài mới hơn ---
Bà bầu hay đói bụng khi mới mang thai phải làm sao? và đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng đói bụng này ở chị em thai phụ để từ đó biết cách khắc phục hạn chế cơn đói cồn cào khó kiểm soát. Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị đói bụng bất kể ngày đêm có thể kể đến như do thai nhi lớn lên, do thay đổi hoocmon, do uống nước nhiều, do ăn đồ cay nóng, do căng thẳng hay do các tác dụng phụ của thuốc gây nên,…Và lời khuyên của các bác sĩ cho từng trường hợp cũng khác nhau, chẳng hạn như là chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm nhai kỹ, bổ sung chất xơ, trữ nhiều đồ ăn vặt,…chính là những phương pháp xử trí nhanh chứng đói bụng kéo dài và liên tục không dứt của mẹ.
1. 8 nguyên nhân khiến mẹ bầu thường xuyên bị đói và thèm ăn liên tục
1.1 Do thai nhi lớn lên
Các mẹ bầu đều cảm thấy thật tuyệt vời khi có một sinh linh phát triển từng ngày trong cơ thể và đấy là lí do đầu tiên khiến mẹ bầu luôn cảm thấy thèm ăn đủ thứ. Thai nhi lớn “nhanh như thổi” đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba do đó nhu cầu về dinh dưỡng cũng vì thế mà tăng cao giải thích cho hiện tượng mẹ bầu liên tục đói bụng trong suốt thai kỳ.
1.2 Uống nước nhiều
Hiện tượng no giả do uống nước chắc chắn mẹ bầu nào cũng rõ. Trong suốt thời gian mang thai, nhu cầu về nước của mẹ bầu tăng cao kéo theo việc mẹ bầu uống nhiều nước hơn trước gây nên cảm giác no giả này. Cơn no giả khiến mẹ bầu không ăn được nhiều ngay lúc đó nhưng chỉ chốc lát sau khi cơn no giả qua đi, cơ thể mẹ bầu lại được dịp réo liên tục vì đói.
1.3 Ăn nhanh và nhai không kỹ
Các chuyên gia chưa bao giờ khuyến khích việc một mẹ bầu ăn nhanh và nhai không kỹ vì nó không ích lợi gì cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu lại ảnh hưởng đến việc cung cấp nguồn dưỡng chất thiết yếu cho thai nhi. Khi mẹ bầu ăn nhanh, não bộ không xử lý kịp việc kích hoạt trung tâm ức chế cảm giác đói tất nhiên sẽ gây cho mẹ bầu cảm giác cơ thể vẫn còn đói. Thêm vào đó, việc nhai không kỹ khiến khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng của mẹ bầu kém đi nhiều.
1.4 Căng thẳng
Nhiều phụ nữ vẫn làm việc trong thời gian mang thai thì không thể tránh khỏi nguy cơ gặp căng thẳng thường xuyên. Đấy cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu có cảm giác đói cồn cào, thèm ăn liên tục bởi cơ thể đòi hỏi được cung cấp nguồn dưỡng chất cần thiết để chống lại cơn stress đang hành hạ cơ thể mẹ bầu.
1.5 Thay đổi hormone
Khi mang thai hẳn nhiên hormone của mẹ bầu có sự thay đổi rõ rệt, chính sự thay đổi hormone đó khiến mẹ bầu bao giờ cũng có cảm giác bụng trống rỗng, cơn thèm ăn xuất hiện liên tục và dai dẳng.
Ăn nhiều đồ cay, nóng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng bụng cồn cào giống như cơn đói xuất hiện. Tuy nhiên, ăn đồ cay, nóng quá nhiều khi mang thai hoàn toàn không tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Thực tế cho thấy ăn cay, nóng khiến mẹ bầu dễ bị đau bụng đồng thời khả năng ăn uống cũng sụt giảm đi trông thấy.
1.7 Không bổ sung đủ chất xơ
Hiện tượng đói bụng liên tục khi mang thai còn có thể do nguyên nhân cơ thể mẹ bầu không được cung cấp chất xơ đầy đủ. Vì chất xơ có tác dụng trong việc làm tăng lượng glucose trong máu, làm chậm lại quá trình hấp thu thực phẩm tạo cảm giác no lâu. Thiếu chất xơ hẳn nhiên cơ thể mẹ bầu nhanh đói hơn bên cạnh đó việc không bổ sung đủ chất xơ cho cơ thể mẹ trong suốt thai kỳ còn gây ra tình trạng ám ảnh hết thảy mẹ bầu: táo bón khi mang thai.
1.8 Tác dụng phụ của thuốc
2. Bà bầu hay đói bụng phải làm sao và 6 giải pháp giúp chống đói khi mang thai hiệu quả tốt nhất
2.1 Chia nhỏ bữa ăn
Khẩu phần ăn hợp lý nhất cho một ngày của mẹ bầu là 5 bữa với 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Việc chia nhỏ bữa ăn trong một ngày như thế này sẽ giúp mẹ bầu không có cảm giác đói bụng liên tù tì, dạ dày vì thế mà cũng không xảy ra tình trạng đầy hơi hay bị quá tải.
2.2 Ăn chậm nhai kỹ
Để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng một cách hiệu quả hơn thì không cách nào tối ưu bằng việc mẹ bầu tập cho mình thói quen ăn chậm nhai kỹ. Trước và sau bữa ăn mẹ bầu cũng nên hạn chế việc uống nước gây ra cảm giác no giả khó ngon miệng khi dùng bữa và không ăn được nhiều thức ăn.
2.3 Kiểm soát lượng thực phẩm
Mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý kiểm soát lượng thực phẩm nạp vào cơ thể hàng ngày song song với việc bổ sung các thực phẩm có tác dụng tuyệt vời trong việc tạo cảm giác no lâu cho mẹ bầu khi mang thai. Bởi nếu mẹ bầu ăn vô tội vạ, không kiểm soát chặt chẽ lượng thực phẩm dễ khiến cân nặng tăng lên nhanh chóng kéo theo việc mẹ bầu muốn lấy lại vóc dáng sau khi sinh là điều bất khả. Chưa kể nạp quá nhiều thực phẩm khiến cơ thể mẹ bầu thừa dinh dưỡng là nguyên nhân hàng đầu làm thai to gây khó khăn cho việc sinh con bằng phương pháp sinh thường.
2.4 Ăn thực phẩm bổ dưỡng
Các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên bổ sung nhiều thực phẩm bổ dưỡng khi mang thai như: Ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân, hạt óc chó, sữa ít béo, súp cua, hoa quả khô, … Bởi đây là những thực phẩm bổ dưỡng có công dụng tuyệt vời trong việc giúp mẹ bầu có cảm giác no lâu hơn và duy trì đường huyết của mẹ bầu ổn định.
2.5 Trữ nhiều đồ ăn vặt
2.6 Bổ sung chất xơ
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ không những giúp mẹ bầu giảm hiện tượng đói bụng liên tục mà còn ngăn ngừa các triệu chứng táo bón, đầy hơi gây khó chịu cho các mẹ bầu khi mang thai.
Tóm lại, khi bị đói bụng cồn cào liên tục không kể ngày đêm suốt thời gian thai nghén vất vả, mẹ bầu cần phải tìm tới một giải pháp xử trí hiệu quả an toàn hơn là thay vì cứ ăn uống vô độ, mất kiểm soát khiến cân nặng tăng chóng mặt, vùn vụt gây ảnh hưởng không tốt cho thai kỳ. Nói chung, bà bầu nếu cảm thấy thường xuyên bị đói thì hãy thử áp dụng theo những nguyên tắc ăn uống lành mạnh như trên xem sao, biết đâu cơn đói sẽ chóng giảm đấy. chúng tôi chúc các mẹ xem tin vui! Dinh Dưỡng Bà Bầu –
--- Bài cũ hơn ---