Top 5 # Bà Bầu Có Nên Ăn Dứa Gai Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Bà Bầu Có Nên Ăn Dứa Gai Không?

Chúng ta biết rằng, ăn dứa tươi hay nước ép dứa tươi có chứa rất nhiều dưỡng chất. Trong dứa có chứa bromelain – có tác dụng làm mềm tử cung. Đây là liều thuốc tự nhiên giúp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dạ ở bà bầu. Vậy ở những tháng khác mang bầu thì sao và bà bầu có nên ăn dứa không là những câu hỏi phổ biến của chị em. Trần Thảo Vi xin chia sẻ rõ hơn về vấn đề này.

Trái lại ở 3 tháng cuối thai, dứa là loại loại trái cây nằm trong danh sách bà bầu nên ăn để giúp nhanh chuyển dạ.

Lúc này, tác dụng của bromelain sẽ phát huy tác dụng là làm mềm khung xương chậu để ca sinh nở dễ hơn. Do vậy, bà bầu có thể ăn dứa tươi, uống nước ép dứa hoặc các món ăn chế biến từ dứa giúp thay đổi khẩu vị ăn.

Ngoài ra, dứa ngon hơn khi ăn tươi nhưng cũng có thể dùng làm nước ép, sấy khô, đóng hộp, hoặc bổ sung thêm vào món ăn khi chế biến.

Trong dứa chứa nhiều dưỡng chất, bao gồm vitamin C, mangan, đồng và folate. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, không chỉ thơm ngon, quả dứa còn chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe bà bầu.

Các chuyên gia cũng khuyên mọi người chỉ nên chọn mua dứa khi có ý định sử dụng ngay. Trong trường hợp chưa dùng đến, dứa nên được để ở nơi mát, tránh ánh nắng và tối đa là 2 đến 3 ngày sử dụng.

Những ai không nên ăn dứa nữa?

Người đái tháo đường: Dứa có chứa rất nhiều đường nên bà bầu nào đang bị bệnh này thì không nên ăn. Nếu muốn ăn thì cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Người thừa cân béo phì: Vì hàm lượng đường cao, khi dứa cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có tiềm ẩn nguy cơ béo phì hơn nữa.

Người huyết áp cao: Bà bầu có tiền sử tăng huyết áp ăn nhiều dứa dễ gây bị nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng.

Chúc các mẹ luôn dồi dào sức khỏe và tận dụng tốt loại trái cây nhiều giá trị dinh dưỡng này. Hy vọng thắc mắc “Bà bầu có nên ăn dứa không?” đã được giải đáp đầy đủ.

Nhiêu bài viết về dứa dành cho các mẹ đọc:Bà bầu có được ăn quả dứa không?Bà bầu 8 tháng có nên ăn dứa không?Bà bầu tháng cuối có nên ăn dứa không?Bà bầu có nên ăn dứa trong 3 tháng đầu không?9 lưu ý gì khi bà bầu ăn dứa trong thai kỳ?Bà bầu có nên ăn dứa 3 tháng cuối không?

Bà Bầu Có Nên Ăn Dứa?

Bà bầu không nên ăn quá nhiều dứa

Sợ hoa quả Tàu có chất độc, không đủ tiền mua hoa quả nhập khẩu từ châu Âu, chị Hoa áp dụng chính sách “mùa nào thức ấy”. Vì thế, chị thường nhờ người nhà gửi mua các loại quả quê như: Chuối, ổi, táo, hồng xiêm và dứa…

“Cứ ngửi thấy mùi dứa thơm là tôi đã tứa nước miếng. Một ngày tôi có thể ăn tới 3 quả mà không biết chán dù sau đó cũng ê răng. Cách đây mấy hôm, tự nhiên người cứ nóng ran, sẩn ngứa toàn thân, người mệt lả. Tôi hoảng quá đến một phòng khám sản thì được kết luận “say dứa”. Rất may, thai nhi không ảnh hưởng gì. Về nhà tìm hiểu, tôi mới biết có trường hợp đã sảy thai do ăn dứa”- chị Hoa kể lại.

Dưới góc nhìn của chuyên gia dinh dưỡng, BSCK II Đinh Thị Kim Liên (nguyên giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Trong quả dứa chứa nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể muối khoáng, các loại vitamin trong đó chủ yếu các chất glucid, canxi, photpho và vitamin C. Theo đó cứ 100g dứa có 90,5g nước, 0,8g protid, 1g axit hữu cơ, 6,5 glucid, 15mg canxi, 17mg photpho, 0,5mg sắt, 24mg vitamin C và các loại vitamin khác như vitamin B1, B2, PP, caroten…

Tuy nhiên, dứa chín được xếp vào một trong những loại quả nóng trong mùa hè. Thông thường, trong 3 tháng đầu bà bầu thường bị nghén nên dễ nôn và ăn ít. Nếu ăn quá nhiều dứa sẽ gây khó chịu, đây cũng chính là nguyên nhân khiến kích thích các cơn co bóp tử cung khiến thai phụ có nguy cơ bị sẩy.

Các tài liệu khoa học chỉ ra rằng, trong quả dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, nhất là những trái dứa xanh thì tỉ lệ chất bromelain là rất cao. Khi bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn quá nhiều dứa xanh dễ khiến gây sảy thai. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do men phân giải protein có trong dứa. Loại men này làm tăng sức thẩm thấu của niêm mạc dạ dày và dẫn đến protein dị tính đại phân tử có trong đường ruột, dạ dày thấm vào dịch máu gây phản ứng đối với cơ thể người quá nhạy cảm.

Ăn dứa dễ ngộ độc

“Về lý thuyết là như thế nhưng trên thực tế rất hiếm gặp trường hợp này. Điều đáng lưu ý là, khi ăn dứa bà bầu cần chú ý đến tình trạng ngộ độc dứa. Nguyên nhân không phải như nhiều người nghĩ do rắn nhả nọc độc vào quả dứa mà là nấm độc Candida tropicalis thường gặp trên mặt đất ẩm. Loại nấm này phát triển mạnh về mùa hè trùng với mùa dứa chín. Cây dứa mọc thấp nên dễ bị nhiễm khuẩn. Trong quá trình thu hái và vận chuyển, quả dứa cũng thường được xếp chồng dưới đất, nếu quả nào bị dập, thối thì loại nấm này sẽ xâm nhập vào bên trong. Đó chính là nguyên nhân gây ngộ độc” – BS Liên nhấn mạnh.

Triệu chứng của ngộ độc dứa thường xuất hiện sau khi ăn chừng 30 phút đến 1 giờ, người bệnh thấy mệt mỏi, khó chịu, ngứa dữ dội khắp người và gãi đến sướt da chảy máu vẫn không đỡ. Ngay sau đó bệnh nhân cảm thấy nóng bừng và nổi mẩn khắp người. Về tiêu hóa, người bệnh có các triệu chứng thường gặp trong ngộ độc thức ăn như: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy… Thông thường các biểu hiện trên có thể qua đi sau 2- 3 giờ nhưng cũng có trường hợp nặng bệnh có thể diễn biến nguy kịch, có bệnh cảnh sốc dị ứng: mạch nhanh, huyết áp hạ, chân tay lạnh.

Chính vì thế, theo BS Liên đối với phụ nữ mang bầu khi sức đề kháng cơ thể không tốt nên cẩn trọng trước bất cứ món ăn nào. Đặc biệt đối với dứa thì nên ăn từng ít một để lắng nghe phản ứng của cơ thể. Với những bà bầu bị dạ dày thì tuyệt đối tránh loại quả này.

Để tránh dị ứng, BS Liên khuyến cáo các bà bầu trong trường hợp thích ăn dứa, sau khi gọt vỏ nên luộc chần qua đối với dứa xanh, ngâm nước muối nhạt trong khoảng 10 phút với dứa chín. Thao tác này giúp men phân giải protein bị ức chế trong nước muối.

Ngoài ra, để phòng tránh ngộ độc, người dân nói chung và bà bầu nói riêng chỉ nên ăn những quả dứa tươi, không ăn những quả bị dập nát, ủng thối. Khi ngọt dứa phải gọt vỏ sâu, cắt hết mắt dứa, chú ý đến những mắt ăn sâu vào thân quả. Dứa gọt xong nên ăn ngay không nên mua những miếng dứa gọt sẵn đựng trong túi nilon đã lâu.

Ngô Châu Anh

Nguồn tin: Theo infonet.vn

Bà Bầu Có Nên Ăn Dứa Không?

Nhiều ý kiến cho rằng, bà bầu ăn dứa ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng cũng có người lại nói, bà bầu ăn dứa là hoàn toàn bình thường. Vậy thực hư chuyện bà bầu có nên ăn dứa ra sao?

Trên nhiều hội nhóm mang thai lâu nay vốn đưa ra thông tin truyền miệng rằng: bà bầu ăn dứa không tốt cho thai nhi. Nhưng nhiều ý kiến khác lại khẳng định, khi mang thai chị em vẫn có thể ăn dứa bình thường.

Trước hết, chúng tôi khẳng định rằng: bà bầu vẫn có thể ăn dứa trong khi mang thai. Chị em không cần phải tuyệt đối kiêng, phải tránh xa dứa như nhiều lời đồn.

Đầu tiên, chúng tôi muốn lý giải nguyên nhân để chị em hiểu, vì sao nhiều người khuyên bà bầu không nên ăn dứa.

Trong dứa có chất một lượng lớn Bromelain, đây là loại enzyme có khả năng gây co bóp tử cung, hay làm mềm tử cung dẫn tới tăng nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, hiện tượng này chỉ có thể xảy ra khi thai phụ ăn quá nhiều dứa một lúc, trong thời gian dài liên tục. Ít nhất phải 7 quả dứa liên tiếp mới có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu. Ngược lại, thỉnh thoảng mẹ bầu ăn 1 vài miếng dứa hoặc uống 1 ly nước ép dứa hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi.

Mẹ bầu đừng “kỳ thị” quả dứa, mà cần biết rằng, ăn dứa có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Chỉ cần chúng ta ăn đúng cách, không ăn quá nhiều thì dứa chính là một trong nhiều loại trái cây lý tưởng cho chị em bầu bí chúng mình đấy.

Tăng cường miễn dịch: Vitamin C trong trái dứa giúp tăng cường bảo vệ hệ miễn dịch của mẹ bầu

Ổn định huyết áp: Chất Bromelain giúp lưu thông máu và ổn định huyết áp, rất phù hợp với bà bầu bị cao huyết áp. Hạn chế nguy cơ .

Cải thiện vị giác: Dứa có vị chua ngọt, giúp mẹ bầu ăn các thực phẩm khác thêm ngon miệng. Mẹ bầu ốm nghén có thể ăn 1-2 miếng dứa để giảm buồn nôn.

Cân bằng hệ tiêu hóa: Bromelain cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đặc biệt enzym này có khả năng chống lại các vi khuẩn có hại trong đường ruột. Nếu bữa phụ mẹ bầu ăn nhẹ 1-2 miếng dứa, đảm bảo bữa chính của bạn sẽ ngon miệng hơn rất nhiều.

Hạn chế táo bón khi mang thai: Dứa giàu chất xơ rất phù hợp với bà bầu thường bị táo bón.

Giúp xương chắc khỏe: Bạn có biết, trong dứa nhiều nhiều khoáng chất Mangan, đây là chất cần thiết giúp hệ xương của mẹ và thai nhi chắc khỏe mỗi ngày.

Ngăn ngừa hiện tượng thiếu máu: Người ta tìm thấy một lượng vitamin B6 dồi dào trong trái dứa. Vitamin B6 giúp tạo hồng cầu, tăng cường năng lượng cho cơ thể. Vì vậy, ăn dứa sẽ giúp bà bầu phòng ngừa thiếu máu, đồng thời tái tạo nguồn năng lượng thiếu hụt giúp cơ thể chống lại sự mệt mỏi.

Dứa là trái cây có nhiều dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai

: tốt nhất mẹ bầu không nên ăn hoặc hạn chế ăn ở mức tối đa. Nếu bạn có cơ địa nhạy cảm, 1 chút dứa cũng có thể khiến tử cung co bóp ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt thai phụ có tiền sử dọa sảy thai, động thai không nên ăn dứa trong giai đoạn này.

3 tháng giữa: bà bầu có thể ăn 50-100 gram dứa mỗi lần. 1 tuần chỉ ăn 2-3 lần.

3 tháng cuối: có thể ăn 200 gram dứa mỗi lần và cũng chỉ nên ăn 2 lần/tuần.

Bà bầu có nên ăn dứa xanh nấu chín hay bà bầu có nên uống nước dứa ép cũng là thắc mắc của nhiều chị em.

Chị em nên chọn dứa chín cây, quả còn nguyên vẹn, không bị dập nát để sử dụng. Cách tốt nhất là gọt sạch vỏ, bỏ phần lõi quả để tránh hình thành búi sơ trong ruột.

Sau khi gọt sạch, nên ngâm dứa trong bát nước muối nhạt để tránh nhớt và làm sạch trái dứa vừa gọt.

Bà bầu có thể ăn quả tươi, ép nước dứa hoặc nấu canh chua ngọt. Tuy nhiên, không nên chọn dứa còn xanh, chúng có thể gây ngộ độc cho thai phụ.

Ngoài ra, các loại nước dứa ép đóng hộp công nghiệp, có thể chứa chất bảo quản và lượng đường cao hơn bình thường. Do vậy, mẹ bầu cũng không nên sử dụng nước ép dứa đóng chai.

Mặc dù bạn đã hiểu rõ , nhưng chúng tôi vẫn khuyên rằng:

Mẹ bầu cần ăn dứa vừa phải, dù bạn rất thích loại trái cây này. Ăn nhiều dứa liên tục khiến bà bầu rát lưỡi. 1 số trường hợp, thai phụ bị dị ứng phát ban.

Do chứa lượng lớn vitamin C, ăn nhiều dứa còn khiến bà bầu gặp tình trạng tiêu chảy, buồn nôn.

Lượng axit lớn trong dứa cũng khiến bà bầu bị ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày. Nếu gặp hiện tượng này sau khi ăn dứa, chị em cần điều chỉnh lượng ăn phù hợp hoặc ngừng ăn.

Bà bầu có tiền sử đau dạ dày, huyết áp thấp, tình trạng đông máu

Bà bầu đang có nguy cơ động thai, dọa sảy, sảy thai không được ăn dứa.

Bà bầu gần đến ngày dự kiến sinh

Bà bầu có tiền sử dị ứng thức ăn, bị sưng, ngứa trong miệng, chảy nước mắt, mũi

Khoảng thời gian đầu mang thai là lúc cơ thể phụ nữ có nhiều sự thay đổi đột ngột. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các vấn đề sức khỏe có cơ hội phát sinh, một trong số đó là tình trạng táo bón. Vậy nguyên nhân bị táo bón khi mang thai…

Tháng Thứ Mấy Bà Bầu Nên Ăn Dứa, Ăn Dứa Khi Mang Thai Có An Toàn?

Tháng thứ mấy bà bầu nên ăn dứa? Ăn dứa khi mang thai 3 tháng đầu có khiến mẹ bị sảy thai, sinh non? Cùng lắng nghe các chuyên gia dinh dưỡng giải đáp dựa trên các thông tin khoa học về băn khoăn này của chị em. .

Bà bầu có nên ăn dứa?

Dứa là trái cây tốt đối với con người. Dứa giàu vitamin A, vitamin C, canxi, kali, và phốt pho. Trong khi giàu chất xơ và năng lượng, dứa lại ít chất béo và cholesterol nên bổ dưỡng tuyệt vời mà chị em phụ nữ nên thêm vào chế độ ăn uống để cải thiện và duy trì sức khỏe.

Ngoài ra, bromelain là một chất chiết xuất được tìm thấy trong thân dứa, có tác dụng trung hòa dịch cơ thể để không trở nên quá axit. Vì vậy mà ăn dứa với 1 lượng vừa phải giúp cho đường tiêu hóa khỏe mạnh vì dứa giúp tiêu hóa protein nhanh hơn.

Tuy nhiên, bromelain lại là chất không được khuyến cáo với phụ nữ mang thai. Vậy mẹ bầu có được ăn dứa không? Bầu mấy tháng được ăn dứa?

Do vậy, chị em lưu ý chỉ ăn dứa với mức độ vừa phải, như một trái cây sẽ không có tác động tiêu cực lên thai kỳ của bạn.

Ăn dứa khi mang thai 3 tháng đầu có tốt không?

Dứa là loại quả ngọt, thơm, tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người vẫn truyền tai nhau rằng, khi mang thai, không nên ăn dứa bởi dứa nóng sẽ gây sảy thai 3 tháng đầu. Bởi loại hoa quả này sẽ gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai, gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu? Điều này có đúng sự thật?

Như đã giải thích, ăn dứa chỉ nguy hiểm hoặc khiến bà bầu bị ra máu trong 3 tháng đầu nếu ăn một lượng dứa rất lớn (khoảng 7 – 10 quả cùng một lúc). Còn với một lượng nhỏ thì hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi.

Tháng thứ mấy bà bầu nên ăn dứa?

Trả lời cho câu hỏi tháng thứ mấy bà bầu nên ăn dứa thì lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng là các mẹ có thể ăn vào bất kỳ tháng nào của thai kỳ nếu không có biểu hiện dị ứng, trào ngược dạ dày, ợ nóng, …

Việc ăn dứa và uống nước dứa với một lượng nhỏ (không quá 200ml) từ 1-2 lần/tuần sẽ giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ và thai nhi. Các mẹ có thể chế biến dứa thành các món ăn như: dứa chín, nước ép dứa, món dứa xào… Đặc biệt món nước ép dứa là thức uống dồi dào vitamin và khoáng chất được xem là thức uống rất tốt cho cơ thể.

Gợi ý cách làm món nước ép dứa cho mẹ bầu

Nguyên liệu:

Dứa tươi ¼ quả

Đường kính trắng hoặc si ro: 1-2 thìa cà phê

Đá viên: 4-5 viên

Gọt vỏ, bỏ mắt. Rửa sạch rồi để ráo, sau đó cắt lát dày tầm 2cm.

Trộn dứa vừa cắt với 2 thìa đường kính trắng, ngâm khoảng 30 phút. Mục đích để giảm độ chua của dứa sẽ giúp mẹ dễ uống hơn.

Ép lấy nước, bỏ bã. Hòa nước cốt chanh đã chuẩn bị cùng nước cốt dứa. Nếu mẹ nào không có máy ép thì có thể dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn sau đó thì lọc qua rây lấy nước cốt.

Cho hỗn hợp vừa làm vào bình lắc cùng ít đá và siro đường để các nguyên liệu trộn đều đồng nhất hơn.

Rót ra ly để thưởng thức, mẹ có thể trang trí thêm vài lá húng chanh hoặc lát dứa mỏng vừa đẹp mắt vừa thơm ngon.

Ngoài dứa mẹ bầu đừng quên kết hợp bổ sung các loại hoa quả giàu vitamin và khoáng chất khác, giúp cơ thể đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho phát triển của bé yêu!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!