Top 12 # Bà Bầu Có Nên Ăn Chuối Ko Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Bà Bầu Ăn Chuối Có Tốt Không ? Nên Ăn Chuối Tây Hay Chuối Tiêu 2022

Chuối là một trong những loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại hiệu quả trong việc bổ sung các chất dinh dưỡng cũng như điều trị một số bệnh. Đối với bà bầu ăn chuối có tốt không là điều mà các mẹ bầu rất quan tâm.

Bà bầu ăn chuối có tác dụng gì ?

1. Giảm phù nề và chuột ruốt ở mẹ bầu

Trong quả chuối có chứa chất Kali, một trong những chất quan trọng giúp mẹ bầu hạn chế bị chuột rút và chứng phù nề ở chân cũng như bổ sung cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, một số bà bầu bị phù chân nặng cần có sự thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để loại bỏ dấu hiệu của tiền sản giật, đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi, điều mà dù bạn có ăn bao nhiêu chuối cũng không thể chữa được. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình một ngày, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 2.000 mg Kali và điều tuyệt vời rằng, bạn chỉ cần ăn 2 quả chuối là gần như đủ lượng Kali cần thiết trong một ngày.

2. Giảm ốm nghén

Vitamin B6 trong chuối có tác dụng giảm chứng ốm nghén, khó chịu ở bà bầu. Nhất là việc chất xơ do chuối cung cấp sẽ hấp thụ nước thừa từ đó giảm buồn nôn và nôn.

3. Giảm táo bón, tăng cường hệ tiêu hóa

Khi mang thai, nhiều bà bầu bị chứng táo bón gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và luôn phải điều chỉnh chế độ ăn. Việc bà bầu ăn chuối sẽ hạn chế được triệu chứng này, do chuối có lượng chất xơ khá lớn, sẽ giúp nhuận tràng, cải thiện tiêu hóa. Không những vậy, khi ăn chuối bà bầu còn giảm ợ hơi, một trong những triệu chứng của việc dư thừa axit trong dạ dày.

4. Cung cấp năng lượng

Bà bầu cần biết rằng, thay vì ăn nhiều tinh bột, thì bà bầu chỉ cần ăn hai quả chuối sẽ cung cấp năng lượng tương đương một bát cơm trắng. Vì vậy, thay vì sử dụng nhiều tinh bột mẹ bầu có thể tối ưu hóa thực đơn để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng mà không bị ngán.

5. Phát triển trí não và hệ thần kinh

Chuối không chỉ tốt cho bà bầu khi ăn mà còn rất tốt cho thai nhi do chứa nhiều Kali và vitamin B6. Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu nên bổ sung chuối hàng ngày vào thực đơn để giúp phát triển trí não trẻ.

6. Giúp hệ xương phát triển

Chuối không phải thực phẩm chứa nhiều canxi nhất nhưng lại chứa chất giúp khả năng hấp thụ canxi một cách hiệu quả, giúp cho mẹ không bị đau lưng, đau xương khớp và tăng cường phát triển hệ xương của thai nhi.

Bà bầu ăn chuối có sao không ?

1. Gây dị ứng:

Đối với một số bà bầu việc ăn chuối đôi khi lại không mang lại lợi ích như mong muốn do bản thân bị dị ứng với thành phần trong chuối, những bà bầu bị dị ứng bơ, hạt dẻ, quả lê thì không nên ăn chuối.

2. Gây đau đầu:

Trong chuối chứa tyramine, chất gây đau đầu, vì vậy bà bầu ăn chuối nên ăn mức độ hợp lý, không nên ăn quá nhiều, nhất là không nên sử dụng chuối quá chín vì chuối càng chín lượng chất này càng cao.

3. Không nên ăn chuối để trong tủ lạnh:

Việc lưu trữ lâu hoặc làm lạnh sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng. Nếu muốn sử dụng thời gian dài, bà bầu nên dùng chuối sấy, chuối khô đóng hộp.

4. Không ăn chuối lúc bụng rỗng, khi đói:

Bà bầu nên ăn chuối sau bữa ăn khoảng 1 đến 2 tiếng, hoặc ăn vào các bữa phụ có kèm với vài lát bánh mỳ hoặc một ly ngũ cốc.

5. Dư thừa năng lượng:

Với khả năng cung cấp lượng lớn năng lượng cần thiết, việc ăn quá nhiều chuối đôi khi có tác dụng ngược, có thể gây thừa cân, béo phì ở mẹ bầu.

Khuyến cáo các bác sỹ dinh dưỡng, bà bầu chỉ nên ăn 1 đến 2 quả chuối một ngày, tùy vào thể trạng của mỗi người mà có sự điều chỉnh phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất.

Bà Bầu Có Nên Ăn Chuối Chát, Chuối Hột, Chuối Xanh Không?

Bà bầu có nên ăn chuối chát hay không? là câu hỏi thắc mắc gần đây được khá nhiều người quan tâm. Chuối chát là loại chuối làm nên nhiều món ăn ngon như giò heo hầm chuối chát, canh chua cá chuối chát, cá lóc um chuối… không chỉ vậy, chuối chát còn có nhiều tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, liệu đối với bà bầu đây có phải là thực phẩm nên ăn hay không? Để giúp các bà mẹ giải đáp câu hỏi thắc mắc, sau đây mautu.net xin chia sẻ đến bạn một số nội dung để có được đáp án chính xác nhé!

Chuối là một loại trái cây được trồng nhiều tại nước ta. Trong đó, chuối có rất nhiều loại như chuối chát, chuối mốc, chuối cau, chuối xanh, chuối hột, chuối bơm… và ở mỗi vùng miền sẽ có nhiều tên gọi khác nhau. Chuối chát miền Trung còn gọi là chuối sứ nhưng miền Nam và miền Bắc lại gọi là chuối hột. Còn chuối xanh là tên gọi của miền Bắc, còn miền Trung gọi là chuối mốc, chuối lùn là tên gọi của miền Trung nhưng miền Nam, miền Tây gọi là chuối già hương…

Sở dĩ, tên gọi là “chuối chát” bởi vì chuối này không giống những loại chuối kia, vì nó có độ chát rất cao, khi ăn sống độ chát của chuối có thể khiến bạn nhảy mũi, nghẹt ở cổ. Nhưng chính vì vị chát đặc biệt này đã làm nên sự đặc trưng riêng của nó, hơn hết còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.Chuối chát có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể như một số loại vitamin, khoáng chất tự nhiên như: canxi, kẽm, sắt, lipid, natri,… Trông đông y, chuối chát được xem là nguyên liệu có tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả.

Chuối chát có tác dụng gì?

Tốt cho hệ tiêu hóa

Chuối là thực phẩm vô cùng tuyệt vời dành riêng cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là đường ruột. Bởi vì chuối có chứa nhiều chất xơ, tinh bột vì vậy giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, làm sạch đường ruột và hơn hết ngăn ngừa táo bón tuyệt vời.

Ngoài công dụng tốt cho hệ tiêu hóa ra, chuối chát còn biết đến với bài thuốc chữa đau dạ dày. Bên cạnh chất xơ dồi dào, chuối chát còn chứa thành phần pectin, nó có tác dụng bảo vệ dạ dày, ngăn ngừa các tác dụng mài mòn của axit clohydric và đặc biệt kháng khuẩn, chống viêm. Chính vì vậy, nhiều người đau dạ dày thường sử dụng chuối chát để chế biến món ăn, bài thuốc chữa bệnh.

Giúp xương chắc khỏe

Thiếu canxi là yếu tố hàng đầu gây ra các bệnh về xương khớp, điều này ảnh hưởng không ít đến cuộc sống của nhiều người. Chính vì vậy, bên cạnh cách bổ sung canxi qua các thực phẩm chức năng thì mọi người cần bổ sung qua thực phẩm hằng ngày như tôm, cá, sữa, rau xanh và chuối chát. Chuối chát được biết có tác dụng ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa xương. Đồng thời trong chuối chát còn chứa nhiều thành phần khoáng chất tự nhiên như canxi, magie, mangan, photpho… tốt cho xương, giúp xương chắc khỏe hơn.

Ngoài ra, thành phần chất oxy hóa trong chuối cũng khá phong phú, đặc biệt là các tanin kháng viêm và carotenoi, chất diệp lục giúp ngăn ngừa stress oxy hoá có thể làm tổn thương cấu trúc xương. Và không thể bỏ qua chất silica trong chuối chát rất tốt cho việc xây dựng và duy trì các sợi collagen.

Ổn định huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ

Các chất chống oxy hóa trong chuối chát bao gồm tanin, carotenoid và chất diệp lục cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hạ huyết áp. Nó tăng cường oxit nitric – chất có vai trò đặc biệt quan trọng chống lão hóa, mở rộng mạch máu tăng dòng chảy cung cấp oxy và các dưỡng chất đến tế bào, giảm nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, hàm lượng vitamin B6, các khoáng chất Magie, kali trong chuối cũng hỗ trợ tích cực cho tim mạch, bảo vệ tim khỏe mạnh.

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Chuối chát có tác dụng làm giảm đi khả năng hấp thụ glucose của tế bào cơ thể và làm giảm đi nồng độ insulin trong cơ thể và đây chính là nồng độ gây ra bệnh tiểu đường. Ngoài ra, kháng tinh bột trong chuối chát còn giúp cỉa thiện độ nhạy cảm insulin và giảm lượng đường trong máu. Đặc biệt là chuố chát còn rất giàu giàu vitamin B6 – đóng vai trò quan trọng trong hơn 100 phản ứng enzyme trong cơ thể, rất cần thiết cho sự hình thành hemoglobin, loại protein vận chuyển ôxy hiệu quả. Chính vì vậy, lựa chọn chuối chát chính là món ăn tuyệt vời để ngăn ngừa bệnh vô cùng tuyệt vời mà các bà mẹ không nên bỏ qua.

Ngăn ngừa ung thư đại tràng

Thành phần kháng tinh bột trong chuối chát hoạt động như prebiotic – thức ăn cho các lợi khuẩn phát triển, kìm hãm các vi khuẩn độc hại gây viêm, ung thư đại tràng. Các chất chống oxy hoá và tanin kháng viêm của tannin cũng được cho là có vai trò quan trọng trong phòng chống ung thư ruột già.

Vậy bà bầu có nên ăn chuối chát không?

Như được nêu ở trên, chuối chát mang đến nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe, vậy liệu thời kỳ mang thai các bà mẹ có nên ăn hay không? và có lẻ đây không phải thắc mắc của riêng ai. Và câu trả lời giải đáp thắc mắc cho các bà bầu đó chính là CÓ, bà bầu có thể ăn được chuối chát. Bà bầu ăn chuối chát không chỉ bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mà còn hỗ trợ giúp thai nhi phát triển, đặc biệt chuối chát còn ngăn ngừa một số triệu chứng khó chịu khi mang thai. Và ngoài những tác dụng được nếu trên, thì chuối chát còn mang đến một số lợi ích tuyệt vời dành cho bà bầu như:

Tốt cho hệ thần kinh: Chuối chát có chứa nhiều thành phần vitamin b6, rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa chất béo, đạm và carbohydrate trong cơ thể. Đồng thời, vitamin b6 đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển hệ thần kinh và trí não ở thai nhi. Do đó, bà bầu nên bổ sung thêm chuối chát vào thực đơn hằng ngày nhé.

Ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu là những triệu chứng thường gặp khi mang thai, do đó để cải thiện tình trạng này các bà bầu nên bổ sung thêm nguồn thực phẩm từ chuối chát, nó không chỉ có tác dụng triệt để bệnh táo bón mà còn ngăn ngừa tiêu chảy, chống đầy hơi chướng bụng. Đặc biệt, chuối chát là vị cứu tinh cho những bà mẹ ốm nghén trong 3 tháng đầu.

Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Pectin và thành phần kháng tinh bột trong chuối chát không chỉ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt mà còn giúp giảm căng thẳng, stress, đặc biệt ăn ngon miệng hơn. Trong chuối chát còn có nhiều tryptophan, giúp tạo ra loại hóc-môn giúp bạn cảm thấy vui vẻ. Đó cũng có thể là kết quả của việc tăng nồng độ oxit nitric (NO) do các chất chống oxy hoá như tannin, carotenoid, chất diệp lục trong chuối chát.Ngoài ra, chuối chát còn giàu axit amin tryptophan, có tác dụng tăng cường sản xuất serotonin – hóc-môn làm bạn có vui vẻ, thoải mái.

Xem thêm: Bà bầu có nên ăn đu đủ ương?

Bà bầu ăn chuối chát thế nào cho tốt?

Mặc dù chuối chát mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu, tuy nhiên theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu chỉ nên ăn từ 1-2 trái chuối chát mỗi ngày và nên ăn 2 lần mỗi tuần. Và khuyến cáo bà bầu nên ăn chuối chát khi được nấu chín, vì khi ăn sống rất dễ gây ra đầy bụng, khó tiêu và cản trở quá trình nhu động ruột, dẫn đến táo bón.

Và đặc biệt, không được ăn chuối chát hay bất kỳ loại chuối khác lúc bụng trống rỗng. Bởi hàm lượng magie trong chuối có thể gây ức chế cho hệ thống tim mạch và ảnh hưởng tiêu cực cho dạ dày của bạn. Chỉ nên ăn chuối chát sống khi ăn kèm với thịt vịt, bởi thịt vịt rất khó tiêu, chuối chát sẽ giúp thịt vịt dễ tiêu hóa hơn, do đó các mẹ bầu chỉ nên ăn chuối chát sống khi ăn kèm với món thịt vịt thôi nhé.

Không chỉ tốt cho bà bầu mà đặc biệt là thực phẩm cho mẹ sau khi sinh, giúp tăng nguồn sữa dồi dào cho trẻ. Thay vì ăn sống mẹ bầu cho thể chế biến các món ăn từ chuối chát giàu dinh dưỡng như: cá lóc um chuối chát, chuối chát hầm giò heo, canh xương heo chuối chát, canh chua cá trê chuối chát… đều là những món ăn ngon và vô cùng bổ dưỡng, mẹ bầu không nên bỏ qua.

Với nội dung từ bài viết: bà bầu có nên ăn chuối chát không hi vọng đã giúp bạn đọc có được đáp án giải đáp thắc mắc, đồng thời hiểu rõ hơn về những lợi ích mà chuối chát mang lại cho bà bầu. Để có thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe bầu, hãy cùng chúng tôi đón xem những bài viết tiếp theo nhé!

Bà Bầu Có Nên Ăn Chuối Không? Khi Nào Ăn Chuối Không Tốt?

Có nhiều ý kiến cho rằng bà bầu ăn nhiều chuối sẽ bị tiểu đường thai kỳ. Thông tin này liệu có đúng và bà bầu có nên ăn chuối không. Tìm câu giải đáp qua bài viết sau.

1. Hàm lượng dinh dưỡng có trong quả chuối

Chuối là một trong những loại trái cây phổ biến nhất trên Thế giới. Nguồn gốc của loài thực vật này là từ khu vực Đông Nam Á, ngày nay gần như cả thế giới đều ưa chuộng loại trái cây này, đặc biệt là những nước có khí hậu ấm áp.

So với quả táo, chuối có hàm lượng carbohydrate cao gấp 2 lần, protein cao gấp 4 lần, vitamin A và sắt cao gấp 5 lần, những loại vitamin và khoáng chất khác cao gấp 2 lần, hàm lượng phosphorus cao gấp 3 lần.

Theo Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Nghiệp Malaysia (MARDI), chuối là loại trái cây duy nhất hội tụ đầy đủ thành phần những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Cụ thể thành phần dinh dưỡng trong 100gr chuối chín như sau: 89 calories, 0,33g chất béo, 1mg sodium, 22,84g carbohydrates, 12,23g đường, 1,09g protein và 2,6g dietary fiber.

Chất xơ: chuối là loại trái cây rất giàu chất xơ, hàm lượng tinh bột kháng cao tốt cho hệ tiêu hóa.

Carbohydrate: quả chuối giàu carbohydrate, chủ yếu là tinh bột và đường. Khi chuối từ xanh sang chín, lượng carbohydrate này sẽ được biến đổi và chuyển hóa.

Pectin: Trong chuối có một số loại pectin có thể tan được trong nước.

Các vitamin và khoáng chất: quả chuối dồi dào nhất là kali, vitamin B6 và vitamin C. Hàm lượng kali cao trong trái chuối có tác dụng tốt lên hệ tim mạch.

Các hợp chất khác như dopamine (chất dẫn truyền thần kinh trong não), catechin, một số chất flavonoid chống oxy hóa…

2. Bà bầu có nên ăn chuối không?

Với câu hỏi bà bầu có nên ăn chuối không, chắc chắn câu trả lời là CÓ. Bởi quả chuối mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe bà bầu. Nhưng không phải cứ tốt là được phép ăn nhiều. Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng vậy, ăn quá nhiều sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Bà bầu ăn chuối đúng cách, điều độ sẽ nhận được những giá trị to lớn về sức khỏe như sau:

Canxi là vi chất thiết yếu cho sự phát triển của hệ xương ở trẻ em cũng như người lớn và chuối là loại trái cây có khả năng mang đến một lượng canxi dồi dào. Chính vì thế, bà bầu ăn chuối sẽ giúp xương được phát triển tốt hơn.

Bổ sung nguồn canxi

Phụ nữ trong thai kỳ thường rất dễ bị thiếu máu, đều này có thể dẫn đến các biến chứng trong giai đoạn sau của thai kỳ và thậm chí cả khi sinh con. Vấn đề này có thể được khắc phục bằng việc bổ sung nhiều chất sắt và chuối chính là một trong những loại thực phẩm giàu hàm lượng sắt. Nếu ăn chuối với lượng vừa phải trong thai kỳ sẽ giúp làm tăng lượng sắt trong cơ thể mẹ bầu và làm giảm các triệu chứng thiếu máu.

Chuối rất giàu vitamin B6 – một chất cần thiết cho các dẫn truyền thần kinh GABA, dopamine và serotonin. Hệ thần kinh của bé không thể thiếu oxy để vận hành các mô và chính vitamin B6 sẽ chất trung gian vận chuyển nguồn năng lượng quan trọng này thông qua hemoglobin. Ngoài ra, nó cũng giúp làm tăng sự phát triển của hồng cầu trong cơ thể mẹ bầu.

Tăng tế bào máu

Chứng táo bón là vấn đề rất thường gặp ở phụ nữ mang thai. Để cải thiện tình trạng này thì mẹ bầu có thể bổ sung chuối vào trong chế độ ăn của mình. Bởi chuối chứa rất nhiều chất xơ – một chất có thể giúp việc đi ngoài trở nên dễ dàng hơn.

Ngăn ngừa táo bón

Một trong những biểu hiện có thai ở phụ nữ là buồn nôn, ốm nghén và triệu chứng này không hề dễ chịu chút nào. Tuy nhiên, nếu phụ nữ ăn chuối thường xuyên trong giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ giúp làm giảm được sự khó chịu cũng như cảm giác buồn nôn do nghén gây ra.

Giảm triệu chứng nghén

Chuối chứa một lượng lớn kali và đây là chất có thể giúp mẹ bầu giảm bớt một số khó chịu gây ra từ thai kỳ, chẳng hạn như tình trạng bị chuột rút, vọp bẻ, đau nhức chân tay.

Cung cấp kali tự nhiên

Protein đóng vai trò quan trọng trong quá trình cấu tạo nên các bộ phận của cơ thể cũng như sự phát triển nói chung của thai nhi và việc bà bầu ăn chuối sẽ giúp cung cấp một nguồn protein phong phú cho cơ thể.

Bổ sung protein cho cơ thể

Vitamin C cũng có mặt trong chuối. Đây là một chất chống oxy hóa giúp chống lại quá trình lão hóa. Ngoài ra, nó cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho mẹ bầu nên sẽ bảo vệ mẹ tránh được những bệnh cảm thông thường.

Ngoài chế độ ăn uống thì việc giải trí có vai trò vô cùng quan trọng đối với các bà bầu. Tinh thần bà bầu có thoải mái, thư giãn thì thai nhi mới có thể phát triển khỏe mạnh. Có rất nhiều cách để bà bầu giải trí, 1 trong số đó là chơi game online trực tuyến. 12bet hiện được đánh giá là nhà cái uy tín, tổ chức các trò chơi cá cược hấp dẫn, các thông tin người chơi được bảo mật cao, chơi được trên phiên bản di động dễ dàng. Đăng ký ngay 12betbonus để nhận được những trải nghiệm hấp dẫn. Bà bầu chú ý chỉ chơi khoảng 30 phút mỗi ngày để tránh ảnh hưởng đến thị lực.

3. Khi nào chuối gây hại cho bà bầu?

Sở dĩ nhiều người cho rằng bà bầu không nên ăn chuối trong thai kỳ vì đã có nhiều trường bà bầu lạm dụng loại trái cây này và gây ra một số ảnh hưởng xấu về sức khỏe. Cụ thể, khi bà bầu ăn quá nhiều chuối, đặc biệt là nhiều chuối khi đói thì có thể gặp phải các vấn đề sau đây:

Trong chuối chín có chứa một lượng tyramine, đây là loại axit amin có tác dụng làm giãn các mạch máu và ngăn ngừa khả năng hấp thụ serotonin, gây ra hiện tượng đau đầu. Chuối càng chín thì lượng axit amin tyramine càng cao nên phản tác dụng, gây khó chịu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Chuối có hàm lượng đường khá cao, nếu ăn nhiều chuối trước khi xét nghiệm máu sẽ khiến đường huyết tăng cao. Những bà bầu có tiền sử bị tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ thì càng không nên ăn nhiều chuối.

Dễ gây đau đầu

Thành phần có trong chuối có thể khiến cho tuần hoàn máu giảm xuống chậm, làm cho tình trạng trao đổi chất trong cơ thể kém đi, khiến cho người bệnh tiểu đường sẽ càng bị nặng thêm.

Tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ

Vẫn biết quả chuối giàu dinh dưỡng nhưng nếu thấy tốt mà ham, ăn nhiều quá lại thành dư thừa, cơ thể không kịp hấp thụ sẽ dẫn đến tình trạng “quá tải”, đầy bụng, khó tiêu.

Ngoài ra, mẹ bầu ăn nhiều chuối, đặc biệt là chuối tiêu trong suốt thai kỳ còn làm tăng nguy cơ bị tê liệt chân tay. Nguyên nhân là do dung nạp lượng vitamin B6 trong chuối chín quá mức so với nhu cầu của cơ thể.

4. Gợi ý các món ngon từ chuối bổ dưỡng cho bà bầu

Là một loại trái cây bổ dưỡng và phổ biến hàng đầu, chuối được biến tấu thành rất nhiều món ngon. Tất nhiên rằng ăn trực tiếp chuối chín tới là tốt nhất cho sức khỏe nhưng nếu đã “hơi ngán” thì mẹ bầu có thể thử một vài món ngon bổ dưỡng như:

Bánh tét chuối

Chuối nấu

Bánh chuối

Salad rau củ, trái cây và chuối

Bánh mì kẹp bơ, đậu phộng và chuối

Sinh tố chuối và sữa chua

Sinh tố chuối và dâu

Kem chuối.

Bà Bầu Bị Tiểu Đường Có Nên Ăn Chuối?

Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi cơ thể mẹ bầu không sản xuất đủ một loại hormone gọi là insulin. Tiểu đường gây ra một số biến chứng, nhưng nếu biết cách ăn uống hợp lý và duy trì thể trọng an toàn, bà bầu vẫn sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai.

Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ phản ứng khác với insulin. Insulin là một hormone cho phép tế bào hấp thụ và sử dụng glucose (một loại đường) để chuyển hóa thành năng lượng.

Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ trở nên kháng với insulin nhiều hơn để giúp cung cấp glucose cho thai nhi.

Đối với một số bà bầu, tiến trình này gặp trục trặc và nó khiến mẹ ngừng phản ứng với insulin, hoặc không sản xuất đủ insulin để cung cấp lượng glucose mà mẹ bầu cần. Lúc này, mẹ sẽ bị dư thừa đường trong máu, đây chính là tình trạng tiểu đường thai kỳ.

Bà bầu bị tiểu đường có nên ăn chuối?

Nguyên tắc ăn uống khi bị tiểu đường là không nạp các thực phẩm khiến lượng đường trong máu tăng nhanh. Trong khi trái cây lại chứa nhiều đường tự nhiên fructose. Như vậy, không chỉ chuối mà khá nhiều loại trái cây khác cũng có thể bị liệt vào dạng cấm đối với người bị tiểu đường. Tuy nhiên, quan điểm này không đúng.

Phần lớn các loại trái cây, kể cả chuối, đều có chỉ số đường huyết GI (glycemic index) thấp, do đó chúng sẽ không làm biến đổi lượng đường trong máu. Khi ăn uống vừa phải, chúng còn đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho bà bầu bị tiểu đường.

Để trả lời cho câu hỏi bà bầu bị tiểu đường có nên ăn chuối thì cần hiểu hơn về loại quả này. Chuối có vị ngọt, giàu tinh bột và cả đường. Một quả chuối trung bình chứa 14g đường và 6g tinh bột. Nhưng chuối lại rất giàu chất xơ, dẫn tới chỉ số GI của chuối thấp và người bị tiểu đường có thể ăn được.

Chỉ số đường huyết (GI) là thước đo sự gia tăng đường huyết sau khi ăn một thực phẩm chứa tinh bột. GI càng cao thì thực phẩm đó càng không tốt cho người bị tiểu đường. Mức GI trung bình là 55, nghĩa là thực phẩm đó không khiến đường máu tăng.

Một quả chuối chín có GI là 51, một quả chuối chưa chín có GI chỉ là 42, đều an toàn cho bà bầu bị tiểu đường. Do đó, với thắc mắc bà bầu bị tiểu đường có nên ăn chuối thì là nên. Tuy nhiên, bạn không nên ăn chuối chín nhừ, chín rục vì lúc này chỉ số GI trong chuối lên tới 62.

Bên cạnh đó, chuối chưa chín còn chứa nhiều kháng tinh bột, nghĩa là tinh bột có chức năng như chất xơ, giúp làm giảm lượng đường trong máu sau khi ăn. Nhờ kháng tinh bột mà bà bầu chỉ cần ăn 1 quả chuối cũng đã thấy no, ngăn ngừa mẹ ăn nhiều tăng cân.

Chuyên gia dinh dưỡng Upasana Sharma, Trưởng ban Dinh dưỡng của Tập đoàn Sức khỏe Max Healthcare (Ấn Độ) cho rằng bà bầu bị tiểu đường có thể ăn từ 2-3 quả chuối mỗi tuần, và không nên ăn hàng ngày.

Chuối có nhiều kích thước khác nhau, mức độ chín cũng khác nhau. Do đó sau khi ăn một quả chuối thì bạn có thể dùng máy đo đường huyết để xem đường huyết có tăng không. Cách thức như sau: 2 giờ sau khi ăn chuối, bạn kiểm tra máy nếu thấy so với trước khi ăn, chỉ số đường huyết không tăng quá 40mg/dl và tại thời điểm đo không vượt quá 180 mg/dl là được.

Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Ăn nhiều trái cây và rau xanh

Ăn vừa phải thịt nạc và chất béo tốt

Ăn vừa phải ngũ cốc nguyên cám (bánh mì, ngũ cốc, pasta, gạo)

Ăn vừa phải các loại củ nhiều tinh bột như ngô, đậu, khoai, bí đỏ…

Ăn ít thực phẩm có chứa đường như nước ngọt, nước ép trái cây đóng hộp, bánh ngọt…

Bạn nên ăn 3 bữa nhỏ và các bữa phụ, không nên bỏ bữa, không để bụng đói. Mỗi ngày nên ăn uống với lượng như nhau (chất béo tốt, protein, chất xơ) để duy trì đường máu ổn định.

Các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Thực phẩm cung cấp protein:

Cá, đặc biệt là các loại cá béo giàu omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, các trích, cá cơm, cá mòi

Thịt gà (kể cả da)

Trứng chiên, băm thêm rau vào cho ngon

Đậu phụ

Các loại đậu, các loại hạt, hạt quinoa

Thực phẩm cung cấp chất béo không bão hòa:

Dầu ô liu, dầu đậu phộng

Quả bơ, hạt chia

Cá hồi, cá mòi, cá ngừ

Ngoài ra, bà bầu có thể bổ sung thêm trái cây tươi, khoai lang, sữa chua Hy Lạp không đường, ăn nhiều rau xanh, rau luộc hoặc hấp có thể ăn kèm với phô mai.

Các thực phẩm nên tránh khi bị tiểu đường thai kỳ

Đồ ăn nhanh, đồ chiên xào

Bánh ngọt, bánh nướng, kẹo, kem

Đồ uống có cồn

Nước uống có đường như soda, nước ép trái cây đóng hộp…

Thực phẩm rất nhiều tinh bột như gạo trắng, khoai tây trắng, bánh mì trắng…

Các loại ngũ cốc có đường

Các loại nước sốt và ketchup

Ngoài chế độ ăn uống thì bà bầu cũng nên duy trì vận động, chẳng hạn đi bộ hoặc đi bơi rất thích hợp để kiểm soát đường huyết. Thời gian đầu, bạn có thể gặp khó khăn khi phải phân chia bữa ăn của mình, nhưng một thời gian bạn sẽ thích nghi dần và biết món nào là tốt cho mẹ và bé.

Xuân Thảo

Nguồn: https://medlineplus.gov/ency/article/007430.htm https://www.healthline.com/health/pregnancy/gestational-diabetes-food-list#foods-to-eat https://parenting.firstcry.com/articles/eating-banana-during-pregnancy-health-benefits-and-more/ https://www.diabetesselfmanagement.com/healthy-living/nutrition-exercise/is-banana-good-for-diabetes/ https://www.healthline.com/health/pregnancy/gestational-diabetes-food-list#foods-to-avoid