Cần phải làm gì khi bà bầu bị táo bón ra máu? Đi ngoài ra máu có thể xảy ra ở tất cả các đối tượng nhất là phụ nữ đang mang thai. Khi mang thai nhất là càng về các tháng cuối của thai kỳ áp lực mà thai nhi gây ra cho trực tràng, hậu môn càng lớn. Đây là nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai thường hay mắc phải các bệnh như trĩ nội, trĩ ngoại.
Vậy các thai phụ cần phải làm gì khi gặp trường hợp này?
Cần phải làm gì khi bà bầu bị táo bón ra máu? Nguyên nhân gì dẫn đến bà bầu bị táo bón ra máu?
Các vết nứt hậu môn (Anal Fissures): đây là các vết nứt màu đỏ, hình thành trên vùng da quanh trực tràng. Khi bị táo bón, bà bầu thường cố gắng rặn để đẩy khối phân cứng và khô ra ngoài. Kết quả là các vết nứt hậu môn xuất hiện. Nếu mẹ bầu vẫn cố gắng rặn nhiều lần, vết nứt hậu môn có thể lan rộng và thấy máu xuất hiện trong phân. Các vết nứt hậu môn này gây rất nhiều đau đớn và khó chịu cho người mắc.
Vết rách hậu môn chỉ xảy ra nếu bạn đang có vết nứt hậu môn. Khi bà bầu vẫn còn táo bón, quá trình đi tiêu sẽ gây áp lực lên các vết nứt hậu môn. Kết quả là vết nứt hậu môn trở nên to hơn và có thể dẫn đến các vết rách lớn ở vùng trực tràng, giống hình dạng giọt nước mắt. Lúc này, hiện tượng bà bầu táo bón đi ngoài ra máu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, máu xuất hiện trong phân nhiều hơn.
Rò hậu môn: bệnh rò hậu môn là căn bệnh sinh ra do nhiễm trùng tại các khe và nhú trong ống hậu môn. Sau đó làm ở các tuyến hậu môn ở giữa hai cơ thắt hậu môn bị viêm và tụ mủ, phá miệng da vùng xung quanh hậu môn tạo thành những lỗ rò. Trong hầu hết các trường hợp, nó sẽ thải ra chất trắng, nhưng đôi khi, nó cũng có thể gây chảy máu.
Cần phải làm gì khi bà bầu bị táo bón ra máu? Khi nào nên lo lắng về hiện tượng bà bầu bị táo bón ra máu?
Sốt
Đau bụng hoặc đầy bụng
Buồn nôn hoặc nôn
Chảy máu liên tục hoặc trầm trọng
Giảm cân
Tiêu chảy nặng hoặc kéo dài
Phân có dạng bút chì, rò rỉ phân, hoặc không thể đi tiêu.
Phân màu đen hoặc màu nâu đỏ
Mất máu trầm trọng
Đau hoặc chấn thương trực tràng
Chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu
Nhịp tim đập nhanh hoặc bất thường
Cần phải làm gì khi bà bầu bị táo bón ra máu? Nên làm gì để tránh gặp phải hiện tượng bà bầu bị táo bón ra máu?
Tăng cường chất xơ. Ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ như ngũ cốc, rau xanh và trái cây tươi mỗi ngày. Thêm một vài muỗng canh cám lúa mì/cám gạo chưa chế biến vào ly nước pha bột ngũ cốc, và uống vào buổi sáng. Các mẹ có thể hỏi bác sĩ về việc bổ sung thêm chất xơ không cần đơn.
Uống nhiều nước. 8 đến 12 ly nước mỗi ngày sẽ làm mền phân. Một ly nước trái cây mỗi ngày, đặc biệt là nước mận, cũng có thể hữu ích.
Luyện tập thể dục đều đặn. Đi bộ, bơi lội, và yoga có thể giúp bạn giảm táo bón dễ dàng, đồng thời còn giúp bà bầu khỏe mạnh hơn.
Lắng nghe cơ thể bạn. Hãy đi vệ sinh ngay khi có sự thôi thúc, không nên trì hoãn.
Đổi dạng thuốc. Sắt có thể gây táo bón, hãy hỏi bác sĩ có nên tạm thời chuyển sang sử dụng vitamin tổng hợp trước khi sinh không.
Đối với chảy máu dai dẳng, các bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc chống nhuận tràng hoặc thuốc chống táo bón khác. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong số này, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.