Tại sao đau bụng đi ngoài lại phổ biến hơn trong thai kỳ?
Chế độ ăn uống: Thay đổi chế độ ăn uống để phù hợp với có thể làm khó chịu dạ dày và có thể gây tiêu chảy.
Nhạy cảm với thực phẩm: Nếu bà bầu bị nghén, một loại thực phẩm bạn đã từng yêu thích có thể đột nhiên làm chột bụng gây tiêu chảy cho bà bầu! Nhạy cảm hơn với các loại thực phẩm khác nhau có thể khiến bạn bị đầy hơi, đau bụng hoặc thậm chí là tiêu chảy.
Ngộ độc thức ăn: Các thực phẩm ôi thiu, hỏng, nhiễm nấm hay chất độc hại có thể khiến cho cơ thể bà bầu phản ứng lại bằng những cơn đau quặn bụng và đi tiêu kéo dài.
Hóc môn thai kỳ: Những hóc môn này sẽ trở nên quá tải khi chúng ta mang thai. Một mặt, những hóc môn này có thể làm cho hệ tiêu hóa chậm lại. Điều này gây ra chứng táo bón. Mặt khác, chúng cũng có thể tăng tốc hệ thống tiêu hóa. Điều này để lại hệ quả là chứng tiêu chảy.
Chứng đau bụng đi ngoài khá là phổ biến trong thai kỳ. Đây cũng là kinh nghiệm đáng yêu bà bầu sẽ lưu lại trong kỉ niệm thời kỳ mang thai cùng với chứng phù chân hay ốm nghén!
Bà bầu bị đau bụng đi ngoài trong tam cá nguyệt thứ ba
Tam cá nguyệt thứ ba là giai đoạn tình trạng tiêu chảy phổ biến hơn. Nguyên do là bởi cơ thể đang chuẩn bị cho việc sinh nở.
Nhưng đừng lo lắng. Sự khởi phát đột ngột của bệnh tiêu chảy không nhất thiết có nghĩa là em bé đang chuẩn bị sắp sinh, nó chỉ có nghĩa là cơ thể bạn đang chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ bắt đầu vào một thời điểm sau đó
Có gây hại cho thai nhi?
Không. Tiêu chảy trong khi mang thai sẽ không gây hại cho bé nếu nó diễn ra trong thời gian ngắn và được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, bà bầu cần theo dõi tình trạng mất nước trong lúc tiêu chảy nặng, tránh để ảnh hưởng sức khỏe của hai mẹ con.
Tiêu chảy có thể làm chậm lưu lượng máu đến thai vì vậy điều quan trọng là bà bầu cần phải giữ nước cho cơ thể.
Tiêu chảy có thể là dấu hiệu nguy hiểm cho bé khi nó đi kèm với nhiễm trùng tử cung trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có bất kỳ mối lo ngại về tình trạng tiêu chảy.
Bà bầu có thể sử dụng các dung dịch bù nước và điện giải hoặc đồ uống thể thao để thay thế chất lỏng, muối, đường và khoáng chất bị mất đi trong quá trình tiêu chảy. Hoặc bạn có thể uống thêm nước trái cây cũng rất tốt (không thêm đường)
Cách ăn uống khi tiêu chảy
Bên cạnh đó, bà bầu cũng nên ăn các loại thực phẩm sau để bổ sung vitamin và khoáng chất, khôi phục năng lượng kịp thời cho cơ thể, bù lại nguồn năng lượng đã mất:
Thực phẩm nhiều tinh bột như khoai tây, ngũ cốc, bánh quy giòn, khoai tây, cháo, cơm,..
Thực phẩm có nhiều protein như trứng, cá, thịt gà, thịt nạc…
Rau củ, hoa quả
Sữa chua
Nước ép cà rốt
Táo
Gạo lức
Thực phẩm mà bà bầu bị đau bụng đi ngoài nên tránh.
Các thức ăn cay và béo.
Nước ngọt có ga
Sữa, nếu bà bầu không dung nạp được lactose.
Cà phê, trà.
Thực phẩm chiên và dầu
Thức ăn nhiều xơ
Khi mang thai nhu cầu dưỡng chất tăng cao hơn bình thường khiến chế độ ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đủ. Chính vì vậy, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, mẹ bầu vẫn nên bố sung thêm thuốc bổ chuyên biệt cho bà bầu mỗi ngày để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể mạnh khỏe, thai nhi phát triển tối ưu. Nhất là với trường hợp mẹ bầu bị đi ngoài, việc ăn uống hấp thu dưỡng chất bị giảm sút thì bổ sung dưỡng chất thêm từ thuốc bổ là cần thiết.
Những dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ
Giữ nước cho cơ thể là điều rất quan trọng. Tình trạng mất nước có thể gây ra một cuộc chuyển dạ sinh non, vì thế cần phải được chú ý đặc biệt. Các dấu hiệu cho thấy bà bầu bị mất nước bao gồm:
nước tiểu màu vàng đậm
miệng khô
khát nước
đi tiểu ít thường xuyên hơn
đau đầu
chóng mặt
Tuy nhiên, nếu bà bầu bị đau bụng đi ngoài, kèm theo các triệu chứng sau, thì cần phải đến gặp bác sĩ ngay:
Bà bầu bị đau bụng đi ngoài hơn ba ngày
Phân có chứa máu hoặc chất nhầy
Phân hoàn toàn lỏng
Sốt cao
Sụt cân
Cần đến ngay bác sĩ thăm khám nếu xảy ra những dấu hiệu trên và tuyệt đối không tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào nếu chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.
Theo Procarevn