Top 6 # Bà Bầu Bị Phù Chân Tháng Thứ 7 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Bà Bầu Bị Phù Chân Tháng Thứ 7 Có Nguy Hiểm Không?

Khoảng 7/10 bà bầu bị phù chân tháng thứ 7 tại Việt Nam. Đây là tình trạng thường gặp, vì thế nhiều bà bầu không coi trọng nhiều. Tuy nhiên, biến chứng gây ra lại không hề nhẹ. Hiểu đúng về tình trạng này, bà bầu sẽ kiểm soát và giữ cho thai kỳ được tốt nhất.

Trong suốt hơn 9 tháng mang thai, bà bầu phải đối mặt với nhiều đớn đau, rủi ro và mệt mỏi. Khi bước sang tháng thứ 5, đặc biệt là tháng thứ 7, đa số bà bầu đều gặp tình trạng bị phù chân. Đây là tình trạng phần chân từ cổ chân trở xuống, nhất là ở bàn chân bị sưng lên, phù nề.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị phù chân tháng thứ 7

Cơ thể bị “xuống máu”

Để nuôi dưỡng tốt thai nhi trong suốt quá trình mang thai, cơ thể bà bầu phải sản xuất lượng máu và chất lỏng nhiều hơn 50% so với bình thường. Chất lỏng này sẽ tạo lớp đệm cho xương chậu và các mô. Cơ thể cũng dễ giãn nở hơn, tương thích nhịp nhàng với sự lớn lên của thai nhi. Lượng chất lỏng này tập trung ở chân và tay khiến chân bà bầu bị sưng.

Sự phát triển của tử cung

Thai nhi càng lớn, tử cung cũng lớn theo. Một áp lực lớn sẽ chèn lên tĩnh mạch chủ dưới, nơi bơm máu từ chi dưới về tim. Sức ép càng lớn, máu càng dồn nhiều xuống chân ở bàn chân, mắt cá. Từ đó xuất hiện tình trạng sưng phù.

Thay đổi nội tiết tố

Nội tiết tố thay đổi rất lớn khi bà bầu mang thai. Sự thay đổi này khiến cho thành mạch trở nên mềm hơn. Tĩnh mạch sẽ gặp khó khăn khi vận chuyển máu từ chi dưới về tim.

Nguyên nhân khác

Nhiệt độ cao vào mùa hè theo nguyên lý “nóng nở, lạnh co”. Bà bầu đứng trong thời gian dài, hoặc hoạt động nhiều trong ngày. Chế độ ăn ít kali, nhiều cafein, natri, … cũng khiến bà bầu bị phù chân tháng thứ 7.

Bà bầu bị phù chân tháng thứ 7 có nguy hiểm không?

Tình trạng này không gây đau đớn nhưng bất tiện và không thoải mái trong hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, nếu bà bầu bị phù chân kèm theo những dấu hiệu dưới đây thì nên cẩn thận:

Sưng phù dài ngày, tay và mặt cũng bị phù. Càng ngày càng phù lớn hơn.

Đau đầu, đau dưới xương sườn

Thị giác có vấn đề, nhìn lờ mờ

Nôn mửa

Trong trường hợp này, có thể bà bầu đang có nguy cơ bị tiền sản giật. Đây là một hội chứng của cao huyết áp trong thai kỳ. Những biến chứng nghiêm trọng có thể là suy yếu hệ thống thần kinh, thận, mạch máu, không cung cấp đủ oxy cho thai nhi.

Hoặc nếu một chân sưng nhiều hơn so với chân kia, bà bầu có thể gặp vấn đề về tĩnh mạch. Hiện tượng huyết khối tĩnh mạch sâu – đông máu ở các tĩnh mạch sâu dưới chân – khá phổ biến ở các bà bầu.

7 gợi ý xoa dịu cơn đau cho bà bầu bị phù chân tháng thứ 7

Không ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài để giúp lưu thông máu tốt hơn

Đặt gác chân trên cao ngang tầm tim sẽ giúp bà bầu giảm sưng phù

Uống nước nhiều hơn sẽ giúp bà bầu “nhắc” thận thải ra phần nước thừa. Lượng nước giữ lại trong cơ thể giảm nên chân bà bầu cũng bớt sưng theo.

Giảm ăn và uống đồ có cafein mỗi ngày

Cân bằng điện giải cho cơ thể. Mẹ có thể nạp muối (natri), kali, magie và canxi cần thiết để giữ cho cơ thể đủ nước. Các chất điện giải ở dạng bổ sung chất lỏng, ở dạng bột, hoặc từ thực phẩm cũng là gợi ý dễ tìm cho các bà bầu.

Tập thể dục thường xuyên giúp tối ưu hóa hệ thống tuần hoàn. Nước dư thừa sẽ loại bỏ khỏi chân hoặc bàn tay.

Sử dụng bàn chải khi tắm để hỗ trợ hệ thống tuần hoàn có thể giúp giảm nhẹ phù nề. Mẹ có thể cọ chải ở bàn chân rồi lên phía trên tim. Tác động này sẽ giúp di chuyển lượng chất lỏng trong suốt hệ thống bạch huyết và hỗ trợ tuần hoàn máu.

Bà bầu bị phù chân tháng thứ 7 là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên, mẹ đừng vì quá phổ biến mà lơ là những biểu hiện bất thường, dẫn đến rủi ro đáng tiếc nhé!

Xem thêm:

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Bà Bầu Bị Phù Chân Từ Tháng Thứ Mấy Tới Tháng Thứ Mấy?

Phù chân ở bà bầu là do cơ thể mẹ cần nở rộng ra để sản sinh thêm máu cho thai nhi, sưng phù sẽ giảm dần nếu có chế độ nghĩ ngơi, bổ sung đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước và hạn chế ăn muối, đi bộ 20-30phut/ ngày. Tuy nhiên trong trường hợp bị phù nặng thì nên sớm đi khám bác sĩ sản khoa, vì đây là dấu hiệu của tiền sản giật.

Tại sao bà bầu lại bị phù chân vào các tháng cuối thai kỳ?

Theo các chuyên gia, một trong các nguyên nhân khiến mẹ bị chứng phù chân cũng như có kích cỡ giày lớn hơn trong thai kỳ là do sự sản sinh của hormone Relaxin. Hormone này làm cho các dây chẳng ở chân trở nên lỏng lẻo và giãn ra, đây chính là nguyên nhân khiến bàn chân của mẹ lớn hơn.

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ sản xuất thêm 50% lượng máu và chất lỏng bổ sung để giúp mẹ “làm mềm” cơ thể, cho phép cơ thể mẹ có thể “nở rộng” ra để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi. Chính điều này gây nên hiện tượng phù nề cho mẹ bầu.

Trong một số trường hợp, tăng cân cũng có thể ảnh hưởng tới bàn chân của mẹ. Trong thời gian 9 tháng 10 ngày mang thai, trọng lượng của mẹ có thể tăng từ 9- 12 kg, thậm chí có mẹ tăng gần 20kg. Chính sự tăng vọt về trọng lượng này đã gây sức ép lên đôi chân của các mẹ bầu và là một trong các nguyên nhân khiến bàn chân bị sưng phù.

Ngoài ra, sưng tay chân chính là do sự gia tăng áp lực trong các tĩnh mạch. Càng về những tháng cuối, thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được.

Các bác sĩ cũng cho biết thêm rằng nhiệt độ, thời tiết hay các hoạt động thể chất cũng có thể ảnh hưởng tới bàn chân của mẹ, bàn chân cũng có thể thay đổi hình dạng và tăng kích thước đến 5% tùy thuộc vào mẹ đang đi bộ, ngồi hoặc đứng và trong thời gian bao lâu.

Bà bầu phù chân có nguy hiểm không?

Sưng ở chi dưới bao gồm bàn chân, bắp chân, mắt cá và thậm chí cả ở tay là khá phổ biến trong thai kỳ. Với những trường hợp này, nếu nghỉ ngơi hợp lý, các dấu hiệu sưng sẽ giảm dần. Tuy nhiên, nếu mẹ bị sưng phù lâu ngày, dù đã nghỉ ngơi mà vẫn không giảm bớt thậm chí kèm theo đau đầu, rối loạn thị giác, mờ mắt, đau bụng…thì khả năng cao là mẹ nằm trong 10% các mẹ bầu có hiện tượng sưng phù là tín hiệu của tiền sản giật. Tiền sản giật là một hội chứng của cao huyết áp trong thai kỳ và có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mẹ như suy yếu hệ thống thần kinh, thận, mạch máu cũng như không cung cấp đủ oxy cho thai nhi…

Cách chữa bệnh phù chân khi mang thai

– Lựa chọn cẩn thận giày đi trong thời gian mang thai: Các mẹ bầu trẻ mang thai lần đầu tiên chưa có kinh nghiệm rất dễ mắc sai lầm khi không quan tâm đến cỡ giày dép sao cho phù hợp với trọng lượng của từng thời kỳ. Mang giày quá chật sẽ khiến chân phù nề càng trở nên đau và khó chịu, thậm chí còn gây nên chứng viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngòn chân. Mẹ không nên đi sandal hoặc dép xỏ ngón bởi thiết kế của chúng không hỗ trợ, nâng đỡ hết được cả bàn chân, đặc biệt mẹ cần tránh sử dụng giày cao gót khi đang mang thai. Thay vào đó, mẹ nên chọn đi những loại giày thỏa mái, có thể hở rộng một chút, đế thấp và lưu ý không nên đi giày dép trong thời gian dài. Khi có điều kiện mẹ nên tháo giày để tạo cho chân cảm giác thoải mái, máu dễ dàng lưu thông.

– Chọn tất đúng kích cỡ: Đi tất quá chật sẽ khiến chân thêm sưng phù. Ngoài ra mẹ cũng nên chú ý đến chất liệu của tất. Tất làm từ cotton sẽ tốt cho mẹ bầu, giúp bàn chân có thể “thở” dễ dàng thay vì các loại tất làm từ sợ nylon.

– Chăm sóc đôi bàn chân: Mẹ nhớ thường xuyên cắt móng chân, móng tay, không để chúng quá dài cũng như đâm vào da xung quanh móng. Giảm các vết chai, sần với đá bọt và thường xuyên dưỡng ẩm cho nếu như chân của mẹ bị khô, nứt nẻ.

– Áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng: Điều này rất quan trọng đối với thai phụ, nó không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé mà nó còn giúp giảm nguy cơ bị sưng, phù chân. Mẹ nên ăn bổ sung các loại thực phẩm giàu protein như đậu, bơ, cá, thịt…; ăn nhiều rau xanh như cải bắp, đậu lăng, rau bina; các loại trái cây cũng như các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, canxi và kẽm.

– Giữ cho cơ thể luôn đủ nước: Uống nhiều nước khi mang bầu giúp các hệ tiêu hóa, tiết niệu… hoạt động tốt; đồng thời, phòng tránh được quá trình tích trữ chất lỏng, gây phù. Theo các chuyên gia, mỗi ngày trung bình mẹ cần uống tối thiểu từ 6- 8 cốc nước.

– Không đứng quá lâu trong thời gian dài: Việc đứng im một chỗ trong thời gian dài sẽ khiến các chất lỏng dồn xuống dưới, điều này đồng nghĩa với việc đôi chân của mẹ sẽ càng bị phù nề nặng hơn.

– Đi bộ: Mẹ không nên vì chân sưng phù mà ngại di chuyển. Đi bộ khoảng 20- 30 phút mỗi ngày sẽ giúp bàn chân của mẹ linh hoạt hơn, giảm sưng phù.

– Nằm nghiêng bên trái hoặc nâng cao chân khi ngồi sẽ giảm bớt đau và sưng chân.

– Bơi hoặc ngâm cơ thể trong bồn tắm mát, áp lực của nước lên da sẽ giúp làm giảm sưng.

– Tránh các thức ăn mặn hoặc cay. Muối, đồ ăn mặn làm cơ thể bị trữ nước, tăng phù nề.

Sưng phù nặng có thể là dấu hiệu của tiền sản giật

Note: There is a rating embedded within this post, please visit this post to rate it.

tu khoa lien quan

mẹ bầu tháng thứ 5 bị phù chân

bà bầu bị phù chân tháng thứ 7

bà bầu bị phù chân sớm

bà bầu bị phù chân sớm có sao không

Bài viết Bà bầu bị phù chân từ tháng thứ mấy tới tháng thứ mấy? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Mẹo Nhỏ Giúp Mẹ Giảm Phù Chân Khi Mang Thai Tháng Thứ 7

Thật ra, tình trạng phù chân khi mang thai tháng thứ 7 chẳng có gì đáng nghiêm trọng ngoài việc khiến mẹ cảm thấy khó chịu một tý, chỉ là một chút bất tiện trong việc ăn mặc khi mà chân mẹ không xỏ vừa những đôi giày sành điệu như trước đây nữa. Nhưng nếu mẹ muốn giảm bớt tình trạng sưng phù này, mẹ có thể áp dụng một số mẹo nhỏ bên dưới, sẽ rất hiệu quả đấy ạ!

Chứng phù nề bàn chân thường xảy ra ở đại đa số bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ. Đứng ngồi lâu khiến lượng máu dồn về chân nhiều hơn bình thường và gây sưng phù. Tử cung chèn vào động mạch và các tĩnh mạch ở khung chậu cũng là nguyên nhân khiến chân bà bầu bị phù nề.

Vì thế, tùy vào từng nguyên nhân mà mẹ bầu sẽ có những cách khác nhau để giảm sưng phù chân.

Đừng để bàn chân hoặc mông của mẹ cử động nhiều

Nếu công việc của mẹ đòi hỏi phải đứng hoặc ngồi trong một khoảng thời gian dài – kể cả ở nhà hay ở văn phòng – mẹ hãy thường xuyên nghỉ ngơi, thư giãn.

Trong trường hợp mẹ đã phải đứng quá lâu, hãy ngồi xuống để nghỉ mệt; và ngược lại hãy đứng dậy nếu mẹ đã ngồi quá lâu. Hoặc tốt nhất là đi dạo nhanh một vòng khoảng 5 phút để lưu thông máu huyết.

Duỗi cẳng chân thường xuyên khi ngồi giúp mẹ tránh bị sưng phù chân khi mang thai

Khi mẹ ngồi, hãy đặt chân lên cao. Nếu có ai xứng đáng được để chân lên lúc ngồi thì người đó chính là mẹ đấy.

Nếu mẹ không hay nằm nghiêng thì đây chính là lúc để tập thói quen đó. Nằm nghiêng giúp thận của mẹ hoạt động tối ưu, làm gia tăng quá trình bài tiết chất thải và giảm sưng phù chân khi mang thai.

Ưu tiên cho những thứ khiến mẹ cảm thấy thoải mái

Đây là lúc mẹ phải tạm dẹp sang một bên những món đồ thời trang yêu thích. Hãy chọn những đôi giày dễ mang (dù gì thì bây giờ mẹ cũng không còn mang vừa những đôi giày cao gót như trước kia nữa), đi những đôi dép mềm khi ở nhà sẽ giúp mẹ thoải mái hơn nhiều đấy.

Ưu tiên cho những đôi giày/ dép dễ mang

Loại bỏ trọng lượng nước của cơ thể

Nghe thì có vẻ hơi phi lý nhưng thực chất là càng uống nhiều nước thì mẹ lại càng giữ lại được ít nước hơn.

Uống ít nhất từ 8-10 ly nước một ngày (mỗi ly khoảng 240ml) sẽ giúp cơ thể mẹ loại bỏ được các chất độc hại. Tính ra tổng lượng nước uống của mẹ sẽ cần từ 2 -2.5 lít nước mỗi ngày. Ngược lại, uống ít nước sẽ không giúp làm giảm tình trạng sưng phù của mẹ đâu.

Trước đây người ta tưởng rằng hạn chế ăn muối sẽ đỡ bị phù chân tay hơn, nhưng các kết quả nghiên cứu ngày nay đã cho thấy ăn ít muối sẽ khiến tình trạng bị phù khi mang thai trở nên trầm trọng hơn. Vì thế hãy sử dụng thêm nhiều muối trong bữa ăn của mẹ, nhưng dĩ nhiên là với một liều lượng điều độ nhất định.

Bổ sung muối vào bữa ăn của mẹ

Giữ thói quen tập thể dục đều đặn sẽ giúp mẹ giảm tình trạng phù chân khi mang thai tháng thứ 7 đáng kể. Việc đi bộ (mà mẹ sẽ sớm gọi là đi lạch bạch) rất tốt cho những bàn chân bị phù vì nó sẽ giúp cho máu được lưu thông thay vì cứ dồn lại một chỗ.

Thậm chí bơi lội hoặc tập thể dục nhịp điệu dưới nước còn đem lại kết quả tốt hơn vì áp lực của nước sẽ giúp đẩy các dịch mô về tĩnh mạch; từ đó chúng tiếp tục đi đến thận và được đào thải ra ngoài qua đường tiểu tiện.

Sử dụng các công cụ hỗ trợ

Như vớ dài chẳng hạn, vừa khiến mẹ trông có vẻ kín đáo vừa giúp che giấu đi đôi chân bị sưng phù. Còn nhiều loại công cụ hỗ trợ nữa cho việc ăn mặc trong thời kỳ mang thai như quần vớ dài (có độ rộng vòng bụng phù hợp cho các bà bầu), và những đôi vớ dài đến đầu gối hoặc đùi (trông cũng khá hợp thời trang); nhưng cũng nên tránh những đôi vớ có dây thun quá chặt ở phần đầu.

Phù Chân Khi Mang Thai Tháng Thứ 7: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Phù chân khi mang thai tháng thứ 7 là tình trạng chung của rất nhiều chị em, khiến nhiều người hoang mang và lo lắng. Vậy, vấn đề này có trầm trọng không hay chỉ là điều bình thường và nguyên nhân do đâu.

Nguyên nhân gây phù chân khi mang thai tháng thứ 7

Theo các bác sĩ, phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở những người có bầu và thường xảy ra nhiều nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân gây phù chân khi mang thai tháng thứ 7 chủ yếu do:

Thời điểm này trọng lượng thai nhi lớn nhanh, chiếm thể tích lớn trong khoang bụng, dẫn đến tạo sức ép lên tĩnh mạch dưới và làm máu khó lưu thông, gây ra tình trạng phù nề.

Bắt đầu tháng thứ 7 lượng chất lỏng trong cơ thể tăng lên và tích trữ nhiều nơi, cũng khiến tay, chân của mẹ bầu dễ bị phù hơn so với những tháng trước.

Nếu trong thời gian mang thai, chị em đi đứng liên tục trong thời gian dài, làm máu dồn về chân nhiều hơn, cũng gây phù chân.

Ngoài ra, phù chân khi mang thai cũng do mẹ mặc đồ quá chật, hơi các môn thể thao nặng, khiêng vác nặng, ho nhiều, thường xuyên ngồi bắt chéo chân, thừa cân béo phì, rối loạn nội tiết tố, thời tiết nắng nóng…

Những nguy cơ nếu phù chân khi mang thai

Phù chân khi mang thai đa phần rất bình thường, nhiều người gặp phải, không ảnh hưởng đến sức khỏe, chỉ gây cảm giác khó chịu và khó đi lại. Tuy nhiên, thực tế có một số trường hợp là dấu hiệu sớm của chứng tiền sản giật – một vấn đề vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe của sản phụ lẫn thai nhi.

Do đó, thấy phù chân khi mang thai tháng thứ 7 mà kèm theo những dấu hiệu sau, chị em cần đến ngay bệnh viện và gặp bác sĩ chuyen khoa để khám:

Vùng mặt, tay, chân phù lên nhanh chóng và nhiều.

Đau đầu dữ dội.

Nhìn mọi vật bị nhòe, chói, không rõ, tự nhiên nhìn kém hẳn.

Đau dữ dội ở khu vực xương sườn.

Đau vùng thượng vị.

Nôn mửa.

Khó thở.

Tức ngực.

Bên cạnh đó, chứng tiền sản giật rất dễ gặp ở những đối tượng: Mang thai trên 40 tuổi, khoảng cách giữa 2 lần mang thai cách xa ( khoảng 10 năm trở lên), mang thai đôi, đa thai, gia đình có người bị tiền sản giật, béo phì ( BMI trên 30), bị huyết áp cao…

Những lưu ý nếu phù chân khi mang thai tháng thứ 7

Mẹ bị phù chân khi mang thai có thể cải thiện tình trạng này, giúp bản thân cảm thấy thoải mái hơn và ngăn ngừa phù trở lại, bằng cách:

Cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn, ăn nhạt lại, bởi muối khiến cơ thể tích nước và tạo áp lực lên thận, làm chân bị phù trầm trọng thêm.

Không ngồi hoặc đứng quá lâu, mà sau một khoảng thời gian hãy đi lại nhẹ nhàng giúp lưu thông máu hoặc ngồi xuống cho đôi chân được nghỉ ngơi thư giãn.

Tránh ngồi vắt tréo chân, do đây là một trong các nguyên nhân gây phù chân khi mang thai.

Massage chân thường xuyên, sẽ giúp cải thiện phù chân rất hữu hiệu. Những động tác massage có tác dụng tăng cường lưu thông máu, loại bỏ bớt lượng dịch thừa ra khỏi chân.

Thay vì tắm nước lạnh, mẹ bầu hãy tắm nước ấm, vừa tốt cho sức khỏe, vừa giúp giảm phù chân.

Ngoài ra, chị em cần mặc quần áo rộng rãi, tránh ở ngoài môi trường nắng nóng nhiều, mang giày cao gót và xây dựng chế độ ặn uống hợp lý, đừng để cân nặng tăng vượt chuẩn cho phép.

Tổng kết