Trẻ bị ho khò khè có phải là dấu hiệu của hen suyễn? Chia sẻ mẹo trị ho cho trẻ bằng mật ong với tỏi Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè về đêm phải làm sao? Trẻ bị viêm họng phải làm sao? Cách chữa viêm họng cho trẻ tại nhà Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi phải làm sao? Khi trẻ bị ho và sổ mũi, bạn hãy nhanh chóng giữ ấm, vệ sinh mũi cho trẻ và tham khảo một số bí quyết…
Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi phải làm sao?
Chảy nước mũi kèm hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể, có thể có sốt.
Chảy nước mũi, kèm ho, sốt cao (có khi trên 38ºC); bị tiêu chảy, nôn trớ, mất cảm giác thèm ăn.
Chảy nước mũi, kèm hắt hơi, mắt bị ngứa và chảy nước. Có thể bị ho.
Chảy nước mũi, kèm ho liên tục (cả ngày và đêm). Đau ở xương gò má hoặc một bên mũi. Sốt nhẹ
Chảy nước mũi ở một bên mũi. Đôi khi, dịch mũi tiết mùi khó chịu.
Hút mũi cho trẻ sơ sinh:
Cách chữa nghẹt mũi an toàn cho bé:
Trẻ bị ho khò khè có phải là dấu hiệu của hen suyễn?
Chia sẻ mẹo trị ho cho trẻ bằng mật ong với tỏi
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè về đêm phải làm sao?
Trẻ bị viêm họng phải làm sao? Cách chữa viêm họng cho trẻ tại nhà
Khi trẻ bị ho và sổ mũi, bạn hãy nhanh chóng giữ ấm, vệ sinh mũi cho trẻ và tham khảo một số bí quyết đơn giản sau đây. Có thể bé sẽ tự vượt qua đợt ốm và có hệ miễn dịch thêm khỏe mạnh mà không cần dùng kháng sinh hay các loại thuốc nhiều tác dụng phụ khác. Khi con bắt đầu có biểu hiện chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi nhẹ… bạn hãy thực hiện các bước sau:
Song song với việc rửa mũi, mẹ nên cho con uống siro ho để giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi…, giúp con có hơi thở nhẹ nhàng, nhanh chóng dễ chịu. Sau cùng, mẹ mát xa bàn chân, bàn tay và vùng cổ, gáy của con bằng dầu tràm hoặc dầu cho em bé.
Khi trẻ bị ho, sổ mũi thì việc giữ ấm là tối quan trọng. Các bước nêu trên đều có mục đích là giúp bé giữ ấm và khai thông đường thở, để bé bớt khó chịu và ăn, ngủ ngon hơn. Kiên trì thực hiện các bước này trong vài ngày, bạn sẽ thấy bé đỡ sổ mũi mà không cần dùng kháng sinh. Việc giữ ấm, giữ vệ sinh giúp nước mũi không chảy vào cuống họng, tạo thành đờm làm bé ngứa cổ và ho. Nếu không nhanh chóng giảm các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi… bé sẽ phải thở bằng miệng, khạc đờm ra ngoài… dẫn tới việc bị nôn, ói khi ăn.
Ngoài ra, để giúp trẻ không bị ho và sổ mũi dài ngày, tăng sức đề kháng, mẹ hãy thường xuyên chú ý những điểm sau:
Trong nhà luôn phải có sẵn các vật dụng y tế cần thiết: nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%) để rửa mũi và súc miệng; dụng cụ hút mũi; nhiệt kế; siro giảm triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi; máy tạo độ ẩm.
Nếu trẻ còn quá nhỏ (dưới 3 tháng tuổi), hãy gọi cho bác sĩ ngay khi trẻ có dấu hiệu cảm, cúm và không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào. Với trẻ lớn hơn, nếu trẻ bị sốt cao, mất nước, tiêu chảy, khó thở… hoặc bị ốm dai dẳng hơn 1 tuần thì bạn cũng cần đưa con tới bác sĩ.
Cho con uống nhiều nước, sữa, nước trái cây…để tăng cường hệ miễn dịch. Khi trẻ bị ho, sổ mũi thì càng cần uống nhiều nước để làm loãng dịch, đờm.
Nấu cháo thịt/cá rồi cho vào đó 1 củ tỏi tươi băm nhuyễn; ăn khi còn nóng. Cho trẻ ngủ sau khi đã ăn no, con sẽ thấy tỉnh táo và khỏe khoắn hơn nhiều.
Chảy nước mũi kèm hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể, có thể có sốt.
Nguyên nhân: Có thể do cảm lạnh.
Các chăm sóc khi bé bị cảm lạnh:
Luôn có sẵn các vật dụng y tế cần thiết cho bệnh cảm lạnh trong tủ thuốc gia đình: nước muối sinh lý để nhỏ mũi, dụng cụ hút mũi, thuốc hạ sốt, nhiệt kế, máy tạo độ ẩm. Nếu con bạn còn quá bé, dưới 3 tháng tuổi, hãy gọi cho bác sĩ khi có dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh, chẳng hạn như chảy nước mũi, ho, hoặc sốt.
Đối với trẻ lớn hơn, bạn nên gọi cho bác sĩ nếu bé bị sốt cao, mất nước, ngày càng ho nặng hoặc khó thở, hoặc các triệu chứng nhẹ nhưng kéo dài hơn một tuần. Giúp em bé của bạn hít thở dễ dàng bằng cách sử dụng nước nhỏ mũi để vệ sinh bên trong mũi, và dùng các thiết bị hút mũi khác để làm sạch dịch nhầy từ mũi nghẹt của bé.
Khi bé bị nghẹt mũi, tư thế ngủ tốt cho bé là phần đầu được nâng cao lên một chút. Hãy đặt thêm khăn dưới gối của bé để chỉnh độ cao phù hợp cải thiện giấc ngủ cho bé trong khi bị cảm lạnh. Các mẹ nên cho bé bú sữa nhiều hơn, uống nước nhiều hơn khi bé bị cảm lạnh. Trong khi chữa cảm lạnh cho bé, mẹ cũng phải chú ý đến việc tự bảo vệ sức khỏe của chính mình bằng cách rửa tay thường xuyên để tránh nhiễm vi trùng từ bé hay ngược lại.
Chảy nước mũi, kèm ho, sốt cao (có khi trên 38ºC); bị tiêu chảy, nôn trớ, mất cảm giác thèm ăn.
Nguyên nhân: Có thể do cảm cúm. Cảm cúm thường xảy ra từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm.
Chăm sóc khi bé bị cảm cúm: Có chế độ ăn uống tăng sức đề kháng: Nên cho con bạn ăn những thực phẩm dễ tiêu, tránh các món có nhiều dầu mỡ. Nên dùng thức ăn có nhiều khoáng chất và vitamin để tăng sức đề kháng (nhất là các loại súp, trái cây, rau quả…). Cho trẻ uống nhiều nước nếu con bạn bị sốt; khi đó, cơ thể cần nhiều nước hơn. Nên cho uống nước chanh ấm, trà mật ong (với bé lớn); không được uống nước lạnh hoặc những thức uống gây kích thích. Giữ yên tĩnh để trẻ có thể nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn. Sau những giấc ngủ sâu, con bạn sẽ có sức lực chiến đấu với virus cúm và mau lành bệnh.
Chảy nước mũi, kèm hắt hơi, mắt bị ngứa và chảy nước. Có thể bị ho.
Nguyên nhân: Có thể do dị ứng. Chăm sóc khi bé bị dị ứng: Cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây dị ứng và có cách chăm sóc, chữa trị kịp thời.
Chảy nước mũi, kèm ho liên tục (cả ngày và đêm). Đau ở xương gò má hoặc một bên mũi. Sốt nhẹ
Nguyên nhân: Có thể do viêm xoang. Chăm sóc khi bé bị viêm xoang: Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ. Đây là một việc làm thường xuyên của các bà mẹ, các cô nuôi dạy trẻ, bảo mẫu. Việc làm này tuy đơn giản nhưng rất có ích trong việc ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp và bệnh về tai, mũi, họng.
Chảy nước mũi ở một bên mũi. Đôi khi, dịch mũi tiết mùi khó chịu.
Nguyên nhân: Có thể do dị vật nằm trong mũi, Bạn nên đưa bé đi gặp bác sĩ ngay.
” Bác sĩ nội soi hốc mũi và bảo bé đã bị xoang, tôi vẫn không tin. Tôi đã đưa cháu đến 2 bệnh viện lớn để kiểm tra và kết quả vẫn thế. Giờ cứ trời trở lạnh hay thay đổi đột ngột, tôi lại nơm nớp lo bé bị xoang lại”, chị Lan tâm sự. Theo thạc sĩ Hà Minh Lợi, khoa Mũi xoang dị ứng, Bệnh viện Tai-Mũi-Họng Trung ương, nhiều người nghĩ bệnh xoang chỉ người lớn mới bị, còn trẻ thì không. Tuy nhiên, thực tế bệnh này cũng khá phổ biến ở trẻ từ 6 tuổi trở lên.
Việc chảy nước mũi là bình thường, ở một số trẻ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, khi đã thò lò mũi xanh, đồng nghĩa trẻ đã có dấu hiệu bị viêm xoang. Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm màng niêm mạc lót ở trong xoang, đặc biệt là những xoang quanh mũi, thạc sĩ Lợi cho biết. Biểu hiện của bệnh có thể là chảy mũi vàng – xanh đặc, hơi thở hôi, ăn uống hay bị nôn, đau đầu, người mệt mỏi, phù quanh mắt, sốt nhẹ hoặc sốt cao. Bệnh được chia thành 3 loại dựa theo thời gian các triệu chứng kéo dài, dưới 4 tuần là viêm xoang cấp, 4-12 tuần là bán cấp và sau 12 tuần là viêm xoang mãn tính.
” Điều đặc biệt là có đến 50% số trẻ bị viêm xoang đều khởi đầu từ những biểu hiện như sổ mũi, cảm cúm thông thường do virus gây ra như trường hợp con chị Lan. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điềutrị dứt điểm sẽ chuyển sang bị bội nhiễm (do vi khuẩn), dẫn đến viêm xoang “, thạc sĩ Lợi cho biết. Ngoài ra, ở một số trẻ có những yếu tố thuận lợi như viêm Amidan quá phát, Amidan to, hay bị viêm đường hô hấp trên, trẻ suy sinh dưỡng, sức đề kháng kém… đều dễ bị xiêm xoang.
Cũng theo thạc sĩ Lợi, bệnh viêm xoang ở trẻ khó phát hiện hơn so với người lớn. Bởi vì, khi đi khám, người lớn có thể nói đầy đủ và đúng các triệu chứng của bệnh còn trẻ thì không. Các bác sĩ phải tiến hành nội soi mềm vào hốc mũi hoặc thậm chí chụp CT Scan khi cần thiết mới phát hiện được.
Bên cạnh đó, do đặc điểm thể trạng, xoang trẻ em dễ bị nhiễm trùng lan tỏa và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm hơn người lớn rất nhiều như: áp xe mắt (có thể dẫn đến tử vong), viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm thận, viêm tai giữa… “Đặc biệt, các biến chứng ở mắt là phổ biến nhất. Mắt bị viêm và phù nề dữ dội, bị đẩy lồi ra phía trước, nhãn cầu bị hạn chếvận động, bị mù hoàn toàn nếu thiếu máu cục bộ kéo dài trong 90 phút “,thạc sĩ Lợi nói.
Hút mũi cho bé thật hiệu quả với ống hút chân không: Khi bé bị sổ mũi hay nghẹt mũi, bạn có thể dùng dụng cụ hút mũi dạng ống cao su để loại bỏ dịch mũi cho con. Hút mũi sạch khiến bé thở, ăn và ngủ ngon hơn. Bên cạnh ống hút mũi, bạn cần mua nước nhỏ mũi dạng muối sinh lý để làm mềm chất dịch nhầy trong mũi của con trước khi hút. Nước mũi muối sinh lý dễ dàng được mua tại các nhà thuốc hoặc bạn tự pha ở nhà theo tỷ lệ ¼ thìa muối với 200ml nước ấm. Nếu tự pha nước muối nhỏ mũi, nên bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp kín, để ở nơi khô ráo.
Cách dùng ống hút mũi dạng bầu:
Bé nhà bạn có thể không chịu “hợp tác” nhưng dụng cụ hút mũi này thường không gây đau. Tốt nhất nên hút mũi cho bé trước khi ăn, vì việc kích thích ở mũi khi đã ăn no có thể làm bé bị nôn trớ.
Bắt đầu bằng cách cho bé nằm trong lòng mẹ, với đầu của bé kê trên hai đầu gối mẹ, chân chống vào bụng mẹ, để đầu bé hơi ngửa ra đằng sau. Nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi và giữ nguyên đầu bé ở tư thế đó trong khoảng 10 giây. Lau mũi nhẹ nhàng cho bé sau khi nhỏ nước muối.
Bóp nhẹ bầu ống hút mũi để tạo chân không, sau đó nhẹ nhàng đưa đầu ống hút vào một bên mũi của bé. Từ từ thả bầu ống ra để hút dịch trong mũi. Nhấc ống ra bên ngoài, bóp bầu ống để dịch mũi chảy ra ngoài, sau đó lau vào khăn giấy. Lau sạch đầu ống hút mũi và lặp lại cách trên cho bên mũi còn lại.
Nếu bé còn ngạt mũi trong 5-10 phút sau đó, nhỏ nước mũi sinh lý một lần nữa và tiếp tục hút mũi. Tuy nhiên, không được hút mũi cho con quá 2-3 lần mỗi ngày vì làm như thế sẽ kích thích niêm mạc mũi. Đồng thời, bạn cũng không nên nhỏ nước muối sinh lý cho bé quá 4 lần/ngày vì sẽ làm khô mũi và khiến tình hình nghiêm trọng hơn.
Lau chùi dụng cụ hút mũi: Rửa sạch dụng cụ hút mũi cho bé với nước ấm và dung dịch cọ rửa. Xả lại thật nhiều lần với nước ấm sạch. Có thể tháo đầu ống hút để cọ rửa sâu bên trong bầu ống. Cuối cùng, để ống hút ở nơi khô ráo và sạch sẽ. Khi ống hút đã khô, có thể cho vào lọ thủy tinh sạch, khô để cất.
Một vài cách xử trí nghẹt mũi cho bé tại nhà: Nghẹt mũi là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến mà bé phải đối mặt nhưng cha mẹ có thể điều trị cho con dễ dàng với một số biện pháp tại nhà. Trong khi điều trị nghẹt mũi, hãy nhớ rằng bé còn quá nhỏ để lạm dụng thuốc hay các biện pháp thô bạo. Nếu con bạn dưới 3 tháng tuổi, bạn không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để khắc phục nghẹt mũi cho con. Tùy ý dùng thuốc cho bé có thể làm phức tạp thêm vấn đề sức khỏe thay vì chữa được bệnh.
Xông hơi: Hơi nước trong phòng tắm chẳng hạn là một trong những biện pháp tốt để khắc phục nghẹt mũi cho bé. Tiếp xúc với hơi nước có thể giúp làm loãng các đờm được hình thành trong mũi bé. Điều này cũng giúp mũi được thông thoáng và khiến bé dễ thở. Có thể xông hơi cho bé bằng cách xả nước nóng vào một cái chậu (xô) và bế bé cẩn thận để bé hít được hơi nước nóng bốc lên. Hơi nước vào mũi và họng của bé khiến mũi, họng sạch và thông đờm. Có thể thêm một ít muối trắng để bé hít được hơi nước muối cũng có tác dụng tốt.
Nước muối: Nước muối là một phương thuốc phổ biến lại an toàn chữa nghẹt mũi cho bé. Bạn có thể mua thuốc nhỏ mũi dạng muối sinh lý hay dạng nước biển (dùng được cho các bé) hoặc bạn tự chuẩn bị nước muối nhỏ mũi cho con ngay tại nhà. Để làm nước muối nhỏ mũi cho con rất đơn giản, bạn chỉ cần pha một cốc nước ấm với một nửa thìa cafe muối ăn là được. Khi nhỏ giọt dung dịch nước muối vào lỗ mũi của bé cần lưu ý, chỉ một giọt cho mỗi lỗ mũi là đủ. Sau đó, xoa bóp mũi của bé nhẹ nhàng từ cả hai phía. Trong khi nhỏ xong một bên mũi, nên lau sạch đầu ống thuốc nhỏ mũi trước khi tiếp tục nhỏ thuốc vào mũi còn lại vì vòi ống thuốc có thể đã bị nhiễm khuẩn.
Dụng cụ hút mũi: Về cơ bản, để thoát khỏi ngạt mũi là cần loại bỏ các chất nhầy từ mũi. Để thực hiện điều này, bạn có thể sử dụng một thiết bị hút mũi cho con (thiết bị hút mũi có sẵn ở nhiều cửa hàng dược). Thiết bị hút mũi dạng ống cao su hình bóng đèn được nhiều người mẹ ưa thích chọn cho bé nhà mình. Đảm bảo rằng trước khi đặt ống vào mũi của bé, bạn đã bóp bầu cao su một lần. Sau đó, nhẹ nhàng hút các chất nhầy từ một bên mũi bằng cách đưa đầu ống vào mũi bé và thả nhẹ tay ra. Lặp lại tương tự cho phía mũi bên kia. Trong khi sử dụng biện pháp khắc phục nghẹt mũi cho bé, bé có thể khóc và cử động rất nhiều, vì vậy bạn sẽ cần ai đó hỗ trợ. Chuyên gia đề nghị bạn nên sử dụng thiết bị hút mũi cho con sau khi bé được xông hơi hoặc nhỏ nước mũi muối sinh lý.