Top 10 # Bà Bầu Bị Đầy Bụng Nên Ăn Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Bà Bầu Bị Đầy Hơi Chướng Bụng Không Nên Ăn Gì?

Để tránh làm tình trạng thêm tồi tệ, bà bầu bị đầy hơi chướng bụng nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm sau đây

Bà bầu bị đầy hơi chướng bụng là tình trạng khá phổ biến. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khi mang thai làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, làm tồn đọng thức ăn gây khó tiêu. Ngoài ra, thói quen ăn uống của bà bầu cũng ảnh hưởng ít nhiều. Nhiều loại thực phẩm chứa một số chất mà a-xít ở dạy dày khó chuyển hóa cũng gây khó tiêu.

Dưới đây là một số loại thực phẩm dễ gây đầy hơi chướng bụng, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu nên hạn chế, mẹ nhé!

1. Bà bầu bị đầy hơi chướng bụng không nên ăn trái cây có hàm lượng fructose cao

Fructose là “thực phẩm” yêu thích của các loại vi khuẩn đường ruột. Trong quá trình phân hủy fructose sẽ tạo thành khí trong dạ dày. Vì vậy, nếu bị đầy hơi chướng bụng, bầu nên hạn chế tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm này. Nho, anh đào, lê, táo, mận, dưa hấu… là những thực phẩm có hàm lượng fructose cao. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên lưu ý một số loại rau như giá đỗ, cần tây, măng tây, cải Brussels, tỏi tây, hành tây, súp lơ, bắp cải, bông cải xanh… Đây cũng là những thực phẩm thường chứa các loại đường khó tiêu hóa với hàm lượng cao.

2. Các loại đậu

Chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe bà bầu, tuy nhiên, đậu không phải lựa chọn hoàn hảo nếu bạn đang bị đầy hơi. Nguyên nhân là trong đậu chứa 2 loại đường phức: stachyose và raffinose phức cũng có thể tạo thành khí trong dạ dày khi các vi khuẩn đường ruột “ăn” chúng.

Mách nhỏ cho mẹ: Ngâm đậu trong nước một thời gian và rửa sạch trước khi nấu sẽ giúp giảm bớt lượng đường, hạn chế quá trình tạo khí trong dạ dày.

3. Sữa và sản phẩm từ sữa

Thay vì sữa và những thực phẩm từ sữa, bà bầu không dung nạp lactose có thể chủ động bổ sung can-xi từ những nguồn thực phẩm khác như: các loại rau lá xanh, các loại hải sản, súp lơ, đậu nành… Bạn cũng có thể xin ý kiến bác sĩ nếu cần uống bổ sung can-xi.

4. Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Các sợi thực vật chứa carbohydrate cao, thành phần chính thường có trong các loại ngũ cốc nguyên hạt trên đường đến đại tràng sẽ kết hợp với các vi khuẩn tạo quá trình lên men, giải phóng khí. Bà bầu bị đầy hơi chướng bụng nên tránh các loại thực phẩm như bánh quy, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt nếu không muốn tình trạng thêm tồi tệ.

5. Các loại nước uống có ga

Chưa kể đến những tác động không tốt đối với sức khỏe mẹ bầu, khi bạn tiêu thụ các loại nước ngọt có ga, bạn cũng “vô tình” nạp thêm một lượng khí từ bên ngoài vào. Hệ quả thường thấy nhất là chứng đầy hơi chướng bụng. Tệ hơn, mẹ bầu còn có thể bị ợ nóng. Thay thế nước ngọt có ga bằng nước, nước trái cây là một lựa chọn tốt cho sức khỏe hơn.

6. Các loại bánh kẹo

Bánh quy là sản phẩm tạo khí đường ruột, còn khi bạn ngậm kẹo vô tình bạn đã nuốt một lượng khí từ bên ngoài vào dạ dày của mình. Bên cạnh đó, các sorbitol- một chất thay thế đường thường được dùng làm chất tạo ngọt trong kẹo cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ khí đường ruột. Trong một số trường hợp nặng, mẹ bầu có thể bị tiêu chảy kéo dài.

7. Thực phẩm chế biến

Thực phẩm đóng gói, các loại thực phẩm chế biến, thức ăn nhanh, ngũ cốc hay bánh mì đều chứa nhiều lactose và fructose. Kết hợp 2 loại thực phẩm này trong khẩu phần ăn, tình trạng đầy hơi chướng bụng khi mang thai sẽ càng thêm nghiêm trọng.

Bà bầu cần lưu ý

– Nuốt quá nhiều không khí trong lúc ăn cũng có thể là nguyên nhân làm mẹ bầu bị đầy hơi chướng bụng. Để tránh tình trạng này, mẹ bầu nên ăn chậm, nhai kỹ.

– Chia nhỏ 3 bữa ăn thành 5-6 bữa nhỏ/ ngày. Tránh ăn dồn 1 bữa lớn.

– Thay đổi một số thói quen không tốt như mặc quần áo quá chật, ăn trước khi ngủ, vừa ăn vừa uống nước…

– Thay vì nằm thấp, bà bầu nên gối cao đầu. Cách này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đồng thời giúp quá trình lưu thông máu dễ dàng, thuận lợi hơn.

– Sau khi ăn 1 tiếng, bà bầu nên đi bộ hoặc vận động nhẹ nhàng sẽ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tuyệt đối không nằm ngay sau khi vừa mới ăn xong.

Bà Bầu Bị Đầy Bụng Ợ Chua, Đầy Bụng, Nóng Cổ Phải Làm Sao, Uống Gì?

5 cách giảm đầy bụng, ợ chua, nóng cổ an toàn và đơn giản như: chườm túi nước đá lên bụng ít nhất nửa giờ sau bữa ăn, khi nằm các mẹ bầu nên gối đầu ở tư thế cao hơn…mẹ bầu có thể tham khảo với các thông tin chi tiết bên dưới.

Bà bầu bị đầy bụng ợ hơi nguyên nhân do đâu?

Trong suốt thai kỳ, rất nhiều chị em thường xuyên bị chướng bụng, đầy hơi. Nó còn đi kèm với ợ hơi, khó tiêu, nên khiến họ ăn không ngon, mệt mỏi và khó chịu.

Khi mẹ mang thai, hormone làm giãn các cơ trong hệ tiêu hóa, gồm cả van thực quản. Điều này cho phép axit dạ dày dễ trào ngược lên thực quản, nhất là khi nằm. Ợ hơi trở nên nghiêm trọng hơn trong quý II – III của thai kỳ vì bào thai lớn, chèn ép vào dạ dày mẹ. Thỉnh thoảng, thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản.

Ngoài ra, hệ tiêu hóa ở bà bầu có thể yếu đi. Những yếu tố đó dẫn tới khó tiêu, khiến người mẹ luôn bị đầy và thậm chí, đau bụng.

Cách chữa đầy hơi khó tiêu ở bà bầu

Trong những tháng đầu thai kỳ, nhiều mẹ bầu khổ sở vì ốm nghén và đầy hơi, nên không muốn ăn gì. Làm sao để xử lý chứng đầy hơi khó chịu này? Đây là vấn đề mà nhiều phụ nữ quan tâm.

1/ Trị đầy hơi bằng cách chườm đá

Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên chườm túi nước đá lên bụng ít nhất nửa giờ sau bữa ăn để giảm đau cho dạ dày. Bạn cũng có thể thư giãn bằng cách tắm lạnh hoặc đi vào phòng tắm nóng lạnh để cho dạ dày được thư giãn.

2/ Bà bầu ăn uống chậm rãi

Một nguyên nhân gây ra chứng đầy hơi là bạn nuốt quá nhiều không khí. Nên ăn và uống chậm rãi, điều khiển được cách ăn uống, bạn sẽ hạn chế được việc nuốt phải không khí. Mặt khác, bạn nên nghe lời mẹ của mình về việc ăn cái gì và không nên ăn cái gì để giảm đầy hơi, ăn uống khó tiêu, ợ chua.

Không nên dồn vào 3 bữa mỗi ngày; chia nhỏ bữa ăn để giảm chứng đầy hơi thai kỳ là lời khuyên từ chuyên gia của chúng tôi. Mọi thức ăn đều phải nhai thật kỹ, chậm rãi, khi ăn nên ngồi một chỗ yên tĩnh. Vừa ăn, vừa uống cũng không tốt cho dạ dày của mẹ; nên uống nước trước hoặc sau khi ăn mới khoa học Bà bầu bị ho sổ mũi uống thuốc gì tốt nhất?

3/ Thay đổi thói quen sinh hoạt

Rất nhiều mẹ bầu trong quá trình mang thai thường xuyên mặc quần áo chật, hay ăn trước khi ngủ và tắm bằng nước lạnh. Những thói quen này đã trực tiếp gây ra chứng đầy bụng khi mang thai ở chị em phụ nữ. Do đó, để tình trạng bệnh được cải thiện, các mẹ bầu phải thay đổi những thói quen không tốt.

4/ Thay đổi tư thế nằm

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đầy bụng cho các mẹ bầu chính là tư thế nằm thấp, khiến hệ tiêu hóa làm việc căng thẳng hơn, gây ức chế cho phần bụng. Vì vậy, các mẹ bầu nên gối đầu ở tư thế cao hơn, như vậy sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng đầy bụng, giúp hệ lưu thông máu được diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn.

5/ Thực phẩm giúp giảm đầy bụng khi mang thai

Hành vị cay, tính bình, không độc, giúp hoạt huyết, kích thích ra mồ hôi, lợi tiểu, giúp tăng sự bài tiết, ngăn ngừa vi trùng đường ruột. Mẹ bầu ăn canh, món xào hay hấp, có thể bỏ thêm hành để giảm bớt sự khó chịu do đầy bụng gây ra.

Củ cải có vị ngọt, tính bình, giúp chữa rối loạn tiêu hóa, tức ngực, trướng bụng. Ngoài chế biến làm thức ăn, bạn có thể nấu nước uống từ củ hoặc lá của củ cải để giảm đầy bụng.

Gừng là vị thuốc tự nhiên rất thân thiện với hệ tiêu hóa, giúp cải thiện chứng kém ăn, khó tiêu, đau bụng. Mẹ bầu có thể dùng gừng chế biến với thức ăn, hoặc xắt lát mỏng để pha nước uống.

Tía tô dùng để sắc nước uống cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt với hiện tượng khó tiêu.

Thực phẩm cần tránh khi mang thai

Những loại thực phẩm, hoa quả quá chua và cay là thủ phạm khiến dạ dày “mệt mỏi”, dẫn đến chướng bụng, ợ hơi.

Các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh (fast food) cũng khiến quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn hơn. Các mẹ nên hạn chế ăn những món này.

Đồ uống có gas (như nước ngọt, nước tăng lực…) dẫn đến ợ hơi và đầy bụng. Chúng cũng không tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai nên bạn cần hạn chế.

Các loại cá và thịt hun khói.

Nhiều người khó hấp thu lactose trong các sản phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa bầu, pho mai, bơ, sữa chua…) và hậu quả là dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu. Để tránh tình trạng này, bạn hãy chia nhỏ lượng sữa và các chế phẩm từ sữa ra làm nhiều lần, không nên ăn hoặc uống hết chúng trong một lần.

Các loại thức ăn lên men tự nhiên như dưa chua, cà muối, hành muối… sẽ làm tăng axit trong dạ dày, khiến chứng đầy bụng, ợ hơi trở nên trầm trọng hơn.

Bạn cũng cần tránh kẹo cao su vì khi ăn loại kẹo này, bạn vô tình nuốt rất nhiều không khí dẫn đến đầy hơi, ợ hơi.

tu khoa

cach chua day bung cho tre so sinh

huong dan chua day bung khi mang thai

meo giup tri day bung o chua

Bà Bầu Bị Đầy Bụng Khó Tiêu Nên Ăn Gì? 9 Loại Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Thai Phụ

Bà bầu bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì là câu hỏi được nhiều phụ nữ quan tâm. Khi mang thai, lượng hormone nội tiết tố tăng cao khiến nhu động ruột hoạt động kém làm cho dạ dày và ruột tiêu hóa thức ăn chậm hơn. Trong khi đó, đây lại là khoảng thời gian mẹ bầu thường tích cực bồi bổ, lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể nhiều càng khiến cho bộ máy tiêu hóa hoạt động vất vả hơn. Chính điều này gây ra cảm giác chướng bụng, đầy hơi và chán ăn của bà bầu.

Hãy cùng gonhub.com tìm hiểu xem phụ nữ có thai nên ăn gì để không bị đầy bụng nhé!

Đầy bụng là một triệu chứng khó chịu khi mang thai. Nó khiến cho mẹ bầu luôn trong cảm giác chán ăn. Và một trong những cách chữa đầy bụng cho bà bầu vô cùng hiệu quả đó chính là sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên.

Nguyên nhân gây đầy bụng khi mang thai: Khi mang thai, lượng hormone nội tiết tố tăng cao khiến nhu động ruột hoạt động kém làm cho dạ dày và ruột tiêu hóa thức ăn chậm hơn. Trong khi đó, đây lại là khoảng thời gian mẹ bầu thường tích cực bồi bổ, lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể nhiều càng khiến cho bộ máy tiêu hóa hoạt động vất vả hơn. Chính điều này gây ra cảm giác chướng bụng, đầy hơi và chán ăn của mẹ bầu. Tình trạng đầy bụng, chán ăn thường xảy ra ở những tháng đầu của thai kỳ và nặng hơn với những mẹ bầu hay ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ chiên xào, đồ nhiều tinh bột, nước trái cây đóng hộp, cafe, nước có gas,…

Thực phẩm giúp mẹ bầu cải thiện chứng đầy bụng, chán ăn: Có rất nhiều thực phẩm là “khắc tinh” của chứng đầy bụng và giúp mẹ luôn có một bữa ăn ngon miệng hơn.

1. Ớt: Ớt giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động hiệu quả hơn, nhanh chóng tiêu hoa thức ăn đồng thời kích thích vị giác của mẹ. Tuy nhiên, ớt chỉ nên ăn kèm trong các bữa mặn chính hàng ngày thôi nhé. Mẹ không nên ăn quá nhiều, nhất là khi đói bụng vì nó có thể gây đau, viêm dạ dày,…

2. Hành: Là một gia vị rất phổ biến nhưng lại ít người biết được hết tác dụng của hành. Hành có vị cay, kích thích ra mồ hơi, lợi tiểu, tăng sự bài tiết, tiêu hóa, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi trùng đường ruột. Khi nấu các món canh, món xào, mẹ nên cho thêm một chút hành thì mẹ sẽ luôn có cảm giác ngon miệng.

3. Củ cải: Có tác dụng chữa rối loạn tiêu hóa, trướng bụng, khó tiêu. Củ cải có thể chế biến thành rất nhiều món như xào, luộc, kho. Ngoài ra, mẹ có thể nấu nước uống hàng ngày từ củ hoặc lá củ cải để giảm chướng bụng khi mang thai

4. Gừng: Không chỉ có tác dụng thổi bay triệu chứng ốm nghén mà gừng còn giúp cải thiện chứng chán ăn, đầy bụng, khó tiêu của mẹ bầu. Mẹ có thể sử dụng gừng như một gia vị trong các món ăn hoặc cắt lát mỏng rồi pha thành nước uống.

5. Hạt tiêu đen: Với công dụng kích thích dạ dày tiết ra axit hydrochloric – một chất giúp dạ dày tiêu hóa protein và các thành phần khó tiêu khác, hạt tiêu đen được coi như ” thần dược ” đối với mẹ bầu bị đầy bụng.

6. Đu đủ chín: Là một loại trái cây bổ dưỡng, đu đủ rất lợi tiểu nên khi ăn, nước sẽ nhanh chóng được bài tiết ra khỏi cơ thể. Những mẹ bầu bị đầy bụng nên sử dụng đu đủ thường xuyên sẽ thấy chứng đầy hơi giảm nhanh chóng. Nhưng mẹ cần lưu ý là không ăn đu đủ xanh nhé vì nó chứa chất có thể gây co bóp tử cung, ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

7. Cà rốt: Cà rốt có tính kháng viêm giúp hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi hơn. Hơn nữa, nó còn kích thích dạ dày, ruột tiết dịch vị để đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn giúp mẹ bầu không còn bị đầy bụng. Hàng ngày, mẹ có thể uống một cốc nước ép cà rốt hoặc nấu cháo, canh cà rốt để tăng cảm giác ngon miệng.

8. Nước chanh nóng: Chanh có tính axit, khi uống chanh, dạ dày sẽ được bổ sung thêm axit để tiêu hóa thức ăn. Mặt khác chanh còn có tính oxy hóa cao giúp mẹ chống lại các vi khuẩn có hại tồn tại trong thực phẩm. Đây được coi là cách chữa đầy bụng chán ăn đem lại hiệu quả cao.

9. Tía tô: Tía tô là một loại rau gia vị có rất nhiều tác dụng: trị cảm lạnh, đầy hơi, chướng bụng,… Nếu mẹ không ăn sống được có thể sắc nước tía tô uống hàng ngày hoặc cho thêm vào các món ăn như chuối đậu, cháo,…

Một số lưu ý khác giúp mẹ bầu chứa chứng đầy bụng, chán ăn

Tư thế ngủ cũng ảnh hưởng tới chứng đầy bụng của mẹ. Khi ngủ, mẹ cần kê gối cao để vùng đầu và cổ cao hơn thân mình giúp cho axit không trào ngược từ dạ dày lên. Mẹ có thể kê thêm một chiếc gối dưới lưng sẽ giảm bớt sự khó chịu của đầy hơi gây ra.

Hàng ngày mẹ nên chia nhỏ thành 5 – 6 bữa ăn, mỗi bữa không nên ăn no quá. Khi ăn hãy nhai thật chậm và kỹ để giảm gánh nặng cho dạ dày và ruột.

Vận động nhẹ nhàng cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, sau khi ăn 1 tiếng, mẹ nên đi bộ nhẹ nhàng để không còn giác đầy hơi, chướng bụng nữa nhé.

Khi mẹ mang thai, hormone làm giãn các cơ trong hệ tiêu hóa, gồm cả van thực quản. Điều này cho phép axit dạ dày dễ trào ngược lên thực quản, nhất là khi nằm. Ợ hơi trở nên nghiêm trọng hơn trong quý II – III của thai kỳ vì bào thai lớn, chèn ép vào dạ dày mẹ. Thỉnh thoảng, thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản. Ngoài ra, hệ tiêu hóa ở bà bầu có thể yếu đi. Những yếu tố đó dẫn tới khó tiêu, khiến người mẹ luôn bị đầy hơi và thậm chí đau bụng. Làm sao để xử lý chứng đầy hơi khó chịu này? Đây là vấn đề mà nhiều phụ nữ quan tâm. Chính vì vậy, các mẹ bầu đừng quên những loại thực phẩm chống đầy bụng cho bà bầu được gonhub.com chia sẻ trên đây nhé!Mẹ – Bé – Tags: bà bầu bị đầy bụng

Bà Bầu Bị Đầy Hơi Chướng Bụng Phải Làm Sao?

Nguyên nhân gây ra tình trạng đầy hơi chướng bụng ở bà bầu

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị đầy hơi chướng bụng. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến hệ tiêu hóa của mẹ bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, thói quen và sở thích ăn uống của mẹ bầu cũng vô cùng quan trọng, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng.

Mỗi ngày, tử cung sẽ to và giãn dần để đủ chỗ cho thai nhi khiến ruột bị chèn ép sinh ra khí ga trong bụng mẹ dẫn đến việc đầy hơi chướng bụng.

Quan niệm mẹ bầu phải ăn thật nhiều, ăn uống gấp đôi lúc trước khiến chị em thường ăn rất nhiều. Tuy nhiên, chính vì điều này đã vô tình gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Bên cạnh đó, những thức ăn chiên xào chứa nhiều dầu mỡ hay các món ăn được nêm quá nhiều gia vị cũng sẽ khiến khó tiêu và đầy hơi chướng bụng.

Khi mắc phải các bệnh lý về đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm ruột hay tiểu đường thì cũng có thể khiến chị em bị đầy hơi chướng bụng.

Những loại thực phẩm bà bầu không nên ăn để tránh đầy hơi chướng bụng

Những loại trái cây chứa nhiều fructose

Quá trình phân hủy fructose trong thức ăn có thể tạo thành khí trong dạ dày khiến cơ thể mẹ bầu bị đầy hơi chướng bụng. Do đó, trong giai đoạn mang thai mẹ bầu nên tránh ăn các loại trái cây giàu fructose như nho, táo, lê, mận, dưa hấu… Bên cạnh đó, dưa chua, giá đỗ, măng tây, hành tây, súp lơ, bắp cải, bông cải xanh… cũng là những loại thực phẩm khó tiêu nên chị em cũng nên tránh ăn những loại thực phẩm này.

Đậu chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe của bà bầu. Tuy nhiên, đậu lại chứa stachyose và raffinose cũng khiến ruột và dạ dày chứa nhiều khí và gây ra tình trạng khó tiêu chướng bụng. Nếu muốn ăn đậu, bạn hãy ngâm chúng trong nước trước vài giờ. Sau đó rửa sạch và chế biến, việc làm này có thể hạn chế quá trình tạo khí trong dạ dày và đường ruột.

Sữa và những thực phẩm từ sữa có chứa lactose giúp bổ sung canxi, giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên, đây lại là món ăn khoái khẩu của các loại vi khuẩn có trong ruột. Chúng sẽ ăn lactose và gây ra tình trạng đầy hơi chướng bụng.

Nước có ga ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Khi uống nước có ga, bạn đã vô tình “bơm” khí từ bên ngoài vào và gây ra tình trạng chướng bụng. Bên cạnh đó, nước có ga còn gây ra tình trạng ợ nóng, khó tiêu…

Phải làm gì để mẹ bầu tránh đầy hơi chướng bụng?

Ngoài việc hạn chế ăn những loại thức ăn khó tiêu hóa, dễ gây đầy hơi chướng bụng mẹ bầu nên lưu ý một số vấn đề sau:

Không nên ăn quá no, nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ

Ăn chậm nhai kỹ, không nên uống nước hay nói chuyện khi ăn

Tránh uống nước có ga, nước lên men

Ngồi thẳng lưng, không nên nằm sau khi ăn no

Mặc quần áo rộng rãi, co giãn, thoải mái

Dành thời gian để vận động nhẹ nhàng giúp dễ tiêu, hạn chế chướng bụng đầy hơi

Ăn nhiều rau xanh, trái cây để hạn chế tình trạng táo bón

Nếu tình trạng đầy hơi chướng bụng kéo dài và ngày càng nghiêm trọng bạn có thể tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có hướng xử lý kịp thời. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc tự điều trị tại nhà nhằm hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.