Top 10 # Bà Bầu Bị Đau Bụng Gần Rốn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Bị Đau Bụng Về Đêm Và Gần Sáng Có Nguy Hiểm?

Những cơn đau bụng về đêm và gần sáng thường mang đến cho bạn rất nhiều khó chịu và mệt mỏi. Chúng ảnh hưởng đến hiệu quả giấc ngủ và làm giảm sức khoẻ của bạn. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì?

Cơn đau bụng về đêm và gần sáng thường đến lúc bạn mới bắt đầu đi ngủ khoảng từ 11h đến 12h và vào lúc gần về sáng. Chúng sẽ khiến bạn thức giấc và dẫn đến mất ngủ. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng thượng vị, đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội. Tình trạng nãy diễn ra thường xuyên hàng ngày và kéo dài không dứt. Vậy bạn sẽ cần làm gì khi gặp tình trạng này?

Đau bụng về đêm và gần sáng khiến bạn ngủ không yên

Nguyên nhân gây đau bụng về đêm và gần sáng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng về đêm và gần sáng. Trong đó có một vài căn bệnh về dạ dày mà bạn cần đề phòng để không gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Ngộ độc thực phẩm là nguyên nhân đầu tiên bạn dễ mắc phải nhất. Các thực phẩm bạn dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ mà có nhiều chất béo, dầu mỡ, có vị cay hay bất kì loại sôcôla, rượu bia và cà phê nào đều có thể gây đau bụng. Việc bạn ăn quá no và nằm sớm sau khi ăn cũng là một nguyên nhân.

Thực phẩm nhiều dầu mỡ không tốt cho hệ tiêu hóa của bạn

Ngoài ra chứng trào ngược dạ dày thực quản hay bệnh viêm dạ dày cùng là nguyên nhân tác động. Nặng hơn thì có thể là do hội chứng kích ứng ruột IBS, các vấn đề như sỏi mật, sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu. Hay nguyên nhân nguy hiểm nhất có thể là ung thư dạ dày. Cho nên khi có những dấu hiệu này, tốt nhất bạn nên đi thăm khám để tránh các trường hợp xấu nhất.

Triệu chứng của đau bụng về đêm và gần sáng

Cơn đau bụng về đêm và gần sáng của bạn thường xuyên diễn ra về đêm, sau khi mới đi ngủ và có thể là vào lúc sáng sớm trước khi thức dậy. Cơn đau có thể ẩm ỉ hoặc dữ dội, kèm theo các triệu chứng như đau họng, ho, đầy hơi, ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn và nôn mửa. Việc rối loạn đại tiện cũng xảy ra khiến bạn thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy luân phiên. Cơn đau bụng có thể diễn ra hàng ngày vào đúng khung giờ đó. Gây nhiều phiền toái và trằn trọc cho giấc ngủ của bạn, lâu dần sẽ khiến sức khỏe của bạn đi xuống.

Bạn nên cẩn trọng trước nguy cơ mắc phải hội chứng ruột kích thích

Biến chứng của đau bụng về đêm và gần sáng

Điều đầu tiên có thể nhận thấy đó là giấc ngủ của bạn không thể yên và ngon được. Cơ thể không có đủ thời gian nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng sẽ khiến bạn mệt mỏi, uể oải vào sáng hôm sau. Lâu dần sẽ làm giảm sức khỏe, giảm sức đề kháng và sẽ dẫn đến những căn bệnh không mong muốn.

Hội chứng ruột kích thích IBS sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, khiến bạn phải ăn uống kiêng khem, kèm theo đó là giấc ngủ bị rối loạn lâu dần sẽ dẫn đến một vài vấn đề tâm lý như bệnh trầm cảm, rối loạn tâm thần.

Các nguyên gây đau bụng về đêm và gần sáng bắt nguồn từ những căn bệnh, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến trầm trọng hơn và gây nhiều đau đớn hơn. Những nguyên nhân như sỏi mật, sỏi thận sẽ gây biến chứng hoại tử vỡ túi mật, hoặc suy giảm chức năng thận dẫn đến hư thận. Các căn bệnh viêm dạ dày nặng dần có thể biến chứng thành ung thư dạ dày, gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Sỏi mật, sỏi thận sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Giải pháp cho tình trạng đau bụng về đêm và gần sáng

Trước tiên khi chưa thể lắm rõ nguyên nhân gây đau bụng về đêm và gần sáng, thì bạn cần phải đi đến các bệnh viện hoặc chuyên khoa tiêu hoá. Việc nội soi dạ dày sẽ giúp xác định rõ nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị đúng. Nếu bị nặng thì bạn sẽ cần sự can thiệp của các biện pháp y tế để điều trị dứt điểm và tránh các biến chứng nguy hiểm về sau. Còn nếu bệnh chỉ đang ở tình trạng nhẹ chưa quá phức tạp thì bạn có thể được cho dùng thuốc và điều trị tại nhà.

Để phòng và giúp duy trì sự ổn định của bệnh, bạn nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Tránh tối đa việc sử dụng những thức ăn dễ kích thích như: bia rượu, cà phê, gia vị cay, chua, chất béo, thức ăn dễ tạo men. Nên làm việc điều độ, vừa phải, tăng cường hoạt động thể lực, cố gắng tạo được giấc ngủ sâu, ngủ đủ, không nên thức quá khuya và tránh tình trạng stress.

Trà gừng và một số thảo dược thiên nhiên giúp làm dịu cơn đau dạ dày

Ngoài ra khi gặp cơn đau bạn có thể dùng một số thực phẩm thiên nhiên như gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà. Chúng đều có tác dụng làm giảm và làm dịu cơn đau co thắt, kháng viêm và điều trị một một vài triệu chứng đau dạ dày nhẹ.

Bà Bầu Đau Bụng Trên Gần Ức Là Bị Làm Sao, Có Nguy Hiểm Không?

Bà bầu đau bụng trên gần ức có thể là dấu hiệu của đau thượng vị khi mang thai. Với những trường hợp nghiêm trọng dễ gây ra suy dinh dưỡng và sinh non.

Bà bầu đau bụng trên gần ức là bị làm sao?

Đau bụng trên gần ức còn gọi là vùng thượng vị. Vùng này được tính từ rốn trở lên đến phía dưới xương ức. Do đó, nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng này thì có thể gọi là đau thượng vị.

Theo các bác sĩ sản khoa, hiện tượng bà bầu đau bụng trên gần ức là hiện tượng khá phổ biến trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu trường hợp bệnh lý nghiêm trọng thì mẹ bầu cần phải hết sức chú ý.

Vì sao bà bầu bị đau bụng trên gần ức?

Ngoài việc thay đổi hoóc môn thai kỳ và do thai nhi ngày càng lớn lên thì còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng này. Trong đó phổ biến nhất có thể kể đến là:

Mẹ bầu bị ợ nóng, đầy bụng do hấp thụ các thực phẩm không thích hợp với dạ dày, khiến bộ phận này gặp khó khăn với quá trình tiêu hóa

Mẹ bầu ăn quá nhiều. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra khi người phụ nữ mang thai thường có tâm lý ăn cho 2 người

Cơ thể không dung nạp lactose. Triệu chứng đi kèm thường bao gồm đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, …

Mẹ bầu bị một số bệnh lý về đường tiêu hóa như thoát vị hoành, viêm thực quản, dạ dày, trào ngược da dày, …

Mẹ bầu nên làm gì khi thấy các dấu hiệu khó chịu?

Nếu các cơn đau diễn ra với tuần suất nhiều, thêm vào đó là các dấu hiệu nguy hiểm đi kèm như:

Sốt cao

Khó thở

Ngất xỉu

Đau ngực

Nôn ra máu

Phân có màu đen

Máu xuất hiện trong phân

Hiện tượng đau bụng trên gần ức có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Với những mẹ bầu bị đau thông thường (tần suất ít, cải thiện ăn uống và nghỉ ngơi sẽ đỡ) thì vấn đề này không ảnh hưởng gì nhiều đến thai nhi.

Nhưng khi trở thành bệnh lý nghiêm trọng (đau thượng vị kéo dài) có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng như:

Mẹ bầu và thai nhi bị thiếu dinh dưỡng

Các cơn đau và khó chịu ở dạ dày khiến bà bầu chán ăn, ăn mất ngon hoặc thường xuyên cảm thấy buồn nôn. Điều này có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng ở người mẹ và dẫn đến sự phát triển không khỏe mạnh ở thai nhi, tăng nguy cơ sinh non hoặc thậm chí là sảy thai.

Đau vùng thượng vị khi mang thai có thể khiến bà bầu nghỉ không thoải mái dẫn đến mệt mỏi và dễ tức giận. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ và cả thai nhi.

Tác động tới các cơ quan khác

Đau thượng vị khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan, túi mật, lá lách và tuyến tụy. Việc điều trị trong quá trình mang thai thường gặp nhiều khó khăn, hạn chế, khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ.

Mẹ bầu có được dùng thuốc khi gặp phải tình trạng này không?

Mặc dù trong giai đoạn mang thai, sử dụng thuốc tây để chữa bệnh là điều không nên. Tuy nhiên, trong trường hợp mà đau thượng vị nặng hoặc nó còn là biểu hiện của các bệnh lý nghiêm trọng, mẹ bầu cần phải uống thuốc để chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Những cách giúp cải thiện tình trạng đau bụng trên gần ức của mẹ bầu

Những đau nhức, khó chịu của thai kỳ thường kéo dài và chỉ kết thúc sau khi bạn đã sinh con một thời gian. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng và lối sống hoàn toàn có thể giúp mẹ bầu có được một thai kỳ khỏe mạnh và dễ chịu.

Ăn uống khoa học và đủ chất, tránh ăn nhiều thực phẩm khô cứng, dưa muối, măng, …

Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, khi ăn cần nhai thật chậm và kĩ

Lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu như hoa quả, rau xanh, cá, …

Ngủ nghỉ đầy đủ, cố gắng thư giãn, tập thể dục nhẹ nhàng, …

Khi thấy có cơn đau, bạn nên nằm nghỉ ngơi nơi yên tĩnh và có thể chườm ấm, uống nước gừng để giảm thiểu các cơn đau.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Bà Bầu Đau Bụng Bên Phải Ngang Rốn Là Bệnh Gì?

Tại sao bà bầu đau bụng bên phải ngang rốn?

Trong giai đoạn thai kỳ, nếu mẹ bị đau bụng ở bên phải ngang rốn thì mẹ có thể đang mắc một số bệnh lý sau đây:

Khi bà bầu gặp triệu chứng đau bụng bên phải ở ngang rốn thì có thể đó là dấu hiệu của viêm đại tràng. Một số biểu hiện điển hình khác của viêm đại tràng kèm theo triệu chứng đau bụng đó là mệt mỏi, chán ăn, đầy hơi, táo bón hay tiêu chảy,… Theo chuyên gia, tình trạng viêm đại tràng trong giai đoạn thai kỳ sẽ không trực tiếp nhưng có thể gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi. Những vấn đề về hệ tiêu hóa làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, khiến cho em bé trong bụng không nhận được các dưỡng chất cần thiết và phát triển bình thường. Viêm đại tràng cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ, gây nên các trạng thái hoang mang, lo lắng hay tâm trạng bị thay đổi thất thường.

Một trong những nguyên nhân làm bà bầu đau bụng bên phải ngang rốn là viêm ruột thừa. Đối với những người có sức khỏe bình thường, viêm ruột thừa dù gây khó chịu nhưng không phải là điều đáng lo ngại. Tuy nhiên với bà bầu, viêm ruột thừa có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và cả thai nhi.

Trong giai đoạn mang thai, các mẹ thường gặp phải tình trạng táo bón đi kèm với triệu chứng đau bụng bên phải ngang rốn hoặc đau khắp cả bụng. Chứng táo bón này rất thường gặp và không gây nguy hiểm nhiều cho sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu các mẹ bị táo bón dài ngày mà không khỏi thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng không mong muốn như trĩ, sa trực tràng hay nứt hậu môn,…

Bà bầu được chẩn đoán bị viêm đường tiết niệu thông qua một số triệu chứng điển hình như đau bụng bên phải ngang rốn. Tình trạng này thường xảy ra do các mẹ ít uống nước, làm cho nước tiểu bị đặc rồi ứ đọng và có xu hướng trào ngược lên đường tiết niệu và nguy cơ nhiễm trùng bởi vi khuẩn E.Coli. Viêm đường tiết niệu ở bà bầu nên được điều trị sớm bởi có thể dẫn đến các biến chứng như viêm bàng quang, viêm thận, bể thận.

Đau bụng bên phải ngang rốn khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng tiền sản giật, nguy hiểm tới sức khỏe của thai phụ, đặc biệt khi các mẹ bước vào giai đoạn thai được 20 tuần tuổi thì càng có nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn. Với những thai phụ đang gặp phải tình trạng này, gia đình nên đưa mẹ đi thăm khám bác sĩ sớm để không ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể của mẹ cũng như tránh nguy cơ tác động đến sức khỏe của em bé trong bụng.

Đối với những phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ, tình trạng đau bụng ở vùng bên phải ngang rốn này còn được xem là dấu hiệu của động thai. Hiện tượng này thường xuất hiện phổ biến trong 3 tháng đầu mang thai. Khi mẹ bị đau ở vùng bụng bên phải ngang rốn kèm các triệu chứng như lưng đau dữ dội, trướng bụng, suy nhược hay có xuất hiện một ít máu đỏ hoặc đen có lẫn chất nhầy thì đó có thể là động thai.

Cần làm gì khi đau bụng bên phải ngang rốn trong giai đoạn thai kỳ?

Một số lưu ý mà các mẹ nên thực hiện khi gặp tình trạng đau bụng này để điều trị và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé, như sau:

Massage thật nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ để làm dịu đi các cơn đau.

Thực hiện chườm ấm bằng khăn hay các túi chườm chuyên dụng, tránh dùng nước nóng để chườm vì sẽ gây các tình trạng kích ứng, không tốt cho sức khỏe của bà bầu.

Nằm nghỉ ngơi thư giãn, tránh các công việc nặng hay căng thẳng tâm lý.

Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất vải an toàn cho da, đặc biệt là vùng bụng.

Uống đủ nước và sử dụng thực phẩm có chứa nhiều chất xơ để tốt hơn cho hệ tiêu hóa.

Đảm bảo thực đơn ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, chia nhỏ bữa ăn để làm giảm áp lực lên các cơn đau.

Không nên tự ý dùng thuốc điều trị mà phải thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Bà bầu nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ để phòng trừ các nguy cơ bệnh gây ảnh hưởng cho sức khỏe cả mẹ và con.

Đau Bụng Dưới Rốn Có Phải Có Thai?

   Đau bụng dưới rốn có phải có thai không là băn khoăn của nhiều chị em hiện nay. Nữ giới cần phân biệt cơn đau báo hiệu mang thai với các cơn đau biểu hiện bệnh lý để chủ động chăm sóc sức khỏe mình một cách tốt nhất.

Đau bụng dưới rốn có phải có thai?

  Các cơn đau bụng dưới rốn xảy ra ở phái nữ là một dấu hiệu phổ biến. Trước các cơn đau bụng này thì hầu hết các chị em đều thắc mắc rằng đau bụng dưới rốn có phải có thai không? Bởi lẽ đau bụng cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác.

  ■ Cơn đau bụng dưới rốn âm ỉ ở mức độ nhẹ.

  ■ Trong một số tuần đầu thai kỳ, phần bụng dưới rốn của bạn sẽ có cảm giác căng tức.

  ■ Các cơn đau bụng khi mang thai sẽ xuất hiện lúc mẹ bầu ốm nghén hay nôn nhiều lần.

  Các cơn đau bụng khi mang thai có thể xuất phát từ giãn dây chằng, táo bón, bị đầy bụng, khó tiêu, hay do quá trình làm tổ của thai nhi,… Tuy nhiên nếu các cơn đau bụng dữ dội xuất hiện là triệu chứng cảnh báo cho mẹ trường hợp xấu về sức khỏe của mẹ và thai nhi. Có thể là thai ngoài tử cung, dọa sinh sớm, hay sảy thai.

  Vậy đau bụng dưới rốn cũng có thể là biểu hiện cho thấy bạn đang mang thai. Vậy làm thế nào để giảm các triệu chứng đau bụng này?

  ■ Xây dựng và duy trì thực đơn khoa học với đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung rau xanh và trái cây giúp làm giảm cơn đau.

  ■ Nạp thêm các khoáng chất với lượng vừa đủ theo sự chỉ định của bác sĩ.

  ■ Vận động nhẹ nhàng, có thể tập thêm các bài tập yoga dành cho thai phụ giúp làm giảm các cơn đau.

  ■ Massage nhẹ nhàng cho cơ thể, không mặc loại quần áo bó sát.

  ■ Tắm nước nóng để thư giãn.

  ■ Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Đau bụng dưới rốn có thể là dấu hiệu mang thai

  ■ Kiêng ăn thực phẩm chế biến sẵn hoặc có chứa nhiều tinh bột. Bởi đây là tác nhân gây ra táo bón và đau bụng.

  ■ Kê thêm một chiếc ghế thấp cho chân khi đi vệ sinh.

  ■ Không nên đứng quá lâu cũng như cố ngủ thật nhiều.

  ■ Ẳn nhiều nho khô và chuối giúp bổ sung thêm kali, canxi, nước.

Đau bụng dưới rốn do kinh nguyệt

  Ngoài việc tìm lời giải đáp cho thắc mắc đau bụng dưới rốn có phải có thai không, bạn nên cũng cần nhận biết các triệu chứng đau bụng dưới rốn khác. Điển hình là đau bụng khi tới kỳ kinh.

  Dấu hiệu của đau bụng kinh khác hẳn với các cơn đau bụng do mang thai:

  Những cơn đau thường diễn ra liên tục âm ỉ và co thắt tại vị trí bụng dưới rốn. Cơn đau sẽ diễn ra trước khoảng 1 – 3 ngày của kỳ kinh và đau đến đỉnh điểm trong ngày đầu của chu kì. Cơn đau sẽ giảm dần vào những ngày sau đó.

  Cơn đau bụng do kinh nguyệt có thể lan đến lưng và đùi, cảm thấy nặng nề trong bụng, dạ dày có cảm giác rất khó chịu, buồn nôn,… Hơn thế nữa, một vài chị em sẽ bị chuột rút ở lưng dưới rốn hoặc bụng dưới rốn trong từ 1 – 2 ngày trước chu kỳ kinh và hết khi chu kỳ kinh kết thúc.

  Nguyên nhân đau bụng trong kỳ kinh

  Trong ngày hành kinh, tử cung sẽ co bóp nhằm thải chất đệm lót ở tử cung ra ngoài. Hormone prostaglandin dẫn tới một số cơn co thắt cơ ở tử cung khiến cho các chị em phái nữ bị đau bụng khi tới kỳ kinh. Thêm vào đó, đau bụng kinh còn do cơ thể bị bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung hay viêm nhiễm vùng chậu,…

  Làm thế nào để giảm thiểu các cơn đau bụng dưới rốn do kinh nguyệt?

  ■ Tập các bài tập nhẹ giúp làm giảm những cơn đau.

  ■ Ngâm mình trong nước nóng hay chườm ấm lên vùng bụng dưới rốn giúp bớt đau. Phương pháp này sẽ không gây ra tác dụng phụ.

  ■ Bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều vitamin B1, B6 E,; axit béo omega 3; magie giúp xoa dịu những cơn đau bụng.

  ■ Không dùng các chất kích thích sẽ làm trầm trọng hơn một số cơn đau bụng kinh.

  ■ Giữ cho mình tinh thần dễ chịu, giảm thiểu áp lực.

  Đối với hiện tượng đau bụng kinh nặng do các bệnh lý gây ra thì các chị em phái nữ sẽ được chỉ định dùng thuốc bớt đau hoặc kiểm soát nội tiết tố hoặc có thể phẫu thuật nếu như cần.

  Ngoài dấu hiệu mang thai, đau bụng dưới rốn còn là triệu chứng của một số bệnh lý mà chị em không nên chủ quan.

Đau bụng dưới rốn là triệu chứng của bệnh gì?

  Đây là triệu chứng của người mắc bệnh rối loạn tiêu hóa mãn tính. Một số người bị tiêu chảy, táo bón, đầy hơi sẽ có cảm giác đau lâm râm vị trí bụng dưới rốn.

  Lúc bị sỏi thận trong thời gian đầu sẽ xuất hiện các cơn đau ở mức độ nhẹ tại vùng bụng dưới rốn xương sườn. Sau thời gian dài, sỏi thận di chuyền tới niệu quản sẽ khiến cho người bệnh đau bụng lâm râm vị trí dưới rốn. Nếu như dấu hiệu này không giảm và kèm theo những biểu hiện khác như tiểu máu, tiểu buốt hãy đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị bệnh.

Đau bụng dưới rốn còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý

  Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

  Người bị bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu sẽ bị đau lâm râm khu vực bụng dưới rốn và mắc tiểu liên tục. Lúc đại tiện thì có cảm giác nóng ran và đau rát khó chịu. Nếu như để lâu sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm.

  Rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu dễ gặp nhất của u xơ tử cung kèm theo máu ra nhiều và những cơn đau tức tại vị trí vùng bụng dưới rốn. Đây là dòng u xơ lành tính bắt gặp ở nhiều khu vực khác nhau của tử cung.

  Nếu như không mau chóng chữa u xơ sẽ gây tác động xấu đến người bị bệnh, thậm chí sẽ chuyển qua u xơ ác tính.

  Ở các chị em có hiện tượng mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, hiện tượng này gọi là lạc nội mạc tử cung. Nó sẽ phát triển ở những vị trí như buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang, ruột,… quy trình phát triển không bình thường của chúng khiến cho nhiều chị em bị đau bụng dưới rốn và đây cũng là tác nhân dẫn đến vô sinh ở nữ.

  Ở những người phụ nữ tuổi cao sẽ có tình trạng sa tạng gây nên đau bụng dưới rốn, vùng chậu. Cơ quan dễ mắc sa tạng nhất như bàng quang, tử cung.

  Đây không phải là hiện tượng nguy hiểm cho sức khỏe thế nhưng nó dẫn tới cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Một số triệu chứng thường gặp nhất là tăng áp lực lên trên thành âm đạo, cảm giác đầy bụng dưới rốn hay đau lúc quan hệ tình dục, thấy khó chịu khu vực háng hay thắt lưng.

  Bệnh lây qua đường tình dục

  Cảm giác đau buốt tại vùng bụng dưới rốn, vùng chậu là dấu hiệu của một số bệnh lây qua đường tình dục như Chlamydia, bệnh lậu. Đây là 2 bệnh lý viêm nhiễm gây ra đau khu vực vùng chậu, chảy máu giữa chu kỳ, dịch âm đạo tiết ra không bình thường,…

  Đến đây chúng ta cũng đã biết được đau bụng dưới rốn có phải có thai không. Như đã đề cập ở bài viết, ngoài mang thai còn có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau bụng dưới rốn, bao gồm nhiều bệnh lý nguy hiểm mà chị em không nên chủ quan.

  Ngoài ra, để biết cách xử lý khi bị đau bụng kinh dưới rốn, bạn có thể nhấn vào KHUNG CHAT bên dưới để được các chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ một cách nhanh chóng.