Top 13 # Bà Bầu Bị Cảm Uống Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Ieecvn.com

Bà Bầu Bị Cảm, Uống Gì? Ppt

Ngày đăng: 10/07/2014, 15:20

Bà bầu bị cảm, uống gì? Cảm mạo là bệnh không chừa một ai, kể cả các bà bầu – đối tượng rất kén thuốc. Một vài loại thuốc trị cảm rất an toàn cho thai phụ. Tuy nhiên có những thứ thuốc mà thai phụ cần tránh sử dụng. Đa số các loại thuốc trị cảm thường có tác dụng trị nhiều triệu chứng và trong mỗi loại thuốc chứa hai hoặc nhiều dược chất. Những thuốc phổ biến bao gồm các chất kháng histamin có tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng dị ứng đồng thời gây ngủ. Ngoài ra các loại thuốc cảm mạo cũng gồm các chất có tác dụng chống ho, chống nghẹt mũi, giảm đau Những loại thuốc cảm có thể sử dụng trong thai kỳ Những chất kháng histamin như chlorpheniramine, loratadine, doxylamine, brompheniramine, phenindamine, pheniramine, triprolidine, diphenhydramine được cho là có tần số rủi ro thấp với thai phụ. Tuy nhiên đây là những chất gây ngủ, nhất là doxylamine và diphenhydramine. Chất guaifenesin làm loãng dịch nhầy trong đường hô hấp, nhờ đó những dịch nhầy này có thể dễ dàng được thải ra ngoài. Tuy nhiên có những nghiên cứu cho thấy thuốc này có thể gây thoát vị bẹn ở một số thai nhi. Dược chất có tác dụng dập tắt những cơn ho là dextromethorphan gần đây cũng bị nhiều tai tiếng, do có nhiều nghiên cứu cho thấy chất này có thể gây khuyết tật ở phôi gà. Tuy nhiên nghiên cứu từ những thai phụ có sử dụng loại thuốc này lại không thấy xuất hiện rủi ro nào. Chất giảm đau cục bộ là benzocaine thường được kết hợp với chất dextromethorphan để trị chứng viêm, sưng họng. Benzocaine không đi vào hệ mạch máu nên sẽ không gây hại cho bào thai. Chất được xem là an toàn paracetamol nếu sử dụng đúng liều lượng có tác dụng hạ sốt, giảm đau tốt. Thuốc trị cảm “khắc tinh” với bà bầu Thai phụ cần thuộc nằm lòng hai độc chất là pseudoephedrine và phenylephrine. Hai chất này đã được báo cáo là có thể gây khuyết tật cho thai nhi, nhất là trong 13 tuần đầu của thai kỳ. Tần số rủi ro sẽ cao hơn nếu thai phụ sử dụng thuốc lá. Sau 13 tuần của thai kỳ, việc sử dụng hai loại thuốc này ở mức tối thiểu (mỗi ngày không quá hai lần, không được sử dụng quá hai ngày) thì tương đối an toàn. Nếu sử dụng nhiều hơn, có thể hạn chế lưu lượng máu đến nuôi nhau thai. Cần lưu ý không được sử dụng các thuốc giảm đau như aspirine, ibuprofen, naproxen, sodium salicylate và các loại thuốc kháng viêm không seroidal. Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, việc sử dụng những loại thuốc này có thể gây sẩy thai. Nếu đang là tháng thứ hai và thứ ba của thai kỳ có thể gây khuyết tật bào thai, nhất là những yếu tố có liên quan đến tim. Trong ba tháng cuối của thai kỳ, việc sử dụng những loại thuốc này có thể gây nhiễm độc cho đứa bé sắp chào đời. Sử dụng aspirine trong tuần cuối cùng của thai kỳ còn khiến thai phụ mất nhiều máu trong khi sinh nở. Một số thuốc trị cảm được bào chế dưới dạng lỏng có nồng độ cồn cao (thường 4,75%). Thai phụ không được sử dụng những chế phẩm này. Nếu muốn sử dụng thuốc ở dạng lỏng cần tìm những chế phẩm có ghi nhãn không chứa cồn (alcohol free). Tóm lại, thuốc có thể di chuyển từ mẹ sang con trong lúc mang thai. Thuốc an toàn cho thai phụ nhưng có thể sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi. Nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, dù là thuốc được kê toa hay không cần kê toa, kể cả những thành phần được gọi là chất dinh dưỡng bổ sung. . Bà bầu bị cảm, uống gì? Cảm mạo là bệnh không chừa một ai, kể cả các bà bầu – đối tượng rất kén thuốc. Một vài loại thuốc trị. nên sẽ không gây hại cho bào thai. Chất được xem là an toàn paracetamol nếu sử dụng đúng liều lượng có tác dụng hạ sốt, giảm đau tốt. Thuốc trị cảm “khắc tinh” với bà bầu Thai phụ cần thuộc. một số thai nhi. Dược chất có tác dụng dập tắt những cơn ho là dextromethorphan gần đây cũng bị nhiều tai tiếng, do có nhiều nghiên cứu cho thấy chất này có thể gây khuyết tật ở phôi gà. Tuy

Bà Bầu Bị Cảm Uống Thuốc Gì Cho Nhanh Khỏi?

Bà bầu bị cảm có nguy hiểm không?

Bà bầu bị cảm có nguy hiểm không, có ảnh hưởng đến thai nhi không là nỗi băn khoăn, lo lắng của rất nhiều bà mẹ. Tại Việt Nam, thời tiết rất thuận lợi cho các loại virus cúm phát triển và lan nhanh, nhất là những lúc giao mùa. Đặc biệt, với tình hình diễn biến phức tạp như hiện nay, một trận đại dịch toàn cầu do Coronavirus gây ra đã cướp đi sinh mạng hàng trăm nghìn người thì những biểu hiện như sốt, ho dù cảm cúm hay cảm lạnh thông thường cũng khiến không ít người phải hoang mang, lo sợ.

Bị cảm khi mang thai luôn khiến mẹ bầu lo lắng

Đối với phụ nữ mang thai, dù cảm lạnh thông thường hay chỉ một trận cúm nhẹ nếu mẹ chủ quan cũng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Nếu không có dấu hiệu sốt hoặc ho nhiều cảm lạnh ở mức độ nhẹ hầu như không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ở mức độ nặng sẽ gây ra những biến chứng như sinh non, sinh thiếu tháng, thể trạng em bé kém.

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ bị virus cúm xâm nhập vào cơ thể không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật mà khi sốt cao kết hợp với độc tính của virus cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Ngoài ra, mẹ bầu bị cúm còn có thể gây ra những biến chứng ở thai nhi như: hở hàm ếch, hở van tim bẩm sinh và có khả năng rối loạn tâm thần ở trẻ nhỏ. Khi mẹ bầu có dấu hiệu của cảm cúm, không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà ngay lập tức nên đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn điều trị.

Bị cảm khi mang thai nên uống thuốc gì?

Mang thai là giai đoạn vô cùng quan trọng, mẹ cần phải thận trọng trong mọi tình huống bởi đây là “bước đệm”, là tiền đề quyết định tầm vóc và trí tuệ của bé sau này. Có 2 mốc mẹ cần đặc biệt chú ý đó là kỳ tam cá nguyệt đầu tiên và kỳ tam cá nguyệt thứ 3. Giai đoạn này có rất nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi. Nếu mẹ không cẩn thận trước những tác nhân gây nguy hiểm dù là vô tình như: khói thuốc lá, rượu bia, chất kích thích… thì rất dễ mất bé hoặc em bé sẽ không phát triển bình thường.

Bà bầu bị cảm nên uống thuốc gì

Quan trọng nhất là thai phụ không được tự ý sử dụng bất kì loại thuốc kháng sinh nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, một số trường hợp bị cảm khi mang thai không thể chữa khỏi bằng phương pháp dân gian hoặc dược liệu thiên nhiên bắt buộc phải dùng kháng sinh thì mẹ nên tham vấn ý kiến bác sĩ. Hiện nay, vẫn có một số loại kháng sinh dùng điều trị cảm cúm cho mẹ bầu như:

Acetaminophen: Là loại thuốc hạ sốt an toàn cho bà bầu thường được dùng với những mẹ bầu bị cảm cúm trong thai kỳ, được sử dụng rất phổ biến và có thể mua dễ dàng mà không cần đến đơn thuốc bác sĩ.

Chlorpheniramin: FDA Hoa Kỳ xếp Chlorpheniramin là thuốc loại B, kháng histamin, tức có thể dùng được cho phụ nữ mang thai và sẽ không gây hại đến thai nhi nếu dùng trong thời gian ngắn và liều lượng nhất định.

Pseudoepherin: Theo tư vấn bs Bệnh viện Từ Dũ TP. Hồ Chí Minh cho hay, Pseudoephedrin được khuyến cáo chỉ nên sử dụng trong thai kỳ khi lợi ích mang lại cao hơn nguy cơ. Pseudoephedrin được dùng điều trị nghẹt mũi cho phụ nữ mang thai khi đã qua 3 tháng đầu.

Lưu ý: Dù bị cảm lạnh nặng hay nhẹ hay bị cúm mẹ bầu cũng không nên tự ý dùng thuốc điều trị mà nên tham vấn ý kiến bác sĩ để nhận được những lời khuyên tốt nhất về cách điều trị khi bà bầu bị cảm nên uống thuốc gì đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con. Bởi mỗi loại thuốc có tác dụng và liều lượng khác nhau để phù hợp với từng cơ địa của mẹ bầu.

Những loại thuốc chống chỉ định trong thai kỳ

Ngoài những loại kháng sinh mẹ bầu uống được khi bị cảm, cũng có rất nhiều loại thuốc trị cảm cúm không dùng được cho phụ nữ mang thai mà mẹ cần lưu ý:

Một số loại kháng sinh chống chỉ định với bà bầu

Tamiflu, Flumadine, Symmetrel, Relenza: Thuốc diệt virus đều có nguy cơ gây dị tật thai nhi cao.

Aspirin: Thuốc có khả năng gây xuất huyết ở mẹ bầu.

Ibuprofen: Loại thuốc này chưa được nghiên cứu thực nghiệm với phụ nữ có thai nên chưa xác định được ảnh hưởng của nó với thai nhi, nên tốt nhất mẹ bầu không nên thử.

Guaifenesin: Một thành phần có trong thuốc trị cảm cúm và cũng chưa xác định được tính an toàn với phụ nữ mang thai.

Như vậy, việc dùng thuốc cảm cho bà bầu tốt nhất phải theo sự chỉ định và kê đơn của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng những mẹo chữa cảm cúm từ dân gian và ưu tiên dùng các “kháng sinh tự nhiên” để trị bệnh hiệu quả mà không ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.

Bà Bầu Bị Cảm Lạnh Phải Làm Sao? Nên Ăn, Uống Gì?

Những biểu hiện cảm lạnh khi mang thai

Trong giai đoạn mang thai, hệ miễn dịch của người phụ nữ rất dễ bị tác động. Việc thay đổi thời tiết hay làm việc quá sức cũng dễ khiến cho thể trạng của mẹ bầu suy giảm dễ dàng nhiễm bệnh. Dấu hiệu đầu tiên của mẹ bầu bị cảm là nóng sốt, cơ thể yếu là lúc các vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập. Cảm lạnh hay cảm cúm nói chung này xuất hiện do một số siêu vi thông thường.

Những biểu hiện cảm lạnh thường khá nhẹ và không ảnh hưởng nhiều như hắt hơi, sổ mũi, ho khan,.. Phụ nữ mang thai bị cảm lạnh do virus cúm là Influenzae gây ra. Và một số triệu chứng quan trọng như sốt cao, ho nhiều, sổ mũi, nhức đầu, ăn không ngon.,.. Lúc này cần phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, hay có thể dùng thuốc nam để điều trị.

Mẹ bầu bị cảm lạnh có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bầu bị cảm lạnh cần dựa trên mức độ của cảm hay tình trạng bà bầu sử dụng thuốc chưa đúng cách, tác động đến thai nhi vô cùng nghiêm trọng như :

Dễ để lại biến chứng lớn có thể khiến cổ tử cung co bóp sớm dẫn đến sinh non, em bé sinh thiếu tháng sẽ yếu ớt gặp nhiều khó khăn trong quá trình nuôi và phát triển. Hoặc có thể gây sảy thai.

Cơ thể suy nhược, thai nhi hấp thu dinh dưỡng kém dẫn đến tình trạng em bé không phát triển hoặc phát triển không được toàn diện gây ra việc thai nhi bị suy dinh dưỡng nay trong bụng mẹ.

Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh nhiều hay việc sử dụng thuốc không đúng cách trong thời kỳ mang thai sẽ gây ra dị tật ở trẻ hoặc khiến trẻ bị mắc các chứng bệnh như Down, Prader willi, tim….

Phụ nữ mang thai giai đoạn 3 tháng đầu tiên có nguy cơ lây nhiễm virus cao hơn, khả năng tác động khiến thai nhi khi hình thành bị dị tật bẩm sinh cũng nhiều hơn.

Làm gì khi bà bầu bị cảm lạnh?

Mẹ bầu phải hết sức cẩn thận giữ gìn sức khoẻ của mình trong suốt thời kỳ thai nghén để không phải nhiễm lạnh và không dùng bất kỳ một loại thuốc kháng sinh nào gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Có nhiều mẹ bầu khi bị cảm lạnh vì nhanh chóng muốn được hết bệnh đã tự ý dùng thuốc, hay dùng sai cách sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến thai nhi về sau. Để tránh tình trạng này xảy ra, các mẹ bầu cần trang bị cho mình những kiến thức bổ ích để luôn giữ cho mình một thể trạng tốt nhất, thai nhi phát triển được toàn diện hơn.

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ là thời gian cơ thể yếu, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Vì thế bà bầu nên tránh đến những nơi đông người, tránh tiếp xúc với người đang bị bệnh để phòng ngừa việc lây bệnh cho bản thân. Khi xảy ra trường hợp bị cảm cần phải theo dõi vài ngày. Nếu bệnh tình của bà bầu bị cảm lạnh có biểu hiện tự chữa lành thì có thể an tâm điều dưỡng thai nhi. Và trong thời gian này bà bầu cần phải có những chế độ ăn, uống bồi bổ để đẩy lùi cảm lạnh ra xa.

Một trong những món ăn bổ dưỡng, giải cảm cho các mẹ bầu là món cháo trứng, hành và tía tô. Hành lá có vị cay, tính bình, có tác dụng làm tan lạnh, thông khí, giải cảm, sát trùng,… Đây là một vị thuốc an thai, bà bầu có thể yên tâm dùng mà không lo sợ ảnh hưởng đến em bé. Tía tô còn có tính ấm, có tác động giảm động thai và giảm buồn nôn, đau họng khi trời lạnh. Còn trứng thì rất giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều protein cho cơ thể mẹ bầu trong công cuộc chống lại bệnh cảm lạnh.

Bà bầu bị cảm nên uống gì?

Khi bà bầu bị cảm lạnh nên uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể. Cần hết sức chú ý để ngăn chặn nguy cơ mất nước khi bị sốt. Những loại nước giàu vitamin như chanh, cam, dâu,…cũng giúp cho bà bầu cảm lạnh có thêm dinh dưỡng giúp thai nhi và em bé khoẻ hơn. Một miếng bưởi nhỏ sau bữa ăn cũng cung cấp rất nhiều vitamin C cho cơ thể bà bầu. Việc dùng nhiều trái cây tươi sẽ giống cho bà bầu luôn có được tâm trạng tốt, đẹp da và còn ngăn ngừa được cảm lạnh.

Đối với những biểu hiện ban đầu của cảm lạnh như mệt mỏi thì bà bầu cần được nghỉ ngơi tại nhà, không đi lại nhiều, không làm việc quá sức để tránh cho việc bệnh nặng hơn.

Bà bầu đang bị cảm lạnh tuyệt đối không được sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Dù là loại thuốc có nhãn mác là sử dụng cho phụ nữ mang thai. Việc dùng các phương pháp thảo dược để hỗ trợ chống cảm lạnh là rất tốt. Có thể sử dụng tỏi vì trong tỏi có chứa chất kháng sinh chống viêm nhiễm các vi khuẩn, virus, đặc biệt là virus cúm. Một số cách chế biến tỏi để tận dụng được lợi ích của tỏi đối với việc điều trị và phòng ngừa cảm cúm cho mẹ bầu như : Ăn sống, giã nát lấy nước uống, xông hơi bằng tinh dầu tỏi. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng vitamin giúp ngăn ngừa nhiễm cảm lạnh nhưng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Trong suốt thời kỳ mang thai đòi hỏi các bà mẹ phải được chăm sóc kỹ lưỡng từ chế độ ăn, uống cho đến việc giữ cho mình một tâm trạng tốt nhất, tránh xúc động hay làm việc quá nhiều, để đảm bảo cho thai nhi luôn được phát triển một cách an toàn nhất.

Khi bà bầu bị cảm lạnh thì cần phải chú ý hơn nữa về việc chăm sóc cho bản thân thật an toàn, mạnh khoẻ. Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu bị cảm lạnh cần được đảm bảo và vệ sinh tuyệt đối, nghỉ ngơi nhiều, tránh ảnh hưởng đến tâm lý của bà mẹ và thai nhi trong giai đoạn này.

Bà Bầu Bị Cảm Cúm Uống Thuốc Tây Có Nguy Hiểm Không? Nên Làm Gì?

Bà bầu bị cảm cúm uống thuốc tây có nguy hiểm không? Nên làm gì? Trong thai kỳ, hệ miễn dịch của cơ thể mẹ bầu bị giảm sút nên rất hay mắc bệnh cảm cúm. Chứng bệnh này thường kéo dài dai dẳng khiến mẹ cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Vậy mẹ có được uống thuốc cảm cúm khi mang thai để nhanh chóng “đuổi cổ” căn bệnh đáng ghét này hay không?

Bệnh cảm cúm khi mang thai có nguy hiểm không?

Cảm và cúm là hai bệnh rất dễ gặp trong thai kì, nhất là lúc thời tiết chuyển mùa. Khị bị cảm lạnh, cơ thể mẹ thường xuất hiện những dấu hiệu như đau rát họng, chảy nước mũi, tắc mũi. Đây là căn bệnh khá lành, nếu như không kèm theo sốt và ho nhiều sẽ không gây ảnh hưởng gì tới thai nhi. Ngược lại với cảm, cúm lại là một căn bệnh khá nguy hiểm. Virus gây cúm có thể truyền qua nhau thai xâm nhập vào thai nhi, tác động xấu tới quá trình phát triển của bào thai, gây ra cạc dị tật như: tim bẩm sinh, sứt môi, não tụ huyết, dị dạng đầu nhỏ,…

Khi bị cúm, cơ thể mẹ thường bị sốt kéo dài hoặc sốt cao tới 39 – 40 độ, kèm theo là các dấu hiệu rét run, đau nhức toàn thân, đau cơ, đau xương, đau đầu, mệt mỏi, người ngả đi, da khô nóng, sổ mũi, đau rát họng, ho có đờm, miệng đắng, buồn nôn, táo bón,…

Vậy có được uống thuốc cảm cúm khi mang thai không?

– Acetaminophen: Là loại thuốc thường được dùng với những mẹ bầu bị cảm cúm trong thai kỳ

– Chlorpheniramin: Thuốc kháng histamin dành cho phụ nữ mang thai.

– Pseudoepherin: Loại thuốc trị nghẹt mũi nhưng chỉ dùng khi mẹ đã qua 3 tháng đầu. Nếu dùng sớm hơn, hệ tiêu hóa của thai nhi có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Mẹ cần lưu ý rằng, chỉ được uống các loại thuốc trên khi có chỉ định của thấy thuốc. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng. Vì để điều trị dứt điểm cảm cúm cần phải kết hợp nhiều loại thuốc với nhau. Hơn nữa với mỗi loại thuốc lại có tác dụng khác nhau với từng cơ địa của mẹ bầu nên cũng đòi hỏi thời gian và liều lượng uống phù hợp.

Những loại thuốc chống chỉ định trong thai kỳ

Những loại thuốc trị cảm cúm không dùng được cho phụ nữ mang thai mà mẹ cần lưu ý là:

– Thuốc diệt virus Tamiflu, Flumadine, Symmetrel, Relenza: đều có nguy cơ cao gây dị tật thai nhi cao.

– Aspirin: Thuốc có khả năng gây xuất huyết ở mẹ bầu. sinh con 2019, sinh con 2019 mệnh gì, sinh con năm 2019 tháng nào tốt?

– Ibuprofen: Loại thuốc này chưa được nghiên cứu thực nghiệm với phụ nữ có thai nên chưa xác định được ảnh hưởng của nó với thai nhi.

– Guaifenesin: Một thành phần có tác dụng long đờm có nhiều trong thuốc trị cảm cúm. Thuốc này cũng chưa xác định được tính an toàn với phụ nữ mang thai.

Lỡ uống thuốc cảm cúm khi mang bầu, phải làm sao?

Cảm giác lo lắng, thậm chí sợ hãi lúc này là khó tránh khỏi. Nhưng bạn hãy nên bình tĩnh và xác định phương hướng giải quyết, vì tâm trạng tiêu cực của mẹ cũng ảnh hưởng không tốt tới bé. Cảm cúm thường có các triệu chứng như đau đầu, sốt, nghẹt mũi, thậm chí buồn nôn và nôn… nên mẹ bầu thường rất khó chịu và theo thói quen là sử dụng ngay các loại thuốc trị cảm cúm bán trên thị trường để tự điều trị. Điều này rất nguy hiểm vì một số loại thuốc thông thường có thể gây sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh cho em bé của bạn.

Điều cần làm ngay bây giờ là bạn cần dừng ngay loại thuốc đang dùng, giữ lại vỏ thuốc, nhớ liều lượng và thời gian dùng. Sau đó đến gặp bác sĩ để được trực tiếp thăm khám, siêu âm, xét nghiệm và xin tư vấn về tác hại của loại thuốc bạn đã dùng để trị cúm. Tuy nhiên không phải loại thuốc trị cúm nào cũng gây nguy hiểm cho thai nhi. Bác sỹ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để quyết định việc dùng thuốc cho bà mẹ khi bị mắc Cúm. Thông thường một số loại viên ngậm, nước vệ mũi họng tác dụng tại chỗ được tin tưởng sử dụng hơn các thuốc có tác dụng toàn thân.

Lưu ý: Một số loại thuốc thường được dùng để chỉ định trong điều trị cúm cho bà bầu như Acetaminophen để giảm sốt… Tốt nhất, nếu có những dấu hiệu của Cúm như sốt cao, nhức đầu, đau mỏi toàn thân… bạn hãy tới ngay các trung tâm chuyên khoa truyền nhiễm để được bác sỹ tư vấn chính xác nhất. Hãy cẩn thận ghi lại tất cả các thuốc mà bạn đang dùng kèm theo liều lượng sử dụng để báo cáo bác sỹ khi cần thiết.

Tags: Bà bầu bị cảm cúm, Bà bầu bị cảm cúm có nguy hiểm không, Bà bầu bị cảm cúm phải làm sao

Mẹ – Bé – Tags: vitamin C